Cho nên chỉ cần nhắc tới biến pháp Tân chính y liền hưng chí dạt dào, hơn nữa đối diện là cháu trai của Phạm công, tuy còn trẻ nhưng kiến thức cũng không bình thường.
Vương An Thạch không biết hơn một tháng trước, Phạm Ninh trong thôn còn bị người ta gọi là Phạm Ngốc Ngốc, không ra khỏi thôn, xa nhất chỉ đi qua trấn nhỏ.
Vương An Thạch vội vàng hỏi:- Thiếu lang có thể nói cho ta biết, vì sao nói Tân chính không có căn cơ hay không?Phạm Ninh biết sau này biến pháp Vương An Thạch dã đi không ít đường vòng, dần dần suy sụp, cuối cùng thất bại, liền có lòng chỉ điểm y một chút, có lẽ vận mệnh của biến pháp sẽ thay đổi đôi chút chăng.
Hiện tại Vương An Thạch còn trẻ, vẫn khá là mềm dẻo, hiện tại dạy y, có thể thay đổi ý nghĩ và nguyên tắc của y, nếu mười mấy năm sau mới dạy y, chỉ có thể là vào tai trái, ra tai phải thôi, tính cách Tướng công gàn không phải kiểu cố chấp bình thường đâu.
Phạm Ninh lại rót đầy chén trà cho mình, cười hỏi:- Vậy trước tiên ta hỏi huynh, biến pháp bản chất là cái gì?Vương An Thạch trầm tư một chút nói:- Biến pháp bản chất là lấy lợi trừ hại, thay đổi hết thảy lề thói chế độ cũ đang cản trở Đại Tống phát triển!Phạm Ninh lắc đầu:- Đó là phương hướng của biến pháp, không phải bản chất.
- Vậy huynh nói bản chất của biến pháp là gì?Vương An Thạch bắt đầu cố chấp, rất chân thành cãi cọ cùng Phạm Ninh.
Phạm Ninh giơ tay chấm chút nước trà, tùy ý đưa tay vẽ một hình tròn trên bàn, lại vẽ một gạch chéo bên trong hình tròn, miêu tả sơ lược:- Đây là bản chất biến pháp, nhìn chung, chính là chia bánh!Vương An Thạch ngây ngốc một lát, lẩm bẩm nói:- Chia bánh?- Đúng! Chia bánh.
Phạm Ninh lại tiếp tục nói:- Của cải trong thiên hạ chính là cái bánh lớn này, quyền quý chiếm được nhiều lắm, dân chúng và triều đình chiếm được quá ít, cho nên khiếm khuyết chồng chất, quốc gia suy nhược lâu ngày, dân chúng càng nghèo, cái gọi là bản chất biến pháp chính là phải cắt bớt của cải của quyền quý, chia cho triều đình và dân chúng.
Phạm Ninh dùng ngôn ngữ thông thường nhất, tàn khốc hé lộ ra bản chất từ hình ảnh biểu tượng, Vương An Thạch giống hệt bị sấm đánh, cả người đều ngây dại.
Y vẫn cho rằng Đại Tống suy nhược lâu ngày tích bần là vì các loại luật lệ tập quán bất hợp lý cổ lỗ sĩ trở ngại Đại Tống đi theo hướng giàu mạnh.
Ví dụ như triều đình kì thị quân đội, quan phủ khống chế tài nguyên dân sinh quá sâu, …Chỉ cần có thể phá vỡ các loại lề thói cũ, tinh binh giản chính, phân chia rạch ròi các loại quan hệ, như vậy khốn cảnh 'tam nhũng' của Đại Tống có thể dần dần xoay chuyển.
Nhưng hôm nay hắn lại nghe được lý luận chia bánh hoàn toàn khác biệt, y bỗng nhiên ý thức được trước giờ mình đã suy nghĩ nông cạn rồi.
Nhưng muốn Vương An Thạch bị thuyết phục cũng không phải dễ dàng như vậy, y lập tức phản bác:- Cũng không đúng, cải cách quân đội kia hẳn là không liên quan gì đến chia bánh!Phạm Ninh lắc đầu:- Khiếm khuyết lớn nhất của quân đội là ở chỗ nhũng binh, Đại Tống nuôi triệu đại quân, tài lực triều đình không chịu nổi gánh nặng, ta nói không sai chứ!- Quả thật như thế!- Huynh có nghĩ tới hay không, trong đại quân còn có giấu bao nhiêu hạng người liều mạng tham ô rút ruột quân phí?Ánh mắt sáng ngời của Phạm Ninh nhìn chăm chú Vương An Thạch, lại tiếp tục nói:- Huynh muốn cải cách quân chế, giảm bớt nhũng binh, cắt giảm quân phí, hay nói cách khác là đem quân phí thực sự dùng cho binh lính, như vậy sẽ xâm phạm lợi ích của người nào? Không phải là chia bánh sao?Trong lòng Vương An Thạch như có một tia chớp xẹt qua, y trở nên trầm mặc không nói, không hề cãi cọ mà khiêm tốn nghe Phạm Ninh chỉ bảo.
- Căn cơ của biến pháp ở đâu? Chính là ở những người ủng hộ, người ủng hộ càng nhiều, căn cơ lại càng vững chắc, nhưng đừng trông cậy vào quyền quý sẽ ủng hộ huynh, đó là bảo hổ lột da đó.
- Người ủng hộ chân chính là dân chúng trong thiên hạ, là Thiên tử thực quyền, là vô số quan viên tầm trung, giống như huynh, khát vọng thông qua biến pháp khiến quốc gia giàu mạnh.
- Cái này cần huynh đoàn kết hết thảy những người có thể đoàn kết, cho dù là lão nông quê mùa, cho dù là hoạn quan trong cung, chỉ cần bọn họ đều nói biến pháp đúng, như vậy vô số tiếng nói hợp cùng một chỗ sẽ chấn động thiên hạ.
Vương An Thạch cúi đầu thở dài một tiếng:- Nói thì đơn giản, có thể làm hay không kìa, nói bao giờ chẳng dễ hơn làm!Phạm Ninh khẽ cười nói:- Nói thì đơn giản, kỳ thật làm được cũng không khó, đây chính là điều ta vừa nói, bất đắc kỳ pháp.
Vương An Thạch đã hoàn toàn quên đi tuổi của Phạm Ninh, y đứng dậy vái dài:- Xin thiếu lang chỉ giáo!- Biến pháp muốn được mọi người ủng hộ, trước hết cần để cho mọi người thấy được mặt tốt của biến pháp, muốn vậy cần thí điểm trước, một châu hoặc một huyện.
- Khi thí điểm thành công, sau đó lại mở rộng, liền sẽ được mọi người thừa nhận và ủng hộ.
- Đồng thời trong khi làm thí điểm gặp phải trở ngại và phản đối gì, sau đó giải quyết mâu thuẫn như thế nào, đó gọi là tích lũy kinh nghiệm, đồng thời cũng để tất cả người ủng hộ tin tưởng.
- Chỉ cần có được sự tin tưởng, vậy mọi chuyện đều có thể làm tốt.
Phạm Ninh uống ngụm trà, lại tiếp tục nói:- Phương pháp cải cách thứ hai là phải tiến hành theo chất lượng, trước dễ sau khó.
- Giống như phạt cây, không thể một đao chặt đứt đại thụ, cuối cùng cũng phải từng đao từng đao chém xuống, trước tìm chỗ yếu kém nhất hạ đao, đến cuối cùng, cái cây tráng kiện cũng sẽ ngã xuống thôi.
- Cho nên biến pháp không thể gấp, từ từ sẽ đến, từng bước đẩy mạnh.
Lời Phạm Ninh nói tựa như một cây đao, hung hăng cắm vào trái tim của Vương An Thạch, mở ra một lỗ hổng lớn trong lòng y, không chỉ có một làn gió tươi mát thổi vào, hơn nữa trong lòng cũng được chiếu rọi.
Lúc này, ngoài cửa truyền đến tiếng nói chuyện, hình như ông nội mình đã trở lại.
Phạm Ninh liền đứng dậy cười nói:- Tặng Vương huyện lệnh một câu nữa, cải cách phải học cách thỏa hiệp, hết sức tránh việc đấu tranh ngươi chết ta sống với giới quyền quý.
- Biện pháp tốt nhất là mọi người cùng nhau phân chia miếng bánh lớn cho triều đình nhiều một chút, cho dân chúng nhiều một chút, tận lực không kích động điểm quan trọng trong lợi ích của quyền quý, chống cự cũng sẽ không quá mức mãnh liệt, như vậy biến pháp liền sẽ thành công, nói đến thế thôi, Vương huyện lệnh suy nghĩ thật kỹ đi!Phạm Ninh tổng kết lại, dùng kinh nghiệm cải cách của Vương An Thạch để dạy cho chính Vương An Thạch, nhưng thời gian gấp gáp, Vương An Thạch chưa chắc có thể tiêu hóa, về sau có cơ hội, mình lại mở một cửa khóa cho y, truyền dạy một phen.
Phạm Ninh đi rồi, Vương An Thạch vẫn còn ngơ ngác đứng ở nơi đó, dường như biến thành một pho tượng.
Phạm Ninh biết hôm nay mình đã thành công gieo xuống một hạt giống trong lòng Vương An Thạch, nó sẽ nảy mầm, sẽ dần dần trở thành đại thụ che trời.
Khi đó, hắn có lẽ sẽ xuất hiện ở đỉnh cây đại thụ, cùng Vương An Thạch sửa lại bức vạn lý giang sơn đồ Đại Tống tráng lệ này.
Tâm trạng của Phạm Ninh vô cùng vui sướng, đêm nay nhất định mình sẽ ngủ một giấc thật ngon, về phần Vương An Thạch đêm nay có ngủ được không, cũng không liên quan đến hắn.
Năm ngày ở kinh thành, Phạm Trọng Yêm chuẩn bị quay về Đặng Châu, đồng thời cũng muốn đưa Phạm Ninh quay về phủ Bình Giang.
Buổi chiều ngày hôm đó, Phạm Ninh đang luyện chữ trong phòng thì nghe được tiếng bước chân bên ngoài cửa, tiếng bước chân này hơi quen thuộc, chính là chủ nhân Âu Dương Tu.
Hắn liền buông bút, đem những thứ đang viết dở giấu xuống phía dưới, lúc đó Âu Dương Tu xuất hiện ngoài cửa cười và nói:- Ông nội cháu đúng lúc có việc không thể quay lại, ông ấy nhờ người báo tin cho ta, bảo ta đưa cháu đi tham gia một buổi yến hội, đến lúc đó ông ấy sẽ ở đó.
- Đa tạ tiền bối, bất cứ lúc nào cháu cũng có thể xuất phát.
Mấy ngày nay Âu Dương Tu cùng Phạm Ninh gặp mặt không nhiều, chỉ là ngày đầu tiên khảo giáo với trí nhớ đáng kinh ngạc của Phạm Ninh, làm y xem thế là đủ rồi.
Nhất là Phạm Ninh còn giúp y sửa 'Túy Ông Đình Ký', khiến y phải nhìn với cặp mắt khác xưa, cuối cùng còn có suy nghĩ thu nhận đồ đệ.
Âu Dương Tu cũng vừa mới tiến kinh đảm nhiệm chức vụ Hàn Lâm Học Sĩ, công việc tương đối nhiều, thời gian ở nhà lại rất ít, trái lại con gái tiểu Thiến và Phạm Ninh quan hệ lại rất tốt, đã ở trước mặt y khen ngợi hắn hai lần.
Âu Dương Tu nghĩ đến Phạm Ninh ngày mai phải trở về, ông nội Phạm Trọng Yêm của hắn đã nhờ y chỉ điểm một chút văn chương thư pháp cho Phạm Ninh, kết quả bản thân lại luôn không rảnh, trong lòng không khỏi có chút áy náy.
Âu Dương Tu thấy Phạm Ninh đang lén lút che giấu chữ viết dưới bàn, bèn đi lên phía trước cười nói:- Ngươi đang viết gì, đưa ta xem thử.
Phạm Ninh mặt đỏ lên, chỉ có thể đem ra một chồng giấy viết đầy chữ cho y, Âu Dương Tu ngay tức thời cười lên, thì ra là 'Kết Đảng Luận' của y viết mấy năm về trước.
- Thư pháp có chút tiến bộ rồi, nhưng còn phải cố gắng thêm nữa.
Âu Dương Tu cũng đã nhìn ra, chữ Phạm Ninh viết so với ngày hắn mới đến đã viết đẹp hơn một chút, cẩn thận hơn nhiều, đây là cách Phạm Trọng Yêm dạy cháu của mình, trước cẩn thận viết, sau từ từ viết xong.
Kỳ thật phương pháp này cũng không tệ, chỉ là hiệu quả tương đối chậm, không thể gấp gáp.
Phạm Ninh gật đầu nói:- Ông nội cũng đã có nói, không có thời gian mười năm khổ luyện, chữ của vãn bối không thể gặp người được.
- Ông nội cháu quá khoa trương rồi, theo ta thấy, kiên trì luyện tập ba bốn năm, thì chữ của cháu có thể đạt được rồi, tuy nhiên để được ông nội cháu gọi là Thư pháp, quả thật phải mất ít nhất mười năm.
- Vãn bối sẽ kiên trì không lơ là, đa tạ tiền bối đã khích lệ.
Âu Dương Tu lại lật một trang sách, hắn chỉ vào tựa đề trên giấy cười hỏi:- Đây là do cháu viết sao?Phạm Ninh có chút ngại ngùng, hắn chỉ là viết một bài từ và một câu từ.
Hắn dùng tác phẩm của Âu Dương Tu để luyện chữ, ngoài 'Kết Đảng Luận', 'Túy Ông Đình Ký' ra còn có 'Lãng Đào Sa' vừa mới viết được một câu trong đó.
Hắn muốn viết trường đoản cú (văn vần thời Đường, Tống) này, thật sự là tác phẩm cuối đời của vị tiền bối Âu Dương trước mắt này.
'Bờ đê liễu biếc nối Lạc Dương…'Âu Dương Tu đọc được 'Bờ đê liễu biếc nối Lạc Dương' trong lòng mơ hồ như bị lay động, lại hồi tưởng về năm đó sinh sống ở Lạc Dương cùng những người bạn tốt.
Ông ta bình tâm lại rồi cười hỏi:- Cháu hẳn là vẫn chưa từng đi qua Lạc Dương, làm thế nào lại viết về Lạc Dương được?Phạm Ninh nói:- Vãn bối chưa từng tới Lạc Dương, đây không phải viết về vãn bối, mà là viết về tiền bối, hai ngày nay vãn bối có cơ hội đọc qua đại tác phẩm của tiền bối, cảm thấy tiền bối rất hoài niệm cuộc sống thời còn trẻ, liền muốn mô phỏng theo phong cách của tiền bối, đáng tiếc tài hèn học ít, mô phỏng không thành.
Âu Dương Tu xoa đầu hắn, trong lòng có chút cảm động, đứa trẻ này không chỉ thông minh hơn người mà quan trọng hơn cả là tấm lòng nhân hậu, đây mới là đức tính đáng quý.
Câu 'Bờ đê liễu biếc nối Lạc Dương' này đã mở ra mạch suy nghĩ của y, y vừa nghĩ ra được liền cầm bút viết lên viết ra toàn bộ.
'Nâng chén gửi gió đông,Thả bước ung dung.
Bờ đê liễu biếc nối Lạc Dương,Chính chốn năm xưa từng tay nắm,Dạo khắp một vùng.
Nỗi ly hợp vội vàng,Hận chẳng nguôi lòng.
Năm nay hoa thắm, sắc thêm hồng,Chỉ tiếc năm sau hoa lại đẹp,Biết với ai cùng.
'** Bài thơ 'Lãng đào sa' của Âu Dương Tu – Nguồn dịch: thivien.
netY đưa bài từ cho Phạm Ninh, cười dịu dàng:- Bài từ này tặng cho cháu.
- Đa tạ tiền bối!.
***Hôm nay là ngày mười tám tháng chín, bầu trời phủ đầy mưa phùn mùa thu, một chiếc xe bò đang chầm chậm đi trong mưa gió lất phất.
Yến hội mà hôm nay Phạm Ninh phải tham gia là của một người bạn tốt của ông nội Phạm Trọng Yêm, tiệc mừng thọ sáu mươi tuổi của Xu mật sứ Bàng Tịch, Bàng Tịch giữ chức tể tướng, có vai trò vô cùng quan trọng trong triều đình, do đó quan viên đến đây chúc thọ qua lại không ngớt, rất nhiều người từ nơi khác đến.
Âu Dương Tu đưa Phạn Ninh và học trò Tăng Bố đã ngồi xe bò đến Bàng phủ, các loại xe bò và xe ngựa đã dừng đầy ngoài cổng, đích thân Bàng Tịch dẫn đầu cùng hai người con trai ở ngoài cửa để nghênh đón khách.
Có lẽ là do Âu Dương Thiến đã nói những lời tốt đẹp cho Phạm Ninh, sự bất mãn của Tăng Bố đối với Phạm Ninh cũng đã tan biến mất rồi, còn cười cười nói nói với Phạm Ninh trên đường đi nữa.
- Hai ngươi đi theo ta, không được đi lung tung đâu!Âu Dương Tu gọi hai người một tiếng, hai người vội vàng đi theo, Phạm Ninh mặc dù đã trưởng thành nhưng tiếc rằng tay chân nhỏ bé như thân hình của một đứa trẻ, hắn buộc phải cùng Tăng Bố chạy chầm chậm theo những sải bước của Âu Dương Tu.
Âu Dương Tu từ mấy ngày trước chính thức tuyên bố 'Tuý Ông Đình ký', làm chấn động kinh thành ngay lập tức, uy tín cũng đạt đến đỉnh cao, và đã có dấu vết mờ mờ ảo ảo của người lãnh đạo giới văn học Đại Tống.
Y chào hỏi với mọi người, không lâu sau bèn đi đến trước cổng lớn, Bàng Tịch sớm đã nhìn thấy y, vội vàng cười với mọi người và nói:- Tuý Ông đến rồi, mọi người mau nâng rượu lên!Mọi người cười một trận thật to, Âu Dương Tu và Bàng Tịch hàn huyên đôi câu thì kéo Phạm Ninh và Tăng Bố lại hành lễ, Bàng Tịch ha hả cười và nói:- Tiểu Tăng cũng đến à, huynh trưởng của ngươi đang ở bên trong cùng với Tư Mã Quang.
Ông ta quay ánh mắt sang nhìn Phạm Ninh, cảm thấy có chút lạ lẫm, bèn cười hỏi:- Vĩnh Thúc, người này là cháu của ngươi?Âu Dương Tu mỉm cười nói:- Là cháu trai của Hi Văn, lần này từ quê nhà dẫn đến, hắn là một thần đồng tài ba!Bàng Tịch vừa kinh ngạc vừa thích thú cười với Phạm Ninh và nói:- Thì ra ngươi chính là tôn tử thần đồng của lão Phạm, hai ngày nay lỗ tai của ta đã bị ông ta nói đến chai cả rồi.
Phạm Ninh vội vàng cúi mình hành lễ, nói:- Tổ phụ thương yêu tôn tử, nên đa phần sẽ có những từ ngữ khoa trương quá lời, vãn bối rất bình thường, lão tướng công không cần phải đề cao Phạm Ninh như vậy đâu.
.