Đi Tìm Bài Thơ Cổ


Trần Lĩnh đi vào nhà lại thấy cái rổ úp trên bàn, chàng mở ra thì thấy cơm rau đã được chuẩn bị sẵn, lại thấy bên cạnh là năm quan tiền của mình.

Chàng ngồi xuống suy nghĩ miên man về nhiều chuyện kỳ lạ từ khi đến đây.

Lát sau đó mắt chàng sáng lên như hiểu ra điều gì.

Chàng vội lấy tiền bỏ lại trong bọc.

Rồi đón lấy bát cơm ăn nhanh ăn vội.

Sau một thì thần chàng ăn xong vội đi rửa bát rồi cất cẩn thận ở nhà dưới.

Chàng chạy đi về phía chính đường.

Đến hoa viên thì thấy nơi đây có nhiều loại, nào lan, nào cúc, nào thủy tiên, nào thược dược… Chàng ngẫm nghĩ giây lát đưa mắt đến đằng đông thì thấy độc nhất một đóa bách hợp đương nở, nó nằm khuất sau những đóa hoa khác nhưng vẫn âm thầm tỏa sáng.

Chàng cẩn thận đi đến cố không làm tổn hại đến những cây hoa khác.

Chàng ngắt cành hoa rồi quay trở về nhà.

Chàng lấy bát đũa xếp ngay ngắn trên bàn rồi đặt cành hoa lên, đậy cái rổ lại.

Chàng đi khỏi nhà, chẳng có dự định gì nên cứ thăm thú các nơi cho thỏa sức hiếu kỳ.

Lại đi về khu nông phu ở, đi sâu lên hướng tây, càng đi thấy nhà cửa càng thưa thớt.
Thấy trên ruộng dưa hấu hướng nam có hai vợ chồng nông dân đang thu hoạch.

Chàng đi đến huơ tay ra hiệu rồi chỉ vào đám dưa, tỏ ý đang rãnh rỗi, muốn giúp một tay.

Hai vợ chồng cứ cho rằng chàng muốn ăn dưa thôi.

Nhưng họ cũng không từ chối, bởi vốn kính nể những người có võ nghệ như Ông Cọp này.
Trần Lĩnh tay chân mau lẹ, sức lực hơn người, chàng làm sau nhưng thoáng chốc đã thu hoạch được bốn luống, trong khi đôi vợ chồng mới được ba.
Khi trời vừa trưa Trần Lĩnh và hai vợ chồng trung niên đã thu hoạch xong ruộng dưa rộng bốn sào này.

Chàng thậm chí còn giúp họ chuyển hết số dưa vào kho mát và chất đầy một cỗ xe lừa.

Đôi vợ chồng kinh ngạc vô cùng nhìn chàng há hốc.

Người vợ trung niên vào làm cơm, anh chồng chỉ Trần Lĩnh đi về bóng mát cây xoài nơi có chiếc gường trẻ.

Rót chén trà nóng cô vợ vừa chuẩn bị, người nông phu nói: “Cậu khỏe thật đấy, không có cậu chắc tối mịt vợ chồng tôi mới xong việc quá, sáng giờ cứ lo là không kịp.

Cám ơn cậu, vợ tôi đã làm cơm, ở lại ăn với chúng tôi nhé.”
Làm lụng khiến bụng Trần Lĩnh tiêu hết cơm, chàng chẳng ngại nên gật đầu đồng ý.
Dùng xong bữa trưa, nghe vợ chồng tâm sự về công việc của họ và cái ơn mà hội Thắp Lửa dành cho họ, chàng hiểu ra nhiều điều.

Đôi vợ chồng này vốn là những tay trộm, cũng vì miếng cơm manh áo họ lầm đường, họ bị bắt cách đây hơn mười năm trước.

Hội trưởng không nộp họ cho quan phủ, ngược lại còn cho họ miếng đất này và một ít tiền làm vốn nuôi trồng.

Từ đó họ không còn bôn ba khốn khổ nữa.
Khi ra về chàng được biếu bốn quả dưa bề ngoài trông có vẻ ngon nhất.

Chàng chỉ lấy hai quả rồi cuối chào quay đi.
Lang thang một lúc chàng đến bờ kênh hóng mát, nghĩ suy về nhiều chuyện, dự định nhiều cách để tìm ra ông Cóc Nước và các phương án hành động.

Một canh giờ sau thấy trời diệu nắng, chàng quay đi định trở về nhà.

Được độ ba chục trượng lại thấy một người đàn bà trung niên và một cậu bé đang hái đậu, nhìn thấy những hạt mồ hôi nặng trĩu trên tráng họ, chàng lại đi vào ra hiệu muốn giúp một tay.

Lần này chàng càng ra sức, ruộng đậu rộng sáu sào sau một canh giờ đã được nhổ xong xuôi, chàng dùng dây lạc bó buộc cẩn thận rồi mang đến sân nhà người phụ nữ trung niên này.
Bà ta rối rít cám ơn, lại tuốt sẵn cho chàng một bọc lớn khoảng hai chục cân đậu làm quà.

Trần Lĩnh cũng chẳng từ chối, chàng nhận lấy, cúi chào rồi quay đi.
Lại đi về phía nhà mình, khi đến một ngôi nhà phía trước trồng nhiều rau xanh, chàng nghe có tiếng la hoảng, có tiếng rên đau.
Chàng vội đi vào xem có chuyện gì.

Phóng mắt tứ phía chàng đi về phía vườn vải.

Thấy trên gường tre có một cậu thanh niên tuổi chừng mười sáu, mười bảy gì đó đang la oai oải.

Bên cạnh là một cô gái, khuôn mặt lem luốt của cô tỏ vẻ lo lắng vô cùng, tuổi cô chừng mười chín, đôi mươi.

Cô đang xoa thuốc vào chân cậu kia.
Cô gái nói: “Em cháu hái vải bị té, cháu lại chẳng biết tính sao?”
Chàng đi đến xem xét thì thấy chân phải cậu ta bị trật khớp nên chỗ đầu gối bầm tím, ngoài ra cậu ta còn bị sức đầu mẻ trán, đang nhăn nhó, rên rỉ.
Chàng ra hiệu cô gái tìm hai thanh tre dài và một sợi dây thừng, cô gái có vẻ hiểu liền chạy đi.
Trần Lĩnh vận lực từ khí hải theo mạch nhâm đến huyệt lao cung trong lòng bàn tay phải thì giữ lại, chàng thêm thuốc trị ngoại thương vào lòng bàn tay rồi xoa vào khớp chân cậu thanh niên.
Cậu này thấy có luồng khí ấm xúc chạm vào khớp chân, chỗ đau nhanh chóng êm diệu lại.
Chàng cứ làm thế cho đến khi cô chị quay lại với hai thanh nệp tre cùng sợi dây thừng dài.

Cậu bé mặt đang lộ vẻ sảng khoái vô sự, bỗng nhiên la lên một tiếng kinh khủng.

Khớp chân cậu bất ngờ bị Trần Lĩnh vặn ngược lại cho đúng vị trí, cậu ta la oai oải vùng vằng, nhưng chàng đã có sự chuẩn bị, tay trái chàng ghì chặt nên cậu bé cố sức bao nhiêu cũng vô ích.

Hai thanh nệp tre được kẹp lại, bó buột cẩn thận, Trần Lĩnh còn dùng chân khí xoa diệu cơn đau cho cậu thanh niên, hai chị em há miệng kinh ngạc khi sau đó không lâu, cái chân cậu bé đã không còn đau đớn nhiều nữa, họ cúi mình cám ơn rối rít.
Trần Lĩnh nhìn quanh thấy cái rổ cùng nhiều bó vải văng khắp nơi, đoán họ đang muốn hái.

Chàng liền ngỏ ý muốn giúp, cô gái gật đầu, cám ơn lia lịa.
Chàng trèo lên cây thoăn thoắt như loài vượn, chuyền cành này cành khác nhanh nhẹn đến kinh ngạc.

Chàng tự nhủ: “Hái trộm trái cây là nghề của mình rồi!”
Độ nửa canh giờ, hàng trăm cân vải trên ba cây lớn đã được hái xuống.

Trần Lĩnh chân vừa chạm đất thì cô gái ở dưới đã xếp gọn gàng số vải vừa thu hoạch, cô còn chu đáo lựa những chùm cô cho là ngon lành nhất, buộc cẩn thận vào sợi dây mảnh nhưng chắc, rồi vắt lên cổ chàng.
Họ lại tiễn chân chàng ra tận ngõ, không quên cúi mình cám ơn.

Trần lĩnh cũng cúi đầu đáp lễ rồi quay đi.
Lát sau chàng trở về nhà mình tắm rửa, rồi lén sang nhà cô gái câm và ông già nóng tính.

Thấy không có tiếng động gì, chắc chắn họ đã đi làm.

Chàng nhẹ nhàng vào nhà đặt tất cả số nông sản được biếu lên bàn rồi quay đi.
Chàng quay về nhà mình, lên chiếc phản gian bên trái, sẵn thế kiết già, hít thở mạnh ba lần rồi nhắm mắt luyện công.
Khoảng ba canh giờ sau, chàng mở mắt xả thiền, xoa bóp toàn thân cho khí huyết lưu thông rồi đứng dậy đi ra ngoài.
Lúc này trời đã chiều, chàng nhắm hướng chính đường mà cất chân đi, trên đường không quên ghé vào các xưởng phủ công xem họ làm việc.

Chàng chỉ nhìn từ xa không đến gần sợ làm những người này phân tâm.

Chàng khen thầm anh chàng đục tượng đá hình Quán Thế Âm, bàn tay anh ta rất điêu luyện và linh hoạt.

Đường nét chạm trổ của anh ta tinh xảo hơn tất thẩy những người khác ở đây, mặc dù anh thuộc dạng những người trẻ nhất.

Vậy mới biết công việc này chăm chỉ không chưa đủ, mà cần phải có hoa tay và năng khiếu thiên bẩm.
Trần Lĩnh lại quay đi, được độ ba chục trượng chàng bỗng nghe có tiếng một ông già quát lớn: “Này Ông Cọp, có đến nghe kể chuyện không đấy.”
Quay đầu lại, nhìn về phía đình làng cách chàng độ bảy trượng, ở đó có một ông già tóc muối tiêu, khuôn mặt gầy dét, khắc khổ, bên cạnh ông là đám trẻ chín đứa có trai có gái, đứa nhỏ nhất mới lên sáu, lớn nhất độ mười ba, mười bốn tuổi gì đó.
Chàng tự nhủ: “Ông Cọp thích nghe kể chuyện hay sao, mình sống cuộc đời của anh ấy, không nên từ bỏ thoái quen này để bị nghi ngờ.

Vả lại, để xem ông bác kia có chuyện gì hay ho mà mời gọi khí thế như vậy.”
Trần Lĩnh đi đến ngồi góc trái bên cạnh gốc cây xanh cổ thụ, bóng mát của nó găng kín cả mái đình.
Ông già nói: “Cậu lâu rồi không đến đây nghe chuyện là cớ làm sao?”
Chàng nhanh trí đưa hai ngón tay trỏ và giữa kẹp lại, chỉ trỏ sang đông rồi sang tây nhiều bận, tỏ ý là bận rộn đánh nhau với bọn xấu.
Ông già kể chuyện gật gù nói: “Được!” Rồi đảo mắt nhìn tất cả bọn trẻ nói: “Sau đây là câu chuyện cổ về “Cô gái câm, chú lừa thần lực và những tên cướp!”
Ông già nở nụ cười hiền hậu nhìn bọn trẻ trong tiếng hoan hô của chúng.

Như cái cách ông ta vẫn thường bắt đầu câu chuyện.
Chuyện ngày xưa, trong nhà một người nông dân nghèo, có cô con gái xinh đẹp, ngoan ngoãn nhưng lại bị câm, không được học hành, vui chơi cùng những người bạn đồng trang lứa nên cô rất ngây ngô, nhiều chuyện đời không hề hay biết, hiền như lúc mới sinh ra vậy, ai bảo sao thì đều nghe và làm theo như thế.

Cha mẹ cô hết mực lo buồn cho tương lai của cô con gái độc nhất: "Thôi thì cái số con Hiền nó vậy…cũng đành chịu." đó là câu mẹ cô thường than thở.

Một hôm trong làng xuất hiện một con lừa to gần bằng những con ngựa trưởng thành, sức như loài voi, quật ngã cây cối, phá hoại hoa màu, mọi người cho rằng nó là lừa điên, khi thấy người là lồng lên húc vào, thanh niên trai tráng xông vào bắt nó nhưng tất cả đều bị quật ngã cho xứt đầu mẻ trán.

Con lừa này hung hăng vô cùng, họ sợ nó làm hại bọn trẻ, dân làng tìm đủ mọi cách nào là đặt bẫy, dụ ăn cỏ có thuốc mê, đốt lửa đuổi đi… nhưng tất cả đều vô hiệu.

Trưởng làng đau đầu vô cùng, ông cùng các bô lão họp hành tìm kế, cuối cùng treo thưởng một trăm quan tiền cho người trị được nó.

Nhiều dũng sĩ các nơi tụ về, có người một mình chiến đấu, có bọn tụ tập vây bắt nhưng tất cả đều bị lừa ta húc cho văng đi, đá cho què cẳng, tiền thưởng đã lên đến hai trăm quan.
Hôm đó, cha của Hiền vội vã chạy về, ông hấp tấp nói: "Nguy rồi mẹ nó ơi! Con lừa điên nó đã chạy đến ruộng nhà mình…" Mẹ Hiền la hoảng: "Ối giời ơi! Nhà ta chỉ có cái mẫu ruộng be bé đó, lúa sắp chín đến nơi rồi, con lừa nó phá thì chúng ta lấy gì để sống đây hu hu…" Ông chồng thấy vợ khóc lóc thì đau lòng vô cùng, ông nói :"Mình đừng lo, tôi sẽ lấy cuốc, liều mạng với nó một phen." Bà vợ vội can: "Không được, ông mà có bề gì thì mẹ con tôi biết tính sao đây."
Trong lúc hai vợ chồng đang gằng co, câu chuyện của họ Hiền đã nghe không xót một từ.

Thương cha mẹ, cô bé mới mười lăm tuổi một mình đi ra cánh đồng.
"Lừa ơi lừa hỡi ! Lừa đừng phá ruộng nhà tôi, nhà tôi nghèo khó chỉ có mảnh ruộng này thôi, cha mẹ tôi hiền, siêng năng làm việc, chưa hề gian dối, hay làm hại ai cả !"
Đó chỉ là suy nghĩ trong đầu của Hiền vì cô đâu có nói được, nhưng chợt cô nghe ai đó nói trong đầu mình: "Này cô gái kia, cô không làm hại ta thật chứ..?"
Hiền đã nhận ra mình không nói được, nhưng cô có khả năng dùng suy nghĩ để hiểu được tâm tư của chú lừa kia.

Con lừa dần dần hết tức giận, nó không còn thở mạnh và mặt của nó đã trở lại hiền hòa như những chú lừa khác.

Hỏi ra Hiền mới biết, chú lừa này vừa vào làng đã bị kẻ tham muốn chiếm đoạt, bởi bề ngoài khỏe mạnh và to lớn như những con ngựa chiến của chú.

Vì chú lừa này có khả năng đọc suy nghĩ của người khác, lừa thấy tên tham lam lại gần liền dùng chân đã văng hắn đi, Cướp lừa không được, căm tức trong lòng hắn xúi đông người đến vây bắt, nhưng tất cả gian kế đã bị lừa đoán được hết.

Tên gian ác kia không chịu buông tha, hắn nói với trưởng làng là lừa điên có thể làm hại bọn trẻ mặc dù chú lừa chưa làm gì… Và thế là cả làng vay bắt chú, điều này làm chú căm tức vô cùng, nên đi phá phách khắp nơi cho bỏ ghét.
"Lừa à ! Nếu tôi là cậu, tôi sẽ dùng sức mạnh của mình để giúp đỡ mọi người !" Hiền cười với chú lừa nụ cười ngây ngô không có bất cứ suy nghĩ gì ngoài sự triều mến dành cho chú.

Chú lừa cảm động vô cùng, khi trong đời chú lần đầu tiên gặp một người như vậy.

Lừa từ nhỏ đã quá quen với việc con người ngoài mặt dùng những lời tốt đẹp dành cho chú, nhưng bên trong toan tính toàn vì lợi ích bản thân, chú đã ở với nhiều người nhưng đều không được lâu.
"Này cô gái, từ nay tôi sẽ đi theo cô, cô bảo sao tôi sẽ nghe như vậy." Thế là chú lừa đi theo cô gái, họ về làng trong sự ngỡ ngàng của mọi người.

Trưởng làng trao tặng số tiền hai trăm quan như đã hứa, Hiền lặng lẽ mang đi chia cho những nhà nông dân nghèo khắp xóm, mỗi người được một ít, còn phần Hiền cô đã có chú Lừa làm bạn, chú có thể hiểu cô, Hiền chẳng mong gì hơn thế.

Cha mẹ Hiền hết sức hài lòng và tự hào về cô con gái của mình và họ không bao giờ cảm thấy tiếc nuối vì đã sinh ra một người con không vẹn toàn nữa.

Chẳng bao lâu Hiền và chú lừa đã trở thành đôi bản thân thiết cùng học hành, cùng làm việc.

Chú lừa đi nhiều, gặp nhiều hạng người nên biết hết thế thái nhân tình, chú thường kể chuyện những chuyến đi của mình cho Hiền nghe, nào là ở nhà phú ông gian ác ra sao, cùng người học trò nghèo lên kinh thi thế nào… rất nhiều câu chuyện, Hiền nghe cảm thấy hứng thú, vui vẻ vô cùng, nhờ chú lừa Hiền học được rất nhiều điều mà sách vở không hề nhắc đến, với bản tánh thông minh và ngày đêm nghe lừa nói chuyện, Hiền đã hiểu được cách đối nhân xử thế và phòng ngừa kẻ xấu.
Nhà Hiền có thêm chú lừa khỏe mạnh, đỡ đần rất nhiều công việc đồng án vất vả của gia đình, cha mẹ Hiền vì thế ít mệt nhọc hơn, cày bừa, chở thóc, thồ hàng...!chú lừa ta làm tốt những công việc đó hơn cả đàn trâu của lão địa chủ làng bên cộng lại mà chẳng hề thấy mệt nhọc.

Hiền thường ngồi trên lưng lừa, đi khắp xóm giúp đỡ mọi người khi nhà hết việc, vì thế ai nấy đều yêu mến cô, họ thường mang quà đến biếu nhà Hiền luôn, dù cô chẳng đòi hỏi, đó gọi là có qua có lại, đạo lý của cha ông ta, anh giúp tôi, tôi biết ơn anh.

Được lòng người này, mích lòng người kia, lão địa chủ làng bên vốn sắm đàn trâu để cho người những làng thuê cận kề với giá cắt cổ, Hiền vô tư giúp đỡ mọi người mà chẳng hay biết đã phá hoại kế sách làm giàu bất chính của lão.

Một hôm, lão mới đến nhà những tên cướp khét tiếng, chiêu đãi tiệc rượu, đánh chén lửng bụng lão địa chủ nói: "Công việc lúc trước tôi nhờ, các anh làm rất tốt, trộm được rất nhiều trâu, khiến bọn nông dân phải bỏ tiền đi thuê trâu của tôi… Thế nhưng gần đây một trong những tên nông dân ngôi làng phía đông có nuôi một con lừa giống quý, khỏe như voi, to cao như ngựa.

Bọn bần nông đến nhờ vả hắn, chẳng thèm thuê trâu của tôi nữa, làm hỏng mất kế hoạch làm giàu mà tôi nhiều đêm suy nghĩ."
Một tên cướp nói: "Ông muốn thế nào, đốt phá, cướp sạch cả nhà hắn chứ gì…ha ha." Tên cướp cười gian ác, lão phú ông đắt chí nói: "Tôi chỉ muốn con lừa quý, làm gì tùy các anh…hề hề… đây, tôi xin biếu hai trăm quan tiền, nửa còn lại sẽ đưa khi xong việc… huyện quan là cháu tôi, các anh cứ yên tâm mà hành động…hê hê."
Thế là đêm đó, sáu tên cướp tay mang hung khí tiến đến nhà Hiền, chúng nhỏ to với nhau là đi bắt lừa trước.

Chú lừa nghe ngóng thì hiểu hết âm mưu của bọn cướp.

Khi cả bọn tiến lại, lừa ta liền xông ra khỏi chuồng và chạy về phía khu rừng với tốc độ không nhanh lắm, nhằm dụ bọn cướp đuổi theo.
Đến bìa rừng, lừa dừng lại và đá văng bất cứ tên nào dám xông đến, chúng cầm dao kiếm nhưng không dám chém sợ giết chết chú lừa.

Chiến đấu hồi lâu chưa làm gì được lừa ta, bọn cướp đốt đuốc dồn chú vào giữa.

Lúc đó bất ngờ nghe tiếng vó ngựa dồn dập tiếng đến, chắc là một đội quân rất đông đảo, sáu tên cướp tái mặt định chuồn đi, thì đã bị bao vây.
Đội quân này có đến một trăm người, đã số đều ngồi trên ngựa, đằng sau họ có đến mười cổ xe hai ngựa to lớn.

Trông thấy sáu tên cướp, họ chẳng ngần ngại ra tay giết chết bọn chúng, rồi một người nói: "Cái bọn giặt cỏ này, chẳng làm được gì chỉ toàn đi trộm trâu trộm lừa." Người khác nói: "Đại ca, chúng ta cũng đi trộm lừa mà." Người trước quát lên :"Chúng ta đã không phải đi làm cái chuyện này nếu như tên khốn Mười Ba, ngu dốt kia không để mất con lừa, các ngươi nhất định phải bắt được hắn cho ta… tóm luôn con lừa kia rồi đi mau." Người cất tiếng thứ hai nói: "Nhưng nó là con ngựa mà".

Người thứ nhất nói: "Nó vẫn là con lừa dù có thân hình cao lớn, cũng như ngươi, dù có cao lớn thêm nữa nhưng vẫn là một thằng ngu !"
Chú lừa Thần Lực không dám chống cự, vì chú biết những người này là toán cướp đông đảo, có võ và cực kỳ hung ác, trong tình thế bị bao vây thế này, không tài nào chạy được, hơn nữa chú cũng tò mò muốn biết chúng bắt những chú lừa để làm gì nên đi theo lên cỗ xe chờ lừa, thân chú cao to, ngồi xuống đã chiếm hết nửa cỗ xe.
Lát sau bọn cướp tiến vào làng, chúng chỉ bắt lừa, người dân không dám chống cự, làng này cũng chỉ có ba con lừa tính luôn con lừa của Hiền.

Bọn này không cướp của nông dân, chúng tiến vào nhà các địa chủ và vơ vét sạch, lão địa chủ độc ác định hại gia đình Hiền, cũng chung số phận.
Khi đi ngang qua nhà Hiền, chú lừa Thần Lực nói với cô rằng, sẽ để lại dấu vết, cô cứ theo đó mà chỉ đường cho quan quân tìm đến chỗ ở của bọn cướp.

Một trăm tên cướp hành động mau lẹ, rồi ra đi thần tốc, khi quan quân vừa tiến đến thì chúng đã đi từ lâu.

Hiền thu xếp quần áo và một ít tiền cùng thức ăn, cô để lại một mảnh giấy cho cha mẹ chứ không chào trực tiếp.

Chuyến phiêu lưu của cô gái câm đến đây mới thực sự bắt đầu.
Đến đây trời đã sập tối, ông già dừng lại nói: “Hôm nay kể đến đây thôi, ngày mai các cháu hãy đến sớm hơn để nghe tiếp câu chuyện… Mặt Cọp, cậu nhớ đến nhé!”
Trần Lĩnh gật đầu, bọn trẻ tỏ vẻ muốn nghe tiếp, ông già kể chuyện nói: “Các cháu ngoan hãy về nhà kẻo cha mẹ trông!”
Chàng quay lưng đi, nhắm hướng tây để quay về nhà.

Vừa vào lại thấy trên bàn dọn sẵn thức ăn như thường lệ.

Chàng dùng bữa, hôm nay có thêm trái cây tráng miệng, dưa rất ngọt và vải rất thơm.

Chàng tự nhủ: “Cuộc sống ở đây cũng không đến nổi nào.”
Chàng ra vườn sau rửa bát, nghe có tiếng ông già nhà bên nói gì đó, chàng hiếu kỳ nên tiến vài bộ ngưng thần nghe ngóng.

Ông già lại nói: “Con bé này thật khó hiểu, lúc sáng mới khóc tu hu, trời vừa tối lại cười ngây ngô từ nãy đến giờ.

Á… đau đau… sao mày kéo râu ông!”
Trần Lĩnh quay đầu lặng lẽ đi lên.

Đến tủ thờ, chàng đốt ba cây nhang cắm lên bàn thờ họ Lê như mọi khi.

Cầu khấn tự trách mình lượng lự, rồi tự nhủ: “Ngày mai phải kiếm thợ đặt làm bài vị cho ông Cọp để hương khói… Nhưng có lộ liễu quá không, tên tự anh ấy mình cũng không biết.
Mắt chàng sáng lên, liền cúi lạy rồi mở cánh của cũ kỹ của chiếc tủ thờ, hy vọng sẽ kiếm được gia phả hay một cái gì đó có tên ông Cọp.

Bên trong gồm nhiều cuốn sách dày và một thanh kiếm cũ kỹ.

Chàng lấy một cuốn sách lại gần ánh lửa mở ra xem.

Bìa cuốn sách đề chữ “kinh dịch”.

Trần Lĩnh đọc lướt qua, đúng là kinh dịch chàng đã từng biết tới.

Chàng đi đến tủ thờ lấy tất cả chồng sách ra, thấy nào là kinh thư, kinh thi, kinh đại tạng, sách y lý, sách sử ký…
Chàng lấy một cuốn sách mỏng nhất, bìa mạ vàng mở trang đầu tiên xem, bên trong viết: “Phàm ở đời, muôn loài đều chẳng phải cố gắn chiến đấu để được sống, để được tồn tại đó ư! Như loài hổ mang danh chúa sơn lâm, nhưng nếu nó không cố gắn, không tỏ uy quyền thì một ngày nào đó nó cũng bị soái ngôi, bị giết chết bởi một con hổ khác, hoặc loài hùm beo khác… Trẫm mang tội giết anh trai mình là Lê Long Việt cướp ngôi.

Tiếng xú uế muôn đời.

Nhưng nếu trẫm không làm vậy thì người nằm dưới nấm mộ xanh kia là trẫm chứ không phải là anh ta, thậm chí vợ con trẫm chẳng được tha cho sống.

Long Việt không có lập trường không đáng làm bậc quân vương trị vì thiên hạ, giang sơn họ Lê nếu vào tay anh ta chắc sẽ bị lung lây bởi bọn nịnh thần xúc xiễm bên cạnh.

Đáng lẽ cha đã đường đường là một vị thái tử kế vị nếu không có sự tác động của bọn chúng, Đào Can Mộc và sư Vạn Hạnh chính là bọn loạn thần ấy.

Chúng lấy nào là nhân từ, độ lượng nào là đức độ của Long Việt, những cái của đàn bà yếu nhược để làm lý lẽ.

Bỏ qua võ học tinh thông, tài dụng binh thao lược, sự nhìn xa trông rộng của cha, vốn được tiên vương nhìn thấy.

Sạ nhị à!”
Trần Lĩnh tự nhủ: “Sạ hình như là tên của vị hoàng tử con vua Long Đĩnh, chắc đây là tâm thư ông ta viết cho con mình.” Chàng đọc tiếp: “Cả đất nước này có thể không thèm hiểu cho lòng trẫm và trẫm chẳng bận tâm điều đó.

Nhưng con là con trai trẫm, một ngày nào đó giang sơn này sẽ do con nắm giữ.

Trẫm không thể nào dối gạt con.

Trẫm ngoài mặt thần phục Tống quốc nhằm giảm ngoại địch dẹp yên phiến quân trong nước.

Và điều đó đã diễn ra thuận lợi, sự khôn ngoan của trẫm đã phát huy.

Trẫm vừa lên ngôi đã đánh dẹp phiến quân của những người anh mình, tội phạm thượng đáng lẽ phải giết cả nhà, nhưng trẫm chỉ tước quân quyền, tha mạng cho tất thẩy họ để thu phục lòng người.

Cũng trong năm đó, trẫm dẫn quân đi đánh giặc Cừ Long ở Ái Châu.”
“Hai năm sau người Man ở hai châu Độ Lương và Vị Long bị kích động sinh lòng phản trắc, trẫm lại cầm quân đi đánh và chúng hàng phục ngay sau đó.

Cùng năm đó ở Hoan châu và châu Thiên Liêu cũng bị phiên bang kích động, trẫm nhận thấy phải trừng trị quân phản trắc thật nặng để khắp nơi trong nước lấy đó làm gương.

Nhưng bọn mang y đồ đen tối nào chịu buông tha để chúng ta yên.

Năm sau hai châu Hoang Đường và Thạch Hà lại có biến loạn và cha phải dùng uy quyền của đế vương để răn đe chúng.”
“Nhận thấy ở vùng nào có dân trí kém, mọi người thường tự ti và không giữ được lập trường, dẫn đến hệ lụy dễ bị kích động, dễ bị kẻ thù dắt mũi lôi đi.

Trẫm đã phái người đi khắp nơi tổng hợp kinh sách để giáo hóa dân ta, cả những vị thầy tào, thầy tu lỗi lạc nhất cũng đứng ra vì trẫm mà dốc sức.

Ít nhất để trăm họ hiểu rằng trẫm đã cố gắn thế nào vì đất nước này, để con hiểu rằng, trẫm là đấng quân vương xứng đáng và trẫm đã đúng khi giành lấy những gì nên là của mình.”
“Con hãy cố gắn không ngừng tôi luyện bản thân, một ngày nào đó giang sơn này sẽ do con trị vì, hãy là một người đàn ông mãnh mẽ, tự định đoạt số phận mình, tự đứng vững trong trời đất.

Còn điều quan trọng này, Lý Công Uẩn là một nhân tài hiếm thấy và là một bề tôi trung thành rất mực, nhưng trẫm đã không may mắn có được sự giúp sức của anh ta từ trước.

Khi trẫm giết Long Việt bọn nịnh quan bên cạnh anh ta hèn nhát bỏ chạy.

Nhưng Công Uẩn thì khác, vẫn ôm thi thể Long Việt mà khóc rống, dù biết rằng sẽ chỉ nhận được cái chết với hành động đó.

Trẫm vì thế sinh lòng kính nể, đến bây giờ vẫn nghe lời can gián của những người khác, nhưng cha vẫn tin tưởng họ Lý, con cũng suy xét thật kỹ, đừng để uổng mất một nhân tài.

Anh ta có thành kiến với trẫm, nhưng con hoàn toàn có thể được lòng họ Lý này…”
Đọc đến đây Trần Lĩnh đã hiểu khá tường mọi sự.

Chàng nhẹ thờ dài nghĩ thầm: “Cuối cùng Lê Long Đĩnh bị giết hại, thật đáng tiếc cho một vị vua tài dũng.

Mà kẻ giết hại ông ta lại chính là cha mình và cậu Phan Tường Thanh gì đó anh của mẹ.

Ối trời ơi! Vậy mà mình lại chậm tay chậm chân khiến cho con trai của ông ta bị chết dưới tay người Chiêm Thành.

Nợ đời cha chưa trả, lại đến đời con chồng chất thêm!”
Chàng nhìn khắp lại thấy muốn cuốn sách võ công Lê gia.

Chàng tự nhủ: “Giờ Ông Cọp chết rồi, cuốn sách này mình nên giao cho những người anh của vua Lê Long Đinh…”
“Ối chao!” Trần Lĩnh giật mình: “Hai ngày nữa là đến rằm, mình phải đánh nhau với cái tên Đầu Rồng Minh Tùng gì đó.

Chắc chắn sẽ bị phát hiện ra là kẻ giả danh.

Lúc đó mười cái miệng cũng không biện minh được, hơn nữa cái mặt mình đã bị họ thuộc lòng bởi tấm truy nã…”
Chàng lại nhìn cuốn sách, rồi đi đến bàn thờ thắp nhan quỳ xuống khấn vái: “Kính thưa những đấng thống lĩnh các lạc dân.

Mong các ngài tha tội của Trần Lĩnh tôi, võ công của các ngài tôi phải học thôi, nếu các ngài đã từng vì đất nước này mà không tiếc xương máu, thì Trần Lĩnh hôm nay cũng xin tuyên thề trước vong linh của các ngài, trước trời đất chứng giám.

Nguyện dùng võ học Lê gia để báo đền ân đức các vị anh hùng dân tộc họ Lê, báo đền ơn nghĩa của tổ quốc, của đồng bào đã vì lạc dân mà ngã xuống.

Nếu sau này Trần Lĩnh tôi sinh lòng phản trắc sẽ bị đầy đọa xuống địa ngục, vĩnh kiếp không được đầu thai làm người.”
Trần Lĩnh mở sách ra xem thì thấy võ công họ Lê bao gồm cách khổ luyện khinh công bằng cách gắn chì nặng vào đôi chân rồi leo núi, nhảy từ hố sâu lên mặt đất.

Nội công tự học không như Trần gia phải có người kích thích, giúp đỡ.

Ngoài ra còn một bộ quyền pháp và một bộ đao pháp có tên là Thiên Mệnh.
Trần Lĩnh đọc đoạn phân giải ưu khuyết, kinh nghiệm vận dụng, yếu quyết biến hóa ba lần đến khi hiểu tường tận rồi bắt đầu luyện những chiêu cơ bản của bộ Thiên Mệnh quyền.
So với bộ Thủy Tinh Nổi Giận mà chàng được học ở vịnh Hạ Long thì bộ quyền họ Lê cao thâm ưu việt hơn rất nhiều.

Sẵn có căn bản võ công Trần gia và thân pháp ảo diệu của Hạ Long bộ, chàng vận dụng trơn tru đến không ngờ.

Võ công này lấy chính mình làm tâm điểm, thay vì tìm cách làm khó, kiềm hãm đối phương, võ công của họ Lê lại tạo tư thế có lợi cho mình, để những chiêu sau phát huy uy lực hơn chiêu trước, để nội công dễ dàng được dẫn dắt điều động thuận lợi.

Bởi không kiềm hãm đối phương cho nên đối thủ có cơ hội phát huy lợi hại, buộc chính bản thân mình phải đối chọi với những chiêu thức biến hóa, phải không ngừng cố gắn phát huy tiềm năng của mình.

Dần già võ công họ Lê khiến người luyện nhanh tiến bộ hơn..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui