Địa Tạng Kinh Huyền Nghĩa


Mời mở kinh ra.

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, trang thứ nhất phần quán luận, bắt đầu xem từ giữa hàng thứ hai, chúng ta đọc qua một lượt đoạn văn này.“Chư Phật ngộ chi, tắc tam thân viên hiển, chúng sanh mê thử, tắc lục đạo tuần hoàn, tuy mê ngộ chi hữu thù, nhi tâm tánh chi vô biệt.

Cố đổ đức vân, chỉ hư không thế giới, tất ngã tự tâm”.Đoạn này, tuy ở trước đã nói, nhưng chưa hết ý, bây giờ chúng ta bổ sung thêm một chút.

Đây là nói rõ về nguyên khởi của pháp giới, trong tất cả pháp đều thuộc về pháp căn bản, đây là trí tuệ chân thật.

Nguyên khởi của pháp giới như thế nào? Đều ở chỗ mê ngộ.

Khi ngộ tự tánh hiện ra, chúng ta gọi là nhất chân pháp giới.

Nếu mê mất tự tánh, từ trong mê hiện ra chính là mười pháp giới.“Mười” không phải chữ số, biểu trưng vô lượng, thực tế mà nói là vô lượng vô biên pháp giới.

Vì sao vậy? Vì mỗi chúng sanh hiện một pháp giới.

Chúng sanh vô biên pháp giới sẽ vô biên.

Không những mỗi chúng sanh hiện một pháp giới, ngày nay chúng ta hiểu rõ chân tướng sự thật là mỗi niệm hiện pháp giới, một ý niệm chính là một pháp giới, liền hiện một pháp giới.

Từ chỗ này quý vị quan sát tường tận, mỗi người chúng ta ngay trong đời này, trong mấy mươi năm ngắn ngủi, pháp giới không tương đồng.Đại sư Thiên Thai giảng Kinh Pháp Hoa, nói với chúng ta “bách giới thiên như”, là nói một cách rõ ràng về điều này.

Chúng ta phải ngộ nhập từ mấy câu nói của ngài, mới đạt được thọ dụng, mới khế nhập chân tướng sự thật.

Nhưng niệm niệm bất khả đắc, do đó pháp giới sự có- lý không, tướng có- tánh không.

Đạo lý này rất thâm sâu.

Chẳng những không có danh, đến tướng cũng không có, ở trước nói rất hay “vô tướng vô danh”.

Tướng là y tha khởi, bởi vậy không có, mộng huyễn bào ảnh.

Danh là biến kế sở chấp tánh, càng hư vọng.

Duy thức tông nhìn thấu chân tướng sự thật, cho nên duy thức, họ chỉ thừa nhận giữa vũ trụ có thức, ngoài thức ra không có gì nữa.Thức là gì? Chư vị thử nghĩ xem thức là gì? Duy thức tông giải thích, thức là liễu biệt, là phân biệt.

Tôi nói thêm với chư vị một vấn đề, quý vị thử nghĩ xem, thức là nhân quả bất không, chuyển biến mà.

Thức là năng biến, tất cả cảnh giới là sở biến.

Chúng tôi nói nhân quả bất không, chư vị xem năng biến sở biến đều bao hàm trong đó, đạo lý là như vậy.Quan sát của họ rất thâm nhập, quan sát của họ rất chính xác.

Nhưng chư vị phải biết, nó không phải đệ nhất nghĩa, nó là đệ nhị nghĩa.

Đệ nhất nghĩa là gì? Đệ nhất nghĩa là tự tánh, là thể của thức, thể của thức chính là tự tánh, tự tánh là không tịch.

Trong kinh thường dùng tịch tịnh, dùng tịch diệt, dùng hai chữ này để hình dung nó.

Vạn pháp giai không là nói từ thể, nhân quả bất không là nói từ chuyển biến, nói từ sự.

Giữa vũ trụ có hai loại này, ngoài ra đều là sở biến, đều là hư vọng.“Chư Phật ngộ chi”.

Chư Phật ở đây và chư Phật nói trong Kinh Kim Cang là một.

Viên giáo sơ trụ trở lên đều gọi là Phật, 41 vị pháp thân đại sĩ gọi là chư Phật.

Họ phá nhất phẩm vô minh, thấy một phần tự tánh.

Tông môn gọi là “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”.

Thiên thai tông gọi là “phần chứng tức Phật”, phần chứng tức Phật trong Lục Tức Phật, đây là thật không phải giả.

Họ dùng chân tâm, chân tâm chính là tự tánh.Đoạn trước nói bốn chữ, chúng ta nhất định phải nhớ.

Thể của tự tánh “trạm tịch”, dụng của tự tánh “hư linh”.Khi Phật giáo chưa truyền vào Trung quốc, trước lúc đó thánh nhân của Nho giáo, Đạo giáo đều biết dùng “hư”, cực kỳ cao minh.

Nếu ta dùng thực là sai, dùng phải hư.

Chẳng hạn như một ngôi nhà, vì ngôi nhà trống rỗng chúng ta mới dùng được nó.

Nếu trong nhà là chân thực, chúng ta dùng sao được, không dùng được.

Quý vị suy nghĩ tường tận xem, phàm những gì phát huy tác dụng lớn đều là trống không.

Bởi vậy dùng tâm, tâm phải trống không, trong tâm không được có bất kỳ thứ gì.

Lục tổ Huệ Năng nói: “bổn lai vô nhất vật”, cực kỳ cao minh.

Vì sao chúng ta không sánh bằng ngài? Vì trong tâm ta có nhất vật, vậy là hỏng.

Có một vật thì sao? Không linh.

Linh là trí tuệ, vô nhất vật là trí tuệ, linh.

Ngài thưa với ngũ tổ Hoằng Nhẫn: “Ttrong tâm đệ tử thường sanh trí tuệ”.

Vì sao vậy? Vì tâm trống rỗng, trống rỗng thì linh.

Tâm địa thanh tịnh, không nhiễm chút bụi trần.

Bất luận khi nào, bất luận ở đâu, đối nhân, đối sự, đối vật trong tâm đều thanh tịnh không ô nhiễm.

Đây là chân tâm khởi dụng, chính là “trạm tịch hư linh”, chúng ta phải hiểu đạo lý này.Nếu thật sự đạt được bốn chữ này, biết dùng.

Xin chúc mừng, quý vị chính là pháp thân đại sĩ, chính là ngộ trí, đã giác ngộ.

Đã giác ngộ, quý vị chính là chư Phật.

Những thứ quý vị đạt được là tận hư không biến pháp giới, ta đạt được là toàn bộ.

Vì sao vậy? Vì hư không pháp giới là tự tánh hiện, ta đã kiến tánh.

Tận hư không biến pháp giới là thọ dụng của ta.Bên dưới nói, họ hiện ra “tâm thân hiển viên”.

Tam thân, thứ nhất là pháp thân.

Pháp thân là gì? Ở sau nói: “hư không thế giới, đều là tự tâm ta” chính là pháp thân.

Đến lúc đó ta sẽ khẳng định, vì sao vậy? Vì đã thấy rõ ràng, tận hư không biến pháp giới là chính mình.

Như chúng ta thường nằm mộng, trong mộng đột nhiên nhận ra mình đang nằm mộng, toàn bộ cảnh mộng đều là tự tánh mình biến hiện ra.

Cảnh mộng là vọng, tâm năng hiện là thật, tướng sở hiện là vọng.

Toàn chân tức vọng, toàn vọng tức chân, chân vọng không hai, chân vọng nhất như.

Nếu tỉnh ngộ từ trong cảnh mộng, hư không thế giới hiện tại chẳng phải đều như vậy sao? Một ngộ tất cả ngộ, nhưng chư vị cũng phải biết một mê tất cả mê.Báo thân là gì? Báo thân là trí tuệ, trí tuệ bát nhã hiện tiền.

Đối với chân tướng của nhân sinh vũ trụ, hư không pháp giới thấu rõ thông đạt, đây là báo thân.Ứng hóa thân, thân thể hiện tại của chúng ta là ứng thân.

Phật có ứng thân, ta cũng có ứng thân, điểm khác nhau là gì? Ứng thân của ta là nghiệp báo cảm ứng, quả báo thiện ác trong lục đạo cảm ứng, nó cũng là ứng thân.

Ứng thân của Phật Bồ Tát khác với chúng ta, Phật Bồ Tát hiện thân là do ứng với cảm của chúng sanh, thế mới biết chư Phật Bồ Tát hiện thân là “y tha khởi”.“Tha”, tha căn bản nhất đương nhiên là tự tánh, một cái tha khác chính là cảm của chúng sanh.

Chúng sanh có cảm, nếu không có tự tánh không thể hiện thân.

Có tự tánh không có cảm, Phật cũng không hiện thân.

Cảm mà Phật Bồ Tát hiện thân có hai thứ, cảm của tự tánh và chúng sanh.

Chúng ta hiện thân cũng có hai, cũng không thể tách rời tự tánh, lìa tự tánh làm sao có thân, đây là điều không thể, căn nguyên mà.

Nhưng chúng ta có tự tánh, nếu không có nghiệp báo thiện ác cũng không thể hiện thân.

Thân chúng ta là thân nghiệp báo ứng.

Thân Chư Phật Bồ Tát là cảm chúng sanh mà ứng, nghiệp báo của họ đã tiêu trừ, nghiệp chướng tiêu hết.Pháp thân chính là hư không pháp giới, báo thân là trí tuệ viên mãn, ứng thân là đại đức đại năng.

Tuy ứng hiện, họ hoàn toàn tương ưng với thể, đức của tự tánh, đây là điều khác nhau khi Phật Bồ Tát thị hiện tại thế gian, cùng chung sống với chúng ta, ngày ngày giáo hóa chúng ta, đây là điểu khác chúng sanh.

Họ tương ưng với trạm tịch hư linh.

Phàm phu chúng ta dù làm đệ tử Phật, học tập theo Phật không thể kiến tánh, tâm hành của chúng ta trái ngược với trạm tịch hư linh, đạo lý là đây.Sau đó mới hiểu, Phật Bồ Tát từ bi là chúng ta nói ngài từ bi, ngài có ý niệm từ bi chăng? Không có.

Nếu ngài có ý niệm từ bi ngài là phàm phu rồi, ngài khởi tâm động niệm, hoàn toàn trái với trạm tịch hư linh.

Từ bi là chúng ta nói, trong mắt chúng ta thấy ngài từ bi, ngài không hề động tâm, không hề động niệm.

Chúng ta tuyệt đối đừng cho rằng Phật Bồ Tát, giống như chúng ta, người đồng tâm này, tâm đồng lý này, xem Phật Bồ Tát như người thường, hạ thấp các ngài.

Đây tức chúng ta thường lấy tâm mình đo lường người khác, cũng đo lường Phật Bồ Tát.

Vì thế cảnh giới Phật Bồ Tát chúng ta vĩnh viễn không thể tưởng tượng được.Ở đây rất hay, vừa mở đầu là nói với chúng ta về cương lĩnh, đây mới là nền tẳng tu học vững chắc của chúng ta.Một bộ Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, nếu nói một cách rốt ráo, bộ đại kinh này từ đầu đến cuối nói về điều gì? Cũng không ngoài bốn chữ “trạm tịch hư linh”, nói đến chỗ tận cùng.

Thực hành, đó là chân tướng của vũ trụ nhân sinh.

Trong nhất chân pháp giới và mười pháp giới, tất cả mọi hoạt động đều không lìa khỏi bốn chữ này.Khác biệt giữa thánh phàm là mê và ngộ, khi ngộ là nhất chân, nhất chân pháp giới.

Khi mê liền có lục đạo tuần hoàn, chúng ta gọi là luân hồi lục đạo.

Có thể thấy, thể của lục đạo là trạm tịch, dụng của lục đạo cũng là hư linh.

Chúng ta mê, không biết nó trạm tịch, vì thế bị ô nhiễm, không thanh tịnh.

Không biết nó hư linh, chúng ta đánh mất bình đẳng.

Trong đề Kinh Vô Lượng Thọ dạy rất hay, thanh tịnh bình đẳng.

Thanh tịnh tương ưng với trạm tịch, bình đẳng tương ưng với hư linh.Do đây có thể biết, chúng ta tu học bắt đầu từ đâu? Trong cuộc sống hằng ngày đối nhân, đối sự, đối vật chúng ta dùng tâm thanh tịnh.

Tâm thanh tịnh là không khởi cảm tình, trong tâm không có thất tình ngũ dục, như vậy không bị nhiễm ô, tức tương ưng với thanh tịnh.Thất tình là hỷ nộ ai lạc ái ố dục.

Chư vị biết ngũ dục là tài sắc danh thực thùy.

Trong tâm không có, sự không chướng ngại, sự sự vô ngại, trong tâm tuyệt đối không có những thứ này.

Tâm thanh tịnh tương ưng với trạm tịch, đây là Phật Bồ Tát.

Tác dụng trong cuộc sông hằng ngày, xử sự đối nhân tiếp vật, đối nhân đối sự đối vật bình đẳng, không có tâm phân biệt, không có tâm cao thấp, bình đẳng, đây chính là hư linh.Chúng ta có thể dùng thái độ này, đây là cơ bản tương ưng.

Ở trong Phật pháp, bất luận tu học pháp môn nào, không có chuyện không thành tựu, mới lãnh hội được lời Phật dạy “pháp môn bình đẳng, không có cao thấp”.

Ngày nay chúng ta đang ở trong pháp môn bình đẳng, vì sao sanh ra có cao thấp? Vì chúng ta có sự sai biệt rất lớn với tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, nghĩa là mức độ không tương ưng quá lớn.

Mức độ lớn nhỏ, sai biệt không tương ưng, cũng là mỗi người một khác.

Nhà Phật thường nói, người căn tánh sắc bén mức độ sai khác nhỏ một chút, hàng độn căn mức độ sai biệt lớn hơn.

Nếu dùng cửu pháp giới để nói, Bồ Tát sai biệt nhỏ nhất, Thanh văn và Duyên giác sai biệt lớn hơn, sai biệt lớn nhất là chúng sanh ba đường ác, đạo lý là vậy.Không hiểu chân tướng sự thật này, tuy tu học rất tinh tấn, mất rất nhiều thời gian, rất nhiều tinh lực, nhưng công phu vẫn không đắc lực.

Không biết nguyên nhân vì sao không đắc lực? Đây là khó khăn lớn nhất cho việc tu học của mình.

Ta rất muốn thành tựu nhưng không thể thành tựu, rất muốn tương ưng nhưng mãi không tương ưng.

Do đó ta lãnh hội được rằng, Phật dạy chúng ta đọc tụng đại thừa, rất có lý, Phật lại khuyên chúng ta phải thân cận thiện tri thức.

Ta đọc tụng, nhờ đọc tụng mà ngộ nhập, thực hành không có vấn đề gì, thời gian dài, không nhất định đến ngày nào mới khai ngộ, mới đại khai viên giải.

Nếu gặp thiện tri thức, được họ dẫn dắt, được họ giảng giải, sẽ rút ngắn thời gian khai ngộ cho chúng ta, lợi ích là đây.

Chẳng hạn tự ta đọc tụng, vốn phải cần mười năm mới khai ngộ, gặp được thiện hữu chỉ năm năm liền khai ngộ, giảm một nửa thời gian.

Người căn tánh sắc bén càng nhanh, một hai năm là khai ngộ.

Thế nào gọi là khai ngộ? Tương ưng với trạm tịch hư linh, đây là lợi ích chân thật.Tuy mê ngộ bất đồng, tâm tánh không có sai biệt, tâm tánh không theo mê ngộ, thể dụng của tâm tánh đều không theo mê ngộ, vì thế nó bất biến.

Khi giác ngộ, thể dụng của tâm tánh là trạm tịch hư linh.

Khi mê hoặc, tác dụng của tâm tánh vẫn là trạm tịch hư linh.Lại nói với chư vị, pháp giới ở đâu? Căn bản không có pháp giới, ở trước nói “vô tướng vô danh”, thật vậy.

Ý này rất sâu sắc, phải lãnh hội một cách tường tận.

Nếu có thể lãnh hội được một phần sẽ có một phần lợi ích, lãnh hội được hai phần có hai phần lợi ích, đây là công phu thật sự, người thế gian gọi là học vấn thật sự.Chân như bản tánh không tùy mê ngộ, nhưng khi nó khởi tác dụng, ngộ nó sẽ hiển, mê nó không hiển.

Không phải nói ngộ là có, mê nó không có, không phải như vậy.

Rất khó nói.

Phật pháp nói mê là mất đi, mất là ví dụ không phải thật, làm gì có mất thật? Không mất.

Trong hội Lăng Nghiêm, Thế Tôn nói với vua Ba Tư Nặc, chân tâm tự tánh ở nơi sáu căn phóng quang động địa, tại ông không biết.

Đây là nói rõ, tuy mê nhưng nó không hề mất đi, vì thế chúng ta gọi là mê mất.

Không nhận thức được nó, đồng nghĩa là mất đi.

Tuy mê nó vẫn khởi tác dụng như thường, ở mắt nó là thấy, tai nó là nghe.

Ngộ là tác dụng này, mê vẫn là tác dụng này, nhưng cảm nhận về mê và ngộ khác nhau.

Ngộ là thanh tịnh bình đẳng giác, mê hoàn toàn tương phản với điều này.

Mê là ô nhiễm, là không bình đẳng, là không giác.Câu nói này của cổ đức là lời chân thật, “hư không thế giới, đều là tự tâm ta”.

Tự tâm là bản thể của chính mình, ở trước nói là nhất niệm tự tánh, tận hư không biến pháp giới là nhất niệm tự tánh của chính mình.

Ý này trong cảnh mộng dễ lãnh hội hơn, khi nằm mộng, toàn thể cảnh mộng há không phải nhất niệm tự tánh biến hiện sao? Toàn thể hiện tượng chính là nhất niệm tự tánh.Bản thân ta ngộ nhập, bản thân ta thiên hạ thái bình, có bị người khác liên lụy chăng? Nói cho chư vị biết, không bị.

Ai bị người khác liên lụy? Người mê bị người khác liên lụy, người ngộ không bị.

Thiên hạ đại loạn họ không loạn, thế gian ô nhiễm họ không nhiễm.

Nếu thiên hạ loạn họ cũng loạn, thế gian nhiễm họ cũng nhiễm, vậy Phật học này còn có lợi ích gì? Có gì tốt đẹp đâu? Điều đáng quý của Phật pháp là đây, cho nên đây là điều mà cửu giới chúng sanh nhất định phải học tập.

Nói cách khác, cần phải tiếp thu giáo dục Phật giáo.Đầu năm dân quốc, cư sĩ Âu Dương Cánh Vô nói, Phật pháp không phải Tôn giáo, không phải triết học, mà vì nhu cầu của thế giới ngày nay.

Ông ta nói rất chính xác, chỉ có người thật sự hiểu mới biết được, người không hiểu không thể biết, đâu biết Phật pháp quan trọng đến thế.

Xã hội đại chúng không hiểu Phật pháp, xem nhẹ Phật pháp.

Thế gian này rất nhiều vấn đề, mọi người đều đang tư duy, muốn giải quyết những vấn đề này, có cách giải quyết chăng? Không thể.

Thật sự có thể giải quyết vấn đề là Phật pháp, nhưng họ không biết.Câu này ý nghĩa rất thâm sâu, chân thật bất hư.

Chúng ta học tập như thế nào? Ngay trong cuộc sống hằng ngày lãnh hội tường tận, thực hành dần dần.

Phương pháp là dùng nguyên tắc trên đề Kinh Vô Lượng Thọ là được, “thanh tịnh bình đẳng giác”.

Lấy tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng xử sự đối nhân tiếp vật, tự nhiên giác ngộ.Chúng ta ngày nay công phu không đắc lực, do ta xử sự đối nhân tiếp vật không dùng tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, công phu không đắc lực.

Kinh điển mở ra trước mặt, không hiểu được ý của kinh.

Chẳng những không hiểu kinh nói gì, đến chú giải của cổ đức bày ra trước mặt cũng không hiểu.

Quý vị hỏi đây là do nguyên nhân gì? Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, tiếp xúc tất cả người sự vật, không dùng thanh tịnh bình đẳng.

Nếu dùng thanh tịnh bình đẳng, tức đã giác, giác rồi mở ra thấy vô lượng nghĩa.

Đừng nói kinh Phật vô lượng nghĩa, chú giải vô lượng nghĩa, mà sách của lớp mẫu giáo, hay mèo kêu chó chạy cũng đều vô lượng nghĩa.

Mèo con, cho con nói với quý vị hai ba tiếng, cũng nói một cách đầy thú vị.

Vì sao vậy? Vì không có một pháp nào không tương ưng với trạm tịch hư linh.Hôm qua trong Kinh Hoa Nghiêm nói hai câu: “Không sanh không diệt, không đến không đi”, trong kinh này chỉ nói tám chữ.

Trong Trung Quán nói 16 chữ, lại thêm vào “không thường không đoạn, không một không khác”, ý nghĩa càng nổi bật hơn.

Chư vị suy nghĩ tường tận xem, vẫn là trạm tịch hư linh, ý hoàn toàn tương ưng, cách nói khác nhau, nói từ một phương pháp khác.

Chỉ cần chúng ta nghe rõ ràng minh bạch, khế nhập, liền vào cửa giải thoát.Giải là mở, mở gì? Mở sự mê hoặc của chúng ta.

Thoát là gì? Là thoát ly hết thảy hư vọng, đây là nhập cảnh giới Phật, nhập cảnh giới Phật là minh tâm kiến tánh.Đoạn này nói rõ về nguồn gốc của pháp giới, pháp giới từ đâu đến? Rốt cuộc là sao? Chúng ta phải hiểu rõ.

Quả thật thế gian hiện nay rất nhiều nhà khoa học nói, dùng ví dụ gãi không đúng chỗ thì hơi quá đáng, thực tế mà nói còn thua xa.

Những gì họ nói đến biên tế đều chưa đụng đến, làm sao có thể giải quyết được.

Chỉ đem lại cho thế giới càng nhiều rắc rối, càng nhiều tranh chấp.

Phật nói không sai, lỗi ngu si không có trí tuệ.Đoạn văn tiếp theo dài hơn một chút, chúng ta đọc qua một lượt.“Khảo thiện ác báo ứng, tịnh thị hoặc tâm, tức bổn nhất tâm, nhi quán chư pháp”.

Đây là nguyên lý dạy học của Đức Phật.

“Cố ngã Phật pháp môn, tuy dĩ tâm vi đạo dã.

Hoa Nghiêm Kinh vân:Tâm như công họa sưTạo chủng chủng ngũ uẩnNhất thiết thế gian trungVô bất do tâm tạo”.Đây là bài kệ trong Kinh Hoa Nghiêm, bài kệ này rất nổi tiếng, cổ đức thường dẫn chứng.

Người không đọc Kinh Hoa Nghiêm, cũng rất nhiều người biết bài kệ này.“Khởi Tín Luận vân, hữu pháp năng khởi, ma ha diễn tín tướng”.

Ma ha diễn là tiếng Phạn, chính là đại thừa, dịch là đại thừa.

“Sở ngôn pháp giả vị chúng sanh tâm, thị tâm tức nhiếp nhất thiết, thế gian xuất thế gian pháp, giai thử ý giả”.

Đây là trích dẫn kinh luận làm chứng minh.

“Thị tắc Địa Tạng Bồ Tát sở vân, nhất thiết chư pháp tùng tâm sở khởi, dữ tâm tác tướng, hòa hợp nhi hữu, cộng sanh cộng diệt, đồng vô hữu trú, dĩ nhất thiết cảnh giới, đãn tùy tâm sở duyên, niệm niệm tương tục cố, nhi đắc trú trì, tạm thời vi hữu giả, chánh sở dĩ thị thử tâm địa, pháp môn chi chỉ nhĩ”.

Đến đây là một đoạn.Đoạn này nói về điều gì? Căn nguyên của Phật pháp.

Phật dựa vào điều gì để thuyết pháp? Y cứ vào đâu để giáo hóa tất cả chúng sanh? Đây căn cứ của Phật pháp.

Không những Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 49 năm giảng kinh thuyết pháp căn cứ vào đây, mà tất cả Chư Phật Như Lai khắp ba đời mười phương, thuyết chủng chủng pháp cho vô lượng chúng sanh, cũng không lìa nguyên tắc này.Căn nguyên lý luận dạy học của Phật giáo, nếu nhận thức rõ ràng uyên nguyên này, mới thừa nhận pháp nhà Phật nói gọi là chánh pháp, mới có khái niệm về tiêu chuẩn của chữ chánh này.

Thông thường ta gọi Phật pháp là chánh pháp, chánh là gì? Tà là gì? Tà chánh nói như thế nào? Tiêu chuẩn tà chánh ở đâu? Ở đây văn tự không nhiều, nhưng nói với chúng ta rất rõ ràng.“Khảo” là khảo sát, quan sát tường tận.

“Thiện ác báo ứng” vấn đề trong mười pháp giới.

“Tịnh thị hoặc tâm”, mê hoặc, “hoặc” trong Phật pháp gọi là vô minh.

Mười pháp giới y chánh trang nghiêm đều do vô minh biến hiện ra, cho nên phá vô minh mới thấy pháp thân.

Thoát ly mười pháp giới, đến nhất chân pháp giới.

Nhưng nói những lời này, chúng ta phải hiểu nghĩa chân thật của nó, kệ khai kinh nói “nguyện hiểu nghĩa chân thật của Như Lai”.

Những lời này ta không thể chấp thực, nếu chấp thực: vượt thoát mười pháp giới, thật sự có mười pháp giới có thể siêu việt, thật sự có nhất chân pháp giới có thể đạt được.

Vậy là sai.

Giữ ý niệm này, vĩnh viễn không ra khỏi mười pháp giới, vĩnh viễn không khế nhập nhất chân pháp giới.

Ta phải từ trong văn tự ngôn ngữ, lãnh hội nghĩa chân thật của nó.

Thực tế mà nói, không có mười pháp giới, cũng không có nhất chân pháp giới.

Nhưng cách nói này, chúng sanh nghe đến sẽ giật mình, đây là nói thật với chúng ta.

Không phải ở trước từng nói “vô tướng vô danh, tuyệt tư tuyệt nghị”, đó là thật, nhưng hàng phàm phu nghe nói như thế, có ai không sợ? Chúng ta phải làm sao? Phật thuyết pháp dùng phương tiện thiện xảo, nói với quý vị có lục đạo, có mười pháp giới, có nhất chân pháp giới.

Đây là đối với nói sơ cấp, đối với trung cấp, đối với cao cấp không nói như thế.

Tuy cũng là cách nói này, nhưng ý nghĩa khác nhau.

Vô minh biến hiện, nghĩa là khi mê mới có hiện tượng này.“Tức bổn nhất tâm mà quán chư pháp”, đây là nguyên lý.

Chư pháp bao gồm tất cả pháp thế xuất thế gian, là nhất niệm tự tánh biến hiện, đây chính là “nhất tâm nhi quán chư pháp”.

Chư pháp, làm gì có chuyện không viên dung? Quý vị nói quý vị không thể độ một số ngoại giáo, không có đạo lý này, không thể độ tà ác, cũng không có đạo lý này.

Vì sao có thể độ ngoại đạo, có thể độ tà ác? Phật Bồ Tát có thể hàng phục độc long, độc long là gì? Là tham sân si, đó là độc long.

Vì sao họ đều không gặp khó khăn? Họ hiểu nhất tâm mà quán thông các pháp.

Quý vị có nghe hiểu câu này chăng? Chỉ cần ta dùng nhất tâm, hết thảy các pháp đều quán thông.

Hôm nay chúng ta không thể thông, do ba tâm hai ý, cho nên không thể thông.

Nhất tâm hiện hết thảy các pháp, tôi tin mọi người biết điều này.

Kinh Hoa Nghiêm nói: “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”, duy tâm sở hiện là nhất tâm, nhất niệm tự tánh.

Hiện mười pháp giới y chánh trang nghiêm, hiện nhất chân pháp giới, tận hư không biến pháp giới đều là nhất niệm tâm tánh hiện.Bây giờ tôi dùng nhất tâm, nhất niệm tâm tánh hiện ra tất cả các pháp quán thông.

Nói cách khác, pháp thế xuất thế gian không có gì ta không thông đạt, thông tất cả, nhất tâm sẽ quán thông.Tu học Phật pháp, trong truyện ký của cổ nhân.

Không cần nói cổ nhân, cách chúng ta gần một chút, như Ảnh Trần Hồi Ức Lục của pháp sư Đàm Hư.

Trong này viết về một vị hòa thượng phơi sáp, tên là gì? Pháp sư trì luật.

Người này lạy xá lợi của Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa A Dục Vương, lạy ba năm thì khai ngộ, tất cả thông đạt.

Ông là người không có trí tuệ, không được học hành, vô cùng ngu ngốc.

Ở trong đạo tràng mọi người đều coi thường, sau cùng đã trở thành pháp sư có thể giảng kinh thuyết pháp.

Vì sao ông ta có năng lực này? Lạy Phật ba năm nhất tâm hiện tiền, nhất tâm có thể quán thông các pháp, cho nên tất cả kinh điển đối với ông đều không có gì khó khăn, đều thông đạt.Vào thời cổ đại, mọi người đều biết, đại sư Huệ Năng của Thiền tông không biết chữ.

Ngài nghe Ngũ tổ giảng Kinh Kim Cang, nói đến câu: “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, ngài liền quán thông.

Quý vị triển khai Kinh Kim Cang, Ngũ tổ nói với ngài bao nhiêu? Chưa đến 1/4, chưa nói bao nhiêu ngài đã minh bạch quán thông, vì sao vậy? Nhờ nhất tâm.

Bình thường ngài đối với người sự vật đều dùng tâm thanh tịnh bình đẳng, nên vừa tiếp xúc, vừa nghe lập tức minh bạch.Ngày nay chúng ta tu học, điều gì quan trọng nhất? Nhất tâm quan trọng nhất.

Đặc biệt tu Tịnh độ, trong Kinh Di Đà nói, mục tiêu tu học của chúng ta là: “nhất tâm bất loại”, “tâm không điên đảo”.

Công phu của Tịnh tông, chỉ có hai câu tám chữ này.

Nhất tâm bất loạn tương ưng với trạm tịch, tâm không điên đảo tương ưng với hư linh.

Chúng ta cần phải hiểu đạo lý này, nó làm cho chúng ta công phu đắc lực.Hiểu rõ thì có thể buông bỏ, vì sao ngày nay chúng ta không buông bỏ được? Buông bỏ điều gì? Buông bỏ vọng tưởng phân biệt chấp trước, buông bỏ ba tâm hai ý.

Vì sao không thể? Vì chưa thấu triệt đạo lý này, không biết.

Nếu ta hiểu rõ ràng minh bạch lợi ích chân thật trong này, khi xử sự đối nhân tiếp vật ta sẽ dùng nhất tâm, sẽ dùng chân tâm.Cho nên việc tu học của chúng ta, mới thật sự thấu hiểu.

Then chốt tu hành ở chỗ ta có biết dụng tâm hay không? Tâm này là nói đến chân tâm, tâm này là nói nhất tâm.

Nếu biết dùng chân tâm, biết dùng nhất tâm, nội dung bao hàm trong nhất tâm là tận hư không biến pháp giới.

Cách nói này nói một cách rất trừu tượng, chúng ta rất khó hiểu.

Hàng sơ học cần phải năm bắt cương lĩnh của nó.Trong việc tu học chúng ta đưa ra mười chữ, chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, điều này mọi người dễ hiểu.

Mười chữ này trong nhất tâm, nhất tâm thực hành trong cuộc sống hằng ngày, đối với người sự vật, nhất định dùng mười chữ này.

Chư vị phải biết mười chữ này, mười chữ này là nhất quán, như Kinh Hoa Nghiêm nói: “một tức là nhiều, nhiều tức là một”.

Chẳng hạn chúng ta nói chân thành, trong chân thành có thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, thiếu một thứ không phải chân thành.

Nói thanh tịnh, trong thanh tịnh nhất định có chân thành, bình đẳng, chánh giác, từ bi, thiếu một thứ cũng không gọi là thanh tịnh.

“Một tức là nhiều, nhiều tức là một”, nói mười chữ, trên thực tế chỉ là một vấn đề, đây gọi là nhất tâm.

Do đây có thể biết, Chư Phật Bồ Tát không ai không “nhất tâm mà quán thông các pháp”, cho nên ngài là vô sở bất tri, vô sở bất năng.

Tri kiến của ngài là chuẩn xác, không hề có chút sai lầm nào.

Phật dạy chúng ta, vấn đề này không có gì hy hữu, ngài có chúng ta cũng có, tất cả chúng sanh không ai không có.

Tâm Phật thanh tịnh bình đẳng, Phật không nói ta có trí tuệ, còn quý vị ngu si.

Ta rất cao, quý vị rất thấp, không có ý niệm này.

Tôi có anh cũng có, tôi đã ngộ anh đang mê, tôi đã ngộ trí tuệ tôi không tăng thêm chút nào, không nhiều hơn anh.

Anh mê, trí tuệ anh cũng không ít hơn tôi, chúng ta hoàn toàn bình đẳng.

Phật không có tâm cao thấp, ngài nhận ra chân tướng sự thật này, tuy mê nhưng không hề mất đi, tuy ngộ cũng không tăng thêm, không tăng không giảm, đây là chân tướng sự thật.

Cho nên biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày, tâm thái là năm câu mười chữ này.

Về sự tướng, xử sự đối nhân tiếp vật là nhìn thấu, buông bỏ, tự tại, tùy duyên, tám chữ này.

Chúng ta dùng “niệm Phật” để làm tổng quy.

Vì sao vậy? Vì không niệm Phật không thể đạt đến cứu cánh chân thật, sợ là ta thêm một lần sanh tử là thêm một lần mê muội, lại mê hoặc, lại phiền phức.

Chúng ta làm sao để giữ cho không còn mê, không còn thoái chuyển? Phương pháp đáng tin nhất là đến thế giới Cực Lạc.

Có đến được chăng? Chắn chắn đến được, vì sao ta chắc chắn như thế? Vì tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ, nhất tâm quán thông, sao không đi được? Tín tâm sung mãn, trở về thế giới Cực Lạc là nhà tôi, nhà tôi sao không thể trở về, đâu có chuyện đó? Tín tâm ta mới đầy đủ, mới chắc chắn có thể vãng sanh.

Những người không thể vãng sanh, vì cho rằng đó là nhà của Phật A Di Đà, không phải nhà mình, sợ Phật A Di Đà không cho mình đi.

Bản thân ta tạo nghiệp quá nặng, sợ Phật A Di Đà cự tuyệt, họ có ý niệm này.

Không phải Phật A Di Đà không hoan nghênh, mà bản thân họ không dám đi, vậy thì hết cách, Phật sẽ không đến kéo quý vị đi.

Đạo lý, sự tướng đều phải hiểu rõ ràng minh bạch.

“Nhất tâm mà quán thông các pháp”, Phật dựa vào đây để thuyết pháp.“Cố ngã Phật pháp môn, tuy dĩ tâm vi đạo dã”, đã nói ra câu này.

Phật đạo là gì? Hoặc Phật pháp là gì? Chúng ta gặp người hỏi, phải trả lời cho được.

Nếu có thể nói mà người ta nghe xong gật đầu, nói phải có kỹ xảo, phải có phương tiện, phải nói cho người khác có thể nghe hiểu.

Nếu nói pháp người ta nghe không hiểu, vậy là uổng công.

Trình độ họ như thế nào, trình độ cạn ta dùng ngôn ngữ cạn để nói, trình độ cao ta nói sâu một chút không sao, họ có thể lãnh hội.

Người trình độ cạn không được nói sâu, trình độ sâu cũng không được nói cạn.

Nói cạn họ coi thường, thì ra Phật pháp là như vậy, họ khinh mạn.

Phải ứng cơ thuyết pháp, phải hiểu cách quán cơ.

Vừa nói vừa để ý biểu cảm của họ, họ lãnh ngộ được bao nhiêu.

Thấy họ không thể lãnh ngộ, lập tức nói cạn hơn.Hôm qua đoạn kinh văn này, quý vị thử nghĩ xem, quý vị thấy chú giải của đại sư Thanh Lương, nếu theo cách nói đó rất khó hiểu, ngài nói có sai chăng? Không sai, nhưng nếu nói với người thời nay, càng nói càng khiến người ta mê hoặc, chúng ta phải dùng phương pháp khác để nói, mọi người đều dễ hiểu.

Ứng cơ thuyết pháp rất hoạt bát, rất linh động.Phật giảng kinh, Khổng phu tử dạy học, có thể nói họ có một nguyên tắc chung là “dùng những ví dụ gần gủi”.

Ví dụ càng gần càng hay, càng hiện thực càng hay, mọi người rất dễ lý giải.

Hiện nay khoa học kỷ thuật phát triển, thường thức của khoa học kỷ thuật hầu như người người đều có.

Có thể dùng điều này để làm phương tiện mà nói, họ rất dễ lãnh hội.

Tất cả pháp thật sự là “không sanh không diệt”, quả thật là “không đến không đi”, “không một không khác”.

Đều là chân thật, chân tướng, ai có thể nhận ra?Nếu Phật không nói, chúng ta tuyệt đối không thể lãnh hội.

Sau khi Phật nói xong, chúng ta quan sát tường tận, lãnh hội tường tận, mới biết lời Phật dạy rất có ý nghĩa, từ chỗ này chúng ta được giải thoát.

Giải thoát là gì? Chúng ta đã biết, biết chính là nhìn thấu, sau khi minh bạch mới buông bỏ.

Buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chúng ta, khôi phục đến nhất tâm, khôi phục đến thanh tịnh, đây là đạt được thọ dụng của Phật pháp.Cương lĩnh chung, nguyên tắc chung, nguyên tắc chung của Phật pháp là “lấy tâm làm đạo”.

Người bây giờ nói, trong giới học thuật gọi là “duy tâm”, “duy vật”.

Họ nói về duy tâm không phải tâm mà nhà Phật nói, tâm nhà Phật nói họ không biết.

Tông môn nói rất hay: “nhược nhân thức đắc tâm, đại địa vô thốn thổ”.

Người thế gian nói đến tâm, ý nghĩa rất cạn cợt, coi thứ gì là tâm? Họ cho rằng thứ có thể tư duy tưởng tượng là tâm.

Đó là gì? Trong Phật pháp gọi là đệ lục ý thức, cái tâm duy tâm duy vật đó là đệ lục ý thức, không phải chân tâm.

Đừng nói chân tâm, đến thức thứ tám họ đều không biết.

A lại da thức so với đệ lục ý thức thù thắng hơn nhiều, mấy người hiểu? Cho nên nói Phật pháp là duy tâm, thực tế mà nói trong khái niệm của họ vẫn sai lầm.

Trong Phật pháp nói về tâm tánh quả thật không dễ hiểu, khi đã hiểu chính là chúng tôi thường nói đã nhìn thấu.

Nhìn thấu làm gì có đạo lý không buông bỏ? Nếu chưa buông bỏ chắc chắn là chưa nhìn thấu.

Vì sao vậy? Vì không nhận thức.

Vì thế thật sự nhìn thấu là chắc chắn buông bỏ, không thể không buông bỏ.Lại nói cho chư vị biết, người buông bỏ chưa chắc đã nhìn thấu, người thật sự nhìn thấu nhất định buông bỏ.

Buông bỏ là sự, nhìn thấu là lý.

Về sự làm một cách hoàn toàn viên mãn, lý chưa chắc thông đạt.

Lý thật sự thông đạt, làm gì có đạo lý không viên mãn? Chúng ta nhất định phải hiểu điều này.

Công phu của mình, phải thường khảo nghiệm công phu của mình, như vậy mới có tiến bộ.

Cố gắng đọc sách, phải thường tham gia thi cử để kiểm nghiệm thành tích của mình.Thành tích tu học Phật pháp là gì? Là buông bỏ, đây là công phu thật sự, đây là thành tích của mình.

Nếu cảm thấy năm nay mình buông bỏ nhiều hơn năm trước, biểu thị ta có tiến bộ, trí tuệ khai mở.

Ta xem nhiều thâm nhập thêm, ta lại buông bỏ thêm một ít, phải không ngừng buông bỏ, triệt để buông bỏ, buông một cách sạch sẽ, đó là cảnh giới gì hiện tiền? Trạm tịch hư linh viên mãn hiện tiền.

Từ đó cho thấy, những gì ngày nay chúng ta buông bỏ là chướng ngại trong trạm tịch hư linh.

Sau khi buông bỏ tất cả, bốn chữ này viên mãn hiện tiền, tức viên thành Phật đạo, liền chứng được quả Phật cứu cánh viên mãn.

Đây là căn nguyên Phật thuyết pháp, chúng ta biết, như vậy tín tâm đối với Phật pháp mới kiên định, tuyệt đối không thay đổi.

Thay đổi vì ta chưa hiểu rõ đạo lý này, ta không biết Phật căn cứ vào điều gì để thuyết pháp.Bên dưới trích dẫn bài kệ trong Kinh Hoa Nghiêm để chứng minh, Phật nói: “Tâm như công họa sư”.

“Công họa sư”, ngày nay chúng ta gọi là họa sĩ, họa sĩ vẽ tranh.

Bức tranh của họa sĩ vẽ như thế nào? Trước tiên là trong tâm có, sau đó mới có thể vẽ ra.

Ngày xưa vẽ trúc, trong lòng đã có tính toán, nếu trong tâm không có sao có thể vẽ ra được.

Ta có thể vẽ ra được là do trong tâm có.“Tạo chủng chủng ngũ uẩn”, ngũ uẩn chính là tất cả pháp thế xuất thế gian, ngũ uẩn là quy nạp của tất cả pháp.

Chúng ta dùng Bách Pháp Minh Môn Luận của Tướng tông để nói, quý vị sẽ rất rõ ràng, rất dễ lãnh hội.

Triển khai ngũ uẩn là bách pháp, quy nạp bách pháp chính là ngũ uẩn- sắc thọ tưởng hành thức.

Trong Tâm Kinh nói, Bồ Tát Quán Thế Âm “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”.

Đây là nhìn thấy chân tướng sự thật, nhận ra, nghĩa là nhìn thấy tất cả pháp thế xuất thế gian, chân tướng bất sanh bất diệt, không đến không đi, không thường không đoạn, không một không khác.

Chân tướng tất cả pháp của thế xuất thế gian.Người thật sự dụng công, tông môn giáo môn đều không ngoại lệ.

Cương lĩnh nguyên tắc tu hành, trong Phật pháp gọi là pháp môn tổng trì, ngày nay chúng ta gọi là cương lĩnh nguyên tắc, chính là “tác quán”.

Quán là gì? Trong cuộc sống hằng ngày, niệm niệm quan sát, trong tất cả sự vật ta nhìn thấy bất sanh bất diệt, nhìn thấy không đến không đi, liền hoát nhiên đại ngộ.Khi quý vị tác quán, trong tông môn gọi là ‘nghi tình”, ta chưa khế nhập cảnh giới này.

Nghi tình không phải hoài nghi, là hành trì công phu này mà chưa nhập cảnh giới, lúc này gọi là nghi tình.

Ta thấy tất cả pháp ở ngay trước mắt, những gì mắt thấy, tai nghe, sáu căn tiếp xúc là bất sanh bất diệt.

Bất sanh bất diệt quán như thế nào? Kinh Kim Cang dạy rằng “như lô diệc như điện”, được, dùng phương pháp này được.Hiện nay mọi người thích chụp hình, tôi thường dùng ví dụ này.

Bấm vào máy chụp hình, toàn bộ hiện tượng chỉ trong sát na đó.

Lại bấm một lần nữa, sát na thứ hai và sát na thứ nhất, nhất định không giống nhau.

Quý vị nói tôi bất động ở đây, hiện tượng đang hiện tiền.

Mọi người cũng bất động, tôi bấm lần thứ hai, thật ra không giống nhau.

Vì sao vậy? Sự trao đổi chất tế bào của mỗi người không giống nhau, mỗi niệm đều đang thay cũ đổi mới, sao có thể giống nhau được?Con người chúng ta không giống nhau, niệm trước và niệm sau không giống nhau, vật cũng không giống nhau, vật cũng thay đổi.

Chúng ta biết trong vật thể, do nguyên tử, điện tử, hạt căn bản tập hợp mà thành, trong đó cũng sanh biến hóa rất lớn.

Hôm qua chúng ta dùng sóng ánh sáng để làm ví dụ, một giây trên ức vạn phần đã khởi biến hóa.

Bởi vậy nói bất sanh bất diệt, bất sanh bất diệt nghĩa là sanh diệt đồng thời.

Tốc độ của nó quá nhanh, chúng ta không nhận ra được sự sanh diệt của nó, nhưng nó vẫn có hiện tượng sanh diệt, đây là nói về chân tướng.

Cho nên có là huyễn có, nó không phải thật có.

Thật là bất biến, nó có biến, tốc độ biến hóa nhanh chóng của nó chúng ta không thể tưởng tượng, đúng là không thể nghĩ bàn.

Tất cả cảnh giới tướng đều đang biến hóa, nhất định không có gì bất biến, điều gì bất biến? Trạm tịch bất biến, trạm tịch là thể.

Hư linh bất biến, hư linh là trí tuệ.

Ngoài điều này ra, không có gì không biến hóa.

Phàm có biến hóa đều là mộng huyễn bào ảnh, phàm có biến hóa đều bất khả đắc.

Bất khả đắc, bản thân khởi vọng tưởng muốn được, vọng tưởng đó là tâm năng đắc, vọng tưởng đó cũng bất khả đắc.

Còn có gì không buông bỏ được?Gần đây có rất nhiều người nói, sang năm kinh tế càng suy thoái, có thể nền kinh tế sẽ bị sụp đổ.

Quý vị nghe xong như thế nào? Cảm thấy khủng hoảng, lo sợ.

Tôi nghe rồi như thế nào? Bất khả đắc, hưng vượng bất khả đắc, suy thoái cũng bất khả đắc, tâm bằng lặng.

Làm sao để sống? Phật dạy chúng ta tu phước.

Chỉ cần ta có phước báo, khi hưng vượng ta có phước, khi suy thoái vẫn có phước, không biết tu phước là sai.

Cho nên khi ta có sức mạnh, cố gắng tu phước.

Quý vị mới biết người có phước, đi đến địa ngục a tỳ vẫn hưởng phước.

Đây đều là nói với quý vị về chân tướng sự thật, nếu không hiểu không tin vậy thì hết cách.

Nhất định phải tu phước.Tu phước như thế nào? Bố thí.

Đừng đợi đến khi kinh tế sụp đổ, đống cổ phiếu đó biến thành giấy rách, muốn tu phước cũng không tu được, điều này thật đáng tiếc.

Nhất định phải nắm bắt cơ hội, kịp thời tu phước, như vậy phước báo hưởng không hết.

Đức Phật nói với chúng ta đều là chân tướng sự thật.“Nhất thiết thế gian trung, vô bất do tâm tạo”.

Hai câu trước là ví dụ, hai câu sau là thuyết pháp, Phật pháp.

Hữu tình thế gian, khí thế gian, chánh giác thế gian, đây là nói pháp thế xuất thế gian đều do tâm tạo, duy tâm sở hiện, đây là tâm tạo.

Duy thức sở biến, đó là nói thọ dụng của mỗi người.

Thọ dụng của mình bất đồng là do vọng tưởng mình biến hiện, lìa vọng tưởng phân biệt chấp trước, thọ dụng là tương đồng, đó là thọ dụng thù thắng nhất.

Chúng ta cũng có thể nói, duy tâm sở hiện ví như nói sinh thái tự nhiên, sinh thái tự nhiên là tốt đẹp nhất.

Còn duy thức sở biến, chúng ta phải thay đổi sinh thái tự nhiên, làm theo ý mình, vậy là có sự khác biệt với hoàn cảnh sinh thái vốn có.

Hưởng thụ của mình rơi vào trong tình thức, ta có tốt xấu.

Trong tự nhiên sinh thái không có tốt xấu, không có tình chấp, đó là trí tuệ chân thật.Ngày nay chúng ta thấy sân vườn ở nhà người ta, cây cối sinh trưởng tốt đẹp một cách tự nhiên, họ lại cắt uốn, cắt thành các loại kỳ quái, phá hoại sinh thái tự nhiên.

Bản thân họ cảm thấy rất đẹp, nhưng chúng ta vào trong rừng nguyên thủy để xem, cảm thấy nét đẹp của rừng nguyên thủy hơn hẳn nhân tạo.

Nhân tạo tận tâm trau chuốt đến đâu, cũng không sánh bằng tự nhiên.

Thật sự có thể thưởng thức đại tự nhiên, đây là cao nhân.

hích trau chuốt là tục nhân, nhã tục khác nhau.

Người thế tục thích nhân tạo, người cao siêu thích tự nhiên, trở về với tự nhiên.Chư vị đồng học tu học ở đây, tôi nghe nói sứ quán nước ngoài, cần quý vị ở Singapore sau khi lấy được phê chuẩn hai năm, muốn làm visa đi nước ngoài du lịch rất dễ.

Sau khi lấy được visa, chúng ta có thể tổ chức đoàn thể đến Úc Châu, New Zealand để thưởng thức, cảnh quan tự nhiên ở đó vẫn chưa bị phá hoại, không giống nhau.

Đến đó đúng là lưu luyến quên đường về.

Tôi đến đạo tràng của tiểu thành Bái Tư- Úc Châu, tôi thấy rất thích.Ba vị pháp sư đến đây phỏng vấn tôi, họ có một mảnh đất diện tích rất lớn, 96 mẫu anh, hai mươi mấy người ở đó.

Phật đường, phòng ở của họ, đến đường đi đều tự làm hết, không thuê công nhân.

Tôi thấy thế rất khâm phục, người xuất gia tự động thủ, tự làm, sửa đường sá, xây dựng chánh điện.

Một người một phòng nhỏ, không nối liền với nhau, phòng này đến phòng kia đi bộ khoảng năm phút.

Sống cuộc sống nguyên thủy, không có điện, buổi tối thắp đèn sáp.

Một căn phòng lớn bao nhiêu? Rất nhỏ, nếu tính theo mét vuông, khoảng sáu bảy mét vuông.

Gian phòng nhỏ đó đều tự làm, rất thú vị, sống cuộc sống nguyên thủy, làm bạn với dã thú trên núi.

Vì lân cận có săn bắn, dã thú cũng rất thông minh, khu vực này là khu vực được bảo vệ, người ta không dám vào đó săn bắn, dã thú đều đến khu bảo vệ này, cùng chung sống, có ý nghĩa.

Tất cả trở về với tự nhiên, giữ nguyên diện mạo vốn có, đẹp hơn nhiều so với bàn tay nhân tạo.Tất cả pháp thế xuất thế gian chúng ta cần phải hiểu, nhận thức chân tướng của nó, nó là do tâm tạo.

Đây là trích dẫn kinh làm chứng minh, Phật thuyết pháp là lấy điều này làm y cứ.Luận do Bồ Tát tạo, Đại Thừa Khởi Tín Luận là Bồ Tát Mã Minh viết.

Bồ Tát cũng nói: “có pháp, có thể khởi ma ha diễn tín tướng”.

Ngài nói có pháp, có phương pháp có thể khiến người sanh khởi tín tướng đại thừa_Đại Thừa Khởi Tín.

Tướng là biểu hiện sanh khởi tín tâm, người mê có tướng của mê, giác có tướng của giác, tin có tướng của tin, không tin có tướng của không tin.

Tin tướng chính là sanh khởi tướng của đại thừa, hình tướng như vậy.“Sở ngôn pháp giả”, phương pháp gì có thể sanh khởi tín tướng của đại thừa? “Vị chúng sanh tâm, thị tâm tắc nhiếp nhất thiết thế gian xuất thế gian pháp”.

“Tâm” không phải tâm ý thức, chính là ở trước nói nhất niệm tự tánh.

Trong Kinh Hoa Nghiêm nói “nhất thiết thế giant trung, vô bất do tâm tạo”, cùng một ý với tâm đó.

Đây là Bồ Tát nói.

Nếu thấu hiểu tất cả pháp thế xuất thế gian, tín tâm liền sanh khởi, hiện tượng sanh khởi tín tâm là gì? Nói như hiện nay gọi là “trở về với thiên nhiên”, không còn chăm chút nhân tạo, không còn làm những việc này, trở về thiên nhiên.Chu phu tử thời nhà Tống, đọc trong thư thi nói: “lục mãn song tiền thảo bất trừ”.

Quí vị xem nó có nghĩa là gì? Hiện nay cắt xén một cách ngay ngắn, người ta cứ để nó mọc tự nhiên.

Hai trường hợp này có thể thưởng thức xem, hai ý nghĩa.

Hai ý nghĩa có thể nhận ra hai loại tâm tướng khác nhau, tâm bất đồng.

Một tâm hoàn toàn bình lặng, thanh tịnh bình đẳng.

Một tâm có phân biệt, có chấp trước, có tình chấp nghiêm trọng.

Quý vị xem tâm tình, thái độ, tính cách của hai người này, vừa nhìn là nhận ra ngay, là minh bạch ngay.Cao nhân vô tâm, vô tâm chính là không có kiểu tâm thái thế gian này, không có vọng tưởng phân biệt chấp trước của người thế gian, họ vô tâm.

Tâm của vô tâm đó là chân tâm, không hề có tạo tác, không hề có ý niệm.

Dùng tâm này không có chướng ngại, gọi là pháp giới không chướng ngại, vì họ nhất tâm quán thông các pháp, cho nên không chướng ngại.Tâm chúng sanh, khởi tâm động niệm, vọng tưởng phân biệt chấp trước, trong pháp vô chướng ngại tự tạo ra vô số chướng ngại.

Vốn không có chướng ngại, là do vọng tượng của mình tạo ra, đây gọi là tự làm tự chịu.

Trong vô số chướng ngại hiện ra vô lượng vô biên tội nghiệp.

Khổ của chúng sanh từ đâu mà có? Hiểu rõ ràng, chúng ta hiểu rõ nhất định siêu việt, vượt qua.

Ta dập tắt ý niệm này, khổ này không còn.

Chư vị đồng tu cần phải đặc biệt chú ý điều này.Một người dù minh tinh đến đâu, dù giỏi giang đến mấy, nhất định chịu sự sắp đặt của người khác, bản thân không làm chủ được.

Khi nào? Đến khi ta sắp chết, toàn thân không có sức lực, người ta lật mình qua một bên thì mình chuyển qua, lật về bên này thì ta chuyển về, ta có năng lực gì? Không phải hoàn toàn bị người khống chế, điều khiển rồi sao? Quý vị mới biết, điều đó thật đáng thương.

Ai có thể vượt qua cửa ải này? Đặc biệt là khi còn sống ở thế gian, người ngang tàn đàn áp người khác, đến khi lâm chung, oan gia đối đầu đều tìm đến, quý vị có thể không bị người khác điều khiển ư? Vì thế người học Phật như chúng ta cần phải cảnh giác, tuyệt đối đừng để người khác sắp đặt điều khiển.

Sanh tử tự tại, biết trước giờ chết, không sanh bệnh, muốn đi lúc nào thì đi, tuyệt đối không để người khống chế, được đại tự tại.

Có làm được chăng? Làm được.

Dựa vào đâu mà làm được? Nhất tâm sẽ làm được.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta xử sự đối nhân tiếp vật, vô tâm sẽ làm được, có tâm không làm được.

Có tâm tạo nghiệp, vô tâm không tạo nghiệp.

Vô tâm là tùy duyên, có tâm là phan duyên.

Vô tâm là tùy theo tự nhiên, có tâm là muốn tự nhiên tùy theo ý mình, ta không thể không tùy theo ý người khác, như vậy rất phiền phức.

Ta không yêu cầu người khác tùy thuận theo ý mình, thì có thể tự điều khiển không theo ý người khác, bản thân mới làm chủ được.Trong giáo lý đại thừa khai thị cho chúng ta rất nhiều, sao có thể không đọc? Kinh luận đều có ý này, chứng minh những gì ngài nói đều có lý luận y cứ, có thánh giáo làm y cứ.Lại xem bộ Kinh Địa Tạng này, “thị tắc Địa Tạng Bồ Tát sở vân”, đây là Bồ Tát Địa Tạng nói.

“Nhất thiết chư pháp, tùng tâm sở khởi”.

Mười pháp giới y chánh trang nghiêm, chúng ta phải phân biệt rõ ràng “tâm” này, có thể coi là chân tâm, cũng có thể coi là vọng tâm.

“Nhất thiết chư pháp”, nếu chư pháp này là nói pháp của nhất chân pháp giới, đó là duy tâm sở hiện.

Nếu nói là tất cả các pháp trong mười pháp giới, đó là duy thức sở biến.

Duy thức sở biến, còn phải có duy tâm sở hiện, nếu tâm không hiện thì biến làm sao, không biến được.

Sau khi tâm hiện mới có thể biến.Như cây cỏ hoa lá vậy, cây cỏ hoa lá vốn có sẵn, đó là ví dụ duy tâm sở hiện.

Khi ta cắt nó theo ý mình, đó là duy thức sở biến.

Duy thức sở biến phải y cứ vào duy tâm sở hiện, tâm không hiện, ở đây không có cây lấy gì mà cắt.“Dữ tâm tác tướng”.

Đức Phật nói “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”.

Tâm tưởng chính là thức, là thức biến, đặc biệt là nói mười pháp giới và lục đạo, tất cả tướng đều do vọng tưởng của chúng sanh biến hiện.

Hoàn cảnh sống của ta có thiện có ác, cảnh giới thiện từ đâu xuất hiện? Do thiện tâm biến hiện.

Cảnh giới ác xuất hiện từ đâu? Do ác tâm biến hiện.Phật nói với chúng ta về sự khác biệt lớn, ba đường lành, ba đường ác, rõ ràng nhất, ta cần phải hiểu.

Khác biệt lớn như vậy, khác biệt nhỏ cũng không ngoại lệ.

Chúng ta tiếp xúc với người môi luôn mỉm cười, biến hiện cảnh giới thiện, hai bên đều rất hoan hỷ.

Quý vị mỉm cười với oan gia đối đầu, họ sẽ dễ thay đổi theo ý của quý vị.

Người cực kỳ thân thiết, suốt ngày xụ mặt với họ, cũng biến thành oan gia đối đầu, đều ở trong một niệm của mình.

Thế mới biết cảnh duyên bên ngoài, trong Linh Phong Tông Luận đại sư Ngẫu Ích nói, cảnh giới bên ngoài không có tốt xấu, phải biết xấu đẹp đều do tâm mình, đừng hiểu sai.

Nếu không hiểu đạo lý này, mới hay oán trời trách đất.

Hiểu được đạo lý này, thì ra hoàn toàn do tâm mình biến hiện, mới thấu triệt chân tướng sự thật, mới biết nên làm người như thế nào, xử thế ra sao.

Đây gọi là học Phật Bồ Tát.Bên dưới nói: “hòa hợp mà có, cùng sanh cùng diệt”, đây là nói ra chân tướng sự thật.

Trong kinh luận nói: “tâm sanh tức chủng chủng pháp sanh, tâm diệt tức chủng chủng pháp diệt”.

Sanh diệt là nói sanh diệt của tướng sở biến, không phải sở hiện.

Duy tâm sở hiện không có sanh diệt, duy thức sở biến có sanh có diệt, ta cần phân biệt rõ điều này.Vì sao cõi tịnh của Chư Phật gọi là nhất chân? Chân tức không có sanh diệt, không có biến hóa.

Vì sao họ không có biến hóa? Vì họ không dùng tâm thức, họ không có phân biệt, họ không có chấp trước, vì thế không có biến hóa.

Vì sao chúng ta có biến hóa? Vì có phân biệt, có chấp trước.

Họ tùy thuận tự nhiên, chúng ta thay đổi tự nhiên.

Thay đổi tự nhiên tức có sanh có diệt, tùy thuận tự nhiên không sanh không diệt, cho nên chúng ta sai lầm.Trong mười pháp giới, chúng ta thường gọi là cửu giới chúng sanh, ở đây gọi là mười pháp giới, sai.

Luôn muốn thay đổi tự nhiên, tùy theo ý mình, hoàn toàn sai lầm.

Ý niệm này chính là vô minh, chính là mê hoặc.

Vì có ý niệm này, mới biến hiện ra phân biệt chấp trước.

Thực hành trong cuộc sống là tạo nghiệp, tạo nghiệp đương nhiên chiêu cảm quả báo, đây gọi là báo ứng thiện ác đều là hoặc tâm, mê hoặc.

Hiện tượng này hòa hợp với tâm mà có, cùng sanh cùng diệt.Câu tiếp theo nói rất hay: “đều không có trụ”, nhưng mọi người không biết điều này, mấy ai biết được? Người hiểu câu này, tức đã tỉnh ngộ “đều không có trụ”.

Trụ là gì? Nói như hiện nay là “tồn tại”.

Không có trụ, đều là hư huyễn không tồn tại.

Như Kinh Kim Cang nói mộng huyễn bào ảnh, làm gì có sự thật? Vì sao nói đều không có trụ? Bên dưới nói: “Dĩ nhất thiết cảnh giới, đãn tùy tâm sở duyên, niệm niệm tương tục cố”.

Trong Kinh Kim Cang ví “như sương”, như sương là ví với sự tương tục.

“Như điện” là nói rõ chân tướng.

Tuy tương tục, chư vị biết rằng, tướng tương tục là tướng ở trước và tướng ở sau chỉ tương tự, không hoàn toàn tương đồng.

Niệm trước tương tự với niệm sau, không hoàn toàn tương đồng.

Tuyệt đối không tìm thấy, trong tất cả người sự vật đều không tìm thấy, nó biến hóa trong từng sát na.

Tốc độ cực nhanh, vĩnh viễn không ngừng.“Niệm niệm tương tục cố, nhi đắc trú trì, tạm thời vi hữu”.

Đây là hiện tượng mà phàm phu chúng ta nhìn thấy, coi nó là thật.

Chẳng qua nó chỉ tạm có, trong kinh luận gọi là huyễn có, diệu hữu, “chân không bất không, diệu hữu phi hữu”.

Chân không bất không là nói tâm tánh năng hiện, tâm tánh trạm tịch là chân không.

Vì sao gọi là bất không? Có thể hiện tất cả hiện tượng, nó rất linh động, không hề chứng ngắc.

Nó có thể hiện, cho nên nói nó bất không.

“Diệu hữu phi hữu” là nói những cảnh giới tướng hiện ra, chúng sanh đang thức biến, biến nhất chân pháp giới thành mười pháp giới, biến thành vô lượng vô biên pháp giới.

“Hữu” là diệu hữu, diệu hữu phi hữu, không phải chân hữu, mộng huyễn bào ảnh.

Chúng ta phải biết, thế giới hiện thực này là gì? Là mộng huyễn bào ảnh, hà tất ở trong mộng huyễn bào ảnh mà tạo nghiệp? Vậy là sai.

Ở trong mộng huyễn bào ảnh biết tùy thuận, học theo Phật Bồ tát: “đại tác mộng trung Phật sự, hưng kiến thủy nguyệt đạo tràng”.

Xây dựng đạo tràng ở đây, phải biết rằng, đạo tràng cũng là hoa trong gương trăng dưới nước.

Đừng chấp trước, đạo tràng này do tôi xây dựng, tôi có rất nhiều công đức, sai lầm.Lương Võ Đế xây dựng hơn 480 ngôi tự viện, tổ sư Đạt Ma nói không hề có công đức, quý vị có công đức gì? Tuyệt đối không được chấp trước, không chấp tướng là công đức, đó mới là đại tự tại.

Chấp tướng là sai, là mê muội.

Nhất định phải học theo Phật Bồ Tát “làm mà không làm, không làm mà làm”.

Làm mà không làm là nói tuyệt đối đừng chấp trước, tâm địa thanh tịnh.

Không làm mà làm, tuy biết là mộng huyễn bào ảnh, khi gặp nhân duyên này phải tận tâm tận lực mà làm, không được nói không làm.

Không làm, chúng sanh không được lợi ích, vì lợi ích chúng sanh chúng ta phải làm, tuy làm nhưng không chấp tướng.

Làm và không làm là một, không phải hai.

Phiền phức của chúng sanh là làm, họ chấp tướng làm, dành hết về mình, đúng là phiền phức.

Phật Bồ Tát làm, làm không chấp tướng, vì thế họ xả bỏ một cách dứt khoát, đến ý niệm đều không còn, vậy mới đúng.

Phải biết rằng chỉ có tạm thời, nó là tạm có, không phải thật có, không phải có vĩnh viễn.“Chánh sở dĩ thị thử, tâm địa pháp môn chi chỉ nhĩ”.

“Chỉ” là chỉ quy, cũng là tông chỉ.

Đến đoạn này là nói về căn nguyên của Phật pháp.

Phật y cứ vào đâu để thuyết pháp? Đức Phật nói pháp gì cho chúng ta? Đáng để chúng ta học tập chăng? Đây là then chốt.

Khi đã thấu triệt liền sanh khởi tín tướng của đại thừa, nhiệt tình với đại thừa, yêu thích đại thừa, thật sự sanh khởi.

Không hiểu chân tướng này, dù khuyên như thế nào họ vẫn còn cách biệt rất xa.Hôm nay chúng ta tạm dừng tại đây.A DI Đà Phật !!.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui