Đi Tìm Bài Thơ Cổ


Trần Lĩnh vội vã chạy về phía ngôi miếu hoang lúc chiều với ý nghĩ sẽ nhanh chóng lấy lại sự trong sạch.

Ngôi miếu thờ hung thần này được bao bọc bởi rừng cây rậm rạp chừa lối đi ở chính diện, nhưng vì đã lâu không có nhiều người qua lại nên cỏ cây móc um tùm chắn cả đường vào, khung cảnh quanh đây hoang vu, tĩnh mịch, không có một bóng người.

Chàng nhẹ chân đi đến nghe ngóng, một hồi chẳng thấy gì liền đi vào bằng cửa chính.

Một khuôn mặt hung ác chợt hiện ra trong đêm tối, Trần Lĩnh giật mình giây lát rồi nhận ra đó là một bức tượng hung thần cao gần một trượng, dáng vẻ uy nghiêm, tay lăm le cây rìu to lớn.

Chàng định tĩnh rồi thở dài lẫm bẫm: “Mình đã nhọc lòng rồi, ở đây chẳng có ai cả, lão già kia đạt được mục đích, hắn đã ra đi cùng linh vật của làng này.”
Chàng đi một vòng dò xét, sau bức tượng thấy có cái chiếu manh rách nát.

Hôm nay là một ngày mệt mỏi, cả người chàng đã rã rời, Trần Lĩnh nằm xuống nghĩ suy mọi chuyện rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
*******************
“Mày là một tên ngu ngốc chưa từng thấy, tại sao lại ngu thế không biết! Việc của mày là im lặng chờ đến khi có cơ hội thì trộm, có vậy mà cũng không làm được.

Tên chồng chỉ khoa trương lên cho vui thôi, cái gường của nhà giàu, cả họ mày nhảy lên cũng không dễ gì sập được, thậm chí có sập cũng không đè chết mày được!” Tiếng quát tháo khiến Trần Lĩnh bừng tĩnh, chàng dựng người dậy nghe ngóng.
Nghe tiếng người khóc than, cất giọng ngố ngáo quen thuộc: “Ôi đau quá… khoa trương là gì?” Giọng lão già lại cất lên đầy vẻ trách móc: “Ngu quá, nghĩa là nói quá lên, làm quá lên chứ không thể xem là thật được!”
Tên trộm lại nói: “Tao biết rồi dù ai có nói quá, tao cũng không tin là thật nữa, có sập gường hay cháy nhà tao cũng không chui ra nữa… Mày bày cách cho tao với!” Ông già lại cất giọng đầy khí tức: “Bày cái gì, đám cưới đâu phải ngày nào cũng có… hừ!”
Tên trộm lại xuýt xoa, giây lát sau ông già mới nói: “Hôm nay mồng tám tháng chạp, cũng là một ngày tốt để cưới vợ gã chồng cho con.

Mày đi qua làng Quảng Xương bên cạnh dò xét xem thử… Nhớ lời tao dặn đấy!” Tên trộm đáp: “Ừ! Tao biết rồi, tao đi đây!”
Tên trộm nhanh chân chạy đi, ông già cũng đứng dậy định đi, Trần Lĩnh liền xông đến chế ngự tay phải lão vặn ngược ra sau quát: “Nói mau lão là ai, tại sao lại xúi dục tên đó đi ăn trộm rồi nhân cơ hội đánh cắp con cóc đồng… hả?”
“Ối! Không không… Lão không hề lấy ông cóc đồng … đó là vật linh đến sờ vào, lão già này cũng không dám… đau quá gãy cái tay của lão rồi!” Ông già nhăn nhó nói, Trần Lĩnh nhìn điệu bộ xem ra lão không phải là người biết võ công, lão cũng không phải là người Chiêm Thành.

Chàng buông ông già ra nói: “Lão già rồi mà không nên thân, tại sao lại xúi dục anh chàng kia đi ăn trộm chứ!”
Ông già đáp: “Tô Trí là lão già ác ôn, hắn tham lam, hãm hại nhiều người… Lão phần cũng muốn kiếm chác một tí, phần muốn thằng Ngốc lấy lại một ít vốn từ tay lão lý trưởng tham lam ấy thôi.

