Danh Môn

Trương Hoán nhẹ nhàng khoát tay ra hiệu cho bình thân, cười nói: “ Đặc sứ bình thân, ban cho ghế ngồi”

“ Tiểu thần tạ ơn hoàng thượng”

Khế Tác Á ngồi xuống ghế, nhưng ngay sau đó ông ta lại lấy ra từ trong ngực áo một phong thư, rồi đứng lên kính cẩn dâng lên Trương Hoán: “ Đây là bức thư do chính tay quốc vương của thần viết gửi tới bệ hạ, xin bệ hạ xem qua”

Trương Hoán nhận lấy bức thư từ tay của Khế Tác Á, nhưng hắn cũng không xem vội, mà đem bức thư đặt ở trên bàn. Sau đó Trương Hoán quay sang hỏi vị đặc sứ kia: “ Hiện tại tình hình trong nước của Bạt Hãn Na quốc thế nào, ngươi có thể giới thiệu qua cho trẫm được hay không”

“ Thần tuân chỉ” Sau đó với cái dáng vẻ trầm tư, Khế Tác Á từ rừ, lược thuật về nội tình đang xảy ra ở Bạt Hãn na quốc: “ Bạt Hãn Na quốc của chúng thần kể từ sau khi bị Đại Thực chiếm đóng, chèn ép, thì thuế khóa ngày thêm trầm trọng. Ban đầu chúng thần chỉ phải nộp thuế với mức một phần mười. Nhưng từ mươi năm trở lại đây, Đại Thực lại ngang nhiên ban cho Tát Mạn gia tộc khu vực đất đai phì nhiêu, màu mỡ nhất ở bên lưu vực sông Chân Châu hà. Vì vậy những người Bạt Hãn Na quốc chăn thả và canh tác ở khu vực này ngoài việc phải một thuế với mức một phần mười, còn phải gánh chịu thêm thuế sử dụng đất của Tát Man gia tộc. Thứ thế này gọi là thuế chăn thả dê, phải nộp ba phần. Ngoài ra người Bạt Hãn Na quốc còn phải gánh chịu nhiều thứ quân phí của Đại Thực, hay Tổng đốc cai trị phí ... Tất cả các loại thuế phí này đồng loạt đổ xuống đầu người Bạt Hãn Na quốc chúng thần, nên sáu bảy phần mười thu hoạch của người dân đều bị bọn người Đại Thực cưỡng thu hết. Không những thế, những năm trước đây Đại thực còn bắt chúng thần phải thay đổi tín ngưỡng, vì thế mà người Bạt Hãn Na
chúng thần vô cùng căm tức, đã nhiều lần nổi dậy phản kháng nhưng đều bị chúng đàn áp thảm khốc. Đặc biệt là từ sau khi Đại Thực Calipha lên ngôi, lại thi hành thủ đoạn mới đối với Bạt Hãn Na quốc, đó là những người Bạt Hãn na quốc nếu như quy phục Đại Thực thì sẽ được giảm một nửa thuế, còn ngược lại nếu những ai không chịu quy phục Đại Thực thì thuế khóa sẽ bị tăng gấp đôi, trở thành hai lần thuế khóa.

Nói tới đây, Khế Tác Á thở dài một tiếng, trong giọng nói của ông ta tràn đầy sự bi thương thống khổ đối với tình cảnh đất nước mình. Ông ta lại so sánh tình cảnh ấy với trước đây là thuộc quốc của Đại Đường: “ Khi Bạt Hãn Na quốc là thuộc quốc của Đại Đường, không hề có tình cảnh ấy, Đại Đường không hề thu của chúng thần một đồng tiền thuế nào, cũng không ép buộc người dân phải thay đổi tín ngưỡng của mình. Vì vậy người dân Bạt Hãn Na quốc lúc nào cũng mong ngóng Đại Đường sẽ quay trở về với sông Chân Châu hà , còn quốc vương chúng thần thì mong ngóng Đường quân như con cái mong ngóng cha mẹ. Thần khẩn xin bệ hạ sớm phát binh, cứu giúp cho chúng thần khỏi cơn hoạn nạn này.”

Trương Hoán nghe xong gật đầu. Lúc này hắn mới mở phong thư do quốc vương Khế Lực viết, gửi cho hắn. Bức thư viết bằng chữ Đột Quyết, vì thế Hồng Lư tự khanh đem dịch nó ra chữ Hán. Bức thư khá dài, những đại ý của nó là: Bạt Hãn Na quốc nguyện một lần nữa được thần phục Đại Đường, cũng tình nguyện được giúp Đường quân đánh đuổi quân đội của Đại Thực.

Trương Hoán lúc này có chút trầm ngâm, hắn hỏi đặc sứ: “ Chẳng lẽ trong tay quốc vương của các ngươi không có quân đội sao”

“ Bẩm hoàng thượng, bọn người Đại Thực kia vì không muốn cho quốc vương chiêu nạp và có quân đội nên đã tước đoạt quyền thu thuế của quốc vương. Nhưng hiện tại trong tay quốc vương cũng có ba ngàn binh sĩ, họ đều là những dũng sĩ của Bạt Hãn Na quốc, tình nguyện chịu sự sai khiến của quốc vương”

Những thông tin mà vị đặc sứ vừa trình bày thật là có nhiều ý nghĩa, nó như một trận gió mát, xua tan màn sương mù trước mắt Trương Hoán. Sau thông tin này, chỉ trong nháy mắt, chiến lược và thế cục mà hắn dự định đã hiện ra thật rõ nét. Lấy Toái Diệp làm trung tâm, rồi phát triển lực lượng ra bốn hướng. Trước tiên là phải tiêu diệt được bọn người Cát La Lộc để gạt bỏ gánh nặng và nguy cơ chờ chực. Còn ba trọng điểm là Bắc Đình, Cửu Nguyên, Tây Thụ Hàng thành cần tập trung hỏa lực sẵn sàng. Đồng thời lệnh cho người Hiệt Kiết Tư phối hợp cũng với Đường quân kiềm chế Hồi Hột, không cho chúng vọng động. Sau đó đánh hạ Thổ Hỏa La để trử bỏ đi nguy cơ phía sau. Ngoài ra Đường quân cần nhanh chóng phát triển về phía đông, tranh thủ thái độ cầu khẩn của Bạt Hãn Na và các nước khác trong khu vực Chiêu Võ để lôi kéo bọn họ . Cứ như vật Đại Đường sẽ tạo được một sự cân bằng với Đại Thực về thế và lực. Và như vậy chiến lược quan trọng thứ hai về Tây Vực không cần nhiều công sức cũng đã hoàn thành.

Nghĩ tới đây, Trương Hoán liền quay sang nói với Khế Tác Á bằng một giọng điệu rất chân thành: “ Ngươi hãy trở về và chuyển cáo với quốc vương các ngươi rằng Đại Đường sẵn sàng mở rộng cánh tay để chào đón Bạt Hãn Na trở về”

Khế Tác Á đã lui ra ngoài, nhưng Trương Hoán thì vẫn đứng bên cửa sổ trầm tư không nói. Lúc này Hàn tướng quốc bước lên, tấu trình: “ Bẩm hoàng thượng, xin hoàng thượng cho phép thần được nói một lời” .

“ Khanh cứ nói đi, không cần câu nệ” Trương Hoán đang trầm tư, liền bị lời nói của Hàn tướng quốc làm cho thức tỉnh, vội vàng trở lại chỗ ngồi.

“ Bệ hạ muốn tiêu diệt bọn người Cát LA Lộc, nhưng người đã tìm ra cách nào để kiềm chế quân Đại Thực ở Thổ Hỏa La tiến lên bắc hay chưa” . Hàn tướng quốc khẽ mỉm cười nói.

Trương Hoán thấy hắn ta có cái bộ dạng bí hiểm ấy, liền cười nói : “ Thôi, có ý kiến gì hay thì khanh nói nhanh ra đi, đừng bắt trẫm phải đoán già đoán non nữa”

“ Thần không dám. Chỉ là buổi sáng ngày hôm nay thần ở Hồng Lư Tự có nghe được một tin, đó là sứ thần của dân tộc Thổ Phiên ba ngày trước đã đến huyện Phượng Tường rồi, và thần dự đoán thì chừng là hôm nay hoặc ngày mai là bọn họ có thể đến Trường An”

“ Ý của ngươi là ...” Trương Hoán dường như hiểu ra được ý tứ của Hàn tướng quốc. Nếu như cùng dân tộc Thổ Phiên kết đồng mình, thì Đại Đường có thể để cho Thổ Phiên xuất binh để kiềm chế quân đội của Đại Thực ở Thổ Hỏa La tiến lên phía bắc. Đây quả thực là một ý tưởng vô cùng táo báo. Trên thực tế thì, đây đã là lần thứ ba Thổ phiên cử đặc sứ sang triều kiến Đại Đường. Vào năm Đại Trị thứ hai, sứ thần của dân tộc Thổ Phiên sang Đại Đường bày tỏ ý nguyện được cùng Đại Đường hòa giải những xích mích, hiểu lầm trước đây. Sau đó đến tháng năm năm Đại Trị thứ ba, sứ giả Thổ Phiên lại một lần nữa đến Đại Đường thỉnh cầu được cùng Đại Đường hội minh. Trương Hoán đáp lại lời thỉnh cầu dó, và cử Hồng Lư Tự Khanh Lê Kiền đại diện cho Đại Đường cùng tiến hành hội minh với sứ giả Thổ Phiên. Vào tháng chín năm Đại trị thứ ba, hai nước cử hành nghi thức hội minh. Trong văn bản hội minh đã được kí kết hai nước thống nhất một số điểm sau: Thổ Phiên thừa nhận, nvaf tôn trọng địa giưới lãnh thổ, đường biên giới chúng của hai nước đã được xác lập từ năm Thiên bảo thứ mười bốn. Đồng thời Thổ Phiên đồng ý phóng thích những dân chúng Đại Đường bị Thổ Phiên bắt giữ trước đây ở khu vực gần biên giới. Còn về phía Đại Đường, Đường quân sẽ phóng thích và trao trả lại số tù binh Thổ Phiên đã Đại Đường bắt giữ trong mấy lần chiến dịch ở Tây Vực, đồng thời Đại Đường cũng trao trả lại tro cốt của những tù binh Thổ Phiên sau chiến dịch An Tây chết bệnh. Sau khi đạt được các thỏa thuận trên hai thiết lập các khu trợ, các trung tâm buôn bán ở Cửu Khúc, Uyển Tú thành, Cũng Tế thành, Bách Cốc thành. Hai bên buôn bán, trao đổi bình thường.

Thật ra việc dân tộc Thổ Phiên chủ động hòa giải với Đại Đường cũng không phải là tình cờ hay xuất phát từ chân tình, mà đó là lẽ tất nhiên của một quốc gia đang hùng mạnh, nhưng giờ đây lại đang suy yếu. Dân tộc Thổ Phiên thực ra có nhiêu tham vọng nhưng sau mười năm tiến hành chiến lược khuếch trương mở rộng đã trải qua nhiều lần chiến tranh, như giao chiến với Đại Đường ở Tây Vực, tranh chấp Thổ Hỏa La với Đại Thực. Trong các cuộc chiến đó Thổ Phiên đều thất bại, từ đó dần dần suy yếu kiệt quệ. Hơn nữa trong nội bộ chính trị của Thổ Phiên, hai đại thế lực tranh chấp quyền hành nên hỗn chiến ác liệt. Từ đó khiến cho Thổ Phiên càng thêm suy sụp không còn đủ khả năng đội chọi lại với Đại Đường được nữa.
Cùng quá là để cho dân tộc Thổ Phiên làm nhiệm vụ kiềm chế bọn người Đại Thực ở Thổ Hỏa La. Nhưng Trương Hoán đối với bọn dân tộc thổ Phiên này thực lòng vẫn còn có điểm chưa yên tâm, hắn lo sợ dã tâm của Thổ Phiên sẽ lại trỗi dậy, lại trở thành kẻ đối địch với Đại Đường. Trương Hoán quay đầu lại nhìn về phía Lý Bí, hy vọng vị sư phó này có thể giúp hắn tháo gỡ mối lo ngại này.
Lý Bì nhìn thấy ánh mặt của Trương Hoán hướng về phía mình lập tức hiểu được ý nghĩ của hắn. Lý Bì liền tiến lên một bước, thi lễ nói với Trương Hoán: “ Bệ hạ, thần tán thành với ý kiến của Hàn tướng quốc, lấy dân tộc Thổ Phiên làm công cụ để kiềm chế quân Đại Thực ở Thổ Hỏa La. Nhưng thần xin bổ sung thêm một điểm nhỏ”

“ Khanh cứ nói thẳng cho trẫm nghe xem, nào”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui