Tận hưởng tốt giây phút song hỉ lâm môn, nhưng Hoàng Ái Quốc cũng không quên nhiệm vụ.
Dùng bữa xong, lập tức chong đèn, đọc toàn bộ sách vở.
Không rõ bao lâu, chỉ thấy trên sàn tung toé.
Hoàng Ái Quốc ngáp ngắn ngáp dài.
Thấy vậy, từ bên ngoài Thanh Hà mới chậm rãi bưng chút trà và bánh tới, nhẹ giọng:
“ Chàng ăn thêm chút gì đi.
Có chuyện thì mai đọc tiếp.
Đêm khuya rồi.”
Hoàng Ái Quốc mỉm cười:
“ Không sao.
Trước đây ta còn đọc nhiều hơn thế này cơ.
Đây chỉ là chút việc vặt vãnh mà thôi.”
Dứt lời, véo véo má, tiếp:
“ Nàng mệt thì nghỉ đi.”
Thanh Hà không đáp, yên lặng ngồi cạnh, tựa vào vai.
Hoàng Ái Quốc lắc đầu, tiếp tục lật giở và tô vẽ.
Khi tiếng gà gáy canh năm, Hoàng Ái Quốc mới thổi tắt nến, khép lại sách.
Quay sang mới giật mình nhớ đến Thanh Hà, khẽ cười:
“ Có ôn nhu hương bên cạnh, thảo nào đọc mãi không mệt.”
Dứt lời, hôn nhẹ lên trán, rồi bế nàng lên giường, đắp chăn.
*
Gần trưa, Thanh Hà mới tỉnh, chạy vội ra ngoài:
“ Anh Quốc đâu rồi.”
Tiểu Yến cúi đầu:
“ Thưa phu nhân, Lão gia từ sớm đã ra ngoài.
Bảo nô tỳ đứng chờ Phu nhân, nói là nhờ người sắp xếp thư phòng giúp.”
Thanh Hà gật đầu, giọng hơi thoải mái:
“ Tốt.
Vậy ngươi theo phụ ta.”
Bên này, Hoàng Ái Quốc sớm tới phủ Dương Quốc Công.
Cả ba vài ba câu hàn huyên, rồi đi tới thư phòng.
Một tấm bản đồ Đại Việt được treo ở trung tâm, Nguyễn Ôn trầm giọng:
“ Nước ta, từ khi vua Thái Tổ dựng cờ khởi nghĩa, mười năm kháng chiến đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, lập nên nhà Hậu Lê đặt tên nước là Đại Việt (năm Mậu Thân - 1428).
Từ đời vua Thái Tổ truyền đến đời vua Thánh Tông đều là những bậc anh quân vì dân vì nước.
Bốn phương thiên hạ thái bình, muôn dân no ấm.
Nhưng thịnh hoá tất suy, dần dần đời sau, các vua tàn bạo, sa hoa.
Cuối cùng, đến đời vua Chiêu Tông thì Mạc Đăng Dung soán ngôi vua lập nên nhà Mạc vào năm Đinh Hợi (1527).
May mắn, quan Hữu vệ Điện tiền tướng quân An Thạch Hầu Nguyễn Kim cùng các trung thần nhà Lê, đã tìm dòng dõi vua Lê Thái Tổ lập lên làm vua rồi đem quân chiếm đất Nghệ An đánh nhau với nhà Mạc.
Nước ta vào thời Nam - Bắc triều.
Nhưng sau khi diệt Mạc, đuổi Nguyễn, họ Trịnh binh quyền càng ngày càng lớn, Cha đệ trước lúc lâm trung từng dặn:
‘ Xưa ta vì tin lời hứa hẹn, đó Anh Tông từ Thanh Hoá về, khiến người bị hại chết.
Đó là điều luôn dằn vặt ta suốt cuộc đời.
Tương lai Thái uý Trường Quốc Công có lẽ sẽ lật quyền, ra tay tàn ác với họ nhà Lê.
Hi vọng, con tìm cách, giữ được Hương hoả cho Thái Tổ.’
Đó cũng là lý do đệ điệu thấp.
Trong khoảng thời gian này, ở vùng thực ấp, đã và đang đào tạo được 1000 binh.
Nay mời hai huynh qua, cũng là nhờ hai người giúp việc này.”
Hoàng Ái Quốc gật đầu, hỏi:
“ Mà vùng thực ấp của đệ ở đâu?”
Nguyễn Ôn đáp:
“ Hiện đang đóng ở vùng biển Quất Lâm, Hải Hậu.”
Nghe xong, Hoàng Ái Quốc bật cười, phun thẳng nước trà ra, may không vào ai, cười ngượng:
“ Xin lỗi.
Tại nghĩ tới chút chuyện vui.”
Hơi hắng giọng, tiếp:
“ Mà việc cha đệ lo nghĩ không xảy ra đâu.
Bởi họ Trịnh không dám cướp ngôi.
Nhưng nhà Lê, có lẽ tương lai chỉ còn hư vị.”
Nguyễn Ôn giật mình:
“ Lời huynh nói là sao?”
Hoàng Ái Quốc đáp:
“ Trước đây, huynh từng theo cha đi gặp vô số thầy phong thuỷ có tiếng.
Trước đây may mắn có gặp Trạng Trình, trong câu truyện cụ nói, cụ từng tư vấn giúp cho cả ba đại.”
Trầm ngâm, tiếp:
“+ Họ Trịnh, khi sứ hỏi, cụ sai đầy tớ quét dọn chùa rồi đốt hương khấn rằng: Giữ chùa thờ phật thì ăn oản.
+ Họ Nguyễn, cụ phán: Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân (một dãy Hoành Sơn dung thân ngàn đời).
Đó cũng là lý do, Nguyễn Hoàng trước đây, từng tìm mọi cách mà nhờ chị( vợ Trịnh Kiểm) tỉ tê với xin cho vào Thuận Hoá.
Xong Trịnh Tùng biết, đang tìm cách giam lỏng ngoài này.
Nhưng có lẽ, Nguyễn Hoàng sắp tìm cách trốn thôi.
+ Họ Mạc, trước sự đãi ngộ và tôn trọng với cụ, thì cụ viết: Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể.”
Đào Duy Từ thở dài:
“ Không tính Chúa Bầu ở Tuyên Quang, thì ba thế lực đều nghe.
Chẳng lẽ, nước ta lại tiếp tục trong cuộc hỗn độn, chém giết ư? Thịnh thế ơi, ở đâu?”
Nguyễn Ôn dù vui mừng là họ Trịnh không dám động binh lật đổ họ Lê, nhưng trầm ngâm:
“ Họ nào nắm quyền, đệ không quan trọng, nhưng chúng ta cần làm gì để thống nhất chế độ.
Tránh tình trạng cát cứ giống thời Hậu Ngô Vương ( Ngô Quyền).
Khổ mãi mãi là dân chúng.”
Đào Duy Từ phân vân:
“ Hay là vào với Nguyễn Hoàng.
Hoàng, ta từng tiếp xúc, là kẻ gan dạ, mưu lược và biết nhẫn.
Năm xưa, khi quan lại tràn vào cung giết vua, việc làm của vua Chiêu Thông khiến dân chúng uất hận.
Thì chỉ có Nguyễn Kim một mình lang bạt, đi tìm hậu duệ Thái Tổ để phò.
Lòng trung của họ Nguyễn không cần phải nói?”
Nguyễn Ôn lắc đầu:
“ Lòng dân với họ Lê còn rất lớn.
Hay chúng ta cứu vua Thế Tông chốn chạy, rồi dâng cao ngọn cờ Phù Lê diệt Trịnh.”
Hoàng Ái Quốc đáp:
“ Thế Tông là một vua nhu nhược, bị Trịnh Tùng coi như con dối, bảo gì làm nấy.
Dù cứu thoát, lập nên, cũng là vô dụng.
Ta đang nghĩ, hay là lựa chọn trong những đứa con của vua mà phò.
Vừa dễ có thể đào tạo, để sau này giao quyền cũng không lo.”
Đào Duy Từ và Nguyễn Ôn gật đầu.
Có phương hướng, những việc khác vô cùng thông thuận.
Một kế hoạch được triển khai.
*
Sáng ngày hôm sau, Hoàng Ái Quốc nhìn trời, vẽ vẽ một dạng thanh thẳng, đầu được vuốt nhọn, đưa cho Hoàng Tài:
“ Ngươi đi nhờ người chế tạo thứ này giúp ta.
Đồng thời mua giấy gió và thanh mây để làm diều.”
Thanh Hà thắc mắc:
“ Trời sắp mưa, sao chàng lại đi làm diều.”
Dứt lời, đưa tay lên xoa trán, lẩm bẩm:
“ Không ấm.”
Hoàng Ái Quốc cười.
Cốc nhẹ lại, nói:
“ Nghĩ nhiều, ta làm Thiên ý.
Nàng chờ xem.
Mà việc ta nhờ nàng làm đến đâu rồi.”
Thanh Hà vui vẻ, kéo tay Hoàng Ái Quốc tới gian bếp.
Nơi đây vốn chất đầy thay chậu, Thanh Hà đắc ý:
“ Đây đây.
Mấy ngày nay, ta cùng Tiểu Ý làm được rất nhiều.
Chàng xem có vừa ý không.”
Hoàng Ái Quốc ngồi xuống, hơi chút thí nghiệm, dù chưa ưng, nhưng cũng khá hài lòng, hôn nhẹ lên má, nói:
“ Cảm ơn.
Đợi xong việc này, ta giúp nàng chế tạo thứ này.”
Thanh Hà mặt đỏ bừng, đứng chôn chân, giọng nhỏ li ti đáp:
“ Vâng.”
Dần dần mảnh giấy nhỏ viết viết hai mặt được tẩm qua lớp sáp mỏng, đảm bảo không bị nhoè và ướt bởi nước.
*
Ban đêm, quả nhiên, trời dần nổi gió, Hoàng Ái Quốc gọi Hoàng Tài đang ngáp ngủ dậy, nhẹ giọng:
“ Đi.”
Hoàng Tài hơi thắc mắc, nhưng cũng mặc lấy thân áo đen, có mặt trước Văn Miếu Quốc Tử giám.
Nơi đây, trước có thể là nơi sáng đèn khắp ngày đêm, nhưng từ khi chiến tranh, thưa thớt.
Hoàng Ái Quốc cẩn thận dùng sáp chậm rãi viết lại dòng chữ:
“ Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong.” Xong xuôi, cắm cột thu lôi hơi chếch, sau cùng là thả diều và buộc dây vào.
Toàn bộ làm tốt, cả hai chạy bán sống bán chết trở lại phủ.
Thay quần áo và đắp chăn, tận hưởng giấc ngủ ngon lành.
Nhưng khi cả hai vừa rời, tia sét dưới sự dẫn của diều cùng cột thu lôi, đánh thẳng vào biển Văn Miếu
“ Đoàng.
Đoàng.”
Vốn làm bằng đá vững chắc bị nứt toác, mặt khác, diều kéo theo cột sắt bay đi, cuối cùng bị đánh tơi tả, khiến các tờ giấy bay loạn xạ.
Cả kinh thành ngày hôm sau, đã vang lên tiếng lẩm bẩm bàn tán..