Thằng nhỏ đó cha mẹ mất sớm, nó ngốc nghếch bị đổi sạch ruộng vườn… Giờ nó lang thang hai bàn tay trắng… lão vì thế…”
Trần Lĩnh lại nói: “Thế sao lão còn bảo sang làng bên?” Ông già ấp úng nói: “Lão… lão thấy nó tội nghiệp!”
Trần Lĩnh nghiêm giọng quát: “Từ này tôi cấm lão làm thế nữa, anh chàng đó khờ khạo, chất phác có ngày bị đánh chết không chừng… Mà này, lão biết cóc đồng ấy có gì đặc biệt, tại sao có người muốn cướp lấy?” Ông già đáp: “Đặc biệt ư tôi cũng không rõ… Ông cóc là linh vật làng này đã hương khói từ rất lâu, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu… thế thôi!”
Trần Lĩnh lẫm bẫm “thế sao” điệu bộ ngẫm nghĩ, ông lát sáng mắt lên lại nói: “Nếu cậu muốn, hãy đến tìm người kể chuyện ở làng bên, ông ấy biết nhiều chuyện xưa nay, chắc sẽ giải đáp được thắc mắc của cậu.”
Trần Lĩnh hơi ngạc nhiên nói: “Tại sao lại là làng bên, làng này không có người truyền miệng sao?” Ông già đáp: “Có thì có, nhưng ông ta đã bị giết hại mấy hôm trước rồi… Ngày xưa lúc Cồ Việt còn bị đô hộ, họ bị đuổi giết, cấm cản thì không lạ… Không hiểu tại sao, giờ nhà Lý đã được ngôi, đất nước yên ổn, những người đó lại bị hại...!Cậu đi về hướng đông bên kia quan lộ là làng Quảng Xương, đến đình làng vào những buổi chiều có thể gặp ông ta.”
Trần Lĩnh nói “cám ơn” rồi quay lưng đi với cái đầu bộn bề suy nghĩ, cái bụng trống trơn.

Đương là buổi sáng chàng nghĩ mình không cần vội, nên thong thả đi.

Được một đoạn vài chục trượng, hai người từ phía sau chàng nhanh chân vượt lên, một người mặc áo xám tro, tóc ngắn, tuổi chừng ba mươi nói: “Nhà họ Đỗ đãi tiệc mừng gọi mời cả làng, mau đi đi!” Người bên cạnh cất lời: “Nhà này kỳ nhỉ, mới sáng sớm lại gọi rồi!”
“Chẳng lẽ may mắn vậy sao? À đúng rồi!” Mắt Trần Lĩnh sáng lên với ý nghĩ gì đó, chàng lấy bộ đồ ông Bụt trong bọc hành trang ra hý hửng thay vào, cẩn thận dán thêm bộ râu dài, rồi đi theo mọi người.

Đỗ gia xem ra cũng là gia đình địa chủ, nhà cửa khang trang rộng rãi, người ở đến hàng chục.

Trần Lĩnh giả dáng điệu người có tuổi vừa đến đã được đón tiếp, dẫn thẳng vào nhà trên dùng trà.

Chàng ngồi cùng mâm trên với tám vị bô lão thâm niên, họ nhìn chàng thấy lạ, có người gạn hỏi, chàng thản nhiên tự xưng bên họ ngoại, có người hoài nghi nhưng cũng không tiện vạch trần.

Cũng may là buổi tiệc này mời cả làng, nếu chỉ nội trong gia đình thì không lừa được ai rồi, chàng không dám nói nhiều, chỉ ậm ự theo câu chuyện của các vị bô lão khác, tránh nói nhiều để lộ ngữ giọng non trẻ ra, chàng mỉm cười tự nhủ: “Mình cũng có khiếu đóng kịch ấy nhỉ!”
Lát sau tiệc rượu được dọn lên, đều là các món ngon ngày thường không dễ gì được ăn, Trần Lĩnh đương đói lòng nhưng phải cố gắn nén cơn thèm lại.

Lát sau một ông già tuổi trạc ngũ tuần dẫn hai cậu thanh niên đi ra khách đường cất tiếng nói: “Trong một ngày vui thế này, được các vị bô lão, các vị thân hữu đến đây chung vui đông đảo thế này, thật là vinh hạnh cho gia đình họ Đỗ chúng tôi.”
Đỗ lão dáng người cao lớn, mặt vuông chữ điền, tinh thần quắc thước, lời nói thâm trầm uy nghi ra dáng đấng anh hào.

Trần Lĩnh nhanh chóng đoán được lão là danh gia võ thuật, liền sinh lòng kính ngưỡng.

Ông ta đưa tay giới thiệu hai anh thanh niên tuổi đôi mươi nói: “Đây là Sơn và Hải hai thằng nhóc con trai của Đỗ Bách tôi, rời làng lên núi Tản Viên bái thầy học nghệ đã bốn năm, đến này đã thành tựu, đã trở thành những người đàn ông thực thụ… Nam nhi chí ở bốn phương, học võ luyện thân, góp sức cho nước nhà là việc nên làm, phải làm, để khỏi uổng phí dòng máu Lạc Hồng đương chảy trong người, các vị bô lão thấy cháu nói như vậy có đúng không.”
Nhiều vị đáp phải, Trần Lĩnh cũng gật đầu lia lịa.

Đỗ Bách lại nói: “Làm cha như cháu, muốn hai đứa nó ra mắt trước các vị, có dịp được chào hỏi các vị bô lão thâm niên học hỏi kinh nghiệm, giao lưu vui vẻ với bạn bè cùng trang lứa.

Đây cũng là buổi tiệc chia tay với nơi chôn nhâu cắt rốn.

Để hai cháu nó vui vẻ lên đường, tiến thẳng ra xa trường, làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương, bảo vệ lương dân.”
Nhiều người vỗ tay phấn khởi, lúc đó một lão già tuổi trên năm mươi từ nhà dưới đi lên, nghe có người nói “lý trưởng đây rồi”, ông ta đi đến chính đường, đưa tay ra hiệu dừng lại nói: “Các vị yên lặng, thay mặt cho cả làng, họ Tô tôi có đôi lời.

Hai cháu trai nhà anh Bách đây thành tựu võ công ở một môn phái tiếng tăm lừng lẫy như Tản Viên thật không dễ dàng, thật là điều đáng cho cả làng Quảng Tân chúng ta tự hào.

Nhưng hai cháu hãy cố gắn thêm nữa, để xứng đáng với cha ông anh hùng của chúng ta… Đi đầu đánh giặc, chiến đấu bất khuất không khoan nhượng với kẻ thù, chết không đầu hàng, làm trai tráng ra đi bảo vệ biên cương thân yêu, thật là quý hóa, vô cùng quý hóa… Hãy cố gắn lên!” Nói rồi lý trưởng đưa nắm đấm lên thể hiện quyết tâm.

Hai anh thanh niên Sơn và Hải cũng đưa lên thể hiện quyết tâm, nhiều người hùa theo riêng Trần Lĩnh chẳng tỏ thái độ gì.

Một vài người đứng ra cổ vũ vài lời, động viên hai chàng thanh niên, sau đó buổi tiệc mới bắt đầu.

Trần Lĩnh im lặng ăn uống qua loa, rồi lặng lẽ rút lui khi cuộc vui mới đến cao trào, bỏ lại sau lưng tiếng nói cười hào hứng của mọi người.

Vừa đi chàng vừa lẫm bẫm: “Là anh hùng đứng ra giúp nước ư! Mình đã từng nghĩ đến rồi ấy nhỉ, nhưng bây giờ Trần Lĩnh này đang mang tiếng là tội phạm hại dân hại nước, ha ha… Cuộc đời thật trớ treo!”
Trần Lĩnh theo hướng đông mà thẳng tiến, hôm nay là một ngày vắng mây, ánh mặt trời ấm áp làm tiêu tan bớt cái lạnh giá những ngày cuối năm, chàng đi trên con đường đồng rộng nửa trượng.

Hương đồng nội khiến tình thần chàng bớt trống trải khi thấy mình và mẹ thiên nhiên đang ở rất gần.

Xa xa thấy bóng dáng một mục đồng đương ngồi trên lưng trâu thổi sáo, thanh âm có vẻ yếu ớt và thiếu tự tin.

Trần Lĩnh vội la lên: “Em thổi hay lắm, rất hay đấy!” Không thấy tiếng đáp lại, không biết cậu bé có nghe được không, nhưng không lâu sau đó tiếng sáo dần thay đổi, nghe rõ ràng hơn.

Trần Lĩnh nỡ nụ cười, lại cất bước đi.

Không lâu sau đó đã đến quan đạo, đối diện là rừng cây rậm rạp chừa lối đi vào làng Quảng Xương.

Chàng đi khoảng hai mươi trượng là đến cổng chào của làng, thấy phía trước có nhiều người tụ tập, đoạt chắc có náo sự.
Đến gần mới thấy một người đàn ông trung niên mặt mày đầy sẹo đang lăm le thanh đao trên cổ cô gái tuổi khoảng hai mươi lăm, đối diện là một nam nhân tuổi chừng ba mười trông ra dáng thư sinh, đạo mạo cốt cách, đầu tóc chỉnh chu, khuôn mặt thanh tú.

Thư sinh từ tốn nói: “Lê Hạ! Là đàn ông thì mau thả cô gái ấy ra, chúng ta đấu tay đôi!” Người mặt hung ác nói: “Tao không điên, tao biết mình đấu không lại mày, tao không muốn ăn cơm tù! Bách Thủ Tú Tài ngươi không muốn ông nội giết cô gái này, thì mau cút đi!”
Nhìn cuộc diện đã rõ, Trần Lĩnh quát lớn lên: “Nhà ai thì người ấy mau chóng về đi, bộ không biết sống chết hay sao, mà còn đứng đó trố mắt xem! Còn đứng đó!”
Mọi người giật mình, tiếng quát của chàng chứa đầy nội khí sung mãn, dân làng hơn hai mươi người dáo dát chạy đi kiếm chỗ nấp ló mặt ra xem, khoảng đất trống chỉ còn bốn người.

Anh chàng tú tài quay sang nói: “Cám ơn cụ!” Tên Lê Hạ trợn mắt kinh dị hấp tấp nói: “Cả lão già này nữa, ông đứng yên đó, còn tiến một bước là tôi cắt cái đầu cô ta xuống liền.” Cô thôn nữ sợ hãi ra mặt, khóc lóc liên hồi.

Tên Lê Hạ mặt hung nạt lớn “im ngay” cô ta mới chịu nín lại.
Trần Lĩnh trong bộ dạng ông già lụ khụ nói: “Này mặt sẹo, cậu thả con bé ra đi, hai người sẽ đấu tay đôi, cậu nói anh chàng tú tài kia giỏi hơn cậu phải không.

Thế này cậu ta sẽ tay không đấu với thanh đao của cậu.

Lão lấy thân phận là bô lão để cam đoan công bằng.

Chấp cậu mười tuổi chấp luôn thanh đao, chẳng lẻ cậu không đánh lại anh tú tài kia sao?”
Thấy anh tú tài có vẻ không chịu, tên họ Lê gật đầu nói: “Được! Lão lấy kiếm của anh ta đi!” Anh chàng thư sinh cứ nhưng nhị, Trần Lĩnh đi về phía anh ta liếc mắt xảo trá làm hiệu.

Anh chàng vội hiểu ra hai tay dâng kiếm.
Trần Lĩnh lại đi về phía họ Lê nói: “Này! Giờ đẩy con bé sang đây, hai người giao đấu!” Lê Hạ vội làm theo.

Trần chỉ đường cho cô gái chạy đi rồi nói “bắt đầu”, hai bên xông vào nhau chàng liền ném thanh kiếm về phía anh chàng tú tài.

Vì bất ngờ họ Lê đánh mất tiên cơ, liên tiếp bị dồn ép, hắn ta tức điên mà không rảnh miệng để chửi.

Sau hai mươi chiêu khốn đốn đỡ gạt, thoát chết trong gang tất, hắn bị chém một nhát kiếm ở bắp tay phải, từ đó di chuyển kém linh hoạt.

Anh chàng tú tài ra chiêu rất nhanh nhẹn, chiêu thức biến hóa linh động, đầy đặn, có công có thủ rất thập toàn.

Họ Lê nghiếm răng nổi khùng lên, thanh đao nặng chém liên tiếp bất chấp tất cả, hắn vận lực hùng hậu đánh như là trận đấu cuối cùng trong đời vậy.

Bộ vị hắn lộ nhiều sơ hở, nho sinh nhìn thấy nhưng tạm thời chưa thể công vào, đối phương đã tỏ ra liều mạng, sơ sẩy là bị chết chung ngay.

Qua hơn bốn mươi chiêu, lực đạo trong tay đối thủ giảm dần, nho sinh nhân cơ hội hắn chém quá tay, anh đảo người né tránh cong như cánh cung, cùng thanh kiếm quay ngược lại đâm chéo lên bàn tay phải đang cầm đao của đối phương.

Họ Lê la lên như mãnh thú vừa vùng vằn đã bị thanh kiếm của nho sinh chỉ vào yết hầu.
Trần Lĩnh cười ha hả rồi chạy vào ngôi nhà đầu tiên xin một đoạn dây thừng, chạy đến cột tay tên họ Lê.

Anh tú tài nói: “Cám ơn cụ đã ra tay tương trợ.

Trần Lĩnh liếc mắt thấy bên hai lưng bàn tay của anh chàng này có xăm hình đóm lửa màu đỏ.

Thấy ánh mắt chú ý của Trần Lĩnh, nho sinh cung tay nói: “Tiểu sinh là người của hội “Thắp Lửa”, tên là Nguyễn Công Toàn xin chào bô lão! Một lần nữa cám ơn người!”
Trần Lĩnh cười khoái trá nói: “Cám ơn thôi à! Tên tội phạm này võ công không tệ, hắn được treo thưởng bao nhiêu!” Công Toàn đáp: “Hắn chỉ cướp của, gây thương tích chứ chưa giết người, nên chỉ có năm mươi quan thôi ạ!”Trần Lĩnh lại cười nói: “Năm mươi quan số tiền đủ sống thoả mái nửa năm, đâu phải là ít, chia cho lão một ít mua bát cháo ăn chơi! Lão cũng có công trong vụ này mà!”
Công Toàn nói: “Nhưng cháu chỉ còn có mười mấy quan thôi! Phải áp giải hắn về kinh thành nữa!” Trần Lĩnh nói: “Đưa cho tôi… đưa cho già mấy quan lẻ cũng được.

Có cần cậu phải chia cho một nửa đâu!”
Công Toàn lấy bốn quan tiền trong bọc đưa cho Trần Lĩnh nói: “Nếu có cơ hội qua đây cháu sẽ hậu tạ cụ!” Trần Lĩnh xua tay nói: “Thôi khỏi, có qua cũng không gặp lại lão đâu, đừng phí công!” Nói rồi chàng hý hừng đi vào trong làng, miệng lẫm lẫm: “Cái nghề này tuy nguy hiểm nhưng kiếm tiền thật là nhanh… Cha mình rèn năm cái cuốc mới kiếm được một quan, năm mươi quan là hai trăm rưỡi cái cuốc, số đó phải làm nửa năm mới được.

À mà nói đi cũng nói lại, tìm người đã khó, tìm một tên cướp luôn hành động về đêm càng khó hơn.”
“Nước triều dần rút đi, bãi cọc nhọn hoét lộ ra, hàng trăm chiến thuyền của quân Nam Hán lọt vào trận địa, binh tướng đều hoảng loạn vô cùng… Ngô Quyền dương cao thanh gươm hô lớn “tấn công”… Tức thời các cánh quân ta từ tứ phía đồng loạt xông lên, tên bắn như mưa vào trận địch…”
Câu chuyện đương lúc cao trào, ông già dừng lại đột ngột, nét mặt thoáng vẻ suy tư nói: “Hôm nay đến đây thôi! Các cháu hãy về nhà đi…” Bọn trẻ ngạc nhiên trố mắt, một cậu bé tóc ba chỏm, quần áo vá chằn chịt đứng lên nói: “Tại sao ông không kể tiếp?” Ông già tuổi ngoài sáu mươi, dương ánh mắt ôn nhu bất nhẫn nói: “Các cháu ngoan, hãy mau về nhà đi, nếu không ngày mai ông sẽ không đến kể chuyện nữa đâu!”
Bọn trẻ khoảng mươi đứa lấy làm khó hiểu, nhưng chúng cũng nhanh chóng nghe lời ông già mà rời đi.
Khi bóng dáng đứa trẻ cuối cùng cưỡi trâu khuất sau rặng tre già, ông lão có khuôn mặt khắc khổ mới nói: “Vị anh hùng nào đương lấp ló sau mái đình, xin mời xuống đây tương gặp!”
Hai bóng đen như đã có sự chuẩn bị, sau khi ông già kể chuyện với dứt lời, cả hai đồng loạt phi thân xuống từ mái đình cao hơn một trượng, đứng về hai phía đông tây ông già, tuốt gươm sáng loáng, ánh mắt để lộ sát cơ.

Một giọng nam còn thanh xuân cất lên: “Nếu ông đã đoán được, thì bọn này không khách sáo nữa… Tiếp chiêu!”
“Khoan đã!” Tiếng quát phát ra từ hướng tây, một ông già từ tốn đi đến, sau lưng ông ta là mặt trời đỏ rực.

Ông già này râu tóc bạc phơ, ngũ quan hiền hòa nhưng không kém phần lém lỉnh, tinh quái, khuôn mặt người này cháy nắng chẳng có nếp nhăn, không ai khác chính là Trần Lĩnh.

“Tên nào cản trở bọn ta đều phải chết!” Tên áo đen ở hướng mặt trời lặn xông về phía Trần Lĩnh, trong khoảnh khắc ngắn ngủi đã tung ra ba cú đâm tấn công phần ngực chàng.

Trần Lĩnh thản nhiên né tránh không tỏ vẻ vội vàng gì.

Tay phải chàng xoay chuyển thanh củi đánh vào đầu hắn ta trong sự ngỡ ngàng của mọi người.

Hắc y lạng chạng thối lui ba bộ rồi lại sấn tới chém liên hoàn, tấn công nhanh nhẹn phong tỏa cả đường né tránh sang hai cánh của Trần Lĩnh.

Chàng liên tiếp thối lui, với bộ pháp linh hoạt bảy phần, ba phần nhàn nhã thư thái, sau mười chiêu lại đánh vào đầu tên áo đen.

Nếu có lợi khí trong tay thì cuộc đấu này có lẽ đã phải kết thúc rồi.
Nhưng tên áo đen chẳng để tâm vướng bận đến điều đó, hắn lại xông lên ra chiêu càng lúc càng nhanh.

Trần Lĩnh lần này không né cũng chẳng thối lui nữa, chàng trực diện dùng thanh củi đối kháng với thanh gươm trong độ năm chiêu trong thế dịch chuyển theo đường gươm đối phương, bởi vậy thanh củi bảy phần khô của chàng mới chưa bị chém đứt đôi.

Lại một chiêu hiểm chém chéo từ dưới hông trái lên ngực phải Trần Lĩnh.

Chàng xoay chuyển thanh gỗ đâm chéo xuống ngược lại tư thế của đối phương.

Đương đánh lỡ dỡ, với thủ phát kỳ dị chàng chẳng khó khăn xoay chuyển vũ khí của mình đâm chéo vào lưng bàn tay tên áo đen.

Tuy dùng vũ khí thô sơ nhưng cú đâm này được vận lực hùng hậu, cánh tay đối thủ chấn động mãnh liệt, tiếp sau đó hắn lãnh bốn cú đá liên tiếp vào ngực vào mặt, thân người loạng choạng như sắp té, dãi băng che mặt như muốn rơi ra, để lộ khuôn mặt nhỏ thó, teo tóp.
Tên áo đen còn lại thấy đồng bọn sắp bị đánh bại liền xông đến giải vây.

Trần Lĩnh hơi lạng đầu né cú chém của hắn, xoay chuyển thân người đá chéo lưng bàn chân phải vào mặt tên trước.

Kình phong làm gió thổi mạnh vào phần thân trên của đối thủ đủ minh chứng cho uy lực ghế ghớm của cú đá này.

Thân người tên áo đen bay về phía tên phía sau, khiến chiêu tiếp theo của tên này chém vào người đồng bọn.

Tên đánh trước bị tiền hậu giáp công, hắn té ngã lăn lóc, phun ra một ngụm máu kèm đôi ba chiếc răng, hông phải hắn bị chém một đường dài, vết thương xem ra rất nghiêm trọng.
Tên phía sau vội lôi đồng bọn chạy đi, không quay đầu nhìn đến một lần.

Trần Lĩnh cười nhép miệng nói: “Già này tạm tha cho một lần, còn vô cớ hại người nữa thì đừng trách… Ối chao! Quên, phải bắt chúng để hỏi lý do hại ngươi…”
Trần Lĩnh định chạy theo thì ông già kể chuyện vội ngăn lại nói: “Không cần!” Chàng khưng người lại, mắt lộ vẻ ngạc nhiên nói: “Ông biết cả rồi sao?” Ông già kia ngồi xuống chiếc ghế mây, vô sự như chưa có chuyện gì, rót một chén trà ra cung tay mời Trần Lĩnh nói: “Mời ông dùng chén trà nhạt, không ngờ ông tuổi cao mà lại có khí khái như thanh niên trai tráng… Thật đáng ngưỡng mộ!”
Trần Lĩnh đón lấy chén trà uống một hơi cạn sạch chẳng giống cái cách nhâm nhi của ông già đối diện.

Chàng nói luôn miệng: “Ông đã làm gì chuyện gì mà kẻ thù tìm đến, à mà quên người kể chuyện làng Quảng Tân cũng bị hại, không biết có phải bọn vừa rồi, tại sao ông ngăn tôi? Bọn kia đang âm mưu chuyện gì?”
Ông già từ tốn đặt tách trà xuống cái đôn cất lời: “Không! Ông Bảy làng Quảng Tân lúc xưa là một tay kiếm lang bạt giang hồ, gây thù chuốt oán rất nhiều, tánh lại cố chấp, ông ta bị con cháu cố nhân đến đòi nợ.

Việc này chẳng có âm mưu gì cả!”
Trần Lĩnh khuôn mặt không tỏ vẻ gì là đã tin tưởng đối phương, chàng lại nói: “Thế còn ông!” Ông già kể chuyện thở dài, giây lát cất lời: “Hai tên vừa rồi là thuộc hạ của tình cũ tôi thôi! Họ nhiều lần muốn tôi đến chỗ nàng… Nhưng tôi liên tục thoái thác, họ mới động tay chân… Ông ra tay như thế là quá nặng! Họ chỉ tuân lệnh gia chủ mà hành động thôi!”
Trần Lĩnh tỏ mặt bán tín bán nghi với cái kiểu tuốt gươm ra chiêu chẳng dung tình của hai người vừa, suy tư giây lát chàng mới nói: “Tôi đi qua đây không phải tình cờ.

Mục đích của tôi là đến gặp ông hỏi chuyện.

Ông Cóc thật ra có bí ẩn gì, mà nhiều người lại muốn chiếm đoạt?”
Ông lão kể chuyện mắt mở to ngạc nhiên nói: “Ông đến vì chuyện này sao?” Trần Lĩnh đáp: “Đúng vậy! Ông đừng nói kẻ trộm cóc chỉ muốn nấu chảy lấy đồng!” Ông già kia lắc đầu nói: “Không! Ông đầy chính khí thế kia, lại giải nan cho tôi một phen rồi.

Tôi cũng không giấu ghiếm gì ông.

Ông đã thấy qua trống đồng có bốn cóc chưa!”
Trần Lĩnh nhanh nhẩu đáp “có”, ông già lại nói: “Cóc là một linh vật quan trong tín ngưỡng dân Lương chúng ta.

Là đại diện cho bốn vị thần ở bốn phương trời.

Ông Cóc Gió đại diện cho gió lạnh phương bắc, Ông Cóc Lửa đại diện cho cái nóng phương nam, Ông Cóc Nước hay còn gọi là Cóc Mưa đại diện cho biển Đông rộng lớn, cuối cùng là Ông Cóc đất đại diện cho vùng núi mội dãi trời tây.”
Uống một ngụm trà ông già lại nói: “Trống đồng có nhiều điểm tương đồng với kinh dịch.

Trọng tâm trống đồng là thái cực, hay còn được xem như là mặt trời, lạc dân ngày xưa tin rằng nguồn sống đến từ mặt trời, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi nói nôn na là hai mặt đối đãi của thế giới nhị nguyên này, có nóng thì sẽ có lạnh, có mưa thì phải có nắng, có đúng tất phải có sai, có âm ắt có dương.

Lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng là bốn thành tố của sự sống, tồn tại trong mỗi người, mỗi con vật, đạo Phật gọi là tứ đại, dân đạo Lương của ông bà chúng ta gọi là Tứ Cóc hay còn gọi là Bốn Góc “đất, nước, gió, lửa”.

Mà bốn vị thần ở bốn hướng là đại diện cho bốn thành tố này, điều này lại rất đúng với vị trí lãnh thổ của nước Văn Lang xưa, ngày nay có đổi khác, nhưng vẫn nằm trong sự bao bọc của bốn vị thần.”
Trần Lĩnh ngẫm nghĩ lại nói: “Còn những hình vẽ chim lạc và người đổi mũ lông chim có nghĩa là gì!” Ông già đáp: “Điều này tôi không biết, đoán đơn giản chắc chỉ là sự mô tả cuộc sống của con người thời đó! Họ sống rất gần thiên nhiên, gần với các con vật và ở trong giới hạn cai quản của bốn vị thần!”
Trần Lĩnh nói: “Chỉ vậy thôi sao? Ngoài mô tả địa lý, cuộc sống thời xưa còn gì nữa không?”
Ông già lại nói: “Bốn Ông Cóc được hương khói mấy ngàn năm, linh lực tiềm ẩn trong đó rất lớn lao, là vật linh thiêng vô cùng, chẳng hiểu sao có người to gan dám lấy.

Chỉ sợ bọn tà ma, thầy tào dùng nó để bày trò lừa gạt dân Lương.”
Trần Lĩnh trầm ngâm nói: “Ít nhất bọn chúng đã có hai Ông Cóc rồi, mấy tháng trước tôi thấy một người Chiêm Thành cướp được một Ông, nhưng tôi lực bất tòng tâm không đòi lại được.”
Ông già giật mình nói: “Chiêm Thành ư… Chắc chắn đây là một âm mưu lớn lao, không thể được, phải đi báo cho đại bô lão Mạc Cương, phải cho người bảo vệ Ông Cóc Gió!”
Trần Lĩnh mắt ánh lên tia sáng nói: “Ông biết Cóc Gió ở đâu nói cho tôi biết với? Tôi phải truy tìm bọn người bí ẩn này đòi lại linh vật!” Ông già nhìn Trần Lĩnh giây lát mới nói: “Hay lắm, đây là tín vật của bô lão của hội Truyền Miệng bọn tôi, ông hãy cầm lấy đến phía nam kinh đô Thăng Long hỏi thăm đại bô lão Mạc Cương.

Kể đầu đuôi câu chuyện cho ông ta, ông ấy biết nhiều chuyện xưa, hy vọng có được bí mật của Bốn Ông Cóc, nắm được mục đích của đối phương.

Tôi cũng muốn đi cùng ông, nhưng tuổi già sức yếu, chết lúc nào không hay, chỉ sợ làm chậm chân ông thôi!”
Trần Lĩnh vỗ ngực nói: “Ông hãy yên tâm, tôi sẽ cố hết sức, không cho bọn người phiên bang làm tổn hại đến vật bảo của tổ tiên!”
Nói rồi chàng đón lấy tấm mộc bài có vẽ hình đám lửa, ở dưới có hai chữ “Truyền Lửa”.

Trần Lĩnh cúi chào quay lưng đi, lúc đó trời đã sập tối, nhiều nhà đã đốt đèn, nhóm lửa sưởi ấm.

Quang cảnh quanh đây điều hiu cô tịch, chàng lại mông lung suy nghĩ vẫn vơ.

Màn đêm dày đặt nhanh chóng bao trùm lên tất cả, một đợi gió lạnh lẽo thổi vào mặt chàng, làm cho bộ râu bạc phấn phới cạ vào mặt, chàng thấy nhột lại đưa tay vút xuống, rồi gió từng cơn lại nổi lên, chàng lại vút, chuyện này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần.

Đến khi chàng thấy hai người làm đồng về, dắt trâu đi ngước hướng chàng, ý nghĩ chàng dừng lại nơi đôi vợ chồng này.

Một cảm giác kỳ lạ xuất hiện, nó càng lớn mạnh càng thôi thúc chàng phải đi theo họ.
Và cứ thế chàng giữ khoảng cách với vợ chồng nông phu này, bề ngoài họ chẳng khác gì so với những người theo nghiệp nông bình thường.

Nhưng tư thế đi vững chãi, sắm thế phòng thủ và sát cơ lúc ẩn lúc hiện khiến Trần Lĩnh cảm thấy không bình thường.
Được thêm khoảng chục bộ nữa, đôi vợ chồng rẽ vào con đường đất nhỏ chỉ hướng nam, họ đi thêm một đoạn khoảng mười trượng nữa thì dừng lại ngôi nhà nhỏ mái ngói, tường rêu phong, cửa nẻo cũ kỹ.

Cả hai nhanh nhẹn dắt trâu vào chuồng, cột dây cẩn thận rồi đi ra cái giếng gạch sau nhà.
Trần Lĩnh nấp ở bụi cây phía sau những gốc chuối, gần con đường đất cách cái giếng khoảng hai trượng, cố gắn giấu thân.

Không lâu sao chàng lắc đầu tự nhủ “mình đã quá đa nghi rồi”, chàng định quay lưng đi thì nghe tiếng đàn ông: “Không cần phiền phức, qua loa rồi hành động!” Tiếng phụ nữ còn trẻ cất lên: “Mùi bùn khó ngửi thế này, em chịu cũng chẳng sao, nhưng chẳng phải tự công khai mình hay sao.” Ngần ngừ giây lát người đàn ông mới nói: “Nhanh lên đấy!” Nói rồi anh ta đi vào nhà trong.

Cô gái nhanh chóng trút bỏ xiên y, để lộ tấm lưng trần trắng trẻo, rồi nhanh chóng múc nước sối vào người.

Trần Lĩnh đỏ mặt tía tai vội quay lưng đi thì thấy một cậu bé đâu khoảng mười tuổi tiến về phía chàng nói: “Rình trộm phải không?”
Chàng thầm than khổ, phản xạ vội vàng bịt miệng cậu bé lại, cũng may tiếng nước khiến cô gái không hay biết gì.

Tiếng nước vẫn đều đều phía sau, Trần Lĩnh nín thở, tim đập loạn nhịp.

Thấy ánh mắt sáng trong của cậu bé có vẻ như van nài, chàng đưa tay lên miệng làm tín hiệu im lặng rồi nhẹ thả tay ra.

Miệng cậu bé như sắp mở, định nói gì đó chàng lại bịt miệng cậu, nhẹ nhàng bế đi.

Được một đoạn vài chục trượng, thấy vắng nhà, Trần Lĩnh tha cậu bé xuống nói: “Anh không phải nhìn trộm, không phải là kẻ xấu!”
“Cứu với! Cứu con với cha ơi!” Đứa trẻ kinh sợ, khóc ré, la thất thanh lên, Trần Lĩnh nôn nao trong người bối rối chẳng biết tính sau.

Có tiếng người nói “chuyện gì đó…” Chàng vội vã chạy biến đi.
Cả làng nhanh chóng ồn ào lên.

Nhiều người cầm gậy, cầm đuốc xông ra các con đường mong bắt được kẻ họ cho là xấu xa.

Trần Lĩnh trèo lên cây bạch đàn gần đường lộ, cách ngôi nhà của hai vợ chồng lúc nãy khoảng mười trượng, ở trên nhìn xuống có nhiều người cầm đèn đuốc chạy đến, có cả chó được dẫn theo.
Tin tức về một ông già dê nhìn trộm người khác tắm, còn tính làm hại đứa trẻ nhanh chóng đến tai hai vợ chồng.

Nhưng họ có vẻ không xem trọng việc này, họ lại vào nhà làm gì đó, dân làng lại bủa ra khắp nơi tìm kiếm.
Hai con chó lần mò hít hà, chúng đang tiến về phía gốc cây bạch đàn, nơi Trần Lĩnh đang ngự trị.

Chàng than thầm: “Có mười cái miệng cũng không thể biện bạch.”
Hai con chó dừng lại đúng cái cây chàng trèo lên, chúng sủa, chúng gào, càng lúc càng to thêm.

Dân làng nhanh chóng tụ tập lại.

Có người nói: “Thằng già dê ấy chắc chắn là trèo lên đây, chó của tôi là giống chó răn, không thể lầm được!” Một ông già khác nói: “Ừ! Chắc hắn đang nấp ở trên đó!” Một gã tráng niên hét to: “Lão già mất dạy mau xuống đây!” Có người hùa theo: “Không xuống thì đừng trách!” Nhiều người thi nhau nói năng, mỗi miệng thêm một câu, vô hình chung nơi đây đã biến thành một cái chợ!”
Một người mặc áo đen rẽ đám đông đi đến nói: “Không sao! Mọi người giải tán đi, bỏ qua cho lão già ấy đi!” Có người cự cãi: “Ngươi điên hả! Vợ bị nhìn trộm bỏ qua là sao!” Một phụ nữ trung niên cản ông lão ngũ tuần này nói: “Cái ông này, chuyện hay ho gì mà nói thế!” Rồi mỗi người thi nhau một câu, đám đông lại lộn xộn.

Trần Lĩnh ở trên cũng lấy làm khó hiểu khi người chồng này không truy cứu, không muốn tấn cho chàng một trận.
Không lâu một bóng người từ thân cây bạch đàn tụt xuống, nhiều người dương sẵn gậy, đòn gánh định xông đến thì thấy người xuống là một anh thanh niên tuổi đôi mươi, khác hắn mô tả một ông già râu dài của cậu bé mười tuổi.

Thấy Trần Lĩnh cậu cũng trố mắt ngạc nhiên, riêng hai con chó thì không ngừng sủa.
Khoảnh khắc này mới nặng nề làm sao, Trần Lĩnh tự nhủ vậy, liên tiếp nhiều ý nghĩ thi nhau hiện ra trong đầu chàng như những đợt sóng, cứ đến rồi nhanh chóng tan biến.

Chàng nhìn quanh thì không thấy người chồng của cô gái kia đâu.

Chỉ cần một lời nói dối, chàng sẽ thoát thân mà không ai nghi ngờ gì.

Nhưng bây giờ một tên lưu manh đang chiến đấu với người con hiếu thảo.

Người đàn ông chân chính đang vật lộn với kẻ hèn nhát.

Một người vô tư cùng với quyết tâm hạ gục kẻ nhiều mâu thuẫn nội tại.

Thêm một kẻ kiêu ngạo tự hào mang tuyệt kỹ đang đấu tranh với một người có đầy cái thứ gọi là liêm sỉ.
**********************
Giọng nói trầm khàn nhưng đây đắc ý vang trong đêm tối: “Khà khà! Chỉ còn tên đó thôi! Hắn chết đi thì bí mật vĩnh viễn bị chôn vùi! Ha ha ha ha…”
“Vậy là ngài có thể kê cao gối ngủ rồi!” Giọng nói uyển chuyển thanh thót của một cô gái: “Chí nguyện của chủ nhân nhất định sẽ hoàn thành, ngài có tài có, có lực, lại có đám nô bộc bán mạng cho mình… Không ai trên đời này có thể cản bước chân ngài nữa!”
Giọng cười đầy đắc ý lại vang lên ở một nơi nào đó, tại sào huyệt của hắn: “Ha ha ha ha…”.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui