Đẹp Quá Cũng Nguy Hiểm, Sinh Viên Thể Thao Cần Cẩn Thận

Rời khỏi dãy nhà ký túc xá, Diệp Luân tìm một chiếc xe đạp trong trường ở bãi đỗ xe công cộng.

Phòng ngủ ở phía Bắc, nhà thi đấu ở phía Nam, chính giữa là hơn nửa khoảnh sân rộng lớn. Nếu đi bộ, chắc cậu chưa đến đích thì trận đấu đã kết thúc rồi.

So ra đạp xe sẽ nhanh hơn nhiều, nếu không trong giờ cơm, chỉ cần mười phút là đến.

Nhà thi đấu được xây mới vào lúc cải cách chương trình học, có tổng cộng ba tầng ghế ngồi, chiếm diện tích cực lớn. Những thiết bị bên trong được được mua và lắp ráp theo tiêu chuẩn khá cao, trừ sân vận động thì còn có thêm phòng tắm, phòng để đồ và phòng nghỉ, khá đầy đủ.

Nhưng loại sinh viên bình thường như Diệp Luân thì rất khó hưởng thụ được những thứ này.

Tiết Thể dục của họ trăm phần trăm là chỉ sử dụng sân đá bóng ngoài trời thôi, nơi cao cấp tiên tiến như nhà thi đấu chỉ có loại chuyên nghiệp như Kình Phong mới có cơ hội sử dụng.

Nên nhất thời cậu vẫn chưa tìm được cổng vào mà đại ca đã nói.

Dừng xe lại, đi men theo con đường lát đá dọc dải cây xanh, nhìn thấy cánh cửa đôi đang mở rộng phía sau bụi cây.

Có một cô gái đeo kính đứng trước cửa, cầm vở và bút, trông như nhân viên vậy. Diệp Luân định đến hỏi đường thì chợt nghe thấy tiếng “leng keng” phía sau, quay đầu nhìn, một chàng trai khôi ngô đạp xe đạp sang bên này, yên sau là bốn thùng nước uống bổ sung năng lượng.

Thấy thế, Diệp Luân vội vã lùi về sau nhường đường cho anh ta.

Nam sinh nọ đạp đến trước cổng, do gác ba ga sau xe nặng quá nên lúc xuống xe không giữ được thăng bằng, hơi lung lay. Trùng hợp là Diệp Luân vừa đi đến bên cạnh, bèn nhanh tay vịn giúp, bấy giờ mới không bị ngã đổ.

“Cảm ơn chàng trai nhé.”

“Không cần khách sáo.” Diệp Luân mỉm cười, dứt khoát giúp cho trót, bèn khuân bốn thùng nước đặt xuống đất.

“Cậu bạn này, cậu cũng đến xem thi đấu à?” Nam sinh nọ lau mồ hôi trên trán, vui vẻ hỏi: “Đang sốt ruột vào sao?”

Diệp Luân nghe thế biết ngay anh ta có việc cần nhờ: “Không sốt ruột, còn gì cần tôi giúp không?”

“Hê hê, có, cảm ơn cậu nhiều nhé.”

Tính cách anh chàng này vô cùng hào sảng, làm việc cũng nhanh nhẹn, bèn cùng Diệp Luân khuân bốn thùng nước vào trong nhà thi đấu.

Quả nhiên cánh cửa này là cửa vào khu nội bộ, trừ nhân viên có chức vụ và cầu thủ trong đội trường ra thì người không phận sự miễn vào. Diệp Luân nhờ được hưởng ké công việc “khuân vác” nên mới được cô nàng trông cửa vui vẻ cho vào.

Bốn thùng nước uống bổ sung năng lượng, khuân hai thùng vào phòng để đồ, hai thùng còn lại lập tức được mở, mang vào sân đấu.

Diệp Luân vốn định tìm một chiếc cầu thang để lên khán đài, nhưng không đi được, thế là lại làm khổ sai. Đi theo đối phương vào đường hầm của vận động viên vào sân, còn cách khá xa đã nghe thấy những tiếng cổ vũ đinh tai nhức óc, một cơn gió từ phía cuối thổi đến “vù vù”.


“Ồ!” Nam sinh nọ phấn khởi cảm thán: “Xem ra trận đấu kịch tính lắm đây!”

Diệp Luân không rành về mấy trận thi đấu giữa các trường với nhau, bèn hỏi: “Đại học Y mạnh lắm à?”

“Ừm… phải xem là với ai.” Đối phương ngẫm nghĩ, nói: “Đại học H chúng ta, Đại học Y bên cạnh và đại học D ở đối diện đều là đối thủ cũ. Giữa ba trường với nhau có một quy luật kỳ lạ, Đại học Y mà gặp Đại học D là quỳ ngay, Đại học D nhìn thấy chúng ta sẽ teo tóp hết, theo lẽ thường thì có lẽ Đại học Y sẽ không bằng chúng ta. Nhưng điều hay ho là kể từ khi hai trường đấu với nhau đến nay, không tính những hạng mục khác, nhưng về bóng rổ thì chúng ta chưa thắng bao giờ.”

Diệp Luân nghe xong thuận miệng hỏi: “Khắc nhau về lối chơi à?”

Nam sinh nọ sửng sốt, hơi tò mò: “Không ngờ cậu cũng hiểu về lĩnh vực này nhỉ?”

“Không phải…” Diệp Luân cười: “Đoán bừa thôi.”

Trong lúc nói chuyện, hai người đã đến cuối đường hầm, phía trước sáng sủa, nóc được xây cao khiến tầm nhìn trở nên cực kỳ thoáng đãng.

Hôm nay là thứ Tư, lẽ ra phải là ngày có đầy tiết học, nhưng nhìn học sinh hai trường đang ngồi đầy trên khán đài, vung vẩy đạo cụ trong tay một cách điên cuồng, hò hét cổ vũ cho đội mình.

Màn hình điện tử treo cao bên rìa sân đang nhảy thời gian, khi Diệp Luân vào, bấy giờ chỉ còn chưa đến một phút sẽ kết thúc hiệp hai, số điểm trên sân chênh lệch nhau khá xa:

Đại học Y: 44 điểm; Đại học H: 32 điểm.

Xem ra từ “chưa thắng bao giờ” không phải nói chơi, đây hoàn toàn như bị đè xuống đánh vậy.

Chợt nghe thấy một chuỗi tiếng hoan hô vang vọng tận nóc, dời tầm mắt vào trong sân dõi theo quả bóng tròn màu đỏ, bấy giờ nó đang vẽ nên một đường cong xinh đẹp trên không, sau đó rơi vào một bàn tay quen thuộc…

Kình Phong di chuyển nhận bóng, bước chân vẫn chẳng dừng lại mà nhanh chóng tiếp cận nửa khoảnh sân bên đối phương. Đại học Y không kịp rút về phòng thủ, bấy giờ chỉ còn một trung phong[3] dưới bảng rổ.

[3] Trung phong (C): còn được biết đến là vị trí số 5, đứng ở khu vực ngay dưới bảng rổ. Thường là người có thể hình tốt nhất trên sân.

Đối phương dang rộng cánh tay, khuỵu gối ra tư thế phòng thủ, nhưng chỉ có thể mở trừng mắt nhìn một bóng dáng màu đen xông thẳng đến mình, sau đó phanh gấp lại trước mặt, làm động tác giả lừa bóng, xoay người đi bóng qua lưng.

Ngay sau đó, như cơn gió lốc, anh nhảy lên một cách đầy nhanh nhẹn với khí thế mạnh mẽ và, úp rổ[4]!

[4] Úp rổ: một kiểu ném phổ biến trong bóng rổ, người chơi sẽ bật nhảy lên và ấn bóng vào rổ bằng một hoặc cả hai tay.

Hai điểm!

Cả sân đấu bỗng chốc vỡ òa như một giọt nước rơi xuống nồi dầu. Tiếng hoan hô và hò hét vang vọng lên tầng trời, ầm ĩ đến mức đau cả màng nhĩ. Nếu không vì có tường chắn cao nửa người, thì không biết đã có bao nhiêu thiếu nữ trên khán đài nhảy thẳng xuống rồi, trông dáng vẻ hệt như ma quỷ kia kìa.


Vừa đến đã không đỡ nổi sự đẹp trai của Kình Phong, Diệp Luân cũng nhìn đến sững sờ, nghĩ bụng: Đây có còn là anh bạn cùng phòng im lặng ít nói, khiêm tốn nghiêm túc và cực hiếm gây chú ý của cậu không?

Ít ra thì trên sân đấu, anh không như thế.

Đồng đội chạy thẳng đến ôm, đập tay với Kình Phong. Anh đều đáp lại một cách cực ngầu, tiện tay kéo cổ áo đồng phục lau đi mồ hôi dưới cằm, còn giọt mồ hôi trên lông mi lại chẳng kịp được quan tâm đã phải huơ tay ý bảo mọi người vào lại vị trí.

Thời gian còn lại là mười lăm giây.

Có lẽ cú úp rổ ban nãy quá đẹp mắt, khí thế của Đại học H trở nên dũng mãnh hơn, đồng đội chạy ngang qua, may mắn cắt được đường chuyền bóng của Đại học Y.

Có kinh nghiệm ban nãy, đối phương rút về phòng thủ rất nhanh, dẫn bóng tấn công ở đường giữa sân thì hơi miễn cưỡng, anh chàng hậu vệ bèn chọn cách chuyền bóng truyền thống.

Sau vài lượt di chuyển, có một đồng đội không bị ai kèm bên cạnh, hậu vệ dẫn bóng[5] nhìn thẳng về phía trước, nhưng sau đó lại liếc thấy một người đang im lặng đứng sau vạch ba điểm[6].

[5] Hậu vệ dẫn bóng (PG): còn được biết đến là vị trí số 1, dẫn dắt các đợt tấn công của đoàn đội. Nhiệm vụ của họ là sắp xếp đội hình tấn công, quan sát đối thủ và đồng đội, từ đó đưa ra những đường chuyền có thể đặt đồng đội vào thế ghi điểm hoặc tự mình ghi điểm.

[6] Vạch ba điểm: là một đường hình tròn vòng cung gần với các rổ bóng, những cú ném thành công khi đứng từ vị trí này sẽ được tính 3 điểm.

Không chút do dự, chuyền bóng!

Kình Phong liếc thấy bèn vươn tay trái ra, quả bóng rổ rơi ngay vào lòng bàn tay anh, anh gần như ngay lập tức khuỵu gối xuống nâng người, cổ tay để ngửa, vẩy một cái…

Bóng rời tay.

Gần như ngay lúc ấy, tiếng còi kết thúc hiệp hai cũng vang lên.

Tất cả những người trong sân đều ngừng thở, dõi chặt mắt theo quả bóng tròn màu đỏ, nhìn nó bay qua vạch ném phạt[7], “binh”, va mạnh lên vành rồi xoay ba vòng bên trên…

[7] Vạch ném phạt: Là một vạch đường thẳng cách bảng rổ khoảng 4.5m, nơi các cầu thủ thi đấu thực hiện các quả ném phạt.

Thật đáng tiếc, cuối cùng nó nghiêng ra ngoài, rơi tự do xuống đất.

Kết thúc hai hiệp đầu, nghỉ giữa giờ, tỉ số xác nhận là: Đại học Y: 44 điểm; Đại học H: 34 điểm.

Chênh lệch mười điểm, không đến mức khiến người ta tuyệt vọng lắm, nhưng cũng chẳng đủ để khiến mọi người hài lòng. Dù với đội nào, hai hiệp tiếp theo đều sẽ là một trận đấu gian khổ.

“Ôi, quả ba điểm cuối tiếc quá, ném vội nên tư thế chưa chuẩn.” Nam sinh cùng khuân nước lắc đầu than: “Nhưng để muộn hơn chút nữa thì tiếng còi sẽ vang lên, cũng chẳng kịp.”


Diệp Luân quay đầu nhìn anh ta: “Anh cũng rành thật.”

“Hê hê.” Đối phương mỉm cười không nói thêm, hướng dẫn Diệp Luân đưa nước cho đội trường mình, còn anh ta thì xoay người đi về phía Đại học Y đối diện.

Đặt thùng nước bên rìa khu vực nghỉ ngơi, Diệp Luân vẩy cổ tay và cánh tay bị mỏi, đang định tranh thủ rời đi thì lại bị thầy trông như thầy huấn luyện gọi lại:

“Ồ, cậu bạn này đừng đi, còn việc mà.”

Bé thỏ Diệp quay đầu chỉ vào mình, ý bảo: Thầy gọi em à?

Đối phương vẫy tay với cậu: “Đúng đúng, là em đó, cậu chàng đẹp trai qua đây chút nào.”

“À… em, không phải… thôi được, bỏ đi.” Diệp Luân hé môi ấp úng hồi lâu, giải thích không rõ ràng, cũng biết mình không chạy được, thế là quyết tâm đi qua.

Thầy Thể dục nọ nhanh nhẹn khui thùng, lấy nước uống bổ sung năng lượng ra ôm đầy vào ngực rồi lại bảo Diệp Luân làm theo, hai người ôm nước mang đi chia cho mọi người.

Vừa xuống sân đấu, các cầu thủ ai nấy đều mồ hôi đầm đìa, miệng thở hồng hộc, rõ ràng đã mệt lắm rồi. Có người dứt khoát ngồi bệt xuống đất, duỗi hai cái chân bị chuột rút đặt lên ghế.

Mọi người cách nhau không xa, vây lại thành vòng tròn, vừa lau mồ hôi vừa nghe thầy phân tích chiến thuật. Đang nghe thì một bàn tay vươn ra trước mặt, đưa một chai nước bổ sung năng lượng đã được vặn lỏng nắp.

Bấy giờ tất cả mọi người đều đang chú tâm lắng nghe, đa số đều thuận thế nhận lấy rồi ngửa đầu uống, rất ít người sẽ quay đầu lại nhìn xem ai đang làm những công việc hậu cần vặt vãnh này.

Gồm cả Kình Phong. Cú ném bóng ra ngoài cuối cùng khiến anh hơi buồn, dù đồng đội đều rộng rãi bảo rằng không sao, nhưng bản thân anh vẫn cảm thấy rất đáng tiếc.

Ngồi trong góc, anh cúi đầu không chú ý đến việc Diệp Luân đi ngang qua trước mặt mình, nhét chai nước vào tay anh.

Nếu là người khác, có lẽ sẽ lên tiếng chào hỏi, dù sao thì bạn ký túc xá cũng như anh em mà.

Nhưng Diệp Luân lại chọn cách im lặng. Cậu hy vọng Kình Phong tập trung thi đấu, đừng lãng phí tinh thần vào những lời hàn huyên chào hỏi vô nghĩa này.

Đưa hết hơn nửa thùng, đảm bảo trong tay mọi người đều đã có một chai nước, theo lẽ thì Diệp Luân đã có thể lui xuống rồi. Nhưng lần này cậu đã rút kinh nghiệm, bèn chủ động rướn đầu sang hỏi: “Còn chuyện gì khác không ạ?”

Cậu ngoan như thế khiến thầy Thể dục vui lắm: “Em vất vả rồi, cậu trai, không có việc gì…” Chữ “nữa” cuối cùng còn chưa nói xong đã bị người khác cắt ngang.

“Thầy Vệ.”

Hai người cùng quay đầu.

Trông thấy nam sinh mặc áo số 10 trong đội chạy bước nhỏ sang, tay trái nắm lấy cổ tay phải không dám động đậy lung tung, đau đến mức mồ hôi đầm đìa, nhăn mặt nói: “Thầy Vệ, em ăn trúng cà rốt khô rồi.”

Trong lúc chơi bóng rổ, nếu ngón tay ngoài ý muốn đập trúng quả bóng gây bong gân, biểu hiện cụ thể là ứ đọng máu, khớp ngón tay sưng lên trông như quả cà rốt khô. Thế là dần dà đã lưu hành cách nói dễ hiểu này.

Hễ là người chơi bóng rổ đều có cảm nhận sâu sắc về cơn đau sướng này.


Diệp Luân chỉ nhìn thôi đã thấy đau thay cho cậu ta rồi.

“Ôi, nghiêm trọng vậy, mau qua đây để thầy xử lý cho em. Còn cậu bạn này,” thầy giáo quay đầu cười hì hì với Diệp Luân, “làm phiền em cũng giúp một tay nhé.”

Bong gân ngón tay bảo việc nhỏ cũng không phải mà việc lớn thì chưa đến mức, nếu xử lý không tốt, lâu dài có thể sẽ bị viêm khớp.

Nhưng với những người chuyên thể thao, chơi nhiều, ngón tay sẽ tự động quen dần, dù thỉnh thoảng bị bong gân chăng nữa cũng không quá tồi tệ. Xử lý kịp thời, bảo vệ cẩn thận, đừng để bị thương chồng lên thì sẽ không để lại di chứng gì nhiều.

Cách xử lý tạm thời đơn giản nhất đó là chườm lạnh, cố định, nếu có điều kiện thì phun thêm một ít thuốc Vân Nam Bạch dược[8], sẽ lành nhanh hơn.

[8] Vân Nam Bạch dược: có tác dụng hoạt huyết, làm tan máu tụ, giảm sưng đau, giải độc, sử dụng trong các trường hợp chấn thương, đụng giập, bầm tím, sưng đau, giập mô mềm, gãy xương kín… và các bệnh nhiễm trùng ngoài da.

Thầy Thể dục đã có kinh nghiệm, phụ trách xử lý chính, Diệp Luân chỉ hỗ trợ lặt vặt thôi, cậu ôm hộp cứu thương đứng bên cạnh, thầy cần gì cậu sẽ giúp tìm kiếm và đưa sang.

Ba người ngồi trên ghế nghỉ ở phía Nam sân đấu, không quá lộ, cũng không bắt mắt. Theo lẽ thường thì người ta không có việc gì sẽ chẳng nhìn sang góc bên này, nhưng đừng quên, hôm nay trên sân khấu có vài người “không bình thường.”

Người bên cạnh đều hô: “Đại học H cố lên, Đại học H tất thắng!” hoặc “Kình Phong đẹp trai quá! XX giỏi quá!”

Giữa những lời vang dội chỉnh tề này lại xen lẫn một tiếng hô ngạc nhiên trong trẻo: “Ồ, Diệp Luân!”

Tiếng gọi này không nhỏ, nhưng lẫn vào trong những tiếng hò hét động trời kia thì nghe có vẻ chẳng thấm vào đâu. Nếu không vì Kình Phong thính tai, giọng nói của cậu nhóc vị thành niên kia lại quá đỗi quen thuộc, thì không chừng anh đã bỏ lỡ mất rồi.

Nghe thế quay đầu, đưa mắt nhìn khắp nửa sân đấu rồi nhìn thẳng vào người có mái tóc xoăn tự nhiên đang nhảy nhót giữa tầng hai.

Kình Phong vẫy tay với cậu ta.

Nào ngờ mấy cô nàng trên khán đài lại bưng mặt thét chói tai.

Kình Phong: “…” Im lặng rụt tay xuống.

Sau đó dùng khẩu hình miệng nói với Chu Dật: Diệp – Luân – đang – ở – đâu?

Ông trời làm chứng, cục cưng Chu không hổ là thần đồng, chưa bao giờ khiến người ta thất vọng vào những phút giây quan trọng.

Cách xa như thế mà cậu ta chẳng những xem hiểu, còn trả lời ngay: Vươn một ngón tay chỉ lia lịa sang phía Nam.

Kình Phong quay đầu nhìn theo hướng ngón tay chỉ, qua sân bóng, anh nhìn thấy bé thỏ Diệp mà mình nhớ nhung đang ôm một hộp cứu thương lớn, ngoan ngoãn ngồi xếp bằng dưới đất.

Mái tóc đen mun rũ xuống, sống mũi cao thẳng, đầu tiên là thè lưỡi một cách nghịch ngợm, sau đó bị thầy Thể dục chọc cười tít cả mắt.

Khoảnh khắc ấy, trong đầu Kình Phong hiện nhanh hai suy nghĩ:

1. Cậu ấy có nhìn thấy cú ném ba điểm tệ hại ban hãy không?

2. Mấy người tránh ra, cậu chủ nhỏ đó là của tôi.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận