Đi Tìm Bài Thơ Cổ


Trần Lĩnh ngã, đầu hướng xuống miệng giếng, gã nhanh trí lộn người hướng đầu lên trên để tránh va đập.

Cứ thế thân người họ Trần rơi khoảng tám trượng thì tới mực nước.

Cũng may giếng khá rộng, thân thể gã không bị va đập vào thành, nhưng có điều nước khá nông nên khi té xuống hai bàn chân chạm đáy, ngấm ngầm đau đớn.
Họ Trần quờ quạng, chới với giây lát rồi phát hiện mực nước chỉ tới cổ gã nên được trấn an đôi phần.

Bên trên nghe tiếng nói: “Hắn có chết không ta?” thanh âm khá quen chắc là của Sa-bát anh, lại nghe giọng nói khác, khá lạnh lùng: “Muốn chắc thì ném đá xuống, chúng ta có cần xác của gã không nhỉ?” Trần Lĩnh đoán đây là tiếng nói gã còn lại.
“Không biết nữa! Nhưng đã làm thì phải lấy bằng cớ chứ!” Sa-bát anh nói, lúc đó có bốn người lạ mặc chạy đến, hắn ta liền quát: “Bọn mi là ai?” Trần Lĩnh vô tình huy động nội công cải thiện thích giác nên nghe tiếng đáp xa xa vang vọng: “Giáo đồ Thiên Y A Na đến để trợ thủ thưa tướng quân, đây là tín lệnh!”
Sa-bát anh nói: “Đến cũng thật đúng lúc, các người mau dùng đá tảng ném xuống, để chắc chắn mục tiêu đã chết, rồi mau kiếm dây thừng đưa xác hắn lên!” Bọn người kia liền đáp “dạ”.
“Anh em ta đi làm chén rượu đi đại ca, lên thị trấn xem người đẹp hát hò nữa… ha ha!” Sa-bát kia nói: “Nếu đệ thích, có thể bắt nàng ta về Chiêm! Ha ha ha … ” Nghe tên dũng sĩ kia nói, Trần Lĩnh chấn động tâm thần, nghĩ thầm: “Hai tên ác ôn này có vẻ xảo trá, võ công lại cao cường, hắn làm hại đoàn ca kịch thì sao, nhất là cô nương ấy … không được, mình phải ngăn bọn này!”
Trần Lĩnh lần mò khắp nơi, ánh sáng mờ ảo nhìn đâu đâu cũng thấy rác rưới, thành giếng thì rêu phong trơn láng, mũi gã thính nghe toàn mùi xú uế khó chịu.

Trong lòng họ Trần đủ mối lo ngại, nhất là khi bọn kia sắp ném đá xuống.

Trời đá sập tối, quanh bìa rừng tiếng quạ kêu oan oát, Trần Lĩnh rùng mình nghĩ thầm: “Chẳng lẽ mình lại chết ở đây hay sao? Mình còn quá trẻ mà, vẫn chưa làm được trò trống gì, vẫn chưa lấy vợ như ý nguyện của cha.

Không! Mình không thể chết được! Mình phải sống!” Chưa bao giờ cuộc sống có ý nghĩ với gã như thế này, chỉ có đến lúc sắp chết người ta mới biết trân trọng và nâng niu là vậy.

Đầu óc bị nước lạnh xâm chiếm, Trần Lĩnh lại suy nghĩ mông lung: “Đáng lẽ mình phải ở bên cha nhiều hơn, bớt những trò nghịch ngợm vô bổ để làm cha vui lòng, mình phải giúp đỡ hàng xóm nhiều hơn, họ vẫn quý mình cơ mà, mỗi khi có đồ ăn hay quà từ phương xa đều đến cho mình, à mà không… họ quý cha thì đúng hơn, mình chỉ được thơm lây… Còn hai bà dì nữa, mình có đến hai người mẹ thương mình vậy mà không biết quý, vẫn làm họ nhức đầu luôn … ối trời ơi! Làm sao bây giờ, phải chết như thế này sao?
Chút ánh sáng hấp hối bị che bớt phần nào, linh cảm mách bảo Trần Lĩnh bọn kia sắp làm điều chúng nói, tảng đá tuột khỏi tay tên kia, Họ Trần vội lặn người xuống né tránh, trong lúc phản xạ gã nghĩ thầm: “Đúng rồi! mình phải cố để sống sót qua những đợt đá rơi, khi chúng thả dây xuống thì mình bất ngờ đánh gục tên đó, rồi nhanh chóng leo lên… Đúng rồi! Phải làm thật nhanh cho bọn ở trên không kịp trở tay.”
Tay chân Trần Lĩnh co rúm lại, cái đầu được thân bảo vệ, từng đợt đá thi nhau rơi xuống, tấn công vào thân người, nhiều cảm giác đau đớn thi nhau lộng hành.

Gã từng sống ở miền biển ba năm nên khả năng nhịn thở rất khá, nên cũng tự cảm thấy may mắn phần nào.

Giây lát lắng đọng, Trần Lĩnh nhẹ nhàng ngoi lên, cố gắn không gây ra tiếng động mạnh, trong người nhẹ nhõm đôi ba phần, trên kia bỗng nghe tiếng nói: “Hắn chết chưa nhỉ?” Có giọng người già hơn nói: “Cứ ném thêm một lần nữa cho chắc.” Bọn kia lại đi khiên đá, Trần Lĩnh tái mặt, lúc nãy có một tảng đá lớn bằng lưng gã rơi xuống vai và khớp tay trái nên giờ những chỗ đó của gã đau đớn khôn tả, xem ra thương thế không hề nhẹ, còn lại cả thân người trừ đầu ra đều bầm dập.
“Lần này mình nên có sử chuẩn bị!” Trần Lĩnh lại lặn xuống,hai tay gã cố gắn bới móc và xếp đặt một cái hốc đá tự tạo, giống như xây chiến hào để cản sức công phá của cung thủ đối phương.
Hai tay quờ quạng, đào xới Trần Lĩnh phát hiện ra đám đất mềm, vui mừng trong lòng gã cố gắn đào một cái lỗ dế để chui vào, trong tình thế nguy ngập gã chỉ nghĩ được có vậy, bụng suy tính: “Hang dế thì đã sao, là anh hùng cũng không cần cứng nhắc, mình lại càng không phải anh hùng gì, lo cái mạng cái đã!” Từ nhỏ Trần Lĩnh đã rất thích nghe bô lão trong làng kể chuyện về các anh hùng lịch sử, các cao thủ giang hồ, nên rất khâm phục những cách xử sự, hành động dũng cảm của họ.

Cũng là lý do gã thích ngao du.
Chỗ này đất mềm như cái hang có sẵn, đào đến đâu mạch nước tuông trào đến đó, càng rộng, càng dễ dàng hơn, Trần Lĩnh ngoi lên hít thở, cặp mắt sáng của gã ánh lên vẻ vui mừng, gã nghĩ thầm: “Trời cứu mình rồi! Đã có thể chui được nửa người, chờ bọn kia ném tiếp mình vừa chui vừa đào, giờ phải hít no bụng cái đã, ối cha! Chưa bao giờ không khí lại cần thiết đến vậy, dù hơi bốc mùi!”
Sát cơ ẩn tàng đó đây, tiếp sau đó Trần Lĩnh nghe tiếng kim khí va chạm nhau chan chát.

Ở trong tối nhìn lên, Trần Lĩnh thấy thấp thoáng một thân ảnh màu đen, bay qua nhảy lại nhanh như cắt.

Sau đó giây lát là tiếng la ó, tiếng rên la vì đau đớn.

Trần LĨnh bụng bảo dạ: “Yêu quái xuất hiện hay sao?” Vẫn tính trẻ con gã tưởng tượng đủ thứ chuyện, rồi gã lạnh sống lưng nghĩ thầm: “Hình như cái giếng ở bìa rừng này bỏ hoang đã lâu, lý do hình như có người chết thì phải, đúng rồi lúc còn nhỏ nghe mọi người kể có cô gái nhảy xuống đây tự tử vì oan ức gì đó hay sao ấy.

Rồi mọi người bàn tán đủ thứ chuyện, cô ấy vẫn hay ngồi trên thành giếng, kể lễ, kêu oan … Cha mẹ ơi! Ớn quá, nãy giờ vì cấp bách không để ý, xác cô ta có thể ở đâu đây…”
“Chị ơi, không phải là em cố ý đâu, em cũng vì muốn giữ mạng mà thôi! Em sợ ma lắm, đừng hiện ra nhát em nghe!” Trần Lĩnh run như cầy sấy, gã khấn vái khắp nơi, hứa hẹn đủ điều.
Ngước đầu nhìn lên họ Trần Thấy hai con mắt mở to đang trừng trừng nhìn mình, không thấy mặt mũi người này đâu cả, hoảng hót gã vội quay đầu đi và lẫm bẫm “tha… tha cho em!”
“Này! Có còn sống không! Tôi đến cứu anh đây!” Chất giọng đàn ông khoảng ba mười, người trên chắc không nghe Trần Lĩnh nói gì, anh ta nói thêm “Này… có nghe thấy không” hai ba lần.
Trần Lĩnh trấn tỉnh nhưng vẫn chưa dám trả lời lại, gã nghĩ cũng có thể bọn kia giả vờ để xem thử gã còn sống hay không.

Người kia vẫn kiên nhẫn gọi thêm nhiều lần, Trần Lĩnh xoay chuyển ý nghĩ: “Giọng người này nói tiếng Nôm rất chuẩn, giống như dân ở kinh thành Thăng Long, khác hẳn cái giọng lớ thớ của người Chiêm.” Nghĩ vậy Trần Lĩnh đánh bạo nói: “Tôi có nghe! Ông là ai?” Người trên nói giọng vui mừng: “May quá! Anh không sao chứ, tôi là thuộc hạ của Bình Nam tướng, có nhiệm vụ bảo vệ anh, anh có leo lên được không?”
Trần Lĩnh ngạc nhiên ra mặt: “Gì chứ, mình có giao hảo gì với ông ta đâu mà cho người bảo vệ mình, mình con cháu dân đen mà … Bình Nam tướng này hình như có nghe quen quen.

À đúng rồi, lúc nhỏ hình như ông ta có đến nhà hay sao ấy, đúng rồi lúc đó cả làng rối đen lên, lính lác đi đông cả trăm người, cả làng đến coi náo sự.

Ông ta tới nhà để rèn vũ khí hay sao ấy… Hóa ra là vậy!”
Trần Lĩnh liền đáp: “Tôi không lên được, có dây thừng đó không?” Người kia vội đáp, có thì có nhưng trước khi chết tên kia chém dứt thành nhiều đoạn rồi! Để tôi buột lại, anh ráng chờ một lát.” Trần Lĩnh giật mình: “Anh đã giết họ sao?” Người kia đáp: “Tôi cũng không muốn vậy, lý tưởng tôi và họ chẳng khác nhau, đều là những người lính, nhưng không cùng chiến tuyến.

Chúng tôi không có quyền lựa chọn, chúng tôi chỉ biết mình đã nhận nhiệm vụ và phải hoàn thành, thế thôi!”
“Nhưng đâu cần phải giết người!” Trần Lĩnh nói, anh lính đáp: “Tôi gieo nhân ác, nhưng biết đâu góp phần cho Cồ Việt gặt hái quả lành, không còn lo cuộc chiến Việt Chiêm xẩy ra lần nữa.

Còn nếu tôi do dự, họ gọi đồng bọn đến, cả tôi và cậu đều chết vô nghĩa, rồi Việt Chiêm lại đánh nhau, tử thương vô số, cha mất con, vợ mất chồng …Ôi chao! Đúng sai ở đời thật khó nói, từ lâu tôi đã không thèm bận tâm tới nữa.

Tôi chỉ là một người lính, ăn bát cơm của dân cày thì tất nhiên phải bảo vệ họ.” Trần Lĩnh bùi ngùi suy nghĩ không nói gì, cứ để mặc thời khắc trôi qua.
“Có lạnh lắm không, tôi ném rượu xuống đây!” Người kia nói rồi, một túi da dê ném xuống, Trần Lĩnh đón lấy, không suy nghĩ gì, tu một hơi dài, không kìm được vội nói: “Rượu ngon quá, mùi lạ và thơm quá, đã thật, tôi uống hết luôn nghe!”
“Ha ha … tôi vẫn còn một túi anh cứ tự nhiên.” Người trên cười nói vọng xuống: “Đấy là rượu … nỗi tiếng đất Chiêm Thành, chôn cất trên ba mươi năm, chỉ dành cho vua chúa, quyền quan uống thôi đấy … phương pháp nấu rượu của họ thật đặc biệt, lên men đến ba lần mỗi lần thêm một loại trái cây, nước lấy từ lòng suối trong nên hương vị rất đặc biệt đậm đà, mỗi hớp lại có hương vị và nồng độ khác nhau.

Ối! Tự nhiên nhắc đến lại thèm, anh có thể ném túi rượu lên lại cho tôi được không!”
“Anh còn một túi cơ mà?” Trần Lĩnh ngạc nhiên hỏi, anh lính gãi đầu cười trả lời: “Tôi nói dối anh đấy thôi, đó là túi cuối cùng, không biết tôi có thể quay lại đất Chiêm để trộm tiếp nữa không, nên muốn …Ối chao! Thèm quá, anh ném lên đi nào!”
Trần Lĩnh cười hề hề nói: “Nhưng tay tôi đang bị thương.” Người kia: “Anh chơi kỳ vậy! Bị thương đúng lúc thật! Anh gạt tôi phải không?” Trần Lĩnh nói: “Anh đoán đúng rồi!” Túi da dê được ném lên, anh lính vội chộp lấy tu một tràng, họ Trần ôm tay phải ngấm ngầm đau đớn, gã nói vọng lên: “Mấy lần tôi bị đánh bất tỉnh, rồi ai đó đưa tôi về, người đó có phải là anh không?”
“Không phải tôi!” Anh lính nói: “Mà người anh ăn gì mà nặng thế không biết, lại gây thù chuốt oán tùm lum, già trẻ, gái trai đều có, khiến tôi bị rượt chạy gần dứt hơi.”
Trần Lĩnh cười nói: “Sao nói không phải và biết rõ vậy?” Anh lính lại cười: “Tôi nói dối đấy!” Trần Lĩnh thấy đối phương kỳ quái nhưng rất thú vị đúng ý gã, lại nói: “Hỏi vậy thôi chứ tôi biết hết rồi! À mà anh tên gì, tôi là Trần Lĩnh.”
“Lâm Tấn… hì hì, ực ực…” Anh lính cười rồi nắm túi dê tu một tràng nữa, Trần Lĩnh nói: “Tên anh nghe gì mà nặng nề vậy?” Lâm Tấn ném túi dê xuống và nói: “Bắt lấy! Tên anh nghe cứ như muốn nhận đồ của người ta không à! Lĩnh ngô, lĩnh tiền, lĩnh gạo… ha ha…”
Trần Lĩnh đón lấy túi da dê cười nói: “Lĩnh rượu nữa chứ, vậy tôi với anh đi chung là hợp rồi, lĩnh một tấn ngô, một tấn tiền, một tấn gạo … ha ha ha.”
Trần Lĩnh nắm lấy túi rượu uống một hớp thì nghe thấy tiếng nói lớ thớ khá quen “Giết hắn!”, tiếp sau đó sợi dây thừng ném xuống, họ Trần quát lên: “Lâm Tấn có chuyện gì vậy!” Họ Lâm nói giọng cấp bách: “Lên nhanh có cung thủ.”
Sợi dây thừng bị một thanh đao chặt đứt, Trần Lĩnh giờ muốn lên cũng không được nữa rồi, trong lòng lo lắng đến an nguy của người bạn mới vô cùng.

Họ Trần quát lên: “Anh cứ mặc kệ tôi, cứ chạy đi…”
“Đừng nói những lời như vậy nữa, chẳng khác nào anh đang sỉ nhục tôi, tôi là một người lính!” Lâm Tấn nói giọng đanh thép, Trần Lĩnh tâm tư rồi bời, gã cố bám vào thành giếng nhưng vô ích.

Gã điên tiết lên đấm vào thành và quát: “Các người mà làm hại họ Lâm thì đừng có trách Trần Lĩnh này… Có ngon thì nhảy xuống đây đấu tay đôi!”
Tiếng kim khí va chạm liên hồi, một lúc sau, nghe thanh âm Sa-bát anh quát “chết này” rồi nghe tiếng hắn cười, Trần Lĩnh nôn nóng trong lòng, ruột gan như muốn sôi lên, họ Trần quát lên: “Tên Chiêm Thành kia, có dừng tay lại không, anh ta chẳng liên quan, có ngon xuống đây đấu với tao này! Lâm Tấn anh mau chạy đi!”
“Ha ha! Tên đồng bọn mi chết rồi, dám giết bốn người của tao.

Giờ định làm theo ý mi, nhưng bọn tao có mười tay cung thủ mới đến, mà tao lại đang muốn thử tài chúng… ha ha, mi sống cũng dai thật!” Sa-bát anh nói rồi, những bóng đen ập tới.

Trần Lĩnh chua xót trong lòng, gã xoay chuyển ý nghĩ: “Người anh em, cậu đã vì tôi mà mất mạng, tôi thề sẽ sống để trả thù cho cậu, báo đáp gia đình cậu!”
Trần Lĩnh vội lặn xuống, hướng thân người chui vào mạch nước ngầm, ra sức đào bới.

Lượt tên đầu tiên đã bắn xuống, Trần Lĩnh giật mình, chân trái đau điếng, gã nghiếm chặt hàm răng cố sức đào, gã đã bị trúng tên rồi, gã co chân dùng tay bẻ gãy mũi tên rồi tiếp tục.
Vào lúc sinh tử cận kề, Trần Lĩnh quên hết mệt nhọc và đau đớn.

Hai tay họ Trần càng đào càng nhanh, càng thấy dễ dàng.

Giây lát sau gã theo mạch nước ngầm, cứ đào theo hướng dốc xuống.

Lúc này Trần Lĩnh đã ở vị trí an toàn, cung tên không thể làm gì được gã nữa.
Không lâu sau đó, khoảng cách của gã với thành giếng đã gần một trượng theo phương dốc xuống.

Nín thở đã lâu, bây giờ có quay lại cũng không biết có sống nổi với cơn mưa tên không, Trần Lĩnh không còn cách nào khác, gã vẫn cứ đào.
Phía trước mặt họ Trần là ánh sáng yếu ớt, gã càng ra sức, cả thân người chui tột ra, đây có vẻ như là một cái hồ, không thể tả hết sự vui mừng trên nét mặt gã.

“Mình thoát rồi!” Trần Lĩnh bơi lên, nước ở đây không sâu lắm, chừng hai trượng là họ Trần có thể thoả thê hít thở.

“May quá không hiểu tại sao ở đây lại có hồ nước!” Rồi họ Trần lại nghĩ: “Nếu mình phát hiện ra sớm, cậu bạn họ Lâm chắc đã không vì mình mà chết!” Phóng mắt nhìn bốn bề, Trần Lĩnh phát hiện ra mình đang ở trong thạch động, rộng chừng bốn trượng vuông, xung quanh là hốc đá, rễ cây, cùng dây leo chằn chịt.

Ở góc phía đông có một cái hốc đá nho nhỏ, vừa đủ thân mình gã chui vào, bên trong đó đen thui một màu.

Trần Lĩnh đảo mắt xung quanh thầm nhủ: “Ánh sáng này ở đâu ra nhỉ!” Rồi gã giật mình la toán lên khi thấy một cái lỗ ở góc tây, nhìn vào đó thấy một cây đuốt.

“Nơi đây có người ở hay sao?” Họ Trần không biết nên vui hay buồn nữa, gã vội rửa sạch bùn đất rồi leo lên, mũi tên ở chân gã không dám rút ra, cứ để như vậy mà lê lết về hướng tây.

Đến gần, Trần Lĩnh nghe có tiếng người khá ồn ào, gã vội đi nhẹ rồi tiến đến cái lỗ phát ra ánh sáng, rụt rè đưa mắt quan sát.
Trần Lĩnh giật mình sém la thất thanh, bên kia là gian phòng rộng gấp đôi nơi đây.

Xung quanh là vàng bạc vung vãi.

Có tất cả mười bốn người ở nơi này, chia làm hai bên đứng đối diện nhau, một bên sáu, một bên tám.
“Đã lâu rồi, tổ chức chúng ta không có một người đừng đầu ra lệnh hành động.

Các người cứ muốn mãi thế sao? Các người cứ tin vào một đứa nhỏ, thò lỏ mũi xanh hay sao? Lấy gì để phục chúng, thật nực cười!” Người nói thân hình cao lớn và vạm vỡ, mặt mày dữ tợn, râu ria lồm sồm, hắn cởi trần, mình đầy hình xăm rồng rắn, cá sấu.

“Đinh Long còn nhỏ thì sao chứ! Cậu ấy là con trai của hội chủ, thân thế tôn quý, là rồng là phượng, còn nhỏ mà tư chất đã hiển lộ, chẳng bao lâu sẽ trở thành đại cao thủ.

Loại như ngươi có luyện cả đời cũng chỉ đủ nạt trâu, bắt chó, họ Tạ ngươi xứng để buông lời chê bai hay sao?” Bên kia liền có người đối đáp, người này là một lão già, mặt nhăn nheo, bề ngoài lôi thôi.

Cạnh ông là một cô gái, khoảng gần ba mươi trông khá xinh đẹp, nhưng cung cách ăn mặc và điểm trang khá dung dị, cô ta nói: “Đúng vậy! Các người lúc nào cũng hô hào trung thành, thề non hẹn biển này nọ, vậy mà giọt máu của hội chủ bị nạn, các ngươi lại khoanh tay đứng nhìn, vô tình vô nghĩa, còn đòi tự bầu nhau lên nắm chức vụ cao quý này.

Thật đáng kinh…” Nói rồi nàng ta phun ra đất một bãi nước miếng, như cách những gã đàn ông thô lỗ chốn giang hồ vẫn thường làm.
Hai người này là hộ vệ của Đinh Long, họ từng cứu cậu bé ở pháp trường Quốc Oai cách đây hơn một tháng.

Bên cạnh họ còn sáu người khác mặt mày nghiêm nghị, căng thẳng.

Trong đó có hai người trông như nhỏ sĩ, tuổi trung niên mặt mày anh tuấn, râu tóc gọn gàn.

Đôi nam nữ mặc đồ giống người Mường, tuổi khoảng ba mươi, da hơi đen, ra dáng can trường, tư thế vững chãi.

Một cô bé tuổi chừng mười một, mười hai tuổi, khá xinh xắn và cao hơn những đứa trẻ cùng trang lứa.

Ngoài ra còn có một lão bà lão, tóc bạc phơ, trông rất cao tuổi, đến tám, chín mươi là ít, bà là người duy nhất ngồi ghế.

Ai nấy trông đều đặc biệt ấn tượng, Trần Lĩnh rất ít khi gặp qua những người như thế này.
“Người Nùng đã khó đối phó, huống hồ giờ đang liên minh với Tày.

Hội Giao Long chúng ta mấy năm qua suy yếu lực lượng, cứ trốn chui nhũi không tuyển thêm được hội viên nào ra dáng.

Các người định dẫn anh em đi chết cả sao!” Người nói là một lão già da mặt còn căng, ánh mắt ôn nhu hòa hảo, râu tóc còn đen, tuổi trên năm mươi.
“Huỳnh bô lão nói đúng! Chúng ta với Nùng tộc chẳng có ân oán gì, tù trưởng của họ cũng rất hòa nhã, chỉ dựa vào những lời nói phiến diện của hai người … không nên làm liều, phải điều tra thật kỹ…” Người này da mặt hồng hào, râu tóc bạc phơ.

Trần Lĩnh càng nhìn càng thấy quen mặt, cả giọng nói cũng vậy, gã nghĩ thầm: “Đúng rồi! Chính là lão già giả thần giả quỷ, tháng trước đến đường về nhà mình đã gặp lão.”
“Huỳnh lão, Phạm lão nói đều có lý! Đúng vậy! Đúng vậy!” Bọn sáu người mé đông, thay phiên tán thành ý kiến của nhau.

Bên tám người mé tây cũng tranh giành nhau nói, cuộc đấu khẩu càng lúc càng trở nên náo nhiệt.

Trần Lĩnh đoán rằng những người này là một tổ chức nào đó trong võ lâm.

Hành động và binh khí họ mang theo người, đoán chắc không phải dân nông lương thiện.
Nho sinh mặc áo xanh lam đi đến vị trí giữa hai bên, đưa tay tỏ ý khuyên can và nói: “Các vị có thể cho họ Ngô này nói vài lời được chăng?” Cuộc tranh cãi dần thưa thớt tiếng nói, cho đến khi dừng hẳn nho sinh mới cất lời: “Việc cứu tiểu hội chủ tất nhiên phải làm … đó là nghĩa khí của những người trong hội.

Thấy con cháu anh em bị nạn, không trợ cứu thì dẹp cái hội này cho rồi.

Các vị nói có phải không.”
Bên mé đông người “nhưng”, kẻ “nhị”, này nọ, còn bên mé tây gật gù đồng tình, văn sĩ nói tiếp: “Nhưng cứu thế nào, không thể nông nổi nhất thời, nhất sự việc này có ảnh hưởng đến sự tồn vong chung chân của hội.” Đẩu mắt nhìn thái độ mọi người, nho sinh tiếp tục giọng nói điềm đạm, hòa hảo: “Như thế này! Chúng ta hãy lập ra một môn phái mới, cử một người làm bang chủ, tiện việc để phát triển thành viên, cũng như trốn tránh sự dò la của triều đình.

Cùng lúc đó chúng ta sẽ thâm nhập Nùng tộc, dò la tin tức thiếu chủ, các vị thấy thế nào, thiết nghĩ chúng ta không nên chia rẽ, bè phái nữa…”
Số đông mọi người gật gù, họ Ngô nói thêm: “Nói họ Nùng không có tham vọng điều đó không chắc, hắn ta vẫn thường tuyển mộ cao thủ, kết thân danh sĩ và bài thơ cổ có xuất xứ thần bí kia, ai dám chắc hắn không có tham vọng chiếm làm của riêng!”
Lời nói của văn sĩ họ Ngô có vẻ đã xoa tan mọi khúc mắt của hai bên, không ai nêu lên ý kiến gì, bà lão lớn tuổi, móm miệng nhai trầu, tươi cười cất lời: “Già thấy thằng nhóc họ Ngô này nói đúng đấy… cứ làm vậy cho già!”
Bên sáu người cũng không có ý kiến gì, Huỳnh lão tóc đen đứng ra nói: “Sáu người bọn chúng tôi tán thành, ba hôm nữa, sau khi truyền tin cho tất cả hội viên, chúng ta sẽ họp bàn tại đây.

Hồng lão lão ưng ý chứ ạ!” Lời nói ông ta nghiêm cung hết mực, lão bà nói: “Đồng ý, già đồng ý!”
Bên sáu người cung tay ra về, lần lược bên mé đông cũng đi đến miệng hang lớn.

Giây lát sau, tại gian phòng đá chỉ còn lão bà và cô bé nhỏ tuổi.

Lão bà đột nhiên hướng về phía Trần Lĩnh nói: “Đứa nào lấp ló đó bây!” Họ Trần giật điếng cả người, gã té xuống, nửa cây tên còn lại va chạm vào đá khiến vết thương của gã ứa máu ra, gã buột miệng rên la.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui