Đạo Mộ Bút Ký

Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
.
Câu chuyện về Cầu Đức Khảo đến đây tạm dừng, tiếp theo là những diễn biến xảy ra khi Giải Liên Hoàn đi tìm chú Ba.

Lời kể của chú Ba rất rõ ràng, rành mạch, khiến tôi có thể hiểu được
nguyên nhân sâu xa bên trong. Tôi thật không ngờ chú Ba đã dính vào
chuyện này từ lâu. Hơn nữa là công ty của A Ninh và nhà họ Ngô chúng tôi lại có liên quan sâu sắc đến thế.

Chú Ba sau khi một mạch kể tuồn tuột ra hết thì nghỉ một lát, bảo tôi nếu có câu hỏi gì, hay có gì không tin thì bây giờ có thể hỏi chú luôn.

Tôi biết chú chỉ dỗi thế thôi, rõ ràng là vì ban nãy tôi không tin ổng, cho nên ổng vẫn còn để bụng lắm.

Tôi ngẫm nghĩ một lúc, không thể xổ toẹt là không tin được rồi, nhưng quả thực có mấy chỗ tôi vẫn thấy chưa được rõ ràng.

Vừa rồi chúng ta cũng đã biết, Cầu Đức Khảo và Giải Liên Hoàn đã gian díu với nhau từ lâu, lúc đó thấy mặt nhau chẳng qua chỉ là một lần gặp
lại. Vả lại, căn cứ vào những chuyện mà tôi biết sau này, tôi đoán rằng
mục đích khiến Cầu Đức Khảo tìm đến Giải Liên Hoàn rất có thể chính là
muốn hắn trà trộn vào đoàn khảo cổ Tây Sa của Trần Văn Cẩm, lặn xuống
ngôi mộ dưới đáy biển của Uông Tàng Hải để lấy một vật cho lão. Mà vật
đó rất có thể là thứ Uông Tàng Hải dùng để cất giấu bí mật của Đông Hạ:
xà mi đồng ngư.

Như vậy, Cầu Đức Khảo biết tin tức về mộ huyết thi chính là do tự chú Ba để lộ ra. Điều này không có nghi vấn gì nữa, nhưng còn ngôi mộ dưới
đáy biển? Một nơi bí mật như vậy, vì sao Cầu Đức Khảo lại có thể biết
đến nó được? Lẽ nào cũng là do chú Ba tiết lộ cho lão biết sao? Không
thể có khả năng này được.

Còn nữa, nếu dựa theo cách nói của chú Ba thì rõ ràng toàn bộ nguyên
nhân ở đây đều bắt đầu từ cuốn sách lụa Chiến quốc. Thế nhưng, Uông Tàng Hải ở Tây Sa và sách lụa Chiến Quốc thì liên quan quái gì tới nhau
được? Vậy thì vì sao Cầu Đức Khảo lại đánh mắt sang đến tận Tây Sa?

Tôi liệt kê những vấn đề này ra, chú Ba nghe xong liền gật đầu bảo:
“Mày nghĩ đến đúng điểm mấu chốt rồi đấy. Quả thực kẻ sai Giải Liên Hoàn trà trộn vào đội khảo cổ chính là Cầu Đức Khảo. Nhưng có điều, mày mới
chỉ đoán đúng có một nửa thôi. Theo chính lời lão ta đã nói, bảo Giải
Liên Hoàn vào cổ mộ lại không phải là vì xà mi đồng ngư, mà chỉ muốn để
hắn chụp lại hình ảnh thi thể bên trong quan tài.”

Về phần lý do vì sao thì lão người nước ngoài kia không chịu nói.
Đồng thời, cả chuyện lão moi được tin tức về mộ Uông Tàng Hải từ đâu ra, lão cũng không chịu tiết lộ nốt. Lúc chú Ba hỏi thì lão bèn dùng một
câu cách ngôn của Trung Quốc, ra vẻ thần thần bí bí: “Thiên cơ bất khả
lộ.”

“Có điều,” chú Ba sáp lại gần tôi nói, “Sau này có xảy ra một chuyện, làm chú ít nhiều cũng đoán ra được chút gì đó. Mày nghe thử xem có lý
hay không.”

Tôi gật đầu bảo được. Chú bèn ngồi ngay trên giường, dùng ngón tay vẽ ra mấy điểm. “Chú từng nghĩ, khi lão già ngoại quốc kia trở lại Trung
Quốc, nhắm chòng chọc vào Tây Sa thì đã là một năm sau chuyện ở Trường
Sa, suy ra, lão biết đến sự tồn tại của ngôi mộ dưới đáy biển hẳn cũng
chỉ trong một năm này. Như vậy, trong một năm ấy chắc chắn đã xảy ra một sự việc gì đó, tiếp theo thì Giải Liên Hoàn nắm được tin tức về việc
này.”

“Nhưng chúng ta lại biết rõ rằng, trong khoảng thời gian đó Cầu Đức
Khảo đã chịu một đả kích rất lớn, dĩ nhiên không thể chỉ vì một tin tức
dưới đáy biển có cổ mộ đã hồi tỉnh ngay lập tức, rồi toàn tâm toàn ý tập trung vào một việc khác chả liên quan. Trong lúc đó, chuyện có khả năng thu hút sự chú ý của lão nhất, hẳn chỉ có thể là những chuyện liên quan liên quan đến cuốn sách lụa Chiến quốc mà thôi. Như vậy, chúng ta có
thể suy ra được, sự việc kia chắc chắn có liên quan đến cuốn sách lụa.
Cầu Đức Khảo bị tin tức về sách lụa Chiến quốc thu hút trước, sau đó mới chú ý đến chuyện Tây Sa.”

“Đến đây thì không sao đoán được sự việc đó rốt cuộc là cái gì, tuy
nhiên, căn cứ vào những sự kiện đã xảy ra về sau, chú thấy rất có thể
lão già nước ngoài này đã gặp được một người. Người này hẳn là đã từng
vào trong ngôi cổ mộ dưới đáy biển, và rất có thể, chính kẻ này đã giúp
Cầu Đức Khảo giải mã được bí mật đằng sau bản đồ sao trong cuốn sách
lụa. Mà bí mật này tất có liên quan đến cổ mộ của Uông Tàng Hải, đẩy sự
hứng thú của Cầu Đức Khảo về phía Tây Sa. Vì vậy, Cầu Đức Khảo mới đến
Trung Quốc lần nữa, tìm Giải Liên Hoàn, âm mưu trà trộn vào trong đội
khảo cổ.”

“Sao chú khẳng định là lão ta đã gặp một người, chứ không phải là lại xảy ra một sự việc nào khác?” Tôi hỏi lại.

Chú Ba đáp: “Là bởi vì tài liệu. Những tài liệu của Cầu Đức Khảo về
ngôi cổ mộ này quá chính xác, nhất định là do có người đã vào đó trước,
rồi sau mới soạn lại, chứ không còn bất cứ khả năng nào khác có thể
khiến lão nắm được nhưng thông tin tỉ mỉ đến thế.”

Tôi gật đầu. Cái này cũng có lý lắm, nhưng mà bản đồ sao trong cuốn
sách lụa Chiến quốc thì có liên quan gì đến cổ mộ thời Minh? Chuyện này
thực sự có phần khó tin. Lẽ nào Thiết Diện Sinh xem được tinh tượng,
biết hơn ngàn năm sau sẽ có một gã đồng nghiệp xây mộ ở nơi đó chăng?

Nếu xem tinh tượng mà dự đoán được đến cả những thứ lông gà vỏ tỏi
thế này thì chỉ e đến nay cũng chẳng thất truyền nổi. Điểm này, còn phải khảo cứu đã.

Sự việc sau đó chính là câu chuyện ở Tây Sa. Sau lần đó, mọi chuyện
đều rối thành một mớ bòng bong. Toàn bộ đội khảo cổ đều biến mất trong
ngôi cổ mộ dưới đáy Tây Sa sâu thẳm, chỉ có một mình chú Ba là trở về.
Có một dạo Cầu Đức Khảo đã từng cho rằng chính chú Ba đã giết chết tất
cả mọi người. Thế nhưng, xem biểu hiện của chú Ba sau đó thì chính bản
thân chú cũng hoàn toàn không nắm rõ được nội tình cụ thể. Sự việc này
đã trở thành một bí ẩn khổng lồ. Chân tướng ra sao, còn phải xem chú Ba
nói thế nào đã.

Nghỉ lấy hơi trong chốc lát, chú Ba làm một động tác tay, chuẩn bị
tiếp tục kể. Tôi cũng lên dây cót tinh thần trở lại, ngồi thẳng người
lên.

Trước tiên, chú hít một hơi thật sâu, hiển nhiên là muốn thay đổi tâm trạng. Vừa rồi kể toàn là chuyện của Cầu Đức Khảo, chẳng ra đâu vào
đâu, hiện giờ việc tiếp theo cần nói đến, là những gì chính bản thân chú đã trải qua.

Hít thở xong, sắc mặt chú trầm hẳn xuống, ngữ điệu cũng trở nên thật chậm, có phần do dự.

Chú ngẫm nghĩ, rồi lại rào trước với tôi: “Phải nói lại hồi trước, về vụ Tây Sa, có một việc, lúc ấy ở bệnh viện chỗ Tế Nam đúng là chú Ba đã lừa mày. Có điều, chú cũng là vạn bất đắc dĩ, cho đến nay chú vẫn day
dứt vụ đó, thật sự không muốn nhắc lại lần nữa, mày phải hiểu cho chú.”

Tôi gật đầu, cũng không đáp lời. Chuyện bị chú Ba lừa tôi đã sớm biết từ lâu. Tôi cũng không muốn trách chú, tôi chỉ cần biết sự thật thôi.

Chú Ba hớp miếng nước rồinói tiếp: “Thực ra, phát hiện thấy ngôi mộ
dưới đáy biển chỉ là vở kịch chú mày diễn thôi. Từ rạng sáng hôm đó chú
đã cùng Giải Liên Hoàn đi vào đó một lần rồi. Có điều, chỗ chú vào có lẽ không giống với nơi chúng mày vào, bởi vì Giải Liên Hoàn có tài liệu
cực kỳ chi tiết. Bọn chú vào là vào thẳng luôn trung tâm cổ mộ, bởi sự
ủy thác của lão nước ngoài kia, nên mục tiêu là phòng đặt quan quách của Uông Tàng Hải.”

“Ý chú là một trong ba mộ thất ở giữa à?” Tôi nhớ lại kiến trúc của ngôi mộ dưới đáy biển.

Chú Ba liền cười khổ lắc đầu: “Không, chỗ mày nói tới kia chỉ là tầng thứ nhất của cổ mộ. Ngôi mộ thuyền đắm này cực kỳ rộng lớn, lớn hơn
tưởng tượng của mày nhiều. Quan quách của Uông Tàng Hải nằm sâu tít tận
đáy cổ mộ, hơn nữa lại trong tình trạng cực kỳ cổ quái… dùng ngôn ngữ
khó hình dung lắm.”

Hồi đó tài liệu mà Giải Liên Hoàn lấy được từ tay Cầu Đức Khảo tương
đối chi tiết, có thể thấy tài liệu gốc nằm trong tay Cầu Đức Khảo hẳn là cực kỳ có uy tín. Đồng thời, Cầu Đức Khảo còn cung cấp cho Giải Liên
Hoàn một bộ máy ảnh kèm đèn flash. Nghe nói đó là loại tiên tiến nhất
thế giới vào năm ấy, cực kỳ nhỏ nhắn, lại còn có tính năng chống thấm.

Tài liệu cho biết, ở bên trái bãi đá san hô ngầm mà đội khảo cổ khảo
sát khoảng nửa dặm có một nơi mà dân bản xứ hay gọi là “Sa đầu tiêu”, là một hệ thống đá ngầm san hô do mấy chục tảng đá ngầm lớn cùng hằng hà
sa số những khối đá ngầm nằm dưới nước tạo thành. Toàn bộ khu vực đá
ngầm này nối thành một thể ở dưới nước, là một bộ phận của một rặng san
hô khổng lồ. Ở nơi đó, trong một phiến đá ngầm có một động đá vôi chìm
trong nước, nằm bên dưới mặt biển, cho dù vào lúc thủy triều xuống cũng
chỉ lộ ra một phần rất ít. Đây chính là cửa để thợ thủ công dẫn nước vào phong bế ngôi mộ thuyền đắm. Do đó, đi vào đây là sẽ tiến thẳng được
vào tận bên trong rặng đá san hô. Con thuyền đắm khổng lồ dưới đáy biển
kia chính là được chôn giấu dưới tầng cát biển trong lòng rặng đá ngầm
này.

Chỉ cần đi vào hang đá san hô là có thể một đường tiến thẳng vào bên
trong con thuyền đắm. Sau đó phải đi như thế nào, phải cẩn thận với
những thứ gì, trong tài liệu đều ghi rất tường tận. Quả thực ngôi mộ cổ
này cứ như thể là do Cầu Đức Khảo thiết kế nên vậy.

Tài liệu chi tiết đến vậy, dù có là tài liệu thời cổ đi chăng nữa
cũng không thể đạt đến trình độ này được. Cho nên, chú Ba mới ngờ rằng
ngôi mộ cổ dưới đáy biển kia, chỉ e từ lâu đã sớm có người đặt chân vào. Có thể, người này tuy vào được đến nơi nhưng ra tay lại không thành,
cho nên Cầu Đức Khảo không thể không tìm người hỗ trợ một lần nữa.

Bản thân Giải Liên Hoàn cũng biết người biết ta, hiểu rõ khả năng
cũng như vị trí của bản thân, cho nên không đáp ứng bất cứ yêu cầu nào
đòi hỏi phải xuống đất. Nhưng thân phận của Cầu Đức Khảo lại khác. Một
là Giải Liên Hoàn cảm thấy mình mang nợ lão, hai là trong suốt một năm
qua, Giải Liên Hoàn đã tham gia vào rất nhiều hoạt động trong gia tộc,
rốt cuộc cũng được xuống đổ đấu vài lần, lá gan, kiến thức và thân thủ
đều khác hẳn ngày trước. Vả lại, điều kiện Cầu Đức Khảo đưa ra cũng rất
cao, bản thân hẳn lại đang trong độ tuổi tự tin đến mù quáng, cho nên
cuối cùng vẫn đáp ứng như bị ma xui quỷ khiến.

Lúc đó, sau khi chú Ba biết lão già ngoại quốc và Giải Liên Hoàn có gian tình (=]]]), liền cực lực phải đối Giải Liên Hoàn tham gia vào đội khảo cổ. Tuy
nhiên, sau đó đã xảy ra rất nhiều chuyện, khiến chú Ba cảm thấy sự việc
có gì đó cực kỳ không ổn. Vì đã biết mục đích thật sự của lão già ngoại
quốc và Giải Liên Hoàn, chú Ba bèn mạo hiểm liều một lần. Chú thuyết
phục Văn Cẩm, cố ý để cho Giải Liên Hoàn tham gia đội khảo cổ, ngoài mặt không lộ vẻ gì, nhưng thật ra đà ngấm ngầm theo dõi xem hắn sẽ hành
động như thế nào.

Mọi việc cứ thế mà phát triển, cứ như thể ma xui quỷ khiến. Phải nói
là chuyện này hãy còn lắm ẩn tình, nhưng những cái đó đều không quan
trọng, ở đây giản lược lại, chỉ nói đến chuyện Giải Liên Hoàn ở Tây Sa,
và về sự việc xảy ra trước cái đêm hắn gặp sự cố thôi.

Hôm đó, công tác của đội khảo cổ đã tiến vào ngày đầy tiên của giai
đoạn cuối cùng, công tác trục vớt chuẩn bị kết thúc, việc cũng nhẹ
nhàng, cho nên trước khi đi ngủ mọi người uống chút rượu, ngủ rất say.

Giải Liên Hoàn chờ mãi mới có được cơ hội này. Bây giờ chẳng mấy ngày nữa là kết thúc công việc, hắn biết mình phải tận dụng thời cơ ngay vì
sẽ không có lần thứ hai nữa. Vì vậy, sau khi xác định mọi người đã ngủ
say hết, hắn bèn giả bộ đi tiểu, nhưng kỳ thực là đi thám thính thực hư, rình cơ hội chuồn xuống biển.

Hắn không biết rằng, thằng bạn chơi chung từ thưở mặc quần thủng đít
kia, cái thằng dại gái Ngô Tam Tỉnh, giờ đã là một tay lão luyện giang
hồ, tâm tư vừa kín đáo lại tinh ranh, từ lúc leo lên thuyền, nhất cử
nhất động của hắn đều đã bị người này theo dõi kỹ càng.

Lại nói, hồi đó chú Ba cũng khá là uất ức. Chú từ lâu đã ngứa mắt đủ
kiểu với Giải Liên Hoàn. Vì không biết mục đích của Giải Liên Hoàn, nên
khi ở trên thuyền, đối với chú Ba, Giải Liên Hoàn chính là một quả bom
hẹn giờ, không rõ uy lực, cũng không biết lúc nào sẽ phát nổ tan tành,
cái lúc vốn có thể cùng Văn Cẩm sung sướng tâm sự chuyện yêu đương, thì
lại thành ra phải nhăm nhăm phòng bị hắn.

Còn có một nguyên nhân tương đối khó nói mà chú Ba không đề cập trực
tiếp, thế nhưng tôi vẫn đoán được từ lời kể của chú: rõ ràng là Văn Cẩm
rất ưa thích Giải Liên Hoàn. Hắn ta đích xác là một tên công tử bột
chính hiệu, biết cách lấy lòng chị em phụ nữ, tình tính khác với chú Ba
rất nhiều; hơn nữa, tướng mạo và nhiều phương diện khác của hắn không hề kém chú Ba chút nào. Chú Ba là loại tay mơ trong tình trường, khó tránh khỏi việc ghen tuông.

Thế nên Giải Liên Hoàn có động tĩnh là chú Ba mừng đến phát cuồng.
Lúc Giải Liên Hoàn vừa hạ xuồng cao xu xuống, định chèo ra xa khỏi con
tàu đánh cá thì chú Ba đột nhiên xuất hiện, dùng một tay đè hắn xuống,
ấn chặt lên boong thuyền.

Chú Ba đột ngột xuất hiện làm Giải Liên Hoàn không kịp lường trước,
nhưng khi hắn vừa nhận ra đó là chú Ba thì, ngược lại, không còn sợ hãi
nữa. Bởi vì, nếu là người khác thì lúc đó dễ bị ụp cái mũ phản quốc trốn sang Việt Nam, nhưng nếu là chú Ba thì khác. Cả hai đều nắm thóp nhau,
chú Ba cũng không phải loại tự bắt bí chính mình, cho nên, hắn bèn nhẹ
giọng bảo chú buông tay ra.

Tuy nhiên, chú Ba đã chất chứa căm hờn với hắn từ lâu, hơn nữa vẫn
còn khúc mắc, có lý nào lại thả cho hắn chạy đơn giản vậy. Chú nghiến
răng nghiến lợi vặn cho hắn suýt gãy tay, hỏi hắn trăm phương ngàn kế
hòng chui vào đội khảo cổ, lại chuồn ra biển khuya như vậy, rốt cuộc là
muốn làm gì?

Vụ này chú cũng hơi bị mượn gió bẻ măng, cố tình xả nỗi ấm ức của bản thân. Giải Liên Hoàn lúc đầu còn ngang ngạnh cãi bướng, nhưng trong
lòng cũng âm ỉ lửa thiêu. Ở Trường Sa, ngoại trừ những bậc bề trên ra
thì làm gì có ai dám đối xử với hắn như vậy, vì thế hắn hạ thấp giọng mà chửi bới luôn mồm.

Chú Ba căn bản không tiêu hóa nổi cái bản mặt kia, nghe hắn chửi liền cứ thể thẳng tay dúi đầu hắn xuống nước, cho đến khi mắt hắn trợn trắng mới nhấc lên. Cứ thế lặp lại ba lần bảy lượt, Giải Liên Hoàn đã rũ cả
ra, đành phải xin tha.

Bấy giờ chú Ba mới hỏi lại câu ban nãy, hắn bèn đem tất cả mọi chuyện từ trước đến giờ nói rõ ngọn ngành.

Sau khi nghe xong, hai mắt chú Ba sáng lòe, không tin nổi vào lỗ tai
mình nữa. Hóa ra dưới đáy biển này lại còn có cả một ngôi mộ thuyền đắm
nữa cơ đấy! Đây thật sự là chuyện không thể ngờ được. Trong cuốn bút ký
của ông già nhà mình cũng từng ghi lại lời người xưa kể về thuyền táng
dưới đáy biển, có điều loại hải đấu này cực kỳ hiếm gặp, chính bản thân
ông bô cũng chỉ là nghe nói thôi chứ không phải tự tìm hiểu. Nơi đáy
biển mênh mông, cát trải vạn dặm, muốn tìm được một manh mối còn khó hơn gấp vạn lần so với trên đất bằng. Ấy vậy mà một lão già người nước
ngoài lại có thể biết được tường tận đến vậy, rốt cuộc lão là thần thánh phương nào?

Nghĩ đến đấy, chú Ba liền thấy trong lòng ngứa ngáy khó chịu, chỉ hận không thể lập tức xuống dưới biển xem tận mắt lấy một lần. Chú liền
buông Giải Liên Hoàn ra, nói nhỏ: “Chỉ thế thôi à? Thế mà mẹ kiếp cậu
đéo nói sớm, quan hệ giữa tớ với cậu là như nào cơ chớ? Nói ra thì có
làm sao? Không lẽ tớ nẫng tay trên của cậu được chắc?”

Giải Liên Hoàn đã oải lắm rồi, bèn nói: “Chuyện này là tớ phải gạt
ông già nhà tớ ấy chứ, đương nhiên cũng không muốn cho các cậu biết rồi. Với lại tớ và cậu nào có thân thiết gì đâu, nói ra tớ lại sợ có thêm
bất trắc. Cậu cứ thử nói thật lòng mà xem, nếu tớ nói thẳng ra thì cậu
có còn cho tớ vào đội khảo cổ nữa không?”

Chú Ba thầm nghĩ thử thấy cũng đúng, đã thả lỏng tinh thần hơn nhiều, liền bảo với hắn: “Coi như cậu có lý. Có điều tớ phải nhắc nhở cậu, lão Cầu Đức Khảo này ở Trường Sa người ta gọi là “lão đầu bạc”, cha này
cũng không phải loại đơn giản đâu. Này người anh em, tớ thấy cái đấu này đổ cũng chả ngon lành gì, hay là cậu tạm thời bỏ qua đi, chúng ta về
tìm mấy người nữa bàn bạc cho kỹ, hoặc là lần này để người anh em là tớ
đây đi với cậu, cậu nói sao? Không phải nói khoác chứ anh em nhà cậu
đây kinh nghiệm còn phong phú hơn cậu đó.”

Giải Liên Hoàn “hứ” một tiếng khinh bỉ, đáp: “Thường nghe Ngô Tam
Tỉnh cậu ranh còn hơn khỉ, đúng là không phải nịnh hót. Cậu muốn dây máu ăn phần thì cứ nói thẳng ra, chúng ta đã cùng hội cùng thuyền, đến nước này rồi thì dù cậu có nói thế nào, tôi còn có thể từ chối được hay
sao?”

Chú Ba nghe xong, trong lòng cười lạnh, thầm nhủ cái thằng công tử
bột này coi như cũng biết điều đấy. Thế là hai người tạm thời kết bè kết đảng, thỏa thuận sau khi đi vào rồi ai thích gì lấy nấy, không ai dính
dáng gì đến ai, ra ngoài rồi lỡ có lấy phải hàng lởm thì cũng đừng hối
hận.

Hành động của chú Ba lúc đó không thể bảo rằng vì hám lợi, nói ra thì cũng chẳng rõ ràng, thậm chí còn khiến người ta có cảm giác cứ giống
hệt như những gì Bàn Tử hay làm, có thể thấy tính tình của chú Ba cũng
không phải trưởng thành lên trong một sớm một chiều.

Thề độc xong, thu xếp hoàn chỉnh trang bị, hai người hạ xuồng cao su, thừa lúc đang đêm liền xuống biển, lần mò chèo đi suốt quãng đường. Dựa vào la bàn, chẳng bao lâu đã đến chỗ rặng đá san hồ “Sa đầu tiêu” mà
lão nước ngoài nhắc tới. Chú Ba ngẩng đầu nhìn lên, đang lúc mây đen lấp kín mặt trăng, cả rặng đá san hô tối tăm mịt mùng, thầm giật mình một
cái, nói với Giải Liên Hoàn: “Cậu đúng là chọn thời cơ tốt ghê gớm, giờ
ánh trăng đến một tia sáng cũng chả có, mây đen úp đấu, vào động mù lòa, đi hai về một. Hoặc tớ, hoặc cậu, sợ là sẽ có một đứa phải ở lại trong
đây, thôi khỏi màu mè gì nữa, tớ với cậu thân ai nấy lo nhé.”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui