Dương quả phụ đi sau nhìn trái phải không có người, nhanh chóng nhặt túi tiền lên, bỏ vào trong giỏ xách, thản nhiên hướng vềcon đường khác mà đi.
Lúc này Phạm Ninh hơi thông cảm cho Tứ thẩm béo rồi, trong lòng hắn không ngừng mắng vị Tứ thúc đã đi xa kia, tên phá của này, bỏ tiền như thế mà không đau.
Không được, nhất định phải tìm việc cho chú ấy, trong nhà có lỗ hổng lớn như thế bà nội hắn làm sao sống tốt qua ngày được! ! Phạm Ninh đến trước cửa nhà Chu viên ngoại, đây là tòa nhà chiếm hai mươi mấy mẫu đất, tường rào cao một trượng, một dòng suối xuyên qua tòa nhà, bốn phía có mấy chục cây cổ thụ già khoảng trăm năm, xanh um tươi tốt bao quanh tòa nhà.
Vừa có vẻ lịch sự tao nhã, cũng có vài phần phong cách cổ xưa.
Cửa lớn màu đen được đóng chặt, Phạm Ninh đi lên bậc thang, dùng sức đập cửa, một lúc lâu cửa chính được mở ra, lộ ra gương mặt phúc hậu.
Đây là một người đàn ông trung niên, đầu đội khăn vấn, mặc áo đuôi ngắn màu xanh, hẳn là quản gia hoặc tôi tớ trong phủ.
Ông ta đánh giá Phạm Ninh một chút, lạnh giọng hỏi: - Ngươi có chuyện gì?- Cháu là Phạm Ninh trong thôn, đặc biệt đến bái kiến chủ nhân của ông, mong trạch lão thông báo dùm cháu một tiếng.
Trạch lão là cách gọi đối với quản gia, người đàn ông trung niên này chăm chú nhìn Phạm Ninh một lát rồi gật đầu nói: - Ngươi chờ một lát.
Ông ta đóng cửa lại, bước nhanh vào trong phủ, không bao lâu sau tiếng bước chân vang lên, cửa chính lại mở ra.
Quản gia cười ôn tồn nói: - Phạm lang mời vào.
Phạm Ninh đi theo quản gia vào trung đình, trong trung đình có phiến đá phủ lên, hai bên trồng những cây mai thấp bé, chính giữa là một bồn hoa hình tròn.
Trên khóm hoa có năm sáu khối đá Thái Hồ đứng sừng sững, chính giữa là một tòa tháp đá Thái Hồ màu nâu xanh, ước chừng cao hai trượng, cao hơn nóc nhà, tinh xảo đẹp mắt, từng tầng núi non trùng điệp khiến cho người xem thấy phong phú.
Phạm Ninh ngửa đầu nhìn đá Thái Hồ cao cao mà không khỏi ngạc nhiên thán phục, cái này rất giống đỉnh Quan Vân của Lưu Viên ở hậu thế.
Nhưng hắn ngay lập tức biết được nó không cùng một cái, đỉnh Quan Vân Lưu Viên có màu trắng còn khối đá này có màu xanh, nhìn nó càng thêm thanh tú phóng khoáng, siêu phàm thoát tục.
- Khối đá Thái Hồ tên ngọn Thúy Vân, xuất hiện hai mươi năm trước từ Tây Sơn.
Phía sau truyền đến âm thanh trong trẻo.
Phạm Ninh quay đầu lại liền thấy người đàn ông trung niên khoanh tay đứng trên hành lang, khuôn mặt gầy tái nhợt, đầu đội khăn vấn, mặc quần áo màu xanh, áo khoác là áo da, mặt ông tươi cười chăm chú nhìn hắn.
Phạm Ninh vội vàng khom mình thi lễ: - Vãn bối Phạm Ninh tham kiến Chu viên ngoại.
Người đàn ông trung niên tên là Chu Lân, năm thứ hai Minh Đạo đậu Tiến Sĩ, từng đảm nhiệm Hộ bộ Viên ngoại, tri phủ Giang Lăng.
Năm năm trước ông ta đắc tội với Quốc trượng Trương Nghiêu Tá phủ Giang Lăng, không lâu sau Giang Lăng phát sinh dân loạn, Trương Nghiêu Tá sai khiến Ngự sử buộc tội, Chu Lân bị cách chức quan, biến thành thứ dân.
Chu Lân đơn giản về quê hương ẩn cư, sống trong thôn Tưởng Loan, chỉ ở trong nhà không tham gia vào cuộc sống quyền thế.
Chu Lân và Phạm Trọng Yêm cùng xã, cũng nhận được sự dìu dắt của ông ta nên mỗi lần trở lại quê nhà đều đến quý phủ ở mấy ngày, ngắm cảnh ông ta sưu tầm đá Thái Hồ.
Ông ta thoạt nhìn trẻ tuổi nhưng đã hơn năm mươi rồi, đậu tiến sĩ muộn, hơn nữa sức khỏe ông ta cũng không tốt lắm.
Chu Lân gật đầu: - Bên ngoài rất lạnh, chúng ta vào trong phòng ngồi.
Phạm Ninh theo ông ta đi vào thư phòng, trong phòng có đốt lò than, vô cùng ấm áp, xuyên qua cửa sổ có thể thấy đá Thái Hồ ở trung đình.
Trong thư phòng bố trí vô cùng lịch sự tao nhã, trên tường treo một bức thư pháp có ghi chữ 'Giống như một vị khách, giống như một hiền nhân, giống như một viên ngọc, giống như một đứa trẻ'.
Phạm Ninh biết rằng đây chính là của Tướng quốc Đường triều Ngưu Tăng Nhu tặng những ai yêu đá Thái Hồ, xem ra Chu viên ngoại cũng là một người yêu đá như mạng.
Bên cạnh là một bình phong bằng đá, đem gian phòng chia làm hai, bên trong là bàn đọc sách, trên tường treo bức thư pháp của ông nội Phạm Trọng Yêm viết hai chữ 'Thạch Si' (Người yêu đá).
Bên ngoài bình phong là nơi để tiếp đãi khách, có mấy ghế mềm vây quanh chậu than.
Lúc này, Phạm Ninh bị mấy hòn non bộ hấp dẫn, còn có núi đá mini Thái Hồ, khoảng chừng ba bốn mươi tòa, đủ hình đủ dáng, vô cùng tinh xảo, lớn nhất hai mét, nhỏ nhất có mấy tấc.
- Những thứ này đều là những tinh phẩm ta cất giữ, đợi khí hậu ấm lên ta dẫn cháu đến hậu viện xem, nơi đó có mấy trăm khối đá Thái Hồ, chỉ có điều hiện tại nơi đó có hàn khí quá nặng, ta không chống đỡ được.
- Xin hỏi viên ngoại, có phải đá Thái Hồ này rất có giá trị không?Phạm Ninh chỉ đá Thái Hồ nhỏ mà hỏi.
Chu Lân khẽ mỉm cười: - Thời Tùy Đường, thượng phẩm đá Thái Hồ được xem là trân phẩm, đương nhiên giá trị rất cao, tuy nhiên dường như có chút duyên phận nên đỉnh Thúy Vân bên ngoài có thể nói là vật vô giá nhưng ta chỉ tốn hai ngàn quan tiền mà mua được.
- Vậy hết chỗ này đáng giá bao nhiêu? Phạm Ninh chỉ vào một tòa hai động đá Thái Hồ.
Sở dĩ hắn quan tâm như thế là vì dưới giường hắn cũng có mấy khối đá mini Thái Hồ.
Quanh Thái Hồ, nhiều người trong nhà ít nhiều cũng có mấy khối đá Thái Hồ, người yêu thích liền thấy khá đáng giá, nếu không thích thì không đáng một đồng.
Phạm Thiết Chu ở trong Thái Hồ đánh cá cũng thường mò về một vài đá Thái Hồ nho nhỏ, anh ta giữ lại vài cục mang về cho con trai.
Phạm Ngốc Ngốc đem đá Thái Hồ xem như bảo bối mà cất trong hộp, Phạm Ninh không biết giá trị của nó cứ nghĩ chỉ là tảng đá bình thường nên tiện tay ném dưới giường, nhớ lại Phạm Ninh có chút hổ thẹn.
Chu Lân gật đầu cười cười: - Khối này tên Song Động Phá Hiểu, ta mua được khi ở quán Kỳ Thạch trấn Mộc Đổ, lúc đó dùng ba mươi lượng để mua.
- Nếu mặt trên có bảy động thì sao?- Vậy gọi là Thất Tinh Vọng Nguyệt, ta đã thấy rồi, đáng tiếc không phải tự nhiên, là người ta gia công mà thành, sau đó bỏ trong hồ trong hai mươi năm.
- Nếu như hình thành từ tự nhiên thì sao?- Tự nhiên thì càng đáng quý hơn!Ánh mắt Chu Lân sáng lên cười hỏi: - Hay trong nhà Phạm lang cũng có đá Thái Hồ?Phạm Ninh gật gật đầu: - Cha cháu là người đánh cá, mò được mấy khối đá Thái Hồ cho cháu, cháu cất dưới giường.
Việc làm quan Chu Lân thất bại nên dồn toàn bộ tâm tư vào việc thu thập đá Thái Hồ, tự xưng Thạch Si, mấy năm này thật sự gom nhặt không ít thượng phẩm đá Thái Hồ.
Ở Thái Hồ hỏi Chu viên ngoại không có mấy người biết nhưng nói Thạch Si không ai không biết, không ai không hiểu.
Chu Lân nghe nói trong nhà Phạm Ninh có đá Thái Hồ liền nắm tay hắn hưng phấn nói: - Mau dẫn ta đi xem.
- Bên ngoài rét lạnh, để vãn bối lấy đến đây đi.
Chu Lân cười ha hả: - Không cần phiền toái như thế, ta cũng muốn đi ra ngoài một chút, nếu thiếu lang không chào đón ta đến cửa thì lúc khác nói tiếp.
.