Dạo Chơi Đất Kinh Kỳ


Thường Nghiên hiểu những gì mẫu thân nói, không thì đã không ngoan ngoãn theo đuôi Thường Ngưng suốt mấy năm qua.

Nhưng chỉ nghĩ đến Vương Hi có khả năng được gả đến phủ Tương Dương Hầu là ngực nàng như bị cái gì đó đè nặng, không thể hít thở nổi.
Nhị thái thái biết con còn chưa nghĩ thông, biết con cần thời gian để nghiền ngẫm những gì mình nói.

Mà con gái bà nuôi đương nhiên là bà phải hiểu, không phải nó tối dạ, cũng không phải loại cứng đầu.

Tốt nhất là chờ thêm một thời gian, chờ đến khi con nghĩ thông rồi lại nói tiếp.

Bà chuyển thẳng sang việc khác, nói về hôn sự của trưởng tử:
- Mấy ngày nữa, bên Hàn gia sẽ đến bàn chuyện phòng tân hôn và đồ dùng, kiểu gì mẫu thân cũng phải tiếp họ.

Con cứ theo sát A Ngưng, đừng để nó gây ra trò cười gì trước mặt Hàn gia.

Còn với Vương Hi, cần chủ động thì hãy chủ động, chuẩn bị chưa bao giờ là thừa, nhỡ Vương Hi được gả đến phủ Tương Dương Hầu thật thì lúc đó muốn làm thân cũng muộn rồi.
Thường Nghiên cắn môi, không cam lòng:
- Mẫu thân! Sao mẫu thân cứ nói như Vương Hi sẽ lấy Giải Tứ công tử thế?
Nhị thái thái lạnh lùng nói:
- Coi như con sẽ lấy người ta đi, nhưng chẳng lẽ có một tỷ muội giàu có như Vương Hi lại là chuyện xấu?
Thường Nghiên im bặt.
Nhị thái thái thở dài, ôm con gái, dịu giọng xuống:
- Thế sự vô thường.

Có khi cả hai đứa đều không có duyên phận với người ta.

Nhưng con đừng vì một người đàn ông mà làm mất tình tỷ muội.

Con vốn thông minh, tự biết mẫu thân sẽ không hại con.
Thường Nghiên gật đầu, nhưng trở về phòng vẫn trằn trọc mãi không ngủ.

Trời vừa sáng, nàng đã bàn với a hoàn thân cận của mình là Quế Hương, xem nên tặng Vương Hi cái gì, coi như là bắt đầu tạo dựng quan hệ.
Quế Hương là một a hoàn nhanh nhạy, nghe vậy đã hiểu tâm tư của Thường Nghiên.

Nó không hỏi nhiều mà đưa ra một ý hay vừa lòng Thường Nghiên:
- Tốt nhất là hoa quả đầu mùa, tự nhiên, không có sơ hở gì, và phải tặng cả Phan tiểu thư, Tứ tiểu thư nữa.
Còn Nhị tiểu thư Thường Ngưng, đương nhiên cũng phải có phần.
Nhưng trái cây đắt nhất mùa này lại là anh đào.

Thường Nghiên đắn đo một lát rồi quyết định:
- Mua anh đào biếu tặng các phòng đi, đừng quên chỗ thái phu nhân và Đại bá mẫu.

Còn Vương tiểu thư và Phan tiểu thư, ta sẽ đích thân đưa.
Quế Hương xác nhận rồi kêu người đi mua anh đào.
Vương Hi lại đến hiệu thuốc.

Hôm nay, Phùng đại phu không ra ngoài, giờ đang ngửi ngửi nghiên cứu một đống hương Bách Hoa trong thư phòng phía Tây cạnh phòng ngủ.

Thấy nàng đi vào, ông lập tức vẫy, ra hiệu bảo nàng ngồi xuống ghế bành cạnh mình, vừa hỏi nàng ăn sáng chưa, vừa đưa cho nàng một hộp hương Bách Hoa.
- Con ngửi xem những hương này có gì khác nhau không?
Vương Hi mới ngửi thử mấy hộp đã bị mùi hương kia làm cho lú luẫn.

Phùng đại phu cười ha hả.

Phùng Cao mang một bao than vào.
Vương Hi và Phùng đại phu ra ngoài, ngồi xuống ghế bành gỗ lim ngoài hiên.

Phùng Cao bưng trà tới.
Vương Hi nhấp một ngụm trà rồi tò mò hỏi:
- Ông định làm gì vậy? Những hương này có vấn đề gì ạ?
- Không có gì.

- Phùng đại phu vẫn không muốn nói rõ.

- Ta chế một hộp hương Bách Thảo theo trí nhớ rồi trộn với các hộp khác, muốn các con kiểm tra giúp xem có phân biệt được không.

Sư huynh của con ngửi nửa ngày mà vẫn không đoán được.

Nhưng ta không ngờ con cũng không đoán được đó.
Vương Hi dõng dạc nói:
- Đó là bởi vì mũi của con thính hơn mũi của sư huynh.

Gia gia nhìn sư huynh xem.

Huynh ấy ngửi nhiều như vậy mà vẫn không đoán được, còn con mới ngửi mấy hộp đã không chịu nổi.
Phùng đại phu cười ha hả, đưa cho nàng một quả mận đỏ chót.
Vương Hi cắn rộp một miếng.

Vị chua chua ngọt ngọt, quả lại rất giòn.

Nàng mãn nguyện gật đầu:
- Mận này ngon quá! Không giống mận của thành Bành chúng ta.

Mận của Phúc Châu, Vĩnh Thái cũng không thể giòn như vậy.

Thạch Môn, Hồ Nam chuyên trồng mận xanh mà giờ cũng bắt đầu trồng mận đỏ rồi ạ?
Hai người sành ăn gặp nhau, đương nhiên thích nói chuyện ăn uống.

Phùng đại phu đắc ý kể:
- Không phải! Đây là mận của Đại Lệ, Thiểm Tây.

Sau khi đến kinh thành, ta tình cờ nghe người ta nhắc đến nên dặn họ chú ý, gửi cho ta một giỏ đến kinh thành.

Ban đầu định gửi cho ông nội con một ít, nhưng đường xá xa xôi, ta sợ lúc đến nơi đã không còn tươi nữa, mà ướp muối thì mất đi độ giòn nên thôi.
Vương Hi gật đầu lia lịa, ăn liền một nửa chỗ mận đỏ, cảm giác miệng hơi chát mới ngưng lại, nói:
- Ăn ít còn ngon, ăn nhiều thì cũng không đặc biệt mấy.

Mà ướp muối thì mất đi độ giòn ban đầu nên đúng là chỉ có thể ăn thử lúc còn tươi.
Hai người tranh luận mận đỏ hay mận xanh ngon hơn mất nửa ngày rồi mới quay lại chuyện điều hương.
Vương Hi nói:
- Ông muốn chúng con kiểm tra xem hương của Triều Vân kia có giống hương của mình không ạ? Con thấy làm thế này hơi khó, chẳng thà chúng ta nghĩ cách tạo tên tuổi riêng cho mình, sau đó nghĩ bán túi hương như chùa Đại Giác.

Nếu giống nhau, thể nào mọi người cũng cho rằng chúng ta bắt chước cách điều hương của Triều Vân.

Rồi có khi ông có thể gặp Triều Vân ấy chứ.
Cách này...
Phùng đại phu bật cười, nói:
- Cái đầu nhỏ này của con giống y hệt ông nội con.

Nếu là người khác, họ sẽ lấy trùng tên, có người nhận ra sự khác biệt thì kiểu gì cũng tìm đến.

Nhưng con lại làm ngược lại, tạo hẳn thương hiệu riêng.

Ta chẳng hiểu sao con có thể nghĩ được vậy luôn!
Vương Hi cho rằng, nếu ai cũng giống ai thì không có gì mới lạ, không có gì mới lạ thì sao có thể buôn bán thịnh vượng, mà không buôn bán thịnh vượng thì còn gì vui?
Nàng cười hì hì, nói:
- Có mấy ai nhận biết được mùi hương? Nếu hương và tên tuổi giống nhau, mọi người sẽ tưởng chúng ta lấy được nguồn hàng, chứ không nghĩ đây là chúng ta làm và chẳng biết bao giờ mới điều tra xong.

Nhưng nếu hương giống nhau, tên tuổi khác nhau, mà lại còn rẻ hơn, dễ mua hơn thì lại là vấn đề lớn, cho dù chúng ta không gặp được Triều Vân thì cũng gặp được người của chùa Đại Giác.
Phùng Cao cười nói:
- Con thấy kế của sư muội được đó ạ.

Nhưng chúng ta vẫn phải nghĩ xem nên làm gì tiếp khi người của chùa Đại Giác đến?
Dù sao đó cũng là chùa miếu của hoàng gia, chủ trì quen biết nhiều quý tộc, e rằng sẽ không dễ dây vào.
Vương Hi liếc Phùng Cao một cái rồi nói:
- Cách điều hương của Phùng gia gia được truyền lại, coi như chùa Đại Giác điều tra ra chúng ta thì sao? Cùng lắm là sau này chúng ta không điều hương nữa chứ gì.

Chúng ta đâu sống dựa vào điều hương, không điều hương đâu ảnh hưởng đến chúng ta.

Trừ phi Phùng gia gia muốn vượt mặt Triều Vân kia, trở thành người điều hương nổi tiếng bậc nhất chốn kinh kỳ.
Nói tới đây, nàng còn nở một nụ cười giảo hoạt với Phùng Cao.
Muội ấy đang nghĩ cách kích tướng sư phụ ha? Phùng Cao đứng bên nghe chứ không nói một lời.
Nhưng Phùng đại phu không bị mắc lừa, thay vào đó lại hoảng hốt hồi lâu, rồi cười nói:
- Ta chỉ lấy làm lạ thôi, rảnh đâu đi tranh cái danh thiên hạ đệ nhất hão huyền với người ta.

Ta thấy chuyện này cứ tạm thế này đi, qua tết Đoan Ngọ rồi nói tiếp.

Mấy ngày nay có rất nhiều người tới mua Hoắc hương chính khí* dạng nước và nhân đan.

Mọi người hay ăn điểm tâm nên chúng ta phải làm thêm thuốc viên để giải nhiệt, cũng tranh thủ bán miếng dán tam phục, kiếm tiền hoàn vốn năm nay cho cửa hiệu mới được.
*Một vị thuốc trong Y học cổ truyền có tác dụng giải nhiệt.
Dù không quản việc nhà, nhưng Vương Hi vẫn biết cửa hàng lớn nhất Văn Châu của nhà mình kiếm được bao nhiêu một năm, thế nên chẳng khó để áng chừng chi tiêu của hiệu thuốc.

Nàng nghe Phùng đại phu nói mà giật mình, hỏi:
- Hiệu thuốc làm ăn tốt thế ạ?
Phùng đại phu khiêm tốn nói tạm được, gạt vấn đề này đi.
Vương Hi, Phùng đại phu và Phùng Cao đến Phong Đông lâu ăn cơm.

Trên đường, nàng tìm một cơ hội hỏi Phùng Cao:
- Chúng ta vấn tìm hiểu vì sao Phùng gia gia muốn gặp Triều Vân ạ?
- Ừ! - Phùng Cao nhíu mày, lo lắng nói.

- Huynh cứ bứt rứt, giống như có chuyện gì đó cực kỳ quan trọng mà không nghĩ ra.
Phùng Cao theo Phùng đại phu từ thuở còn thơ, có lẽ đã nghe được gì đó.

Vương Hi không thúc giục Phùng Cao.

Ba người vui vẻ ăn chuông chiên giòn và vịt quay.
Nàng thấy da vịt chấm đường cát trắng là tuyệt nhất nên không quên mua một con về cho Thường Kha.
Thường Kha rất thích, giữ Vương Hi lại ăn khuya, cũng nói:
- Vịt quay của Phong Đông lâu để qua đêm sẽ không ngon, muốn ăn thì phải ăn ngay.
Vương Hi đã ăn no nê, nhưng Thường Kha không dám ăn nhiều vì sợ đêm khó tiêu nên nàng đành phải mang nửa con vịt về Tình Tuyết viên, cho người hầu trực đêm làm bữa khuya.
Bạch Truật ở nhà kể rằng Thường Nghiên tới chơi, còn tặng một rổ anh đào.
- Nô tỳ hỏi có chuyện gì không nhưng đằng ấy không nói nên nô tỳ đành nhận trước.

Tiểu thư xem chúng ta nên đáp lễ họ thế nào ạ?
Giảm tiền thưởng xuống là để cho Thường Ngưng một bài học.

Ấy thế mà Thường Ngưng vẫn tùy hứng như cũ.

Vương Hi thấy không thể đối xử với Thường Ngưng theo lẽ thường được rồi.

Song, Thường Nghiên đã thay đổi, thử làm thân với nàng.

Đương nhiên nàng sẽ không từ chối —— Nếu nàng thân với Thường Nghiên, thể nào Thường Ngưng với cái tính đó cũng không chịu được
Mới nghĩ tới cảnh Thường Ngưng mặt nặng mày nhẹ, Vương Hi đã cảm thấy vui.
- Vậy thì đáp lễ bằng sơn trà đi.

Mấy ngày tới có thể đun nước uống.
Bạch Truật thưa vâng, lui xuống chuẩn bị.
Hôm sau, Vương Hi đến vấn an thái phu nhân, thấy thái phu nhân tiếp bọn nàng bằng nước đường sơn trà.
Một a hoàn đứng hầu bên cạnh nịnh thái phu nhân:
- Tam tiểu thư và biểu tiểu thư hiếu thảo quá.

Sáng hôm qua có Tam tiểu thư biếu anh đào, đến tối lại có biểu tiểu thư biếu sơn trà.
Thái phu nhân nhướng mày, vui vẻ nói:
- Các cháu đều rất ngoan!
Thường Kha giỏi nhìn mặt đoán ý hơn Thường Ngưng, nghe vậy lập tức cười nói:
- Cháu không có tiền như Tam tỷ và biểu muội, nên chỉ có thể tự làm ít đồ để biếu bà nội và tặng mọi người thôi.
Vương Hi không muốn Thường Kha thành bia ngắm nên bảo ngay:
- Cháu thấy Tam biểu tỷ tặng anh đào mời giật mình nhận ra mình bất hiếu, vội sai người ra phố mua ít sơn trà.

Người hiếu thảo thật sự mới là Tam biểu tỷ, cháu đây chỉ là mượn hoa hiến Phật thôi ạ.
Có hai đứa khôn khéo là Thường Kha và Vương Hi phụ họa, mọi người không những không đua tranh như Thường Ngưng hi vọng, mà còn tung hứng cho nhau, làm mát mặt nhau.
Thái phu nhân vui lắm, thưởng cho Thường Nghiên một đai trán đính ngọc trai, thưởng cho Vương Hi một quạt tròn trúc tương phi thêu mèo con vờn bướm, mặc dù không quý bằng cái của Thường Nghiên nhưng rất hữu dụng, lại còn rất đáng yêu.

Vương Hi rất thích.
Ngược với đó là Thường Ngưng, mặt xị ra như bị ai đó nợ tám trăm lượng bạc, lúc ra về còn không đợi Thường Nghiên..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui