Đàn hương hình

Cậu ta cầm lấy thanh la trước tượng Bà Cô, khoác túi lên vai, huýt sáo gọi: Bé ngoan, đi cùng ba! Con khỉ nhảy tót lên vai cậu. Bảy Hầu gõ thanh la, miệng hát nghêu ngao, ra đi. Tui ngước nhìn lên tượng Bà Cô bằng đất, toàn thân là nước sơn cũ kỹ, nhưng khuân mặt như mâm bạc thì có nước – Bà Cô đổ mồ hôi! Bà Cô hiển linh! Bà Cô hiển linh! Xin Bà phù hộ cho bố tui!
Tui trở về nhà, trong lòng chứa chan hi vọng. Gíap Con đã dậy, đang mài dao trong sân. Anh chàng nhìn tui cười cười, tỏ ra thân thiết và tình cảm. Tui cũng cười cười nhìn anh chàng, cũng tỏ ra thân thiết và tình cảm. Anh chàng dùng tay gại gại lưỡi dao, hình như cảm thấy chưa sắc, lại cắm cúi mài tiếp, soạt… soạt. Gíap Con chỉ mặc mỗi quần lót, nửa người trên ở trần, lưng beo eo gấu, đám lông đen trên ngực. Tôi bước vào buồng chính, thấy bố chồng ngồi trên ghế thái sư bằng gỗ đàn hương khảm trai đem từ kinh thành về, đang nhắm mắt dưỡng thần, tay lần tràn hạt bằng gỗ đàn hương, miệng lẩm bẩm, không hiểu đang tụng kinh hay chửa ai. Trong phòng tối mờ mờ, ánh nắng lọt qua khe cửa, in từng vệt trên nền nhà. Một vệt sáng như ánh vàng ánh bạc rọi thẳng vào mặt lão, khuôn mặt gầy guộc, mắt trũng sâu, dưới cái mũi cao cao là cái miệng mím chặt in hệt một viết chém bằng dao. Môi trên mỏng dính và cái cằm dài nhẵn thín không một sợi râu,chẵng trách người ta đồn rằng, lão là thái giám bỏ chạy từ kinh thành về đây. Tóc lão đã thưa, phải độn thêm một nắm chỉ đen mới tết được một đuôi sam nho nhỏ.
Lão hé mắt, cái nhìn lạnh như băng chiếu thẳng vào người tui. Tui vấn an lão: “Cha dậy rồi ạ?” Lão gật đầu, tiếp tục lần tràng hạt.
Quen lệ mấy tháng nay, tui lấy lược sừng chải đầu, bện đuôi sam cho bố chồng. Việc này vốn là của người hầu nhưng mà tui không mướn người hầu. Con dâu không nên chải đầu cho bố chồng, người ta trông thấy dị nghị chết! Nhưng vì tui có việc cầu cứu lão, lão để tui chải đầu thì tui chải đầu cho lão. Thực ra, thói quen này là do tui tạo ra. Hồi lão mới về, một buổi sáng, lão vụng về cầm cây lược gãy tự chải đầu, Giáp Con giúp lão để tỏ ra hiếu thuận, vừa chải vừa nói:
-Cha à, đầu con tóc ít, nghe mẹ nói hồi nhỏ con bị mạch lươn, tóc bị sẹo lấn hết. Đầu cha cũng ít tóc, chắc cũng do mạch lươn, phải không cha?
Giáp Con vụng chân vụng tay, lão già nghiến răng nghiến lợi, nói chịu tội sống mới cho ông con chải đầu hộ, nói có phúc phận mới được Giáp Con nhổ tóc như nhổ lông lợn! Hôm ấy, tui vừa từ chỗ quan lớn Tiền trở về, trong lòng đang vui. Để hai cha con lão phấn khởi, tui nói: “Cha à, để con chải đầu cho cha!”. Tui chải cho lão cái đầu thật mượt, lại độn chỉ thâm tết cho lão cái đuôi sam to tướng. Xong xuôi, tui đưa cái gương tới trước mặt lão. Lão nắn vuốt cái đuôi sam nửa thật nửa giả, một giọt nước mắt ứa ra từ hốc mắt đen ngòm. Giọt nước mắt hi hữu. Giáp Con sờ hốc mắt cha hỏi: “Cha khóc à?”
Bố chồng tui lắc đầu:
-Đương kim Hoàng Thái Hậu có một thái giám chuyên chải đầu, nhưng Thái Hậu không dùng, mà chỉ thích Tổng quản Lý Liên Anh chải đầu ình.
Bố chồng nói vậy, tui không hiểu đầu cua tai nheo ra làm sao cả. Giáp Con nghe tới Bắc Kinh thì mê tít, xoắn xuýt đòi kể chuyện. Cha anh ta không kể, lấy trong bọc tờ ngân phiếu đưa cho tui, nói:
-Con dâu này, con đi mua mấy thước vải tây mà may quần áo. Cả dạo này con vất vả vì cha rồi!
Hôm sau, tui còn đang ngủ thì Giáp Con đánh thức tui dậy. Anh làm gì vậy? – Tui khó chịu hỏi. Giáp Con bò bò:
-Dậy, dậy! Cha đang đợi chải đầu cho cha.
Tui ngớ ra, bực không thể tả, đúng là mở ra thì dễ, khép lại mới khó. Lão coi mình là thứ gì? Đồ khốn, nhà người không phải là Từ Hi Thái Hậu, ta cũng không phải Đại Tổng quản Lý Liên Anh! Cái mớ tóc hoa rầm mềm oặt hôi rình của nhà ngươi, ta chải ột lần cũng đã phúc tồ tám đời nhà ngươi rồi! Quen mui thấy mùi ăn mãi! Nhà ngươi cứ tưởng cho ta một ngân phiếu năm lượng bạc thì muốn sai lúc nào thì sai hay sao? Ngươi không nghĩ rằng ngươi là ai? Ngươi cũng không nghĩ rằng ta là ai? Tui giận cành hông bước xuống giường, định nói mấy câu thật độc địa để lão đỡ làm tàng. Nhưng tui chưa kịp mở miệng, lão ngước nhìn cái tấm đan phía trên cửa ra vào, lẩm bẩm như chỉ nói ột mình lão nghe:
-Không biết ai chải đầu cho tri huyện Cao Mật?
Tui cảm thấy ớn lạnh toàn thân, cảm thấy lão già trước mặt tôi dứt khoát không phải con người, mà là một con quỉ biết tàng hình, nếu không thì làm sao biết tui chải đầu cho quan lớn Tiền. Nói đoạn, lão đột nhiên ngồi thẳng lên, ngẩng cao đầu, ánh mắt thâm hiểm như xuyên qua người tui. Cơn giận của tui tan biến. Tui ngoan ngoãn vòng qua phía sau chải mớ lông tóc như lông chó của lão. Trong khi chải tóc cho lão, tui lại nhớ tới bộ tóc đen mượt thơm thơm của cha nuôi: sờ nắn cái đuôi sam bé tí như đuôi lừa của lão, tui lại nhớ tới cái đuôi sam nặng trẫm tay, thơm mùi da thịt và như biết cử động của cha nuôi. Cha nuôi dùng đuôi sam quét lên người tui, từ đỉnh đầu tới gót chân, khiến tui nao1ng ran khắp người, các lỗ chân lông điều rỉ nước.
Phải chải thôi, không còn cách nào khác, đã gieo gió thì phải gặt bão! Mỗi khi tui chải đầu, là cha nuôi lại sờ soạng tui, và thường thì chưa chải đầu xong, tui và cha nuôi đã dính chặt vào nhau. Tui không tin là lão già này không động lòng, lão già, chỉ cần lão dám trèo lên, tui đảm bảo lão chỉ có lên mà không có xuống. Khi đó, lão sẽ ngoan ngoãn vâng lời tui. Khi đó tui vẫn chải đầu cho lão, chải cái gáo dừa cho lão! Người ta đồn rằng trong bọc lão có mười lạng ngân phiếu, sớm muộn tui cũng bắt lão phải xì ra! Tui mong lão trèo lên, nhưng lão già rất đằm tính, đến nay vẫn chưa trèo. Tui không tin trên đời có thứ mèo chê mỡ, lão già, để ta xem lão có thể trụ được bao lâu! Tui gỡ bím tóc, dùng lược chải lọn tóc lơ thơ của lão. Sáng nay, động tác của tui cực kỳ nhẹ nhàng. Tui cố nén cảm giác ghê tởm,m dùng ngón tay út gãi gãi dái tai lão, ngực tì vào gáy lão, nói , cha ơi, cha đẻ của con bị quan phủ bắt giam, cha từng ở kinh đô, quen biết rộng, xin cha hãy bảo lãnh cho cha con! Lão già không nói nửa lời, không phản ứng gì. Tui không biết lão không điếc, lão đang giả câm giả điếc đấy thôi. Tui xoa bóp hai bờ vai lão, nhắc lại câu vừa rồi, lão vẫn im như thóc. Bỗng ánh nắng rọi thẳng vào dãy cúc áo vàng choé trên áo chùng của lão, rọi trên đôi bàn tay nhỏ xíu đang lần tràn hạt. Hai bàn tay vừa trắng vừa mập, hoàn toàn không hợp với tính cách và tuổi tác của lão. Dao kề cổ bắt phải xin thì tui cũng không thể tin rằng đây là hai bàn tay chuyên cầm đại đao chặt đầu người! Trước khi tui không dám tin, bây giờ vẫn nửa tin nửa ngờ. Tui càng ép chặt người tui vào lão, phụng phịu: cha ơi, cha đẻ của con phạm lỗi, cha từng ở kinh đô, quen nhiều biết rộng, cha bày cách giúp con! Tui day day bờ vai lão, bầu vú nặng trịch của tui nghỉ ngơi trên gáy lão, miệng tui tung ra hàng ngần những câu nũng nịu. Với quan lớn Tiền thì thủ đoạn trên đã khiến quan bủn rủn tay chân, tôi bảo sao làm vậy. Nhưng với cái lão chết tiệt này cứ trơ như đá vững như đồng, dù cặp vú mềm mại của tui rập rình trên cổ lão, mặc cho những lời đường mật của tui liên tục rót vào tai lão, lão cũng chẳng nói chẳng rằng. Đột nhiên, tui thấy đôi bàn tay dừng lại, hình như khẻ run rẩy. Tui mừng thầm, lão già, không nhịn được nữa phải không? Sức mấy mà cưỡng lại! Ta không tin nhà ngươi không móc ngân phiếu đưa cho ta, không tin nhà ngươi còn đưa chuyện riêng tư giữa ta với quan lớn Tiền để huy hiếp ta. “Cha ơi, cha tìm cách giúp con mấy!” Tui đứng đằng sau lão mà uốn éo, gạ gẫm lão. Chợt tui nghe thấy một tiếng cười, tiếng cười mà như tiếng gào của con mèo hoang trong một đêm tối trời, khiến tui sợ toát mồ hôi, các ý nghĩ tan biến. Lão có còn là người không mà giọng cười như thế? Không, lão không phải con người, lão là quỉ! Lão cũng không phải bố chồng tui. Tui lấy Giáp Con đã hơn mười năm, chưa bao giờ nghe nói có một bố chồng ở kinh thành. Giáp Con con chưa bao giờ nói đã đành, hàng xóm láng giềng cũng chưa bao giờ nói. Lão có thể là tất cả, nhưng không thể là bố chồng tui. Khuôn mặt lão hoàn toàn không giống khuôn mặt chồng tui. Đồ ôn dịch, chắc chắn nhà ngươi là con mèo rừng đã thành tinh? Người khác sợ bọn yêu ma quỉ quái chứ ta không sợ! Trong chuồng có một con chó mực, lát nữa Giáp Con sẽ làm thịt, tui sẽ đỗ chậu máu chó lên đầu lão, bắt lão hiện nguyên hình!
Hôm tết thanh minh trời mưa phùn, những đám mây chì rối như bông gòn, lười nhác chuyển động giữa trời và đất. Sáng tinh mơ, tui len lỏi trong đám gái trai ăn mặc diêm dúa, ra khỏi cửa Nam. Hôm đó, tui cầm chiếc dù giấy vẽ tích Hứa Tiên du ngoạn trên hồ gặp bạch xà, chiếc cặp con bướm khuôn gọn mái tóc đen mượt. Tôi thoa nhẹ một lớp phấn trắng lên mặt, phấn hồng lên hai gò má, chấm một nốt ruồi duyên giữa hai lông mày, môi tô thắm mầu hoa anh đào. Tui mặc chiếc áo cánh mầu hồng bằng vải ngoại, chiếc quần mầu hồ thuỷ cũng bằng vải ngoại. Người ngoại quốc rất xấu, nhưng vải ngoại thì rất đẹp. Tui đi đôi giầy bằng đoạn xanh thêu cặp uyên ương đang bơi giữa đầm sen. Chẳng phải các người chê chân tui to đấy sao? Tui đi đôi giầy loại đó đề các người ngắm chân tui to hay nhỏ. Tui ngắm mình trong chiếc gương tráng thuỷ ngân. Trong gương là một mỹ nhân, người đẹp ngời ngợi. Tui cũng mê tui, cứ gì cánh đàn ông. Tui xót xa trong lòng vì chuyện cha đẻ, nhưng cha nuôi đã nói, rằng trong lòng càng đau thì ngoài mặt thì càng phải tươi, không nên đưa cái bộ mặt ủ dột cho người ta nhìn ngắm. Được thôi được thôi, cứ ngắm cứ ngắm, hôm nay bà phải so tài cao thấp với đám phụ nữ trong thành Cao Mật, nào là tiểu thư nhà ông Cử, nào thiên kim tiểu thư phủ Hàn Lâm, tất tật điều không bén gót tui. Cái yếu của tui là hai bàn chân to, chỉ trách mẹ tui mất sớm không kịp bó chân cho tui, tui rất buồn khi nhắc tới chuyện này. Nhưng cha nuôi của tui lại rất thích bàn chân to, tức là bàn chân bình thường, chân bình thường thì cái thú mới trọn vẹn. Khi ở trên người tui, ông rất thích tui dùng gót chân gõ lên cặp mông của ông. Khi tui gõ, ông kêu toáng lên: “Vàng bạc là chân to, rủi ro là chân bé!…”
Khi đó, mặc dù cha tui đã lập thần đàn ở vùng đông bắc Cao Mật, chuẩn bị một phen sống mái với bọn Đức; mặc dù cha tui rất phiền lòng về chuyện của cha đẻ tui, hai mươi bảy nhân mạng khiến ông rầu rĩ, nhưng trong thành vẫn còn là cảnh tượng thanh bình. Aùn mạng cẩy ra ở vùng Đông Bắc, nhưng hầu như không liên quan tới trăm họ trong thành. Quan lớn Tiền cha nuôi tui sai người trồng năm cây cột bằng gỗ sam ở phía dưới ngoài cửa Nam, chỗ bãi luyện ngựa, làm một cây đu co chót vót, trai gái toàn thành kéo đến tự tập xung quanh, gáu trang điểm lè loẹt, trai biếm tóc đen mượt như nhung. Từng đợt tiếùng reo hò, từng trận cười hỉ hả. Tiếng reo tiếng cười xen lẫn tiếng rao:
Kẹo bạch nha đây!… Phá sa đây!…
Cụp dù lại, tui nhập vào đám người đưa mắt nhìn khắp lượt, trông thấy tiểu thư họ Tề, có a hoàn dìu hai bên. Tiểu thư họ Tề có tài văn chương thơ phú, quần là áo lượt, trâm ngọc đầy đầu, chỉ tiếc mặt cô dài như mặt ngựa, trên mảnh đất nhiễm phèn trắng bợt ấy mọc lên hai túm cỏ khô. Đó là lông mày của cô. Tôi còn trông thấy thiên kim tiểu thư nhà Hàn lâm họ Cơ có bốn thị nữ theo hầu. Nghe đồn cô ta là một cao thủ trong hội họa, chơi được các loại đàn, chỉ tiếc cô ta mũi nhỏ mắt nhỏ tai nhỏ, in hệt một con chó mắt lồi như mắt cóc. Từ trong ngõ phấn son ùa ra những cô điếm. Các cô đi du xuân, cười cười nói nói, nhí nhảnh nghịch ngợm như lũ khỉ. Trông trước ngó sau đủ rồi, tui ngẫng cao đầu, vênh váo đi lên. Đám choai choai sinh sau đẻ muộn cứ dán mắt vào tui, ngắm từ đầu xuống chân rồi từ chân lên đầu, miệng há hốc. Tui mỉm cười, bụng hả hê. Các con, mở mắt ra mà nhìn, rồi về nhà mà tơ tưởng! Bà hôm nay mở lượng hải hà, cho các ngươi ngắm cho đã mắt. Đám choai choai ngẩn ra hồi lâu, rồi như chợt tỉnh “ồ” lên một tiếng như sấm nổ lúc trời quang, sau đó tranh nhau gào toáng lên:
-Tây Thi thịt cầy, mỹ nương Cao Mật!
Xem kìa, hãy xem người ta mặt thoa da phấn, thắt đáy lưng ông, cổ cao ba ngấn, tiên hạc đôi chân!
Nhìn nửa người trên, thèm muốn mà chết! Nhìn nửa người dưới, sợ hãi mà gục, chỉ mỗi quan Tiền là quái đản, thích nàng Tiên chân to. 
Đừng nói nữa, rừng có mạch vách có tai! Người ta nghe thấy giải lên huyện, lãnh bốn mươi gậy, tan xương nát thịt!
Bọn bây nói nhăng nói cụi gì thì hôm nay bà cũng không giận. Cha nuôi thích là được, bọn bây xá kể gì! Bà đến đây để chơi đu, không phải nghe bọn bay nói bậy. Bọn bay ngoài miệng nói xấu bà, nhưng trong lòng chỉ hận nỗi không được uống nước tiểu của bà!
Lúc này đu đang rỗi, hai dây thừng to đung đưa dưới mưa phùn, đợi tui trèo lên. Tui quẳng chiếc dù ra phía sau, cũng không rõ chàng trai nào trợ giúp, tui như con cá chép đã vọt lên mặt nước, hai tay tóm lấy hai bên dây thừng, vươn người vọt lên lần nữa, hai bàn chân đã đặt trên bàn đế. Các ngươi đã thấy bàn chân to lợi hại thế nào chưa? Tui nói to:
-Các con, hãy mở mắt mà nhìn, bà sẽ trổ tài cho các con xem, để biết đánh đu thì phải như thế nào!
… Vừa nãy có mật con nhỏ không biết là con nhà ai mà vụng về, lại vừa béo vừa đen, mặt cô nàng còn đen hơn than, cặp mông to hơn lồng bàn, chân to hơn cột nhà cháy, người ngợm như thế mà cũng leo lên cây đu! Cây đu là cái gì? Là sân khấu cho người ta biểu diễn, là trưng bầy tấm thân, khoe khoang khuân mặt, là chiếc bánh dập dềnh trên sóng, là ăn chơi nhảy múa, là nơi để đám phụ nữa nũng nịu làm duyên. Vì sao cha nuôi tui cho dựng cây đu trên bãi ngựa? Oâng ấy yêu dân chăng? Xì! cóc phải. Nói thật, đó là món quà ông tặng tui nhân dịp tết thanh minh. Các người có tin hay không? Không tin thì đi hỏi ông ấy. Chiềi tối qua tui đem thịt chó đến cho ông, sau cuộc mây mưa, ông ôm eo tui mà bảo: “Trái tim bé nhỏ, con yêu của ta! Mai là tết thanh minh, cha nuôi dựng cho con cây đu ở ngoài cửa Nam. Cha nuôi biết con đã từng luyện đao thương, con hãy hé lộ đôi chân, không chấn động được tĩnh Sơn Đông thì chấn động vùng Cao Mật cho ta! Để đám dân đen biết rằng, con gái nuôi quan Tiền là Hoa Mộc Lan, hào kiệt trong phái nữ! Để mọi người hiểu rằng, chân to đẹp hơn chân nhỏ. Oâng Tiền muốn sửa đổi phong tục, phụ nữ Cao Mật sẽ không bó chân nữa!”.
Tui nói, cha nuôi à, vì chuyện cha đẻ của tui mà cha nuôi không vui, cha nuôi đảm đương gánh nặng bảo vệ cha đẻ tui. Cha nuôi không vui, tui cũng không lòng dạ nào mà vui thú. Cha nuôi cảm động hôn chân tui, nói:
-Mi Nương, trái tim của ta! Cha nuôi muốn nhân dịp tết thanh minh xua đuổi sự rủi ro trong huyện, người đã chết thì không thể sống lại, nhưng người còn sống thì phải vui lên. Mình khóc khóc mếu mếu, không ai thật lòng cảm thông với mình, nhiều người còn cười nhạo mình. Nếu mình cứng rắn lên, đứng thẳng lên, tỏ ra mạnh mẽ hơn họ, họ sẽ phục mình. Những người viết sách, viết kịch sẽ đưa mình vào sách, đưa mình lên sân khấu. Mi Nương trổ tài trên cây đu đi, khoảng mười năm sau, biết đâu lại có vở Miêu Xoang: Mi Mương đại náo cây đu!
-Thưa cha nuôi, việc khác thì Mi Nương không rành – Tui dùng chân vuốt ve bộ râu của cha nuôi nói – Nhưng đánh đu thì chắc chắn không để cha nuôi phải hổ thẹn. Tui bám hai dây đu bằng hai tay, nhún nhấp mông, chân hơi khuỵu xuống, các ngón chân bấm trên bàn đạp, đưa mông về đằng sau, lại nhún chân khuỵu mông bấm bàn đạp, lại ưỡn ngực ngẩng đầu dướn hai chân. Cái chốt ngang bằng sắt của vây đu kêu kên kẹt. Đu đã bay lên, càng bay càng cao, càng bay càng nhanh, càng bay càng mạnh, dây đu thẳng băng, gió rít ù ù, vòng sắt trên then ngang rít rợn người. Tui cảm thấy lâng lâng như lên cõi tiên, đôi cánh chim đã biến thành cánh tay của tui, ngực tui mọc đầy lông vũ. Tui đu lên tầm cao nhất, người tui như bay, trong lòng rộn ràng như sóng vỗ, như thuỷ triều lúc dềnh lên lúc xuống thấp, như ngọn sóng đuổi nhau, bọt trắng dồn bọt trắng, cá lớn đuổi cá bé, cá bé đuổi tôm tép, ào ào ào… cao cao… cao nữa… Người tui đã nằm ngang trên tầm cao nhất, mặt tui đã chạm vào bụng chim en bay đến góp vui. Tui nằm trên một tấm nệm êm êm, đan bằng gió nhẹ mựa phùn. Đu lên điểm cao nhất, tui cắn lấy một bông hoa của cây cổ thụ, phía dưới ồ lên tán thưởng… Du dương quá, thư thái quá, đắc đạo rồi, thành tiên rồi… Tiếo đó, để cho đê vỡ, cho thủy triều lui, sóng níu sóng, cá lớn dắt cá bé, cá bé dồn tôm tép, đu hạ thấp rồi vút lên cao, dây đu thẳng căng, người tui song song với mặt đất, mắt tui nhìn mảnh đất mầu vàng tươi và những mầm non xanh biết, miệng tui ngậm bông hoa hạnh, mùi thơm thoang thoảng vương trong mũi.
Tui đùa giỡn trên cây đu. Dưới đất là đám choai choai, đám lưu manh vắt mũi chưa sạch, bọn độc thân chưa lập gia đình, tất cả đều hoá rồ. Tui bay lên, chúng “ồ”, bay bay xuống, chúng “á”; “ồ” bay đi, “à” bay lại, mưa phùn đủ làm ẩm áo, ngọt ngào, mằn mặn, gió thổi phồng áo sống, mưa thấm ướt trước ngực, trong lòng cảm thấy đã thỏa. Tuy trong nhà đang có chuyện, nhưng con gái đi lấy chồng như nước đã đổ đi, vậy cha tự lo liệu công việc của cha, từ nay con phải sống những ngày cho con! Con, trong nhà thì có người chồng thật thà trung hậu che chắn nắng mưa; ngoài thì kết bạn với người vừa có quyền vừa có thế, vừa đa tình vừa đa cảm; thích rượu thì uống rượu, thích thịt thì ăn thịt; dám khóc dám cười dám chơi bời dám quậy phá, chẳng ai dám làm gì tui. Đó là phúc, cái phúc mà mẹ tui cơ cực cả đời người ăn chay niệm phật mà có, cái phúc mà số tui được hưởng. Cảm ơn trời, cảm ơn Hoàng thượng và Thái hậu, cảm ơn cha nuôi Tiền đại nhân, cảm ơn Tiểu Giáp dở dở ương ương… Cảm ơn cây gậy của Quan lớn Tiến chuyên dùng cho tui… Đó là bảo bối không dễ mà có trong trời đất, là thuốc của tui. Tui cảm ơn bà mệnh phụ phía sau công đường không lộ mặt, bà không thể sinh nở, khuyên chồng lấy nàng hầu nhưng quan lớn Tiền không nghe.
Tục ngữ có câu: Nước đầy thì tràn, trăng tròn rồi khuyết, người vui chuyện gở, cho vui tranh phân. Trong lúc tui khoe tài ở đám đu, thì cha đẻ Tôn Bính cầm đầu nhân dân vùng Đông Bắc vác thuổng cuốc đinh ba, cầm đòn gánh chàng nạng, bao vây lán trại của bọn Đức đang làm đường sắt, đập chết hai tên bắt sống ba tên. Họ lột hết quần áo bọn bị trói vào cây hòe, đổ nước tiểu lên đầu chúng. Họ nhổ tất cả các cọc mốc đem đốt, họ móc đường ray quẳng xuống sông, họ gở tà vẹt đem về làm chuồng lợn. Họ còn thiêu trụi các lán trại.
Tui cho đu lên hết độ cao, tầm nhìn vượt ra ngoài tường thành, nhìn thấy mài nhà lô xô như bát úp. Tui nhìn thấy con đường lát đá xanh trước cổng huyện, nhìn thấy nơi ở của cha nuôi, những dãy nhà cao to trùng điệp. Tui trông thấy chiếc kiệu lớn bốn người khiêng của cha nuôi đã ra khỏi nghi môn, tên lính lệ mũ đỏ áo trắng gõ thanh la đi trước dẹp đường, theo sau là hai hàng nha dịch, điều mũ đỏ áo trắng, giương cao cờ biển, sau đó mới tới cỗ kiệu. Hai hộ vệ dắt đao bên mình, tay vịn đòn khênh tiến lên theo nhịp chuyển động của kiệu. Theo sao kiệu là thư biện của sáu phòng. Sau ba hôi thanh la, cùng với tiếng hô oai nghiêm của các nha dịch, bọn phu kệu cất bước chạy gằn, thoăn thoắt như gắn lò xo ở gối. Chiếc kiệu rập rình, nhấp nhô như con thuyền lướt trên sóng nước. 
 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui