Thời nay cho đến trước thời kỳ mở cửa những năm 75, để tách hạt ra từ bó lúa, người dân thường phải dùng nẹp tre, kẹp những bó lúa đập mạnh vào bàn kê giữa sân gạch.
Bàn kê chính là những cối giã chầy được đục khoét từ những khối đá nguyên chất.
Việc này vô cùng tốn sức.
Mà để chạy đua với thời tiết, mọi người cần phải làm liên tục, để còn kịp nắng mà phơi, giã gạo.
Máy tuốt lúa mà Hoàng Ái Quốc sáng tạo thì chính là máy chạy bằng hệ thống đạp chân, gồm: trống tuốt, bộ phận truyền lực và khung.
Trống tuốt gồm là hai hình tròn, nối với nhau ở trục bởi một ống sắt tròn, rỗng, hai bên là những thanh dài, có buộc các khối đa giác, chúng chính là dùng để kéo thóc ra khỏi bó.
Bộ phận truyền lực gồm bánh răng hình tròn nối đồng tâm với trục và một thanh nối với bàn đạp.
Khi một người đạp, thanh gỗ kéo, chuyển chuyển động lên xuống thành chuyển động quay, khiến trống tuốt quay.
Có thể dùng gỗ nhưng để biển thủ được số quặng, cho thấy tinh vi, không ai có thể bắt chiếc thì Nguyễn Toản cần phải làm càng phức tạp, càng lãng phí, Hệ thống chuyển động cũng được đọc hộp kín để che, dù sao thứ được dùng cũng là nguyên liệu thừa và cặn.
Làm xong, Hoàng Ái Quốc bắt đầu dùng xe bò chở đi khắp các nơi tiến hành tuốt, chỉ lấy công bằng 1 bữa cơm.
Đặc biệt trên mỗi máy, khắc thêm: ‘Vua Lê nhìn cảnh dân chết đói, lòng chua xót, Thanh Hà hiến bản vẽ, Công bộ chế tạo.’ Việc này khiến lòng tin với triều đình nhà Lê càng lớn.
Kinh thành, một trang viên kín, Bùi Văn Khuê và Nguyễn Hoàng đã gặp nhau nhiều lần.
Mỗi bên với lý lẽ của riêng mình cò kè mặc cả không thôi, khi nghe tin này, biết không nhanh, việc càng ngày càng khó, Nguyễn Hoàng nói:
“ Những điều kiện kia ta có thể đồng ý.
Nhưng trong vòng một tháng, các ngươi phải khởi sự và Thái Tử cần lộ diện.”
Bùi Văn Khuê cười:
“ Haha.
Ngài Quốc công sớm gật đầu có thể tốt hơn ư? Hợp tác vui vẻ.”
Nguyễn Hoàng đứng dậy, nắm chặt tay:
“ Hợp tác vui vẻ.”
Một hiệp ước sơ bộ được ký kết:
“ 1.
Bùi Văn Khuê sẽ tổ chức Thái Tử và diễn kịch để Nguyễn Hoàng chạy về Thuận Hoá.
2.
Nguyễn Hoàng phải để lại lại kho lương và vũ khí coi như hồi đáp.
3.
Cả hai bên sẽ tiến hành cùng khởi sự, diệt họ Trịnh, khôi phục Hoàng quyền nhà Lê.
Sau đó Thái Tử kế vị, sẽ phong Thuận Hoá làm vùng đất thực ấp.
4.
Bùi Văn Khuê để con là Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Hoàng để con là Nguyễn Hải, trao đổi với nhau làm con tin.”
Khi Bùi Văn Khuê rời đi, Nguyễn Ư Dĩ cau mày:
“ Liệu tin được đám này? Theo tình báo của ta thì chúng chỉ có khoảng 1 vạn quân.
Thông tin Thái Tử rất mơ hồ, ít người mới biết.” — QUẢNG CÁO —
Nguyễn Hoàng cười:
“ Quan tâm gì chú.
Chúng ta cần là chạy được về Thuận Hoá.
Ngoài này ai nắm quyền đều không ảnh hưởng tới ta.”
Nguyễn Ư Dĩ gật đầu:
“ Cháu nói đúng.
Thế sự lại loạn.”
*
Bùi Văn Khuê sau khi về, bàn bạc được với đám Phạm Ngạn, Ngô Đình Nga…cũng cử người truyền tin cho mời Hoàng Ái Quốc trở lại Ba Lạt để khởi sự.
Họ Mạc cũng tìm cách phá hoại, khiến Trịnh Tráng thông qua Nguyễn Ôn gửi thư khen đồng thời khẽ khiển trách vì không viết tên họ Trịnh, mặt khác đồng thời yêu cầu các quan viên nơi có xe đi qua phải cử người bảo vệ, nếu không bảo vệ được sẽ tru di tam tộc.
*
Nhận được thư từ Trịnh Tráng và Bùi Văn Khuê, Hoàng Ái Quốc biết thời gian của bản thân đã đến, khẽ nhíu mày:
“ Mai huynh cho mọi người tụ tập ở bờ biển, đệ muốn duyệt binh một lần trước khi khởi sự.”
Đào Duy Từ gật đầu:
“ Được.
Mà lần này đi, Đệ cũng đừng mang quá nhiều, không sợ rằng, đám kia càng thêm nghi ngờ.
Dù sao, lần này cũng chỉ là một bước đệm.”
Hoàng Ái Quốc đáp:
“ Vâng.”
Sáng sớm ngày hôm sau, toàn bộ 3000 lính của trang viên có mặt.
Hoàng Ái Quốc đứng trên bục cao, mặc chiến giáp sáng ngời, máy kiếm cao vút, như một thần tướng, nhìn toàn bộ, hô: — QUẢNG CÁO —
“Nghiêm.
Chào!”
Những hàng người đưa cánh tay lên cao, dứt khoát.
Hoàng Kha chậm rãi bước lên, hô:
“ Báo cáo chúa công, thần Hoàng Kha, Thống soái Thân Binh, dẫn 100 người, có mặt đầy đủ.”
Dứt lời, một đoàn áo người áo đen chậm rãi tiến lên, ánh mắt ai lấy đều nghiêm nghị, ngăm ngăm như những con sói săn mồi.
Tiếp theo, Hoàng Lâm - Trung Tướng, Thống soái Bộ Binh, tiến lên.
Phía sau hơn 1500 người đầu đội mũ cối, khoác áo giáp mỏng, chân đi dầy đế cứng.
Tiếng gõ nhẹ xuống mặt đất tạo lên sự âm vang, như hàng ngàn Kỵ binh đang tiến.
Lần lượt là lính Hoả khí tay bồng súng, Cung thủ đeo tên, lính cầm kiếm + khiên, sau cùng là Kỵ binh.
Dù có nhưng chỉ hơn 20 người, chủ yếu phụ trách truyền tin.
Hoàng Ái Quốc hô:
“ Nghiêm.
Xoay trai.
Bước.”
Cuối cùng là nhánh Thuỷ quân, gồm 500 người, mặc một thân áo trắng xanh, tựa như màu sóng biển.
Đặc biệt, ai nấy đều vác theo đao ngắn, sẵn sàng cho cuộc đổ bộ.
Đây là màn điểm quân đơn giản.
Nhìn hàng ngũ chỉnh tề, Hoàng Ái Quốc hô:
“ Diễn tập.”
Được lệnh, những khẩu pháo được đặt trên bệ xe, được kéo ra.
Một loạt thao tác cố định, nhồi đạn…diễn ra một cách thuần thục.
Hoàng Ái Quốc cao giọng:
“Nhắm chuẩn.
Bắn.”
Được lệnh, những dây cháy chậm được đốt: “Oanh! Oanh!” Dưới sức mạnh của bột pháo, những viên đạn đen ngòm được đẩy ra và các hình nộm gỗ cách gần 200m tung bay trong gió.
Những người lần đầu thấy chứng kiến, hồn bay phách tán.
Đây đều là là lão binh liếm máu trên đao, bước ra từ xác chết, thế nhưng con người luôn có một sự sợ hãi đến từ những gì họ chưa biết, giống như có người lo sợ ma quỷ.
Nếu không có kỉ luật nghiêm minh thì họ đã ngồi bệt xuống ôm đầu rồi.
Tiếp theo là một trăm lính Bộ binh, Uyên Ương trận lại được tổ chức và “Phanh! phanh!” Viên đạn nhanh chóng lao ra ngăm vào mục tiêu.
Dù cách này không quá đánh thẳng và mãnh liệt vào thị giác.
Nhưng Bộ binh cho biết, nếu trên bộ, thì họ cũng thật sự là không sợ ai.
Hoàng Ái Quốc nói:
“ Dù là bộ binh, hoả binh, thương binh hay Hải quân, thì mọi người đều là nghĩa binh của ta, là người bạn của nhau.
Mong mọi người sau này tăng thêm sự đoàn kết, phối hợp với nhau.”
Binh sĩ cũng hô vang:
— QUẢNG CÁO —
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.”
Đến đây buổi duyệt binh đầu tiên giữa các cánh quân cũng kết thúc.
Hoàng Ái Quốc nhìn một lượt, áo choàng vải đung đưa theo gió, cao giọng:
“ Mọi tướng sĩ có nghe rõ tiếng tôi nói không?”
“ Có…ó…ó…” Hơn 2000 người đồng thanh đáp, tiếng hô vang, át cả tiếng sóng và tiếng gió biển.
Hoàng Ái Quốc tiếp:
“ Từ khi nhà Mạc cướp ngôi, tôn thất nhà Lê bị giết hại vô số, vua Trang Tông dưới sự che trở của trung thần dựng lại nhà Lê thời Trung Hưng.
Sau này là vua Trung Tông, Anh Tông..nhưng Công thần càng ngày càng lộng hành, chúng ép vua phong Vương, xây phủ Chúa bên cạnh Hoàng cung, mưu đồ soán quyền.
Vâng mệnh trời, tôi đổi tên Ái Quốc( Yêu Nước), dựng cờ khởi nghĩa.
Mọi người có mặt ở đây là đã không nề hà mệt mỏi gian khó, theo tôi xông pha xa trường, đưa lý tưởng Lạc Việt bay cao.
Tôi xun thề với tròi, thề với đất, sẽ cố gắng để dành lại vinh quang cho Lê tộc, dành vinh quang cho người Việt.”
Lời vừa nói như đánh thẳng vào tâm can, hình ảnh khí phách của Hoàng Ái Quốc tựa như một bậc quân vương ngạo nghễ.
Toàn bộ dân chúng vỡ oà:
“ Chúa công van thế…Chúa công vạn tuế..Chúa công vạn tuế..”
Hoàng Ái Quốc cười lớn:
“ Tốt.
Toàn bộ nghỉ.”
Đợi binh lính trở về doanh trại, Hoàng Ái Quốc cũng gặp Hoàng Tài, Hoàng Lâm, Hoàng Nam nói:
“Ta sẽ đi có chuyện.
Sau này mọi chuyện hãy nghe Đào Tiên Sinh chỉ huy.
Đặc biệt bảo đảm an toàn Trang Viên và Công Xưởng, bằng bất cứ giá nào? Nếu gặp nguy, mang theo người rời đi.
Còn đâu phá sạch.
Không thể để gì cho giặc.”
“ Rõ.” Toàn bộ đồng thanh.
Sau đó mang theo hơn 10 người cùng Nguyễn Đình Thế theo đường biển về tới cửa biển Ba Lạt..