5.
Không kịp nhiều lời, tôi quay đầu lao thẳng đến phòng y tế trường.
Tống Mạch mở nửa con mắt ngồi trên giường, nhìn ánh nắng chói chang ngoài cửa sổ, vẻ đờ đẫn sống không còn gì luyến tiếc.
Bộ dạng anh ta như giây tiếp theo sẽ phi thăng thành tiên.
Tôi giữ chặt tay áo anh ta, anh quay đầu nhìn tôi với cặp mắt tràn ngập tơ máu vì buồn ngủ.
Giọng tôi tràn đầy khao khát: “Ngủ với tôi đi!”
Tống Mạch: “…”
Anh yên lặng móc di động ra: “Alo, 110 à?”
“Aaaaa, tôi thật sự rất muốn ngủ đó.
” Tôi nắm tóc gào lên, “Anh hiểu không? Cái kiểu thân thể mệt mỏi rũ rượi nằm trên giường nhưng đầu óc lại tỉnh táo đến khủng khiếp, loại tuyệt vọng này anh hiểu không? Anh không hiểu huhuhu.
”
Vẻ mặt Tống Mạch phức tạp: “Vậy cô hiểu thi giữa chừng thì ngủ gật, trượt liên tiếp hai năm đau khổ ra sao không?”
Nhìn nhau không nói nên lời.
Lúc này sự im lặng lên tiếng.
Tôi và Tống Mạch thống nhất thỏa thuận.
Chỉ cần có thời gian rảnh rỗi thì chúng tôi phải ở bên nhau, nếu việc tiếp xúc thực sự mang lại hiệu quả cho bệnh tình đôi bên thì đến lúc đó chúng tôi sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp giải quyết.
Một tuần trôi qua, chúng tôi phát hiện mấy quy luật.
Thời gian tiếp xúc càng lâu thì hiệu quả càng tốt.
Ví dụ hôm nay tiếp xúc một giờ, buổi tối tôi có thể ngủ hai tiếng, Tống Mạch có thể tỉnh táo ba tiếng mà không buồn ngủ.
Tiếp xúc càng thân mật, hiệu quả càng tốt.
Bác sĩ nghe chúng tôi nói xong, hô to kỳ tích y học: “Hai người hứa với tôi, phải ở chung thật tốt nhé, luận văn tiến sĩ của tôi dựa vào hai người hahahahahahaha.
”
Tôi cũng cho rằng chúng tôi sẽ sống hạnh phúc như thế.
À không, hợp tác như thế.
Nhưng đến ngày thứ chín thì xuất hiện việc ngoài ý muốn.
.