Đau Thương Đến Chết

Một giờ trước đó.

-Ông chủ của các anh đâu? Tư Dao vội vã hỏi người thanh niên làm thuê ngồi sau quầy.

-Đừng ăn cơm ở nhà ăn, chị đợi nhé, nhiều nhất là nửa tiếng nữa anh ấy sẽ quay lại.

Gọi di động, bảo với anh ấy có người bạn cũ tên là Tư Dao đến thăm, không thể đợi được, mời anh ấy về ngay.

Trương Sinh chạy vụt về quán, nét mặt vẫn còn vẻ không tin Tư Dao lại có thể từ trên trời hiện xuống : Đúng là bạn à? Tôi cứ tưởng cậu Đường đọc trộm nhật ký của tôi nên đã biết tên người tôi ngày dêm mong, rồi đem ra trêu tôi kia đấy.

-Bạn viết nhật ký à?

-Không.

-Nói đùa thôi, tôi tìm bạn vì có vấn đề về kỹ thuật cần thỉnh giáo. Tư Dao nhìn quán chật ních người.


-Bạn có cái máy nào lên mạng được mà không bị nhiều người nhòm ngó không?

-Thế thì theo tôi vào trong "phòng trang nhã". Trương Sinh ra hiệu cho Tư Dao đi theo, vừa đi vừa hỏi "Chưa ăn tối phải không, tôi cũng mới ăn một nửa, vẫn còn nửa bát mỳ rau cải trắng thịt viên, bạn có thể cùng ăn một chút.."

-Thế thì bạn ăn đã quá noi rồi. Tôi còn chưa về nhà đây này, vừa tan tầm là đến đây luôn, vì có việc gấp cần thỉnh giáo. Tư Dao được dẫn vào phòng trang nhã. Hóa ra phòng "trang nhã" là một phóng bé như cái chuồng chim, chỉ đặt vừa hai máy tính. Đột nhiên Tư Dao thấy rất bức bối, cô hiểu căn bệnh của mình không khá lên chút nào.

-Đây mà gọi là phòng trang nhã? Trói chân trói tay thế này, tôi thấy còn kém ở ngoài kia- ngoài đó ít ra cũng rộng rãi hơn.

-Bạn muốn được riêng tư, thì phải hy sinh một chút tự do. Lời tôi nói không chỉ là chân lý, mà còn có nghĩa kép nữa kia. Trương Sinh lộ rõ vẻ đắc ý.

Viết vào nhật ký của mình đi! Tư Dao ngồi xuống trước một máy, mở hộp thư 163 của mình.

-Trời ạ, đúng là có người như bạn thật : đúng là có người như bạn thật : dùng ngày sinh của mình làm mật khẩu? Trương Sinh ngạc nhiên kêu lên.

-Nhìn trộm mật khẩu của tôi à? Đồ khỉ! Tư Dao quả thật không dám tin.

- Là đồ khỉ, mà còn nói cho bạn biết à? Hắn sẽ ngậm miệng chờ bạn đi khỏi sẽ mở xem thư riêng, chẳng phải là quá vui hay sao? Tôi biết bạn thiếu những kiến thức cơ bản về bảo mật trên mạng, nên tôi nhắc nhở thôi. Mau đổi mật khẩu đi, nhớ đừng có dùng ngày sinh. Phải dùng số và chữ cái ABC... kết hợp lại phức tạp một chút, sau đó để tâm mà nhớ. – Trương Sinh nói năng hùng hồn, Tư Dao thấy anh ta có lý nên đành chịu.

- Nhờ bạn thử xem giúp tôi bức thư này, có thể tra ra thông tin về nguwoif gửi không? Ví dụ người ấy là ai, ở đâu..." Tư Dao lấy ra bức thư quảng cao do Hội du lịch đại học Giang Kinh gửi tới "Sự lựa chọn đầu tiên cho kỳ nghỉ hè năm nay- Tân Thường Cốc ( New Dress Valley).

- Trương Sinh chỉ liếc qua : "Đương nhiên có thể"

- Nói đi, là do ai gửi?

- Ở đây, chẳng phải đã viết rõ ràng rồi ư: Hội du lịch đại học Giang Kinh.


-Nói vớ vẩn gì vậy? Tôi muốn hỏi người đầu tiên gửi quảng cáo kia cơ mà?

-Trương Sinh cúi sát nhìn kỹ hơn : "Người này dùng hộp thư 263, bó tay! Ông anh gửi thư này có thể ở bất cứ quán nét nào trên toàn cầu đăng ký qua hộp thư 263. Tức là dù tra ra IP, cũng có thể là IP của quán net. Hơn nữa, hộp thư loại này căn bản không thể tra ra người đăng ký. Đương nhiên anh ta đã biết hộp thư của Hội du lịch của các bạn, nếu không thì không có cách gì gửi được, đúng không?

-Đương nhiên! Vì trên trang web của đại học Giang Kinh sẽ có địa chỉ thư điện tử của Hội Du Lịch. Bạn xem xem có những ai đã nhận được thư này?

-Xem này, địa chỉ người nhận thư là địa chỉ của chính người gửi, cho thấy người gửi đã dùng BCC để gửi thư cho Hội du lịch, cũng chính là "gửi bí mật", trong danh sách người nhận có còn ai khác hay không, thì không thể biết được.

Tư Dao thất vọng thở dài, còn Trương Sinh đã đọc hết bài quảng cáo. Xem chừng đó là một nơi rất tuyệt, tôi thấy đặc biệt hứng thú với nước suối dưới chân vách núi Niết Bàn. Chắc là lũ cóc trong cái hồ đó sẽ cầu gì được nấy, đã được ăn cả thịt ngỗng.

"Thiên Nga chứ! Ôi, bạn thì biết gì, trò quảng cáo này là một cái bẫy, cái bẫy chết người".

Tiểu sinh muốn được nghe cho tỏ tường.

Chuyện là thế này: nhóm chúng tôi đã đi đến đó, gặp một ông già kỳ dị ở trên núi cảnh cáo rằng chớ đi vào hang quan tài treo, ai vào đó trở về không lâu sau đều chết. Chúng tôi bỏ ngoài tai lời khuyên ấy, cứ vào xem động quan tài, thế rồi Kiều Kiều chết đầu tiên, chính là người mà tôi đã nhắc tới trên mạng. Cái chết của cô ấy khiến tôi rất không yên lòng, không chỉ vì tôi không kéo nổi cô ấy lên khỏi vách núi mà còn vì tôi đã ra sức động viên mọi người đến xem cái hang đó. Nếu tôi không nằng nặc như thế thì chưa biết chừng những chuyện này sẽ không xảy ra.

Lẽ ra mỗi lần thuật lại chuyện này thì gánh nặng trong lòng Tư Dao phải vợt bớt đi mới phải, nhưng cảm giác trút được gánh nặng chỉ thoảng qua, mà gánh nặng lại càng thêm nặng.


- Tại sao cô không tin lời ông già ấy? Nên thấy rằng ông ấy chẳng có ác ý gì. Sao cái gã Trương Sinh đầu óc trống rỗng này chẳng có được một chút đồng cảm với mình nhỉ. Tư Dao nghĩ?

-Sở dĩ tôi cứ nằng nặc là vì...nói ra bạn đừng cười, tôi cảm thấy hình như toàn cảnh Tân Thường Cốc đó nom quen quen.

-Tôi không cười, bạn cũng chẳng sai gì. Điều cấp thiết là chúng ta phải giải quyết vấn đề.

-Chúng ta?

- Tôi sẽ giúp bạn.

-Thật sao? Bạn không giúp nổi tôi đâu...Thế này vậy, nếu tôi gặp vấn đề giống như hôm nay, nhất định tôi sẽ đến nhờ bạn giúp, được không?

-Bước thứ nhất chúng ta phải làm là đi tìm ông già kia. Trương Sinh phớt lờ câu nói của Tư Dao, chìm đắm trong suy nghĩ.

-Bạn biết không, chỉ trong vòng hai tháng tôi đã đến Tân Thường Cốc ba lần. Chuyện này tôi chưa hề kể với bất kỳ ai, sợ họ sẽ cười tôi lại đi tin lời ông già ấy. Nhưng tôi rất sợ...nó sẽ là sự thật, nên muốn tìm ra ông ta, để làm rõ mọi chuyện. Tuy vậy lần nào đi cũng không thể gặp được. Tôi đã hỏi cả bản làng dưới chân núi, dân vùng đó hình như đều không biết ông ta. Quả núi thì to như vậy, tôi không biết làm thế nào để gặp được ông ta.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận