CHƯƠNG 4: Thị trấn của tôiThị trấn của tôiĐêm đêm bước chân người gác chợ,Cầu tây chạng vạngBuông cần trúc dưới gác hiên say.Thị trấn của tôiVề đâu lũ nhóc thả diềuCụ hàng rong cuối chiều lưng gạo trắng.Phố khuya hoa gạo rơi lằng lặngThấm xuống đường dìu dịu hương xưa...5h30p xe thạo xuân đã về tới ngã tư cầu tây, tôi xuống xe, chỉ còn đi bộ 500m nữa là về đến nhà, nhưng điều bất ngờ là Phương cũng xuống, và điều đặc biệt hơn, như một sự sắp đặt, em đi bộ cùng hướng về nhà với tôi.Trong ánh chiều tà, dưới hàng dâu da rì rào trong tán gió, tôi đi ngay phía sau, như kẻ say theo hình bóng em, cũng chẳng muốn đi vượt lên hay để bắt chuyện, lúc này tôi chỉ tò mò xem tại sao tôi lớn lên ở thị trấn này mà không hề biết em, mà nếu như tôi đoán đúng, tôi và em còn cùng khu phố.Mẹ tôi mở một quán tạp hóa ở ngay đối diện chợ huyện, mà bây giờ đã xây lên thành khu cổ phần thương mại Thành Đạt, đi chếch về hướng đường xương cá là nhà chính để ở, một ngôi nhà 2 tầng khá đơn giản, mỗi buổi chiều tối lên tầng tượng ngắm nhìn ra xung quanh khu chợ đang đổi thay từng ngày cùng với hương lúa chín trong lòng dịu lại biết bao.Đúng như tôi dự đoán, em ở cùng khu phố với tôi, nhưng lạ là em rẽ vào nhà bà Tý, bà cụ bán hàng đồ chơi ngay phía cuối chợ, mà lúc nhỏ tôi và đám nhóc quanh xóm hay đứng ngắm nhìn, rồi rủ nhau đi khắp chợ nhặt những miếng xốp lót về cho bà để đổi lấy những gói hạt nở đủ màu sắc về ngâm, nhưng dù đã biết người con gái ấy ở đâu thì tôi thật sự vẫn không thể nhớ nổi em là ai.Tạm gác lại mọi chuyện, tôi đã về đến nhà, thấp thoáng bóng mẹ và thằng Đức em trai tôi đang giúp mẹ dọn hàng.
Đặt chiếc ba lô nặng trịch xuống đất, định lấy hơi chào một câu thật to tạo sự bất ngờ cho mẹ, nhưng tôi dừng lại, chầm chậm ngắm bóng hình này thật kỹ, rồi nhìn về cái quán nhỏ mà mẹ bao công gây dựng lên để nuôi sống gia đình, chăm lo cho anh em tôi, tròng mắt lại như rơi từng giọt long lanh, mẹ ơi, mọi thứ mẹ làm nhỏ bé mà sao cao cả quá.Mẹ đi mở quán mờ sươngGiọt giọt vai áo từng mùa đã quaCon còn ở lại phương xaLom khom dáng mẹ nhạt nhòa nhỏ nhoi.Tôi cố gẵng kìm lại những cảm xúc trực trào, sắp vỡ ào nhao vào lòng mẹ như ngày thơ, vì tôi đã trưởng thành rồi, phải cứng cáp hơn nữa mới đáng công sinh thành nuôi dưỡng.- Con Chào Mẹ ạ.! Con về rồi đây….Tôi gắng chào một câu thật to cho nén đi cảm xúc trong lòngMẹ tôi quay lại:- Kiên về rồi đấy à! Vào nhà nhanh đi con…- Bố nó ơi, Kiên nó về rồi này.- Vâng con về rồi đâyCũng 6 tháng rồi tôi mới về nhà, cuối khóa nhiều công việc, nhiều nhiệm vụ yêu cầu mỗi học viên quân đội phải thật sự xác định tốt tinh thần thực hiện, và xa gia đình một thời gian dài là điều hiển nhiên ai cũng phải trải qua, cùng với đó là nỗi nhớ của hậu phương.
Ít ai có người thân, người yêu,..
tham gia quân đội mà không có cảm giác thiếu thốn, nhớ mong, lo lắng… Những người ấy gọi chung là hậu phương chiến sĩ, những người thực sự có bản lĩnh, dũng cảm, dám hy sinh, dám chờ đợi,… Đóng góp một sức mạnh to lớn cho mặt trận tư tưởng tiền phương.Mỗi lần tôi về nhà đều nhìn mẹ một khác, thời gian đã in dấu lên bà quá nhiều, không còn giấu đi được nét chân chim sâu dần bên khóe mắt, từng nếp nhăn trên tay, trên mặt và mái tóc đã đốm sương, bộ quần áo mới cũng không thể che đi sự vất vả, tần tảo, nỗ lực không ngừng của bà.Bố tôi nghe thấy tiếng mẹ gọi, đi chậm chậm từ dưới bếp lên, vẫn là ánh tay rắn chắc ấy ông vỗ vào vai tôi “ bôp:” một tiếng:- Anh bộ đội cụ hồ đi học giờ mới biết đường về đấy, vào nhà thay quần áo ăn cơm đi con.- Mà ông đã cắm thêm cơm chưa đấy, nay nhà có khách to về.- Tôi cắm thêm rồi.Ông nói với mẹ, rồi quay sang tôi:- Vào nhà nghỉ ngơi đi con..Thằng em tôi năm nay cũng bước vào lớp 10, lúc này đang khệ nệ ôm ba lô của tôi vào nhà.- Để em mang ba lô vào cho, anh mua quà gì mà nặng thế.hai mắt nó long lanh- Có quần áo bộ đội đấy, lớn rồi anh để cho mày, sau này nhập ngũ bảo vệ tổ quốc nhé.Mặt nó ngắn tủn lại:- Em học làm bác sỹ cơ, anh đi cả năm không về ai phụ cho mẹ.Cũng chẳng kịp nghỉ ngơi, tôi sắn tay vào giúp mẹ dọn dẹp hàng hóa cho kịp giờ ăn luôn.
Gia đình tôi là như vậy, bán hàng, mỗi người một việc, ai xong trước thì giúp đỡ người kia, yên bình như bao nhà khác trong khu chợ này, giữa thị trấn Quỳnh Côi – Thị trấn dâu da, những con người lao động, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, nuôi dưỡng thế hệ chúng tôi có đủ sức khỏe, nghị lực và sức trẻ để phát triển tốt hơn, như mẹ tôi vẫn nói “ sau này con và những đứa trẻ khác trong xóm chợ này sẽ lớn khôn, sẽ thành công hơn cha mẹ, những lúc ấy cũng sẽ có con, sẽ dành những điều tuyệt vời nhất cho con của mình”.Khoảng 6h tối thì cơm nước đã có, mọi việc xong xuôi, tôi và cả nhà ngồi vào bàn ăn, thật sự phải nói là lâu lắm mới có bữa cơm nhà, đáng lẽ mẹ tôi cũng nấu, nhưng phải nói là kỹ năng nấu nướng của bố tôi cũng xếp vào hạng thượng thừa.
sương sương bữa ấy có tôm rang me, cá chép sốt cà chua, thịt rang và thêm món rau luộc nữa.
Nói chung đều là những món khoái khẩu của tôi.Sau bữa cơm tối, tôi rời quán về nhà, chưa kịp tắm rửa, phải lăn ra tràng kỷ thở một lúc, đúng là đói đã khổ, no cũng chẳng vui gì.
Nghỉ một lát rồi tắm rửa xong xuôi sau đấy ra đầu cây gạo ngồi uống nước chè xem mấy chú mấy bác đánh cờ tướng thì tuyệt cú mèo.Cũng vì ở thị trấn nên mọi người ngủ muộn hơn trong xóm, chính ra lại có nhiều cái thú chơi, như hồi còn còn đi học, bạn bè thường tụ tập đạp xe dọc tuyến đường khu 1, qua rạp 19/5, đài tổ quốc ghi công rồi tới ngã tư bạt, dọc đường ấy tập trung những quán chè, quán nước mở từ chiều tới tận 11h đêm.
Quán ưa thích của tôi là An giang ngay trên vỉa hè, giáp đài tổ quốc ghi công và sân vận động, ngồi ở đó có thể ngắm được một góc rộng lớn của thị trấn.
Sau này, có nhiều quán trà sữa trà chanh nổi lên cùng nhiều dịch vụ ăn uống, bây giờ thị trấn mỗi tối rực rỡ ánh đèn nhấp nháy đủ màu trên mọi con đường, chúng ta có thể lên Mộc cafe trên tầng 4, tầng thượng của yamaha mà ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh thị trấn ấy đang trở mình từng ngày.Ngã tư càu tây như điểm nút, chia thị trấn về 4 khu, thứ tự từ 1 đến 4, đi chơi thì về khu 1, khu 2 là lao động đủ mọi ngành nghề, Khu 3 yên bình hơn, tập trung các trường học và các cơ quan hành chính của huyện, khu 4 thì chuyên về vật liệu, thủ công mỹ nghệ.
Tất nhiên những đánh giá này đang ngày một khác đi, nhưng tôi tin những gì đã đi vào truyền thống thì sẽ vẫn giữ nguyên giá trị của nó, cho đến sau này thì từng con đường, từng góc phố, từng hàng dâu da sẽ vẫn in đậm trong trong tâm tư của những người già, những người con xa xứ, dù đi mọi nẻo vẫn phát huy những giá trị quý báu của miền quê yên bình này..