Đảo Thanh Mai

Editor: Nguyệt Mẫn

Mặc dù trên đầu tôi chỉ là bị thương ngoài da, nhưng do cọ vào tường, vì đề phòng chuyện nhiễm trùng nên tốt nhất vẫn phải xử lý.

Ông tìm khắp nhà mới ra được một chiếc tăm bông iodophor dùng một lần cho tôi xử lý vết thương, nhìn đi nhìn lại vẫn không biết nên sức vào chỗ nào.

"Chị lại đây, em không biết nên sức chỗ nào thì được!" Ông cầm tăm bông chạy về phía bà cô.

"Ôi, đừng đừng! Thấy máu là chị ngất đấy!" Bà cô tránh tăm bông của ông như tránh dịch, nhảy cẫng lên còn hơn cả thỏ.

"Ông..." Thật ra tôi định nói là cứ để tôi vào phòng tắm tự làm là được rồi, nhưng ông không hề nghe tôi gọi gì cả.

Ông bối rối nhìn tăm bông, đưa ánh mắt nhờ giúp đỡ về phía người thứ tư ở đây...

Nhạn Vãn Thu đang ngậm cọng râu mực trong miệng vừa xem anime, đột nhiên cô bé cảm nhận được ánh mắt của ông bắn tới mình, đối mặt rất chi là bình tĩnh, ông còn chưa mở miệng thì cô bé đã nói: "Con vẫn là con nít mà."

Ông nội: "..."

Ông cũng cảm thấy để một cô bé năm tuổi xử lý vết thương cho tôi cũng hơi kỳ nên đành cầm tăm bông đi vào bếp.

Một lúc sau Nhạn Không Sơn đang bận rộn trong bếp đi ra, mà cây tăm bông kia đã đổi sang tay anh.

Từ cục cảnh sát về cũng đã một giờ chiều nên ông dứt khoát nói họ ở lại ăn cơm rồi hãy đi. Nhạn Không Sơn không từ chối gì nhiều mà đã lập tức đồng ý, còn chủ động xin làm đầu bếp cho hôm nay.

"Để tôi xem nào..." Nhạn Không Sơn ngồi bên cạnh rồi đưa tay vén tóc trên trán tôi lên: "Hơi sưng một chút, có choáng không?"

Tay anh ấy nóng quá, vuốt một sợi tóc thôi cũng thoải mái nữa, lông mi dài thật dài, mắt anh và Nhạn Vãn Thu nhìn siêu giống nhau, sao lúc trước tôi lại thấy gà trống nuôi con nhỉ?

"Dư Miên?"

Bỗng nhiên tôi hoàn hồn: "À... Không, không choáng ạ."

Nhạn Không Sơn nắm lấy tăm bông rồi thoa thuốc sát trùng, nhẹ nhàng áp vào vết thương của tôi.

"Không choáng là tốt rồi."

Bà cô che mắt lại he hé một chút ra nhìn sang: "Không được không được, bà không xem được cái này." Bà như chạy trốn vào phòng bếp, chỉ số trên đầu xám xịt thoạt nhìn đúng thật là rất sợ hãi: "A Hiển, chị đến giúp đây."

Mặc dù thuốc khử trùng đã hết rát nhưng dị vật đụng vào vết thương vẫn sẽ hơi nhói nhói. Tôi nhịn không được mà hít một tiếng làm động tác của Nhạn Không Sơn dừng lai.

"Đau à?"

"Không sao ạ, đau chút chút thôi." Tôi dùng ngón tay dựng một khoảng cách nhỏ tí tẹo ở giữa.

Còn chưa dứt lời, miệng vết thương lập tức cảm nhận được một luồng gió lạnh, Nhạn Không Sơn vừa thổi vừa tiếp tục xử lý vết thương cho tôi.

Tôi xoắn hai tay mình lại, hoàn toàn không còn cảm thấy một chút đau đớn nào nữa.

Anh nhích gần đến giọt máu nhỏ xuống cổ áo tôi, vì rơi vào áo sơ mi trắng nên dễ thấy vô cùng, chắc là lúc đánh Đinh Bạch Chu còn vươn lại.

Dường như chỉ là một cái chớp mắt, khi Nhạn Không Sơn lùi lại rồi nói với tôi là đã ổn rồi, lòng này chợt mất mát vô cùng, khóc than cho khoảng thời gian tươi đẹp luôn luôn ngắn ngủi.

"Hai ngày này em không cần phải đến tiệm phụ đâu, ở nhà nghỉ ngơi đi." Ném tăm bông vào thùng rác xong, lúc Nhạn Không Sơn đứng dậy còn xoa nhẹ đầu tôi một cái.

Tôi để ý là anh cẩn thận tránh đi miệng vết thương của tôi mà trong lòng trở nên tê dại: "Chỉ là một vết thương nhỏ thôi, không sao đâu ạ." Trước tôi không biết thích một người sẽ như vậy, muốn gần bên anh, kề cạnh anh một ngày hai tư giờ, tách ra rồi sẽ cảm thấy cuộc sống như thiếu đi chút gì đó: "Em làm được!"

Giờ tôi mới thấy may mắn là lúc trước không thử một lần với Phó Duy, nếu thử rồi, tôi chỉ e sẽ không biết sau này sẽ như thế nào nữa.

"Không, em không được đâu. Vết thương nhỏ cũng phải chăm sóc chu đáo." Nhạn Không Sơn nhìn tôi, ý cười lướt xẹt qua trong mắt: "Nghe lời."

Những câu dỗ dành này phát ra từ giọng nói trầm thấp từ tính của anh thật sự rất tuyệt vời, nếu lỗ tai mà mang thai thật thì chắc một ngày tôi mang tận hai cái.

Chiều đến Nhạn Không Sơn đã về lại tiệm sách, hóa ra sáng nay anh đột nhiên trở về là vì quên mang theo điện thoại.

Có thể là ý của trời cao xanh thẳm, muốn anh về để dạy dỗ tên Đinh Bạch Chu như Trần Thế Mỹ kia.

Cơm nước xong xuôi thì ông nội đã về phòng ngủ trưa, hôm nay xảy ra quá nhiều chuyện nên ông cũng không còn sức để đi bán trứng luộc nước trà nữa, bà cô cũng đi về, chỉ để lại tôi và Nhạn Vãn Thu ở trong phòng khách xem "SpongeBob".

Nhạn Vãn Thu vừa xem anime vừa ăn râu mực, tôi thì không như vậy, tôi thích cắn hạt dưa.

Cắn một hạt rồi lại đến một hạt, cắn đến mức không dừng được.

"Người sáng nay tới là ba em ạ?"

Đang đến đoạn cao trào thì đột nhiên Nhạn Vãn Thu ở bên cạnh hỏi một câu như vậy, suýt nữa thì hạt dưa mắc vào khí quản làm tôi ho một hồi lâu mới hết.

Cúi đầu xem thử, Nhạn Vãn Thu vẫn đang cắn râu mực hai mắt nhìn chằm chằm về phía tv hệt như vừa rồi chỉ là thuận miệng hỏi.

Tôi làm ra vẻ bình tĩnh: "Không có, ông đó bị thần kinh, em đừng có nghe."

Nhạn Vãn Thu hơi quay đầu lại, nghiêng nghiêng nhìn tôi: "Anh cho rằng em là đứa ngốc sao?"

Tôi cứng đờ, lắc đầu nói: "Em thông minh lắm."

Với một đứa nhỏ năm tuổi thì lô-gíc của Nhạn Vãn Thu rất rõ ràng, tư duy chặt chẽ cẩn thận, không hề giống tôi một tí tẹo nào lúc chừng tuổi ấy.

Với cả...

Tôi nhìn đỉnh đầu cô bé 70 trắng bóc, sau khi trải qua những việc lộn xộn hôm nay, cảm xúc ổn định, không vui không buồn thì nó mới là chuyện lớn.

"Cho nên ấy..." Nhạn Vãn Thu nói như một bà cụ non: "Trẻ con thông minh thì sao mà tin mấy chuyện ma quỷ đó của anh được."

Nghe vậy khóe miệng tôi mới giật một cái, còn định bổ xung vào thì con bé vừa cắn râu mực vừa nói tiếp: "Em biết A Sơn không phải cha em."

Tôi hoảng hồn, giọng hơn cao thêm một chút: "Em biết à?!"

"Biết chứ." Nhạn Vãn Thu tỏ vẻ như kiểu "không phải quá rõ ràng rồi sao":"Năm nào em và A Sơn cũng đi tảo mộ cho mẹ, nhưng A Sơn gọi mẹ là chị, mẹ của em là chị của A Sơn thì sao mà em là con của A Sơn được?"

Tôi: "..."

Nhạn Vãn Thu thở dài một hơi: "Em nói rồi em thông minh lắm."

Lúc đó tôi khong biết nên khâm phục con bé sắc bén quá hay là nên cảm khái chuyện chị Nhạn Không Sơn đã qua đời.

Từ khi biết Nhạn Không Sơn là cậu thì tôi đã lờ mờ đoán ra được. Điều có thể khiến cho một người mẹ bỏ lại đứa con của mình cho em ruột nuôi chỉ có hai lý do đơn giản, một là bỏ đi và hai là đã mất. Chị Nhạn Không Sơn nằm ở cái phía sau.

"Vậy em định thế nào?"

Nhạn Vãn Thu không phải là một đứa trẻ bình thường, nên tôi cũng sẽ không nói vòng vo nhưng cách nói với một đứa trẻ với cô.

"Ừm..." Nhạn Vãn Thu do dự một chút: "Em không cần cha ruột, em không quen và cũng không thích ông ta. Em thích A Sơn, em muốn ở cùng với A Sơn nữa nữa."

Cô bé kéo đứt râu mực trong miệng, nói rất vững vàng: "A Sơn chính là cha của em."

Tôi nghỉ ngơi hai ngày ở nhà, lúc đó Nhạn Không Sơn có đem tới một trái dưa hấu, hai con cua biển, một con gà mái, vài cái bánh bích quy sữa bò như an ủi cho vết thương của tôi.

Tôi chỉ bị trầy da một chút, mới hai ngày đã kết vảy, thêm vài ngày nữa chắc cả dấu cũng tìm không ra mất. Anh cứ liên tục tặng quà như thế, nói ít thì cũng hơn mấy trăm làm tôi nhận thật thì cũng ngại.

Nhưng ông nội thì không cho là như thế, ông nói tình người đến rồi sẽ đi, con không nhận quà của người đó thì lúc nào họ cũng sẽ thấy thua thiệt con, băn khoăn trong lòng.

"Không ai thích thiếu ai cái gì cả, có thể trả nợ được thì trả càng sớm càng tốt, như thế mới không lấy ân kéo thành oán."

Ông nội nói không phải không có lý, nhưng mà..

"Con thì lại không muốn để anh ấy trả hết nợ đâu." Tôi nhỏ giọng lầu bầu.

Thiếu nợ tôi thì anh mới có thể nhớ nhung tôi trong lòng mãi được.

Ông nội không nghe lời nói thầm đấy của tôi, vui vẻ đi vào phòng bếp cắt dưa hấu.

Ngày thứ ba, tôi không thể chờ được nữa mà bắt đầu làm việc, sáng sớm đã chờ trước cửa nhà Nhạn Không Sơn.

Nhạn Không Sơn vừa ra khỏi cửa đã thấy tôi, sững sờ hết sức rõ ràng.

"Không muốn nghỉ ngơi thêm hai ngày nữa sao?" Anh mở khóa xe, để Nhạn Vãn Thu còn đang thiu thiu nghỉ xuống ghế trẻ em rồi mới quay người vào ghế lái.

Tôi vào từ phía bên kia, cài xong dây an toàn rồi từ chối không một chút nghĩ ngợi: "Không ạ, ở nhà chán muốn chết với không có máy lạnh nữa."

Nhạn Không Sơn mở khởi động máy, đánh mấy vòng rồi nói: "Mấy cuối sách tôi chọn cho em đọc không hay à?"

Vì sợ tôi dưỡng thương sẽ có lúc nhàm chán nên anh còn đặc biệt đưa tới hai cuốn sách cho tôi giết thời gian. Nhưng tôi lại vốn không phải boy yêu sách, giảng đạo lý như thế, sách chỉ là công cụ giúp cậu tiếp cận anh mà thôi, một khi đã mất đi mục tiêu này thì có hứng thú với sách cũng nhạt như nước ốc.

"À, hay ạ." Tôi cười ngượng nói: "Nhưng em muốn tiếp xúc với nhiều người, với không khí mát mẻ ở bên ngoài hơn, trong nhà buồn bực quá, hai ngày không gặp rồi nên em cũng nhớ anh...Với Văn Ứng chứ."

Tôi thầm bày trò đùa giỡn rồi lén lút tỏ vẻ nhớ nhung của mình cho anh.

Anh không biết cũng không sao, thích một người thì không thể để người ta biết ngay được.

Hai ngày rồi chưa đến tiệm, tủ kính bày hàng đã có sự thay đổi.

Tôi chỉ vào poster khổ lớn trên kính rồi hỏi Văn Ứng: "Đó là cái gì vậy?"

Văn Ứng đưa mắt nhìn sang rồi nói: "À, trên đảo sắp tổ chức ngày hội diễu hành, cậu có muốn tham gia không? Chỉ Vũ Tế ba năm tổ chức một lần, xin Chỉ Vũ thiên nữ ban phúc cho đừng mưa, trên đảo cũng không có ngập úng lớn."

Trên poster hẳn là ảnh của đợt trước. Hai bên đường Nam Phổ đều là một biển người, ở giữa là con đường cái rộng rãi, một chiếc kiệu thần đỏ thẫm được mười trai tráng nâng lên đi qua con đường phố dài.

Bốn góc của kiệu thần là hàng rào bảo vệ bằng gỗ đen, phía sau có bình phong, trên đầu có dù, có một người mặt áo trắng ngồi dưới tán ô đấy, mờ mờ ảo ảo,

Giữa chốn hỗn độn nô nức này, nhan sắc ấy vẫn toát ra sự thánh thiện kỳ ảo.

"Đó chính là Chỉ Vũ thiên nữ được chọn hai năm một lần, do một đồng nam không quá mười tám tuổi đảm nhiệm." Văn Ứng thấy ánh mắt tôi để ý vào chỗ đốm trắng đó nên giải thích thêm.

Tôi: "..."

Có cái gì đó, không đúng?

Tôi kinh ngạc nói: "Tại sao thiên nữ lại phải do nam đóng?"

Văn Ứng nhún nhún vai: "Ông cha ta truyền thừa đấy chứ. Từ xưa phụ nữ đã không tiện xuất hiện, bình thường vẫn hay gọi đào kép tới để đóng vai thiên nữ. Đào kép là nam thì thiên nữ cũng là nam rồi."

Quan hệ nhân quả chặt chẽ như thế mà sao tôi lại cứ thấy nó không đúng nhỉ?

Chiều đến tôi thay Văn Ứng đứng ở ngoài quầy thu ngân một lát để cậu ấy đi ăn cơm thì vừa hay Tôn Nhụy lại tới tiệm sách, thấy đầu tôi thủng một cục, cậu ấy kinh ngạc đến mức bưng mặt tôi nhìn cả hồi lâu.

"Ai mà ác độc khiến cậu bị thương thế này vậy hả?"

Tôi đẩy tay cậu ấy ra để khỏi hải táy máy tay chân: "Tớ té." Tôi hỏi Tôn Nhụy: "Cậu đến đây làm gì?"

Tôn Nhụy nhìn về phía quầy thu ngân rồi cười khẽ một tiếng, cười đến mức lẳng lơ: "Tới đến bắt "Kim x Mai" của tớ."

Tôi: "..."

Lần trước Văn Ứng lấy nó ở đâu tôi vẫn còn nhớ, lấy từ trong ngăn tủ ra bỏ trước mặt cậu ấy.

"Tính tiền, cảm ơn."

Tôn Nhụy đưa mắt nhìn về phía nhà kho, hối tôi mau mau bỏ sách lại chỗ cũ.

"Cậu làm gì đấy? Tớ muốn chính Văn Ứng đưa cho tớ cơ!"

Tôi nhíu lông mày, không hiểu ý của Tôn Nhụy lắm.

"...Cậu làm thế có được không đấy?"

Tôn nhụy chỉ vào cuốn "Kim x Mai" cũ kỹ rồi dùng ngôn từ rất là chính nghĩa để nói: "Xin đừng dùng ánh mắt thành kiến nhìn nó như vậy, nó là một án văn cực kỳ xuất sắc, đủ để mang danh thiên cổ là đồng nhân văn. Từ xưa đến nay, cậu biết rằng có bao nhiêu đồng nhân đạt được đến trình độ này khôn? Đây là kỳ tích trong giới văn học đấy!"

Tôi: "....Cậu vui thế là tốt rồi."

Tôi lại cất cuốn sách đó đi, Tôn Nhụy tựa vào quầy thu nhân tiếp tục chờ Văn Ứng.

"Ối... Chỗ cậu mà cũng có tấm poster này sao?" Tôn Nhụy nhìn tấm poster trên cửa kính: "Phiên bản thiên nữ của hai lần trước đều là do con nhà chú Lưu nhà bên đóng, nhưng tớ nghe ba nói, e là tình hình năm nay sẽ thay đổi, người chọn làm thiên nữ không biết chạy đi đâu rồi."

Tôi tò mò nói: "Tại sao thế?"

Tôn Nhụy cười với tôi một cách thần thần bí bí: "Bởi vì con nhà chú Lưu mười tám tuổi không lo học hành, làm lớn bụng con người ta. Không còn là đồng nam nữa thì sao mà làm thiên nữ được?"


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui