Đầm lầy ngày xuân

Bó hoa sen kia đặt ở cửa sổ, nở được mấy hôm.
 
Giấy gói màu rêu rất đẹp, trên đó là Kinh Thi được viết bằng bút lông, dùng kiểu chữ thảo.
 
Không biết chủ cửa hàng có cố ý hay không nhưng trong mỗi câu thơ đều có tình ý.
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
 
Thang Yểu không hiểu lối viết thảo, cố phân biệt, nhận ra được một câu: “Sinh tử ly hợp, thề ước cùng người”.
 
Cô không nỡ vứt giấy gói hoa, để trong ký túc rất lâu.
 
Mãi đến khi kết thúc kỳ thi giữa kỳ, đến kỳ nghỉ đông, Thang Yểu và bạn cùng phòng dọn dẹp lần cuối trước khi rời ký túc xá, mới chắc chắn rằng không có gì cần dùng đến giấy gói hoa, bất đắc dĩ nhét vào thùng rác.
 
Mua vé vào dịp Tết khá khó khăn, Thang Yểu phải tranh rất lâu mới có được một cái ghế cứng.
 
Về đến nhà kiểu gì mẹ cô cũng hỏi tình hình của dì út.
 
Mới về được mấy tiếng, từng câu hỏi tấn công liên tục: “Chỗ dì út con sao rồi, có nói gì liên quan đến kết hôn với con không?” Mấy ngày tết dì út cũng sẽ trả lời thôi.
 
Quên đi, sợ dì út xấu hổ, Thang Yểu kể trước, nói dì út và Hàn Hạo đã đường ai nấy đi, bảo mẹ mình đừng hỏi lại.
 
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Mẹ Thang Yểu là dân thành thị nhỏ, rất khó hiểu: “Nhiều năm vậy tình cảm rất tốt, sao nói chia tay là chia tay được, dì út nói với con thế nào, có phải hiểu lầm không, dù sao thì gặp được một người vừa ý cũng khó, haizz, Yểu Yểu, con nói xem, chờ dì út về mẹ có nên khuyên một chút không?” 
 
“Không cần khuyên dì út.”
 
Thang Yểu buột miệng thốt ra, sau đó giải thích thêm: “Người kia không tốt, ông ta không xứng với dì út.”
 
Thang Yểu biết Hàn hạo có tiền.
 
Nhưng cô cảm thấy tên đàn ông kia là đồ rác rưởi, không xứng với dì nhỏ của cô chút nào.
 
Nhưng rất nhiều chuyện, cô không thể giải thích rõ với mẹ mình, cũng không thể nói rằng đã có lúc dì nhỏ tham lam giàu sang phú quý.
 
Giấu đi những chỗ xấu hổ nhất,, Thang Yểu chỉ nói như vậy, tránh cho mẹ cô cảm thấy đáng tiếng, lòng tốt nhưng lại làm chuyện xấu.
 
“Người đàn ông kia có xu hướng bạo lực gia đình, ông ta đánh dì út, dì út bị thương rất nghiêm trọng.”
 
Mẹ cô lúc nào cũng lo cho em gái ở thủ đô, chỉ sợ em gái phải chịu khổ.
 
Bình thường dì út luôn kể chuyện tốt, không nói chuyện xấu, đột nhiên nghe Thang Yểu nói như vậy, mắt mẹ cô đỏ lên: “Dì út con thế nào rồi?” Thang Yểu an ủi mẹ mình, nói đó đã là chuyện từ mùa xuân.
 
Trước đó cô sợ mẹ mình lo lắng nên mới không kể, bây giờ đã giải quyết xong, người xấu cũng không quấy rầy dì nhỏ nữa.
 
Hai mẹ thống nhất với nhau không hỏi nhiều, tránh cho dì út buồn.
 
Đến đêm, Thang Yểu nghe thấy phòng bếp có tiếng động.

 
Cô lặng lẽ đến xem, nhìn qua khe cửa thấy mẹ mình đang khóc.
 
Người mẹ luôn hiền lành đau lau nước mắt lẩm bẩm, còn mắng vài câu, nói tên đàn ông kia là súc sinh, không biết xấu hổ mới đánh phụ nữ, không bằng heo chó...
 
Trước kia khi dì nhỏ về nhà ăn tết luôn mang rất nhiều quà cao cấp về.
 
Nào là hải sâm khô, bào ngư, bong bóng cá… Đều nói dối là bạn trai mua.
 
Những thứ kia giá cả xa xỉ, mẹ cô không nỡ ăn, tích cóp từng thứ một, phải chờ dì út dẫn bạn trai về nhà.
 
“Trong nhà không thứ gì tốt để đãi người ta, mẹ muốn làm chút gì đó để người sống ở thành phố lớn như họ không coi thường, để cho dì út con giữ thể diện”.
 
Mẹ Thang Yểu đã chuẩn bị hết cho em gái.
 
Nhưng đêm nay khi biết dì út bị bắt nạt, gió lồng lộng ngoài cửa sổ, mẹ cô tức giận, ném hết những cái hộp đó vào thùng rác.
 
Nghĩ rồi lại nhặt lên.
 
Hành động ấy của mẹ cô bị Thang Yểu thấy hết, cô cũng rơi nước mắt.
 
Không thể chắc chắn ý lòng háo hức muốn kiếm tiền năm đó của dì út đến từ đâu, nhưng tối hôm nay Thang Yểu lại nghĩ, có lẽ mình nên cố gắng hơn.
 
Sự cố gắng của cô cũng đổi lại may mắn.
 
Mấy hôm sau, một hộ gia đình cùng khu tới tìm mẹ Thang Yểu, hỏi Thang Yếu có đồng ý mỗi ngày bỏ ra hai tiếng để dạy kèm tiếng anh cho đứa nhỏ chuẩn bị thi trung học nhà họ hay không.
 
Mẹ Thang Yểu không quyết định được.
 
Bà ấy không phải loại phụ huynh thấy tiền là sáng mắt, biết bình thường Thang Yểu vừa làm vừa học thêm đã rất vất vả, không muốn cô phải áp lực thêm: “Tôi phải hỏi ý của Thang Yểu, vất vả lắm con bé mới về một chuyến, dù sao cũng nên nghỉ ngơi...”
 
Thang Yểu đang gặm táo, nghe thấy tên mình, cô ra khỏi phòng.
 
Cô đồng ý rất nhanh.
 
Khi còn là sinh viên năm nhất, cô đã làm gia sư dạy kèm tiếng anh, nên rất am hiểu.
 
Vì am hiểu và có trách nhiệm nên việc dạy kèm của Thang Yểu được phụ huynh công nhận.
 
Huống hồ cô còn có hàng loạt chứng chỉ tiếng Anh.
 
Phụ huynh của học trò đó hôm nào thấy cô cùng cười giống như nhặt được bảo bối, gọi cô là “Cô Thang”, còn giới thiệu cô với các phụ huynh khác.
 
Bây giờ Thang Yểu, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh đặc biệt nổi tiếng trong khu dân cư.
 
Hàng xóm thấy mẹ Thang Yểu thì sẽ hỏi một câu: “Nghe nói Thang Yểu nhà bà giỏi tiếng Anh...”
 

Khiến cho mẹ Thang Yểu rất vui mừng.
 
Thang Yểu làm ăn rất tốt trong kỳ nghỉ đông.
 
Mỗi ngày cô có năm ca dạy thêm, sáng hai nhà, chiều hai nhà, tối một nhà.
 
Lịch trình dày đặc nhưng cô làm mãi cũng không thấy mệt, kiếm được “Rất nhiều tiền”.
 
Văn Bách Linh luôn gọi điện sau khi cô dạy thêm xong.
 
Không biết bắt đầu từ khi nào, anh đã sửa miệng, từ “Lớp trưởng Thang” thành “Cô giáo Thang”.
 
Anh hỏi cô: “Sắp ăn tết rồi mà cô giáo Thang còn chưa nghỉ ngơi?”
 
Mỗi tuần hai người liên lạc hai đến ba lần, tối nay khi Văn Bách Linh gọi đến, Thang Yểu đang tính toán số tiền trong tay.
 
Học bổng, tiền làm thêm ở thủ đô, tiền lương dạy thêm trong kỳ nghỉ đông, tất cả cộng lại, sau khi trừ đi chi phí cho học kỳ tiếp theo, cô cũng có khoản tiết kiệm năm chữ số.
 
Thang Yểu vui mừng, nghĩ đến việc kiếm tiền, cô hỏi Văn Bách Linh có phương pháp quản lý tài sản nào phù hợp với sinh viên không.
 
Cô rất vô tư, suýt nữa nói hẳn số tiền tiết kiệm của mình với anh.
 
Văn Bách Linh cười cô: “Thật sự không sợ tôi kẻ lừa đảo?”
 
“Vậy... Anh sẽ lừa tôi ư?”
 
“Sẽ không.”
 
“Tôi thấy một số phần mềm ngân hàng có lãi suất rất cao, mua cái này có ổn không?”
 
Khi anh hỏi đến mức độ rủi ro, cô bấm vào kiểm tra, ngoan ngoãn đọc cho Văn Bách Linh nghe: “Mức độ rủi ro, R5...” 
 
“Gan lớn đấy, R5 mà cũng dám nghĩ đến?”
 
“R5 làm sao vậy?”
 
Văn Bách Linh hỏi cô, cô có thể chấp nhận tổn thất bao nhiêu tiền gốc, Thang Yểu không hề nghĩ ngợi mà nói thẳng: “Mười tệ.” Sau đó cô lại ngập ngừng đổi giọng:
 
“Mấy đồng cũng có thể chấp nhận được.”
 
Câu này của cô chọc cười Văn Bách Linh, anh bảo cô đừng nghĩ đến việc chỉ cắn một miếng mà đã no, hãy tiết kiệm cẩn thận, ít rủi ro, không kỳ hạn.
 
Một giọng nữ đột nhiên vang lên trong điện thoại.
 
“Văn Bách Linh, anh định đầu tư à, có muốn nghe tôi nói một chút không?”

 
Văn Bách Linh trò chuyện với Thang Yểu, cũng không trốn tránh.
 
Trước đó còn có một lần, không biết ai ở bên cạnh anh, hỏi anh đang nói chuyện điện thoại với ai.
 
Văn Bách Linh nói thẳng là “Thang Yểu”.
 
Khiến Thang Yểu hơi khó hiểu, chẳng lẽ anh đã nhắc tới cô với người khác.
 
Hôm nay anh ở nhà anh trai mình.
 
Hình như người bên cạnh ngang hàng với anh, nghe thấy Văn Bách Linh đang nói chuyện liên quan đến quản lý tài sản, cũng đề ra vài hạng mục đầu tư.
 
Thang Yểu nghe thấy Văn Bách Linh cười.
 
Anh nói, đừng làm loạn, đây là một cô bé còn đang đi học đấy, không có nhiều tiền đến vậy, cũng không có quỹ chống rủi ro, nếu xảy ra vấn đề gì thì cô giải quyết.
 
“Đừng để ý đến cô ấy.”
 
Văn Bách Linh nói với Thang Yểu: “Đây là em gái của chị dâu anh, cô ấy đầu tư rất xui, ngày nào cũng nhắc đến đầu tư, năm ngoái thua lỗ mười sáu vạn.”
 
Anh nói tới đây, đầu bên kia vang lên tiếng sư tử gầm, cố ngắt lời anh.
 
Văn Bách Linh không hoang mang chút nào mà nói tiếp: “Mỹ Kim.”
 
Hôm nay xung quanh anh rất náo nhiệt, sau khi làm cho em gái của chị dâu tức giận bỏ đi, lại có giọng nói của một cô bé vang lên.
 
Là cháu gái của anh, muốn anh đọc truyện cho nghe.
 
“Đang giữa trưa, đọc truyện gì chứ?”
 
Văn Bách Linh tìm mọi cách để từ chối, bảo mình nói chuyện điện thoại xong thì đọc, nhưng không dỗ nổi, anh bất đắc dĩ thở dài, Thang Yểu nghe vậy thì bật cười.
 
Kết quả bị Văn Bách Linh nghe thấy: “Em đang vui sướng khi người khác gặp họa đấy à?”
 
Đây là lần đầu tiên Thang Yểu bị Văn Bách Linh kéo vào cuộc sống gia đìn anh, anh nói, cô giáo Thang, nhờ em giúp anh chuyện này, cô nhóc này quá nhõng nhẽo, phiền em đọc một câu chuyện tiếng Anh.
 
Cô cố ý nói chi phí dạy thêm của mình rất cao.
 
Văn Bách Linh cười: “Double.”
 
Đọc truyện mà thôi, sao Thang Yểu có thể nhận tiền của anh?.
 
Cô đóng cửa phòng, tìm một câu chuyện tiếng anh trên mạng rồi nhẹ nhàng đọc.
 
Đọc truyện xong, cô bỗng nhiên nghe thấy Văn Bách Linh hỏi: “Thang Yểu, em có muốn gặp tôi không?”
 
Muốn.
 
Nhưng Thang Yểu không dám nói, dường như từ “Muốn” này có thể kích hoạt chiếc Pandora, chỉ có thể uyển chuyển hỏi: “Bao giờ anh về nước?” 
 
Văn Bách Linh nói: “Sau Tết.”
 
Nhưng mùa đông năm nay đã định sẵn là không yên ổn.

 
Thang Yểu cũng không ngờ mình sẽ gặp Văn Bách Linh trong tình huống như vậy.
 
Một hôm, bà ngoại dùng bữa xong vẻ mặt đột nhiên trở nên tái nhợt, Thang Yểu chỉ chạy đi rót một chén nước, khi quay lại, bà ngoại đã mồ hôi đầy người, như mới vớt từ trong nước ra.
 
Mẹ cô gọi 120, xe cứu thương đưa bà ngoại đi cấp cứu.
 
Đến tối khi Văn Bách Linh gọi điện thoại tới, bà ngoại vừa nôn xong, suy yếu nằm trên giường bệnh trong phòng cấp cứu thở oxi, truyền dịch.
 
Mẹ Thang Yểu đang chăm sóc bà ngoại, Thang Yểu đang đợi lấy kết quả chụp CT phần đầu.
 
Cô quay lại hai lần, trông bà ngoại không ổn lắm, vẻ mặt vẫn tái nhợt như vậy.
 
Nhận được điện thoại, cô kiềm chế không cho mình khóc nức nở: “Văn Bách Linh...”
 
Người trong điện thoại từ trước đến nay vẫn luôn vững như núi Thái Sơn cũng hoảng sợ: “Làm sao vậy, ra chuyện gì” 
 
“Văn Bách Linh, bà ngoại tôi bị bệnh, không khả quan lắm, bây giờ đang thở oxy trong phòng cấp cứu.” 
 
Thời trẻ bà ngoại từng bị nhồi máu não, liệt đã nhiều năm, bây giờ lại mắc bệnh tương tự, còn nghiêm trọng hơn trước.
 
Sau một đêm trằn trọc, cuối cùng tình hình của bà mới ổn định hơn, nhưng vẫn cần ở lại viện để kiểm tra và theo dõi thêm.
 
Ngày thứ ba bà ngoại nằm viện, Thang Yểu thay cho mẹ mình, ở lại bệnh viện chăm sóc bà.
 
Phòng bệnh là phòng ba người, có người bệnh, Thang Yểu lại lo lắng cho bà ngoại nên cũng không ngủ được, bồn chồn ngồi trên chiếc giường chật hẹp, nghĩ ngợi lung tung.
 
Trước kia sau khi bị nhồi máu não, bà ngoại không thể đi lại được, nói chuyện cũng không rõ ràng, liệu di chứng lần này có nặng hơn không.
 
Cô mặc áo khoác quân đội, lơ đãng hồi lâu, đến nửa đêm mới phát hiện điện thoại có tin nhắn của Văn Bách Linh.
 
Anh hỏi số phòng bệnh của bà cô.
 
Tối hôm trước khi gọi điện, đầu óc Thang Yểu hỗn loạn, cô cũng không nhớ rõ mình đã nói gì với anh nữa.
 
Cô không biết mục đích Văn Bách Linh hỏi số phòng, cô chỉ sợ Văn Bách Linh muốn nhờ người đưa bó hoa, hoặc rổ hoa quả.
 
Khi đang soạn tin nhắn, định báo tình hình cho anh, bảo anh đừng lãng phí tiền thì điện thoại đột nhiên rung lên, xuất hiện tin nhắn mới.
 
Vẫn là tin nhắn của Văn Bách Linh, chỉ có ba chữ:
 
“Ra ngoài đi.”
 
Thang Yểu không dám tin mà nhìn ra ngoài cửa
 
Giống như ảo giác, Văn Bách Linh xuất hiện ở thành phố của cô, đứng đó lắc điện thoại di động trên ô vuông nhỏ ở cửa, ra hiệu cho cô ra ngoài.
 
Hành lang bệnh viện trong đêm yên ắng, ngập mùi thuốc sát trùng, người nhà bệnh nhân đang co mình trên ghế chờ.
 
Văn Bách Linh bay hơn hai mươi tiếng đến thành phố, lại thuê xe đến chỗ Thang Yểu ở.
 
Anh đi một đoạn đường dài mới tới, khẽ ôm chặt Thang Yểu, vỗ lưng cô an ủi: “Bà em thế nào rồi?”

 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui