Đi Tìm Bài Thơ Cổ


“Ôi! Cái bụng cà chớn, mày đừng có kêu nữa được không!” Trần Lĩnh lẩm bẩm rồi quay lưng đi ra đường lộ.

Được mười bộ thì thấy phía trước là một đội nhân mã khoảng mười người đang phóng đến.

Họ đều bận quân phục chỉnh tề, mặt mày ái nấy đều tỏ vẻ nghiêm trọng.

Người đi trước mặc bộ quần áo rộng, vải đỏ thẩm dày và đẹp mắt, tuổi anh ta chắc khoảng trên dưới ba mươi, dáng người cao lớn, ra vẻ một cao thủ ngoại công.
Trần Lĩnh né sang bên lề nhường đường, tay đội trưởng liếc mắt nhìn gã khi khoảng cách của hai bên là nửa trượng.

Bọn kia qua mặt, họ Trần chẳng bận tâm cứ tiếp tục cất bước đi mà chẳng hề hay biết, tay đội trưởng đã ra hiệu cho cả bọn dừng ngựa lại.

Anh ta móc trong bọc áo ra một sấp giấy ố vàng, mỗi tấm là một hình vẽ, anh dần xem lướt qua, trong đó toàn những tên tội phạm mặt mày hung tợn, nhiều tên sẹo lớn sẹo nhỏ chi chít.

Qua mười tấm đã đến một bức hình, nét mặt bức vẽ chẳng khác gã vừa mới đi ngang qua là bao.

Anh chàng đội trưởng mặt biến sắc, có bảy phần vui mừng, ba phần ngạc nhiên.
“Tên kia đứng lại.” Viên đội trưởng quát lớn, thúc ngựa chạy ngược lại vừa nói: “Ngươi chính là đồng bọn của hội Giao Long, mau khoanh tay chịu trói!”
Trần Lĩnh nghe thấy hết, gã kinh ngạc tột độ nghĩ thầm: “Quan binh biết mình đi theo những người trong băng cướp cá sấu hay sao?” Rồi gã quay đầu lại, viên đội trưởng toán quân binh đã đến, anh ta nói: “Những nhân chứng ở pháp trưởng Quốc Oai mấy tháng trước đã vẽ lại khuôn mặt của ngươi, xem này, đừng chối cãi vô ích… nếu biết ăn năng chịu tội sẽ được khoang hồng!”
Trần Lĩnh thỉu não nghĩ thầm: “Mình chỉ đi theo bọn cướp kia có mấy ngày, chắc ăn cơm tù vài bữa rồi được tha thôi, chống cự sẽ mang án cả đời! Ôi thật là xui xẻo!” Họ Trần nói giọng buồn buồn: “Tôi chỉ đi theo họ, chưa bao giờ cướp bóc của ai!”
Viên đội trưởng hơi ngạc nhiên khi thấy đối phương không có ý kháng cự, trái với cách hành sự thông thường của một kẻ đang bị truy nã, anh nói: “Có cướp bóc hay không về nha phủ rồi tính, anh em! Trói hắn lại, dắt về.”
Trần Lĩnh không được ngồi lên ngựa, hai tay gã bị cột vào một sợi dây thừng, con ngựa của gã lính lùn mập kéo đi chậm rãi, hắn lâu lâu quay đầu lại nhìn họ Trần với ánh mắt như muốn nói “đáng đời”, Trần Lĩnh chua xót thoảng thót: “Sẽ như thế nào nếu cha và những người thân thuộc của mình thấy cảnh này nhỉ! Cũng may là ở đất khách này, nếu không Trần Lĩnh này quả thật là tội lỗi với tổ tông nhà họ Trần vô cùng, hoen ố cả thanh danh của họ.”
Khi đi qua một khu chợ, người dân ào ra đường để xem, ai nấy đều hả hê nói ra những lời khó nghe, chẳng hạn như: “Đáng đời tên cướp bất lương!” “Ném trứng vào hắn đi bà con!” “Không! Phải ném đá ấy!” “Chết mày đi quân giặc cướp!” Nhiều người ném trứng thối, rau bẩn vào mặt họ Trần, gã hơi tức giận nhưng vội gằng lại ngẫm nghĩ: “Họ làm vậy cùng đúng lẽ thường rồi! Chẳng lẽ kẻ tòng phạm với lũ cướp gian tham như mình lại được ném hoa tươi hay sao, không ném phân vào mặt cho là may! Ôi một bước sai chân Lĩnh tôi phải mang nổi nhục ê chề này sao! Hết bị khốn bởi nhưng gã giang hồ hổ lốn, rồi bọn người chiêm thành… giờ lại đến đám quan binh cùng dân chúng… Thôi than thở làm gì! Gieo nhân nào gặt quả đấy thôi, từ trước giờ mình có bao giờ là một người tốt tích đức làm lành, làm một đứa con ngoan, làm một người đàn ông chân chính đâu!”
Ngay lúc đó một quả trứng bay trúng khóe mũi họ Trần, gã xoay chuyển ý nghĩ, méo miệng hút một hơi, lòng đỏ trứng chui tột vào miệng, mắt gã ánh lên vẻ vui mừng nói: “Cám ơn, tôi đang đói!”
Sau thời gian hai thì thần, đám quan binh đã đưa họ Trần đến nha phủ của Trấn, viên đội trưởng bàn bạc điều gì đó với một người đàn ông năm mươi tuổi, ra dáng một văn sĩ nho nhã.

Liền sau đó hai gã lính đưa họ Trần xuống phòng tạm giam.

“Anh bạn sắp đến giờ cơm chưa, tôi đói quá!” Trần Lĩnh hai tay ôm song cửa phòng giam nói, gã lính cao ốm đáp: “Ta cứ thắt mắt tại sao tên tội phạm truy nã như ngươi lại chịu bị bắt dễ dàng, hóa ra là đói quá hả! Tội nghiệp chưa kìa! Sao lúc phạm tội không nghĩ đến những người bị cướp cũng sẽ chịu cảnh đói khát!”
Trần Lĩnh nói: “Tôi có cướp của ai đâu… mà thôi tôi chờ vậy!” Gã thanh minh chưa hết lời vội dừng, lui lại chiếu manh ngồi xuống nghĩ thầm: “Mình không cướp, nhưng ăn bát cơm của bọn cướp cũng chẳng hay ho gì!” Gã loay hoay nhìn đông ngó tây, chẳng biết làm gì lại ngồi xuống luyện công, cách này để quên cơn đói gã vẫn thường dùng.

“Ánh chớp băng ngang qua bầu trời.
Giông tố bao lần đến trong đời!
Bình minh kỳ nhân có xuất hiện?
Điềm báo anh tài có xa vời!”
“Ha ha ha ha…” Giọng cười quái gỡ khiến Trần Lĩnh giật mình, thấy tiếng ngâm thơ này rất quen, gã mở mắt hít thở sâu ba lần, rút chân ra khỏi tư thế kiết già, xoa bóp tứ chi.

Xả thiền xong gã đi ra song cửa nhìn đông ngó tây, chỉ thấy một vài tù nhân đang nằm ngủ.
“Nhìn hai bên sao không nhìn thẳng?” Tiếng một lão già nói, Trần Lĩnh hơi ngạc nhiên, rồi hướng mắt về phía ông ta đáp: “Ngồi trên trần sao không ngồi đất?”
Ông già đang vét vẻo trên trần phòng giam đối diện kia cười nói: “Cậu! Thanh niên đôi mươi, tương lai bỏ ngỏ, lầm đường lỡ bước?” Trần Lĩnh đáp: “Ông! Cao niên sáu mươi, già gần xuống lỗ, chứng nào tật nấy?”
Ông già nhảy xuống, đang cười hề hề bỗng lộ vẻ tức giận: “Cái thẳng oắt con, hạ lưu vô sỉ, tao đã thể sẽ cắt cái bửu bối của mày khi tao thấy mặt mày, dám láo với tiên gia à!” Trần Lĩnh tỉnh bơ vô sự mài mài móng tay vào song gỗ nói: “Cái lão già thối, giả thần giả quỷ, tôi đã thề sẽ nhổ hết bộ râu của ông khi tôi thấy mặt ông, già rồi còn tào lao à!”
Ông già nhướng mày tức giận nói: “Tao không đối với mày! Thằng chó!” Trần Lĩnh tỉnh bơ vẫn mài móng tay đáp: “Trâu không chửi được người! Lão trâu!”
“Hừ! cái thằng chó! Đã nói tao không đối với mày nữa, tao sẽ đấm vào mặt mày!” Ông già tức giận hung hăng, Trần Lĩnh nhìn ông ta một cái, rồi lại mài móng tay nói: “Hừ! Cái lão quỷ! Đã nói trâu không chửi được người đâu, trâu đừng đái vào mặt người!” Trần Lĩnh lại nói: “Không đúng! Nghe không ổn, câu cuối phải là “Người sẽ đái vào mặt trâu!” Như thế mới đúng, ha ha!”
“Thằng khốn kiếp, chó má, ta chửi, ta đào bới ông nội ngươi, thằng mất dạy.” Lão già tức giận, Trần Lĩnh vẫn cười nói: “Lão khốn nạn, trâu điên, tôi ôm, tôi sờ mó cháu gái ông, lão cà chớn!”
“Tên khốn… mẹ cha ngươi, ôi tức quá đi… hu hu hu hu…” Ông lão đấu võ mồm không lại, tức giận đấm vào song cửa khóc bù lu bù loa lên, Trần Lĩnh cười ngã nghiên cố nói: “Lão già … cháu gái ông, ôi vui quá đi… ha ha ha ha…”
Giây lát sau nghe tiếng kẻng liên hồi, tất cả tù nhân thức giấc, Trần Lĩnh cũng như những người đang đói bụng vội ra song cửa chực chờ.

“Lẹ lẹ cái anh bạn, đói quá rồi!” Họ Trần thúc dục, anh lính kia vẫn chậm rãi.

Thấy một số người gần đó đã có thức ăn, và họ đang ngấu nghiến, họ Trần nước dãi chạy dài chảy ngắn, lần đầu tiên gã biết đói là thế nào, cảm giác thật chẳng dễ chịu.
Gã lính kia lại không biết cố tình hay vô ý cứ nói chuyện, nạt nộ người phòng kế, làm họ Trần tức điên lên gã định chửi, nhưng sợ sẽ làm hắn giận thì khổ nên cố nhìn.

Lão già phòng đối diện đưa thức ăn lên mũi ngửi lấy ngửi để rồi xuýt xoa: “Ôi cơm ngon quá, đâu hủ thơm quá, ôi có cả me chua, me giót nữa này, ôi chua quá xá… ối cha…” Thật ra chẳng có hạt me nào, lão bịa ra để làm nước miệng họ Trần chảy dài thêm.

Đúng lúc đó có một anh lính khác đi đến, ánh mắt người này thần thái uy nghi, ngũ quang sáng lạn hơn người.

Anh ta đi đến vượt mặt xe đẩy thức ăn của gã lính kia, chỉ vào mặt Trần Lĩnh và nói: “Có phần cơm đặc biệt, dành cho tên tù mới này!”
Anh lính đi đến ngồi xuống lấy trong rổ một con gà quay, một đĩa thịt, một hủ rượu khoảng hai cân giấy đỏ đề chữ “Làng Vân”, Trần Lĩnh thấy bề ngoài hủ rượu này mãn nhãn nhưng gã uống rượu theo phong trào, chẳng phải người rành rỏi gì, tạm cho là rượu ngon.

Anh lính này ánh mắt có thần, ngũ quang rạng rỡ thoạt trông liền có ấn tượng.

Anh ta nhìn Trần Lĩnh mắt bên trái hơi nheo, đưa qua lại.

Họ Trần thấy làm lạ nhưng cái bụng gã giờ đang cồn cào, không có phép gã để ý lâu.
Trần Lĩnh cầm con gà lên, hít một hơi dài nói: “Ôi thật là thơm quá! Thật là ngon quá! Ối chà mỡ chạy ra kìa, ối chà! Không thể cưỡng lại mùi thơm này.” Nói rồi gã đưa lên miệng cắn một miệng lớn, xuýt xoa một tràng rồi cố tình nhai mạnh tạo ra âm thanh tóp tép rõ to, ánh mắt lộ vẻ khoái trá nhìn ông lão phòng đối diện làm ông ta tức khí ném luôn bát cơm đậu hủ.
Họ Trần lại mở nắp rượu, gã đưa lên miệng hít một hơi dài, giả bộ lảo đảo như sắp ngã nói: “Ối cha! Rượu gì mà thơm thế nay, thật là cả đời Trần Lĩnh này chưa bao giờ thấy loại rượu thơm như thế.” Gã đưa lên miệng tu một tràng dài, ánh mắt sáng lên vồ đùi nói: “Trời ơi trời! Rượu gì mà ngon thế này… chắc tôi chết quá… Uống hớp rượu thần tiên này có chết cũng mãn nguyện.” Rồi gã rót rượu vào tay, cố tình hất ra đằng trước nói: “Rượu ngon mà nhiều quá, uống không hết nên cho lão thưởng thức này!”
Gã họ Trần cũng thực sự cảm thấy ngon, lời khen của gã không phải cố tình làm quá lên.

Trong chóng vánh mùi rượu lan tỏa, hương thơm nhanh chóng xông vào mũi lão già đối diện, ông ta mắt lộ lên vẻ kinh ngạc tột độ nói: “Đây là rượu Làng Vân hạng nhất chỉ dành của vua chúa, cái tên tù tội như ngươi, tại sao được uống chứ… vô lý! Vô lý quá…”
Trần Lĩnh cười đắt ý nói: “Ha ha… lão ghen ăn tức ở lắm phải không?” Ông lão chửi: “Ghen cái thằng cha mày!” Trần Lĩnh tỉnh bơ đáp: “Ghen với cha tôi vì ổng có thằng con vừa đẹp trai vừa có tài tán tĩnh cháu gái ông chứ gì!” Ông lão thấy đấu võ mồm không lại nên đành im bặt, rủa thầm.
Trần Lĩnh đang ăn, ngẫm nghĩ gì đó, gã lăn hủ rượu về phía ông lão và nói: “Rượu nặng lắm đấy, thách lão uống hết nửa bình! Chắc vài hớp là lão bật ra ngủ liền ấy chứ!” Ông già theo quán tính chộp lấy hủ rượu uống một tràng dài.

Trong lúc uống lão vội xoay chuyển nghĩ thầm: “Hắn sợ mời mình không uống nên dùng kế khích tướng!” Ông dừng lại, đậy nắp lăn hủ rượu về lại phía gã họ Trần nói: “Trả cho ngươi!”
Trần Lĩnh vội đón lấy, nhìn thì thấy hủ rượu cũng vơi đi nhiều, tai nghe ông lão bên kia lên tiếng: “Lão có điều không hiểu.

Tại sao? Trên đoạn đường núi tên nhóc ngươi gặp lão đi ngược hướng ba lần lại không ngạc nhiên.

Tại sao không bất ngờ chứ, nhiều người còn khóc lóc van lạy, nhiều kẻ thì sợ chạy té khói.

Nhưng tại sao ngươi lại tỉnh bơ như thế!”
Trần Lĩnh cười đáp: “Nói thế nào nhỉ, thôi không cần giấu giếm lão làm gì, đã có ít nhất chục lão thầy tào bị Lĩnh tôi làm cho gẫy răng, bày trò cho cháy tóc và còn có lão bị mất quần áo nữa, tồng ngồng giữa chợ đời… ha ha ha ha.

Tôi ghét thầy tào nhất trên đời đấy, vậy lão đừng hy vọng tôi sẽ nễ nang lão.”
“Tại sao ngươi biết ta là thầy tào? Tại sao ngươi lại ghét thầy tào, trên đời này nghề gì cũng có người tốt người xấu!” Ông lão ngạc nhiên nói, Trần Lĩnh như đã có chuẩn bị sẵn gã đáp: “Thứ nhất quỷ thần không cần làm mấy trò tào lao, để cố gắn tạo dựng lòng tin từ người khác như mấy lão thầy tào các ông.

Thứ hai, thầy tào các lão yểm bùa ngải hại người, nhiều người đang yêu đương tự nhiên đâm ra ghét nhau, rồi những mẫu đất tự nhiên hoa màu mọc lên không nổi.

Nói chung thầy tào phải thêm chữ “lao” nữa, gọi là thầy tào lao mới đúng.”
“Chứ sao ngươi không nghĩ thầy tào có thể hàn gắn tình cảm của những đôi vợ chồng lâu năm, không còn mặn nồng nữa.

Sao ngươi không nghĩ thầy tào bọn lão có thể trừ tà khí, cải tạo đất và bài trí mọi thứ cho đúng phong thủy.” Ông lão nói, Trần lĩnh đáp: “Những điều đó tôi chẳng thấy nhiêu lần, cũng không biết có tin được không!”
Ông lão suy nghĩ giây lát, hơi diệu giọng nói: “Ừm thì cũng đúng! Công thức làm bùa ghét dễ kiếm hơn và những tên mới vào nghề không lâu cũng có thể làm được.

Thậm chí chẳng cần bùa cũng có thể làm người ta ghét nhau được.

Nhưng làm những chuyện xấu xa đó sẽ bị nguyền rủa đến tận đời con cháu, nhiều đời sau cũng không ngóc đầu lên được.

Việc này rất quan trọng nên những thầy tào chân chính sẽ tuyển lựa học trò rất cân nhắc!” Lão ông nhìn họ Trần, gã nói: “Ông tiếp tục đi!”
Ông lão nói: “Bùa ngải yêu đương có nhiều công thức, lão thuộc hạng tàm tạm, chỉ biết ba loại chính đó là oải hương, đàn hương và một loại cỏ hiếm.

Đàn hương, oải hương có tính tạm thời ví như ngươi thấy một người con gái đẹp, hay cô ta có gì đó ngươi thích.

Hai cái này không lâu dài.

Cỏ tình yêu lại khác, đó là thứ cỏ chỉ sống ở những nơi khắc nghiệt, như núi đá vôi ngàn năm, rất khó tìm.

Loại này có dược tính cực kỳ mạnh mẽ, nó có thể khiến người ta mất lý trí, mất khả năng so sánh đẹp hay xấu, thiện hay ác, giàu hay nghèo… chỉ cần yếm vào người nào thì người đó khó dứt bỏ tình cảm với đối tượng, nếu không có người cao tay hơn phá giải.”
Trần Lĩnh chợt nghĩ về mối tình của mình với Hoài Đông, không biết nó là loại oải hương có tính tạm thời, hay là loại cỏ tình yêu mãnh mẽ kia.

Đang suy nghĩ bỗng nghe tiếng nói “ngươi vẫn đang nghe đó chứ!” Trần Lĩnh vội đáp: “Đang nghe, lão nói tiếp đi!” Ông già lại nói: “Ngày xưa, trước khi Bụt đến đất Việt thầy tào chỉ dùng các loại dược liệu pha trộn, nhưng khi Bụt đến mang theo mật pháp và bùa chú, khiến cho tay nghề thầy tào phát triển lên tầm cao mới, dẫn đến nhiều hệ lụy.”
Trần Lĩnh thắt mắt: “Ông Bụt cùng với phép thần thông trong truyện cổ có thật sao?” Ông già đáp: “Truyện thì có thêm bớt, sai khác sự thật.

Nhưng Bụt là có thật, sau khi bị nhiễm văn hóa người phương bắc, đạo Bụt trở thành đạo Phật, rồi được chia ra nhiều tông phái, theo bây giờ người theo đạo Bụt tương đương với hành giả Mật Tông.

Phật được hiểu với ý nghĩa là những người đã giác ngộ, còn Bụt được hiểu là một vị tiên tốt bụng, hay giúp đỡ người tốt.

Thầy tào lúc xưa chỉ giỏi phong thủy và các loại dược liệu, nhưng từ khi học thêm thiền công, bùa chú và mật pháp khả năng họ được đưa lên tầm cao có ảnh hưởng vô cùng.

Ngay các loại võ công ngày nay cũng từ những người ngươi thông thái này mà ra.”
Trần Lĩnh nói: “Cha tôi nói võ học gia tộc từ đạo Phật mà! Đâu phải từ mấy lão thầy tào các ông!” Rồi gã lại lẩm bẩm: “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.

Vậy là đạo Phật và Bụt cũng đều là những tên gọi thôi!”
“Thì thời này không ai dùng từ Bụt nữa, cha ngươi mới nói là từ nhà Phật ra, cũng có khác gì đâu, nói rõ ra là từ Mật tông mới đúng.” Ông già nhìn xa xăm nói tiếp: “Đệ tử Bụt cũng có người tốt kẻ xấu.

Nhiều người vì ham thần thông, tham danh lợi… biến tướng ra đủ loại tà ma ngoại đạo, thầy tào biến chất, giáo phái điên rồ.

Còn những đệ tử chân chính thì không như vậy, có người vẫn làm thầy tào, thầy thuốc, có người lập võ đường, có người làm quan làm tướng…”
Ông nói không đúng: “Chẳng lẽ trước khi Bụt đến, nước Văn Lang xưa không ai biết võ công sao! Lấy gì bảo vệ đất nước chứ!”
Ông lão đáp: “Thì chắc cũng có những kỹ thuật dùng binh khí, các loại võ thiên về ngoại công và cơ bắp.

Nên nhớ thiền định chính là con đường đến với giác ngộ, cũng là con đường để đến với khí công.”
Trần Lĩnh nói: “Vậy rót cuộc lão là thầy tào tốt hay là thầy tào lao!” Ông già vút râu cười nói: “Tất nhiên là thầy tào tốt rồi!” Trần Lĩnh trề môi lắc đầu nói: “Không tin! Nhìn mặt lão gian lắm, vả lại không ai mặt dày tự nhận mình tốt như lão!” Ông già mặt khó chịu nói: “Có người chứng minh lão là thầy tào tốt!” Trần Lĩnh nói: “Là ai?” Lão kia nói: “Tám sẹo! Sư phụ ngươi là bạn nối khố của lão!”
Trần Lĩnh thoảng thót: “Ông biết thầy tôi sao?” Ông già đáp: “Ta với lão ấy đều là trẻ mồ côi, bọn ta lang thang khắp nơi, thật là một thời nhọc nhằn.

Rồi một lần xuống miền biển, thấy người ta đánh bắt cá Tám sẹo thích quá nên ở đó luôn, ta thì cực ghét biển, chỉ ưa rừng rú, chim chóc … Nên cuối cùng gặp duyên may theo luôn cái nghề này.”
“Ông đã gặp thầy tôi?” Trần Lĩnh nói, ông lão đáp: “Mấy tháng trước có ghé nhà lão ta chơi! Lão khen ngươi quá, nên ta lấy ngày giờ sinh đã bói cho ngươi một quẻ, người biết kết quả ra sao không?” Trần Lĩnh vội đáp: “Không! Ông không được nói, tôi không thích bói toán!”
“Không nói thì thôi, ngươi làm gì như sợ hủi vậy! Thế nào, đã nghe hết, giờ ngươi có muốn ta dạy mật pháp và bùa chú cho không, cả những phương pháp chế bùa ngải nữa! Ha ha … chỉ cần đập đầu lạy nhận ta là thầy…” Lão ông đang cười nói, Trần Lĩnh vội ngắt lời: “Không! Tuyệt đối không?”
Ông lão ngạc nhiên nói: “Sao vậy? Chẳng lẽ ngươi không hiểu, chỉ cần ngươi là người tốt, bùa ngải của ngươi nhất định sẽ có ích có đời!”
Trần Lĩnh nói: “Ông là người trong hội cá sấu, gồm toàn những kẻ trộm cướp, cha tôi ghét nhất là những tên trộm, tôi cũng vậy!”
Ông lão ngạc nhiên: “Sao ngươi biết?” Trần Lĩnh đáp: “Ông họ Phạm đúng không, tôi đã xuống mỏ vàng rồi, cũng vì cái hội chết tiệt của bọn ông mà tôi vào ăn cơm triều đình thế này đây.”
“Cướp thì đã sao? Trên đời này toàn là những tên cướp, chủ đất cướp công sức tá điền, chủ xưởng bóc lột thợ thủ công, thương buôn chèn ép người nuôi trồng… Ngươi có biết không, gạo nhà những tên gian tham đó ăn không hết, để cho lên mốc lên meo, rồi đem đổ… còn, còn nhiều những người nghèo thì nửa củ khoai cũng không có để ăn.

Ngươi chưa trải qua nghèo khổ, đói khác thì làm sao hiểu được nó kinh khủng thế nào… Bọn ta không chấp nhận hiện thực bất công đó … Ngươi nghĩ rộng ra mà xem, nếu người dân ai cũng gầy tông gầy teo, thì lấy ai đánh giặc, họ không có cái ăn thì lấy đâu ra sức lực mà cầm gươm cầm đao.

Lấy ai bảo vệ đất nước lúc nguy biến.”
Trần Lĩnh chả có biểu hiệu gì là đồng tình, gã nói: “Nguyễn Bá cũng là một tên phú hộ tham lam, người của hội bọn ông toàn cướp thôi, thanh minh làm gì!” Ông già hơi bùi ngùi đáp: “Không hiểu tại sao mấy năm nay Nguyễn lão thay đổi như vậy.

Lúc Đinh hội chủ còn tại vị không ai dám có những hành động như vậy!”
Ngay lúc đó, hai anh lính đi đến, một người lại gần phòng Trần Lĩnh nói: “Huyện đại nhân đã về, ngài ấy muốn gặp ngươi.” Nói rồi anh ta mở cửa, hai người lính còng tay và dẫn họ Trần ra khỏi khu tạm giam.

Đi qua hai dãy nhà dài độ mười trượng ba người đến một giang phòng khá rộng rãi.

Một trong hai anh lính nói: “Tội nhân đã đến, thưa huyện đại nhân!” Nói rồi họ bắt Trần Lĩnh quỳ xuống.
Ngồi ghế thái sư ở chính đường là một vị quan tuổi ngũ tuần, ông ta có khuôn mặt đầy đặn phúc hậu, một cái mũi lớn, một vết sẹo dày bên má phải, râu tóc ông ngắn và có màu muối tiêu.

Quán xét Trần Lĩnh một lúc rồi nói: “Ngươi tên gì? Nguyên quán ở đâu?” Trần Lĩnh đáp: “Trần Lĩnh ở trấn Nam Sơn, Phủ Nghệ An đại nhân!”
Vị quan tỏ ra quan hoài nói: “Giờ thế này, ngươi biết Đinh Long đang ở đâu chứ?” Trần Lĩnh hồn nhiên đáp: “Biết chứ, cậu ta đang yên ổn ở đất Nùng, có cha, có anh em.”
“Tốt lắm, còn bọn người Giao Long hội, họ cũng ở đó chứ!” Viên quan nói, Trần Lĩnh nghĩ thầm: “Bọn kia toàn giặc cướp, mình nói ra chắc họ sẽ bị tróc nã ngay.

Nhưng mà theo lão Phạm kia thì họ có thực sự xấu xa.

Nhất là Hồng lão và cô bé Yến Xuân họ đều là người tốt.

Thật là rắt rối!” Trần Lĩnh đáp: “Tôi chia tay với họ ở đất Nùng cách đây hai hôm, nên giờ không biết họ ở đâu!”
“Ngươi là người trong hội, chẳng lẽ không biết sầu huyệt chính của bọn chúng?” Vị quan thay đổi sắc mặt nói, Trần Lĩnh đáp: “Tôi không phải trong hội, tôi được họ giúp nên cùng họ đi cứu cậu bé Đinh Long thôi!”
Vị quan lộ vẻ tức giận: “Cướp pháp trường chống lại lệnh vua là tội chết ngươi có biết không?” Trần chừng hửng đáp: “Tôi cướp pháp trường hồi nào đâu?” Vị quan nói: “Không cướp, nhưng vì ngươi cản trở, Đinh Long đã được cứu, khiến quan binh, chín ngươi bị chết thảm, hơn hai mươi người bị thương.

Ngươi xem tội ngươi có đáng chết không, khôn hồn thì mau khai ra, ta sẽ chừa cho một sinh lộ.”
Trần Lĩnh ngạc nhiên nghĩ thầm: “Đinh Long bị xử tội chết hay sao, cậu bé đã làm nên chuyện gì.

Mấy tháng nay mình bị kẻ gian hãm hại nhiều lần, chắc chuyện này cũng do hắn dựng lên.

Thanh minh cũng vô ích!”
Trần Lĩnh lại nói: “Quan tin hay không cũng được, Trần Lĩnh này không hề thẹn với lòng.” Vị quan nói: “Ngươi muốn bị tù chung thân hay sao? Ngươi muốn nhận lấy cái khổ rồi… bây đâu đánh hắn năm mươi gậy, đánh thật mạnh cho hắn khai ra thì thôi!”
Hai gã lính cầm gậy đi đến, Trần Lĩnh xoay chuyển rất nhanh “Mình không thể để cho tên gian ác kia đắc ý, mình sẽ tìm ra hắn để chứng minh minh vô tội, mình không thể tù chung thân ở đây!”
Trần Lĩnh cười đắt ý nói: “Ha ha… lão ghen ăn tức ở lắm phải không?” Ông lão chửi: “Ghen cái thằng cha mày!” Trần Lĩnh tỉnh bơ đáp: “Ghen với cha tôi vì ổng có thằng con vừa đẹp trai vừa có tài tán tĩnh cháu gái ông chứ gì!” Ông lão thấy đấu võ mồm không lại nên đành im bặt, rủa thầm.
Trần Lĩnh đang ăn, ngẫm nghĩ gì đó, gã lăn hủ rượu về phía ông lão và nói: “Rượu nặng lắm đấy, thách lão uống hết nửa bình! Chắc vài hớp là lão bật ra ngủ liền ấy chứ!” Ông già theo quán tính chộp lấy hủ rượu uống một tràng dài.

Trong lúc uống lão vội xoay chuyển nghĩ thầm: “Hắn sợ mời mình không uống nên dùng kế khích tướng!” Ông dừng lại, đậy nắp lăn hủ rượu về lại phía gã họ Trần nói: “Trả cho ngươi!”
Trần Lĩnh vội đón lấy, nhìn thì thấy hủ rượu cũng vơi đi nhiều, tai nghe ông lão bên kia lên tiếng: “Lão có điều không hiểu.

Tại sao? Trên đoạn đường núi tên nhóc ngươi gặp lão đi ngược hướng ba lần lại không ngạc nhiên.

Tại sao không bất ngờ chứ, nhiều người còn khóc lóc van lạy, nhiều kẻ thì sợ chạy té khói.

Nhưng tại sao ngươi lại tỉnh bơ như thế!”
Trần Lĩnh cười đáp: “Nói thế nào nhỉ, thôi không cần giấu giếm lão làm gì, đã có ít nhất chục lão thầy tào bị Lĩnh tôi làm cho gẫy răng, bày trò cho cháy tóc và còn có lão bị mất quần áo nữa, tồng ngồng giữa chợ đời… ha ha ha ha.

Tôi ghét thầy tào nhất trên đời đấy, vậy lão đừng hy vọng tôi sẽ nễ nang lão.”
“Tại sao ngươi biết ta là thầy tào? Tại sao ngươi lại ghét thầy tào, trên đời này nghề gì cũng có người tốt người xấu!” Ông lão ngạc nhiên nói, Trần Lĩnh như đã có chuẩn bị sẵn gã đáp: “Thứ nhất quỷ thần không cần làm mấy trò tào lao, để cố gắn tạo dựng lòng tin từ người khác như mấy lão thầy tào các ông.

Thứ hai, thầy tào các lão yểm bùa ngải hại người, nhiều người đang yêu đương tự nhiên đâm ra ghét nhau, rồi những mẫu đất tự nhiên hoa màu mọc lên không nổi.

Nói chung thầy tào phải thêm chữ “lao” nữa, gọi là thầy tào lao mới đúng.”
“Chứ sao ngươi không nghĩ thầy tào có thể hàn gắn tình cảm của những đôi vợ chồng lâu năm, không còn mặn nồng nữa.

Sao ngươi không nghĩ thầy tào bọn lão có thể trừ tà khí, cải tạo đất và bài trí mọi thứ cho đúng phong thủy.” Ông lão nói, Trần lĩnh đáp: “Những điều đó tôi chẳng thấy nhiêu lần, cũng không biết có tin được không!”
Ông lão suy nghĩ giây lát, hơi diệu giọng nói: “Ừm thì cũng đúng! Công thức làm bùa ghét dễ kiếm hơn và những tên mới vào nghề không lâu cũng có thể làm được.

Thậm chí chẳng cần bùa cũng có thể làm người ta ghét nhau được.

Nhưng làm những chuyện xấu xa đó sẽ bị nguyền rủa đến tận đời con cháu, nhiều đời sau cũng không ngóc đầu lên được.

Việc này rất quan trọng nên những thầy tào chân chính sẽ tuyển lựa học trò rất cân nhắc!” Lão ông nhìn họ Trần, gã nói: “Ông tiếp tục đi!”
Ông lão nói: “Bùa ngải yêu đương có nhiều công thức, lão thuộc hạng tàm tạm, chỉ biết ba loại chính đó là oải hương, đàn hương và một loại cỏ hiếm.

Đàn hương, oải hương có tính tạm thời ví như ngươi thấy một người con gái đẹp, hay cô ta có gì đó ngươi thích.

Hai cái này không lâu dài.

Cỏ tình yêu lại khác, đó là thứ cỏ chỉ sống ở những nơi khắc nghiệt, như núi đá vôi ngàn năm, rất khó tìm.

Loại này có dược tính cực kỳ mạnh mẽ, nó có thể khiến người ta mất lý trí, mất khả năng so sánh đẹp hay xấu, thiện hay ác, giàu hay nghèo… chỉ cần yếm vào người nào thì người đó khó dứt bỏ tình cảm với đối tượng, nếu không có người cao tay hơn phá giải.”
Trần Lĩnh chợt nghĩ về mối tình của mình với Hoài Đông, không biết nó là loại oải hương có tính tạm thời, hay là loại cỏ tình yêu mãnh mẽ kia.

Đang suy nghĩ bỗng nghe tiếng nói “ngươi vẫn đang nghe đó chứ!” Trần Lĩnh vội đáp: “Đang nghe, lão nói tiếp đi!” Ông già lại nói: “Ngày xưa, trước khi Bụt đến đất Việt thầy tào chỉ dùng các loại dược liệu pha trộn, nhưng khi Bụt đến mang theo mật pháp và bùa chú, khiến cho tay nghề thầy tào phát triển lên tầm cao mới, dẫn đến nhiều hệ lụy.”
Trần Lĩnh thắt mắt: “Ông Bụt cùng với phép thần thông trong truyện cổ có thật sao?” Ông già đáp: “Truyện thì có thêm bớt, sai khác sự thật.

Nhưng Bụt là có thật, sau khi bị nhiễm văn hóa người phương bắc, đạo Bụt trở thành đạo Phật, rồi được chia ra nhiều tông phái, theo bây giờ người theo đạo Bụt tương đương với hành giả Mật Tông.

Phật được hiểu với ý nghĩa là những người đã giác ngộ, còn Bụt được hiểu là một vị tiên tốt bụng, hay giúp đỡ người tốt.

Thầy tào lúc xưa chỉ giỏi phong thủy và các loại dược liệu, nhưng từ khi học thêm thiền công, bùa chú và mật pháp khả năng họ được đưa lên tầm cao có ảnh hưởng vô cùng.

Ngay các loại võ công ngày nay cũng từ những người ngươi thông thái này mà ra.”
Trần Lĩnh nói: “Cha tôi nói võ học gia tộc từ đạo Phật mà! Đâu phải từ mấy lão thầy tào các ông!” Rồi gã lại lẩm bẩm: “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.

Vậy là đạo Phật và Bụt cũng đều là những tên gọi thôi!”
“Thì thời này không ai dùng từ Bụt nữa, cha ngươi mới nói là từ nhà Phật ra, cũng có khác gì đâu, nói rõ ra là từ Mật tông mới đúng.” Ông già nhìn xa xăm nói tiếp: “Đệ tử Bụt cũng có người tốt kẻ xấu.

Nhiều người vì ham thần thông, tham danh lợi… biến tướng ra đủ loại tà ma ngoại đạo, thầy tào biến chất, giáo phái điên rồ.

Còn những đệ tử chân chính thì không như vậy, có người vẫn làm thầy tào, thầy thuốc, có người lập võ đường, có người làm quan làm tướng…”
Ông nói không đúng: “Chẳng lẽ trước khi Bụt đến, nước Văn Lang xưa không ai biết võ công sao! Lấy gì bảo vệ đất nước chứ!”
Ông lão đáp: “Thì chắc cũng có những kỹ thuật dùng binh khí, các loại võ thiên về ngoại công và cơ bắp.

Nên nhớ thiền định chính là con đường đến với giác ngộ, cũng là con đường để đến với khí công.”
Trần Lĩnh nói: “Vậy rót cuộc lão là thầy tào tốt hay là thầy tào lao!” Ông già vút râu cười nói: “Tất nhiên là thầy tào tốt rồi!” Trần Lĩnh trề môi lắc đầu nói: “Không tin! Nhìn mặt lão gian lắm, vả lại không ai mặt dày tự nhận mình tốt như lão!” Ông già mặt khó chịu nói: “Có người chứng minh lão là thầy tào tốt!” Trần Lĩnh nói: “Là ai?” Lão kia nói: “Tám sẹo! Sư phụ ngươi là bạn nối khố của lão!”
Trần Lĩnh thoảng thót: “Ông biết thầy tôi sao?” Ông già đáp: “Ta với lão ấy đều là trẻ mồ côi, bọn ta lang thang khắp nơi, thật là một thời nhọc nhằn.

Rồi một lần xuống miền biển, thấy người ta đánh bắt cá Tám sẹo thích quá nên ở đó luôn, ta thì cực ghét biển, chỉ ưa rừng rú, chim chóc … Nên cuối cùng gặp duyên may theo luôn cái nghề này.”
“Ông đã gặp thầy tôi?” Trần Lĩnh nói, ông lão đáp: “Mấy tháng trước có ghé nhà lão ta chơi! Lão khen ngươi quá, nên ta lấy ngày giờ sinh đã bói cho ngươi một quẻ, người biết kết quả ra sao không?” Trần Lĩnh vội đáp: “Không! Ông không được nói, tôi không thích bói toán!”
“Không nói thì thôi, ngươi làm gì như sợ hủi vậy! Thế nào, đã nghe hết, giờ ngươi có muốn ta dạy mật pháp và bùa chú cho không, cả những phương pháp chế bùa ngải nữa! Ha ha … chỉ cần đập đầu lạy nhận ta là thầy…” Lão ông đang cười nói, Trần Lĩnh vội ngắt lời: “Không! Tuyệt đối không?”
Ông lão ngạc nhiên nói: “Sao vậy? Chẳng lẽ ngươi không hiểu, chỉ cần ngươi là người tốt, bùa ngải của ngươi nhất định sẽ có ích có đời!”
Trần Lĩnh nói: “Ông là người trong hội cá sấu, gồm toàn những kẻ trộm cướp, cha tôi ghét nhất là những tên trộm, tôi cũng vậy!”
Ông lão ngạc nhiên: “Sao ngươi biết?” Trần Lĩnh đáp: “Ông họ Phạm đúng không, tôi đã xuống mỏ vàng rồi, cũng vì cái hội chết tiệt của bọn ông mà tôi vào ăn cơm triều đình thế này đây.”
“Cướp thì đã sao? Trên đời này toàn là những tên cướp, chủ đất cướp công sức tá điền, chủ xưởng bóc lột thợ thủ công, thương buôn chèn ép người nuôi trồng… Ngươi có biết không, gạo nhà những tên gian tham đó ăn không hết, để cho lên mốc lên meo, rồi đem đổ… còn, còn nhiều những người nghèo thì nửa củ khoai cũng không có để ăn.

Ngươi chưa trải qua nghèo khổ, đói khác thì làm sao hiểu được nó kinh khủng thế nào… Bọn ta không chấp nhận hiện thực bất công đó … Ngươi nghĩ rộng ra mà xem, nếu người dân ai cũng gầy tông gầy teo, thì lấy ai đánh giặc, họ không có cái ăn thì lấy đâu ra sức lực mà cầm gươm cầm đao.

Lấy ai bảo vệ đất nước lúc nguy biến.”
Trần Lĩnh chả có biểu hiệu gì là đồng tình, gã nói: “Nguyễn Bá cũng là một tên phú hộ tham lam, người của hội bọn ông toàn cướp thôi, thanh minh làm gì!” Ông già hơi bùi ngùi đáp: “Không hiểu tại sao mấy năm nay Nguyễn lão thay đổi như vậy.

Lúc Đinh hội chủ còn tại vị không ai dám có những hành động như vậy!”
Ngay lúc đó, hai anh lính đi đến, một người lại gần phòng Trần Lĩnh nói: “Huyện đại nhân đã về, ngài ấy muốn gặp ngươi.” Nói rồi anh ta mở cửa, hai người lính còng tay và dẫn họ Trần ra khỏi khu tạm giam.

Đi qua hai dãy nhà dài độ mười trượng ba người đến một giang phòng khá rộng rãi.

Một trong hai anh lính nói: “Tội nhân đã đến, thưa huyện đại nhân!” Nói rồi họ bắt Trần Lĩnh quỳ xuống.
Ngồi ghế thái sư ở chính đường là một vị quan tuổi ngũ tuần, ông ta có khuôn mặt đầy đặn phúc hậu, một cái mũi lớn, một vết sẹo dày bên má phải, râu tóc ông ngắn và có màu muối tiêu.

Quán xét Trần Lĩnh một lúc rồi nói: “Ngươi tên gì? Nguyên quán ở đâu?” Trần Lĩnh đáp: “Trần Lĩnh ở trấn Nam Sơn, Phủ Nghệ An đại nhân!”
Vị quan tỏ ra quan hoài nói: “Giờ thế này, ngươi biết Đinh Long đang ở đâu chứ?” Trần Lĩnh hồn nhiên đáp: “Biết chứ, cậu ta đang yên ổn ở đất Nùng, có cha, có anh em.”
“Tốt lắm, còn bọn người Giao Long hội, họ cũng ở đó chứ!” Viên quan nói, Trần Lĩnh nghĩ thầm: “Bọn kia toàn giặc cướp, mình nói ra chắc họ sẽ bị tróc nã ngay.

Nhưng mà theo lão Phạm kia thì họ có thực sự xấu xa.

Nhất là Hồng lão và cô bé Yến Xuân họ đều là người tốt.

Thật là rắt rối!” Trần Lĩnh đáp: “Tôi chia tay với họ ở đất Nùng cách đây hai hôm, nên giờ không biết họ ở đâu!”
“Ngươi là người trong hội, chẳng lẽ không biết sầu huyệt chính của bọn chúng?” Vị quan thay đổi sắc mặt nói, Trần Lĩnh đáp: “Tôi không phải trong hội, tôi được họ giúp nên cùng họ đi cứu cậu bé Đinh Long thôi!”
Vị quan lộ vẻ tức giận: “Cướp pháp trường chống lại lệnh vua là tội chết ngươi có biết không?” Trần chừng hửng đáp: “Tôi cướp pháp trường hồi nào đâu?” Vị quan nói: “Không cướp, nhưng vì ngươi cản trở, Đinh Long đã được cứu, khiến quan binh, chín ngươi bị chết thảm, hơn hai mươi người bị thương.

Ngươi xem tội ngươi có đáng chết không, khôn hồn thì mau khai ra, ta sẽ chừa cho một sinh lộ.”
Trần Lĩnh ngạc nhiên nghĩ thầm: “Đinh Long bị xử tội chết hay sao, cậu bé đã làm nên chuyện gì.

Mấy tháng nay mình bị kẻ gian hãm hại nhiều lần, chắc chuyện này cũng do hắn dựng lên.

Thanh minh cũng vô ích!”
Trần Lĩnh lại nói: “Quan tin hay không cũng được, Trần Lĩnh này không hề thẹn với lòng.” Vị quan nói: “Ngươi muốn bị tù chung thân hay sao? Ngươi muốn nhận lấy cái khổ rồi… bây đâu đánh hắn năm mươi gậy, đánh thật mạnh cho hắn khai ra thì thôi!”
Hai gã lính cầm gậy đi đến, Trần Lĩnh xoay chuyển rất nhanh “Mình không thể để cho tên gian ác kia đắc ý, mình sẽ tìm ra hắn để chứng minh minh vô tội, mình không thể tù chung thân ở đây!”
Trần Lĩnh lại nghĩ: “Mình đã lỡ nói cậu bé họ Đinh ở nhà Nùng tù trưởng, chuyện này sẽ liên lụy họ, không được! Trần Lĩnh này thà chịu khốn một mình, không thể báo hại người khác được.

Nùng tù trưởng sảng khoái, có phong độ, thật không công bằng nếu vì cái miệng của mình mà chịu tội!”Gã liền đứng dậy, ánh mắt sáng quắc nhìn về viên quan và nói: “Đinh Long đang ở chỗ nào chỉ mình tôi biết, sào huyệt chính của hội Giao Long tôi cũng biết, nhưng tôi không dễ dàng khai ra đâu!”
Trần Lĩnh tung cước đá vào cây gậy của gã lính đến trước, cước lực cực kỳ thâm trầm, cây gậy quật ngang đánh vào chân hai gã lính đang đến.

Viên quan liền quát tháo: “Bây đâu, hắn làm phản rồi! Mau bắt hắn lại!”
Từ bên ngoài có bốn người xông vào, Trần Lĩnh vẫn bị còng tay nhưng bốn gã lính như bốn đối thủ hạng bét, trong ngày đầu tiên luyện búa pháp đã chẳng có thể làm gì được gã.

Họ Trần lạng người né tránh những đường gươm sắc lạnh, tung chân đá liên tiếp bốn cước, khiến cả bọn lính kia bị văng ra ngoài.

Trần Lĩnh ngang nhiên đi ra, bất cứ gã lính nào sấn tới, đánh chưa được nửa chiêu đã bị đá lăn quay.
Họ Trần đi được mười trượng về phía cổng chính, đá ngã hơn chục tên lính, bọn còn lại vẫn giữ vòng vây.

Bất thần ở hướng chính đường xét xử một thân ảnh chạy đến rất nhanh, ánh sáng của đèn đuốc đủ chiếu rọi khuôn mặt anh ta, Trần Lĩnh nhận ra là viên đội trưởng đám quan binh lúc sáng.

Một vài gã lính rêu hò trợ uy: “May quá!” “Nguyễn đội trưởng đã đến rồi!” “Bắt lấy hắn!” Viên quan cũng đã chạy ra, ông ta nói: “Nguyễn Công Hùng! Ngươi mau bắt lấy tên tội phạm nguy hiểm này!”
Công Hùng lạnh lùng không nói, chém liên tiếp năm chiêu đao cực nhanh tấn công vào ngực, cổ, hông, bức Trần Lĩnh thối lui ba bộ.

Cùng lúc đó đám lính ở sau đánh tới, họ Trần xoay chuyển thân người né tránh và đá vào hạ bộ đối thủ phía sau.

Nguyễn đội trưởng ra chiêu rất nhanh, không lâu đã đánh ra hơn mười chiêu chỉ công không thủ.

Trần Lĩnh thấy rõ điểm yếu nhưng chẳng đủ tầm với để công kích đối phương.

Trần Lĩnh nhảy vọt sang cảnh phải, đạp gã ba tên lính, chân điều chỉnh và đá những thanh đao bay về phía họ Nguyễn.

Trong lúc đối thủ né tránh không đuổi, họ Trần đá song cước lên tường, hai tay bị còng với đến mái sối, đu người một cái nhảy lên mái nhà, trong sự kinh ngạc của đám quan binh.
Nguyễn Công Hùng theo hướng cửa chính chạy ra thì Trần Lĩnh đã chạy xa ba trượng.

“Đuổi theo mau!” Họ Nguyễn quát lớn rồi ra sức chạy theo.
“Đây là cơ hội tốt để tích lũy kinh nghiệm, võ công của Trần gia mình muốn tiến bộ phải qua những lần thực chiến như thế này.” Trần Lĩnh nghĩ vậy đột nhiên dừng lại khiến Công Hùng bất ngờ, do ra sức nên anh ta bị lỡ đà liền bị đối phương xông đến đá một cước vào đùi.

Song thủ họ Trần nguyên tư thế quất mạnh vào khủy tay thuận khiến họ Nguyễn xoay một vòng, Công Hùng thuận thế chém một chiêu, Trần Lĩnh thối lui né tránh.
Họ Nguyễn đâm thẳng thanh đao, lúc cách đối thủ một thước, anh ta biến chiêu chém chếch xuống dưới, rồi thanh đao trong tay xoay chuyển linh hoạt, lúc đâm lúc chém, sử ra liên tiếp mười chiêu.

Trần Lĩnh nhớ lại cái hôm tỷ đấu với Ngô Công Chính đối thủ của gã ra chiêu cũng biến hóa như thế này.

Có điều tình thế hơi khác một chút là Họ Nguyễn có thanh đao tốt trong tay, chiêu thức được phát huy hơn rất nhiều.
Nhưng Trần Lĩnh hôm nay cũng khác hẳn bốn tháng trước.

Nhãn quang của gã soi rọi cả tư thế ra chiêu, nhìn ra sơ hở cùng dụng ý ẩn tàng trong mỗi chiêu họ Nguyễn đánh ra.

Công Hùng lại chém liên tiếp ba chiêu mạnh mẽ phạm vi là ngực của đối thủ, Trần Lĩnh thay vì thối lui gã vẫn nương theo chiêu thức đối phương né tránh trong gang tất rồi bất ngờ tung cước công vào hông họ Nguyễn.
Lúc này binh lính của huyện quan đã đến, sẵn thế vây Trần Lĩnh vào giữa.

Sau tiếng hô của đội trưởng hơn mười gã lính xông đến tấn công, Trần Lĩnh xoay chuyển thân người sang cánh trái ra chiêu thần tốc đá bay vũ khí hai gã lính.

Sẵn đà xoay đủ một vòng, chiêu sau họ Trần đá cao quật vào cổ một gã khác rồi mượn điểm tựa đó, chân trái hướng lên đạp ngã một tên bên cạnh nữa, cả thân người và đôi tay bị còng của Trần Lĩnh ép ngã gã trước, chuyển hẵn về bên phải, né tránh những chiêu công của đối thủ phía sau, rồi đá liên tiếp bốn năm cước công kích những gã lính cánh phải.

Chỉ vài chiêu họ Trần đã đánh ngã năm kẻ địch phá vỡ vòng vây.

Nguyễn Công Hùng và một vài tên phía sau ra chiêu nhưng đều vào khoảng không.

Thoạt nhìn có vẻ họ Trần bỏ mặc phía sau, nhưng thực sự gã đã đoán được khoảng cách và chiêu thức của đối phương cho nên nhưng động tác như quật vào cổ, co chân trái tung cước đều có diệu dụng tấn công lẫn né tránh.
Công Hùng chém ra năm, sau chiêu thức liên hoàn, những chiêu này đều nhanh nhưng chưa sử hết, nhằm bức Trần Lĩnh lui về phía những tên lính ngược hướng.

Họ Trần vẫn theo, tiện chân đá ra nhiều chiêu cước, cùng lúc phi thân né tránh vừa công kích.

Sau hai mươi chiêu ba gã lính nữa đã bị thọ thương.

Mỗi chiêu cước đều mạnh mẽ vô cùng, vậy mới biết khả năng điều khí của Trần Lĩnh đã thăng lên tầm cao, tâm đến đâu khí lực liền theo đến đó.

Một cú chém cực kỳ mãnh liệt đang hướng về đầu họ Trần, gã dương hai tay lên, phán đoán vị trí chính xác, phần chính giữa của cái còng gỗ bị thanh đao chém đứt một nửa.

Trần Lĩnh sẵn thế kiềm chế binh khí của đối thủ tung cước liên tiếp đá vào bụng anh ta.

Thanh đao cong như hình cánh cung, Trần Lĩnh dùng lực hai tay kẹp cứng nên Công Hùng dù cố sức nhưng chẳng rút ra được.

Nhận bốn chiêu cước mãnh liệt, dù hai chiêu sau đã co chân lên phòng thủ, nhưng xem ra thương tổn họ Nguyễn nhận lãnh không hề nhẹ.

Anh ta buông đao, cùng lúc đó Họ Trần dùng sức thoát khỏi chiếc còng.

Trần Lĩnh quay lưng chạy biến đi.

Để lại mười mấy tên quan binh nằm la liệt trong đau đớn.

Huyện quan cũng đến quan đấu nãy giờ, ông thở dài ngao ngán.

Lúc đó có một anh lính hớt hãi chạy đến.
“Huyện đại nhân, có … có…” Anh lính dừng lại thở dốc rồi nói: “Có một tờ giấy trong bụng con gà quay của cái tên tội nhân vừa rồi, mời ngài xem qua!”
Viên quan nắm lấy tờ giấy đầy dầu mỡ và đọc: “Anh là Phan Tường Thanh! Là anh họ của em đây, mẹ em là cô ruột của anh.

Anh tìm em đã lâu, không hiểu tại sao em lại bị quan binh bắt.

Có chuyện này rất quan trọng.

Bốn tháng trước thầy của anh nói cho anh hay cha em chính là anh em kết nghĩa của cha anh, cũng là em rễ của cha anh.

Sư thầy đã nói ra mười sáu chữ lúc họ kết bái kim lang để nhận nhau.

Không ngờ có một kẻ nào đó đã nghe được, hắn giả dạng anh đến nhà em.

Hắn nhờ dượng Lâm làm một thanh kiếm kỳ lạ.

Thanh kiếm ấy chắc em cũng biết chứ.

Lúc cha em làm xong mới phát hiện ra sức mạnh của nó rất ghê ghớm, thật nguy hiểm nếu kẻ xấu dùng nó.

Hai tháng trước anh đến nhà em, mọi chuyện mới vỡ lẽ.

Anh và cha em đã truy tìm kẻ đó, mới phát hiện ra việc này có dính dáng tới người Chiêm Thành và một người họ Nùng.

Cha em đang rất lo lắng cho em.

Hơn nữa chúng ta cần hỗ trợ nhau làm vài chuyện quan trọng.

Sự tình rất cấp bách, cho nên giờ tý tối nay anh sẽ tới cướp ngục.

Em nhất định phải đi với anh tới nhà họ Nùng.”
******************
Tại Bình Nam phủ.
“Quân tình có báo cáo, sau nhiều tháng tìm kiếm, hội Rồng Một Mắt đã phát hiện cô công chúa nước Chiêm đang ở Ma Linh châu.

Thế này, nhiệm vụ của Lâm Tấn ngươi là dẫn cái gã buôn heo đến gặp Độc Nhãn Long Nguyễn Việt Dũng.

Sau đó bọn ngươi hãy sắp xếp cho gã ta có cơ hội tương ngộ cùng cô công chúa kia.

Cô ta sau hai tháng trốn khỏi sự quản thúc của hội Thiên Y A Na, giờ vẫn đang đi tìm ý trung nhân.

Nên nhớ hành động thật cẩn mật.

Còn nữa cái gã họ Trần vẫn chưa học được bao nhiêu tiếng Chiêm, ngươi đừng để gã nói nhiều.

Trên đường đi nhớ dạy thêm cho gã.” Bình Nam tướng tỏ vẻ quan trọng.
Lâm Tấn đáp: “Thuộc hạ sẽ cố hết sức, lấy công chuộc tội!” Nói rồi anh cung tay lui ra..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui