Hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục xem đoạn “thập thừa quán pháp”, trong mười câu này đoạn trước chúng ta nói qua ba câu rồi.
Hôm nay xem từ câu thứ tư.“Đệ tứ phá pháp biến, dĩ tam quán phá tam hoặc, tam quán nhất tâm, vô hoặc bất phá”.
Vấn đề này, đối với chúng ta mà nói, có thể nói là vô cùng quan trọng.
“Tam hoặc” ba loại mê hoặc.
Trong đây chính là chỉ cho kiến tư phiền não, trần sa phiền não, vô minh phiền não.
Ba loại lớn này, ba loại mê hoặc, làm thế nào để phá trừ mê này, đây là nói phá mê khai ngộ.
Phá kiến tư phiền não, quí vị liền đắc chánh giác.
Phá trần sa phiền não quí vị liền đắc chánh đẳng chánh giác.
Phá vô minh phiền não quí vị liền đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Cho nên A nậu đa la tam miệu tam bồ đề là nói về quả, vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Đây là mục đích mà người học Phật mong cầu.
Bất luận tông phái nào, pháp môn nào, bất luận là Thế Tôn một đời giáo hóa, hay là tất cả những giáo huấn của ba đời chư Phật, tất cả đều lấy đây làm mục đích.
Cho nên mới nói pháp môn bình đẳng, không hai không khác, mới nói tất cả đều quy về một mối, đều quy về phá tam hoặc, thành tựu vô thượng chánh đẳng chánh giác.Dùng phương pháp gì để phá tam hoặc? Phương pháp rất nhiều.
Phật ở trong kinh nói tám vạn bốn ngàn pháp môn, tám vạn bốn ngàn loại phương pháp khác nhau.
Trong tứ hoằng thệ nguyện chúng ta đọc đến “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, vô lượng vô biên phương pháp đều là vì vấn đề này.
Tông Thiên Thai trong rất nhiều phương pháp, họ dùng phương pháp chỉ quán này.
Chỉ quán, thực sự mà nói là chỗ ngộ của tông Thiên Thai, hiện tại mà nói là phát minh của tông Thiên Thai.
Đây là trí tuệ chân thật.
Cho nên đương thời cao tăng Tây vực đến Trung Quốc truyền giáo, nhìn thấy những phương pháp mà Đại sư Thiên Thai dùng đến, họ vô cùng tán thán.
Nói phương pháp này và phương pháp mà đức Thế Tôn giảng trong hội Lăng Nghiêm giống nhau.
Thời đó người Trung Quốc tuy đã đến Tây vực để cầu pháp, nhưng chưa thấy bộ Kinh Lăng Nghiêm này.
Không những chưa từng thấy qua, nghe cũng chưa từng nghe đến.
Nguyên nhân là gì? Từ triều đình đến nhân dân của Ấn Độ, bao gồm cả người xuất gia, cho rằng Lăng Nghiêm là bảo tạng duy nhất của quốc gia.
Người nước ngoài đến lưu học, những Phật Pháp khác có thể cho họ xem, kinh điển đưa cho họ xem, Kinh Lăng Nghiêm là bí mật, không chịu truyền cho người khác, xẻn pháp.
Cho nên Ấn Độ hiện tại Phật pháp không còn nữa, quả báo của xẻn pháp.Kinh Lăng Nghiêm truyền đến Trung Quốc vô cùng khó khăn.
Ba La Mật Đế để hết tâm tư lén đem đến Trung Quốc, thời đó đem đến Trung Quốc, hải quan khám xét rất nghiêm, soát trên thân.
Hai lần đầu đều bị rà soát ra.
Nói cho cùng ông ấy là người xuất gia, nên không có trách mắng gì.
Lần thứ ba xẻ cánh tay ra, dấu kinh vào trong đó, rồi để cho nó liền lại, lành lại rồi, như vậy mới xuất cảnh, người ta rà soát soát không ra, đem kinh này đưa đến Trung Quốc.
Sau khi đem đến, lại rạch cánh tay, lấy kinh ra.
Vậy là viết thành chữ rất nhỏ, rất nhỏ, chữ đó rất nhỏ.
Quí vị xem xem bút ký mà đại sư Hoằng Nhất viết, quí vị đã xem qua hay chưa? Cư sĩ Lý Mộc Nguyên đưa cho quí vị xem, quí vị chưa xem đến à? Chưa xem đến thì tìm Lý cư sĩ, kêu ông ấy đem đến cho quí vị xem xem, quí vị mới hiểu được một thời cao tăng thành tựu như thế nào.
Chúng ta ngày nay học tập, so với thế hệ trước, thì đi xách dép cỏ cho người ta họ cũng không cần, chúng ta luôn luôn ra vẻ ta đây, xem xem sự cần khổ của người ta, ngài viết chữ thực sự nhỏ như kiến vậy, còn nhỏ hơn chữ mà hiện tại chúng ta thấy trên báo, chữ khải chân phương, từng nét từng nét, từng nét thẳng thắn, tinh thần làm học vấn của người ta, quí vị sau khi xem xong còn có lời gì mà nói nữa? Ba La Mật Đế cũng dùng phương thức này để mang kinh Lăng Nghiêm đến Trung Quốc, lén đem ra nước ngoài.
Lén đem đi là phạm pháp, sau khi đem đi rồi, kinh đưa đến Trung Quốc, nhanh chóng trở về, vì sao vậy? Sợ trên triều đình trách mắng nhân viên hải quan mất chức, vì sao lại để cho người ta lén đem quốc bảo ra nước ngoài.
Ông ấy trở về nhận tội.
Trở về nhận sự trừng phạt.
Quí vị nghĩ xem tinh thần như vậy, vì pháp mà quên thân, thà xả bỏ sinh mạng, cũng phải đem Phật Pháp truyền khắp thế gian.
Cho nên đại sư Trí Giả suốt đời chưa từng thấy được Kinh Lăng Nghiêm, chỉ là từ lời Cao tăng Ấn Độ nghe nói, Ấn Độ có một bộ kinh như vậy.
Cương lĩnh tu hành mà Phật nói đến và tông Thiên Thai phát minh “tam chỉ tam quán” vô cùng tương tự.
Đại sư Thiên Thai tại núi Thiên Thai dựng một đài bái kinh, quí vị hiện nay có thể cũng đã đi thăm rồi.
Mỗi một ngày, đại sư Trí Giả ở nơi đó hướng về phương tây lễ bái, cầu cảm ứng, cầu cho bộ kinh này có thể đến được Trung Quốc, lạy 18 năm, mãi cho đến lúc Ngài viên tịch.
Tinh thần này đáng khâm phục.
Cảm ứng pháp sư Ba La Mật Đế, lén đem bộ kinh này đến Trung Quốc.
Sự tinh thành của đại sư Trí Giả lễ bái đến 18 năm.Nhưng chỉ quán của tông Thiên Thai và điều nói trong Kinh Lăng Nghiêm Samatha, tam ma, thiền na, trong đó còn có sai biệt, nhưng đích thực là rất gần gũi.
Nên Lăng Nghiêm sau khi truyền đến Trung Quốc, những pháp sư giảng kinh ngày xưa đều dùng giáo nghĩa Thiên Thai để giải thích Lăng Nghiêm.
Dùng chỉ quán để ghép với Samatha, thiền na.
Mãi cho đến thời nhà Minh pháp sư Giao Quang mới nêu ra ý kiến, ngài nói điều này vẫn có sai biệt.
Sai biệt ở đâu vậy? Tam chỉ tam quán của đại sư Thiên Thai vẫn là dùng tâm ý thức, mà Thế Tôn trong hội Lăng Nghiêm dạy cho chúng ta pháp môn chỉ quán không phải dùng tâm ý thức.
Cho nên Đại sư Giao Quang nêu ra vấn đề, trong Kinh Lăng Nghiêm nói “xả thức dùng căn”.
Chú sớ của Lăng Nghiêm, cách nói của Lăng Nghiêm liền trở thành hai phái tân cựu.
Phái cổ xưa lấy Trường Thủy làm đại biểu.
Tân phái chính là đại sư Giao Quang, lấy ông làm đại biểu.
Đến thời cận đại, chuyên nghiên cứu Kinh Lăng Nghiêm là pháp sư Viên Anh, chúng ta ở trong truyện ký của ngài nhìn thấy, năm ngài 25 tuổi có hứng thú với bộ kinh này, phát tâm chuyên nghiên cứu.
Đến năm hơn 70 tuổi, bộ Lăng Nghiêm Kinh Giảng Nghĩa của Ngài mới ra đời.
Công lực một đời, trước tác của pháp sư Viên Anh có hai bộ sách thành thục nhất, một là Lăng Nghiêm Kinh Giảng Nghĩa, hai là Viên Giác Kinh Giảng Nghĩa.
Hai bộ này là hai tác phẩm thành thục của Ngài, vô cùng quí giá.
Giảng nghĩa của Ngài, chư vị phải tỉ mỉ mà quan sát, gần như sáu mươi phần trăm là y cứ theo Chánh Mạch của đại sư Giao Quang.
Ngoài ra tham khảo cổ kim chú sớ Lăng Nghiêm.
Cũng có thể nói, giảng nghĩa của Ngài là đại tập thành của cổ kim Lăng Nghiêm chú giải.
Người hiện tại chúng ta nếu như học Lăng Nghiêm, từ giảng nghĩa của Ngài mà nhập môn là thuận tiện nhất, nhưng trong đây vẫn còn có sự sai biệt.
Đại sư Giao Quang nói rất hay, “xả thức dùng căn”, đó không phải là việc mà người trung, hạ căn có thể làm được.
Nói một cách chân thật thì vẫn là thuộc về bậc thượng căn lợi trí.
Nhưng phương pháp mà tông Thiên Thai giảng thì hành nhân trung hạ căn tánh có thể dùng được.
Tuy không phải là cứu cánh viên mãn, nhưng đích thực là phương tiện tối sơ.
Chúng ta có phương tiện khế nhập chân thật.
Vậy là tốt.Tam quán là không, giả, trung tam quán.
Đoạn trước trong hàng thứ nhất nói “tức không, tức giả, tức trung”, đó chính là nhất tâm tam quán.
Quí vị có thể dùng nhất tâm tam quán, ba loại hoặc này đều dễ dàng phá trừ.
Ba loại hoặc phá trừ, chư vị nên biết, liền siêu việt thập pháp giới, phá nhất phẩm vô minh chứng nhất phần pháp thân, vào báo độ của Phật.
Cùng với trong Thiền tông nói minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, là cùng một cảnh giới như nhau.
Kiến tánh thành Phật của thiền tông là quả vị viên giáo sơ trụ trở lên.
Phá nhất phẩm vô minh liền chứng nhất phần pháp thân.
Tông Thiên Thai nói là “phần chứng tức Phật”, phần chứng tức Phật là từ viên giáo sơ trụ đến Đẳng giác vị, 41 địa vị này đều gọi là phần chứng tức Phật.
Phần là bộ phận.
Đây là chân thật không phải giả.
Thực sự chứng đắc rồi.
Đến Như Lai quả vị đó gọi là cứu cánh Phật, đó là viên mãn.
41 phẩm vô minh phá hết rồi, đó gọi là cứu cánh vị.
Cho nên cứu cánh chỉ có một vị.
Trong phần chứng có 41 vị.
Chúng ta cũng phải từ chỗ thấp nhất mà hạ thủ.Làm thế nào để phá kiến tư, để phá trần sa.
Bệnh hiện tại của chúng ta nặng nhất, đây là trị bệnh.
Bệnh này là “phá pháp biến”.
Biến là phổ biến, pháp chính là pháp chấp.
Ba loại mê hoặc đều là từ trong pháp chấp mà sanh ra.
Từ trong pháp chấp sanh ra ngã chấp.
Chúng ta trước tiên phải từ đây mà hạ thủ.
Trong ngã chấp, tôi thường thường nói, chúng ta trong mỗi niệm đều có một ý niệm muốn khống chế, tất cả người, sự, vật.
Ý niệm muốn chiếm hữu tất cả người, sự, vật, ý niệm này không phải là quí vị cố ý sản sanh ra, quí vị không nghĩ đến ý niệm này.
Phật pháp gọi là câu sanh phiền não, không phải là học mà có được.
Tập khí phiền não này đến như thế nào? Đời đời kiếp kiếp dưỡng thành, rất khó đoạn, đều cho rằng đó là điều bình thường.
Đâu có hiểu được đây là căn bản của sanh tử luân hồi.Nếu chúng ta phá ngã chấp, thì bắt đầu phá từ đâu? Quí vị hiện tại thực sự tìm cho được nhân tố căn bản, quí vị phải nghĩ cách đoạn cho được nó.
Đoạn như thế nào? Nhìn thấu, buông bỏ.
Nhìn thấu là quán, buông bỏ là chỉ, vẫn là hai chữ này.
Nói chỉ quán không dễ hiểu, nói cho quí vị nhìn thấu, buông bỏ thì dễ hiểu.
Nhìn thấu là gì? Hiểu rõ chân tướng sự thật.
Đây gọi là nhìn thấu.
Xả bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước gọi là buông bỏ.
Đó là phá pháp, tức phá tam hoặc.
Vì vậy nhất định phải hiểu được, chúng ta nếu như muốn khống chế tất cả người, sự, vật.
Chiếm hữu tất cả người, sự, vật, là điều không thể được.
Căn bản là vọng tưởng.
Vì sao vậy? Năng khống chế, năng chiếm hữu, sở khống chế, sở chiếm hữu đều là tất cánh không.
Nếu như có sự thật này tồn tại, sự khống chế, chiếm hữu của quí vị, đó cũng là điều có thể thông cảm được, có thể nói thông được, nhưng không thể được vì căn bản là không tồn tại.
Quí vị là oan uổng mà tạo tội nghiệp, khởi tâm động niệm là tạo nghiệp.
Quí vị đang oan uổng tạo nghiệp.
Bởi vì quí vị tạo nghiệp, cảnh giới biến hiện ra là hư huyễn, chính là quả báo, quí vị đi mà chịu.
Cho nên quả báo từ đâu mà có? Tự làm tự chịu.
Mấy người hiểu được chân tướng sự thật này? Sau khi hiểu rõ chân tướng sự thật, chúng ta đời này gặp được bất luận là thuận cảnh hay là nghịch cảnh, bất luận là hưởng phước hay là thọ tội, tâm của quí vị bình rồi, bình tĩnh rồi, không còn oán trời trách đất nữa.
Biết được điều gì? Tôi đời này gặp được là quả báo bản thân tạo tác, bất cứ người nào cũng không liên quan, thì nội kết này mới có thể cởi bỏ được.
Tiền đồ mới sáng sủa lên.
Nếu như vẫn là mê hoặc trong cảnh giới này, cho rằng bản thân chúng ta hưởng phước, chịu tội, đều là có liên quan đến người khác.
Đặc biệt gặp phải nghịch cảnh, oán trời trách người.
Đây là tội càng thêm tội, chiêu cảm đời sau không như ý, đời sau càng khổ hơn đời này, đời sau càng đáng thương hơn đời này.
Nên gọi là càng mê càng sâu.
Vậy là không thể giải quyết vấn đề.
Chư Phật Bồ Tát cũng là nhìn thấy tất cả chúng sanh mê hoặc điên đảo, ở trong biển khổ này, biển khổ là nghiệp lực của chính mình biến hiện ra, vốn là không có.
Càng mê càng nặng, càng lún càng sâu.
Phật, Bồ Tát xuất hiện tại thế gian này là giúp đỡ chúng ta, giúp đỡ chúng ta điều quan trọng nhất là giúp chúng ta hiểu rõ được chân tướng sự thật.
Cho nên Ngài giảng kinh thuyết pháp, giảng những gì? Chân tướng của vũ trụ nhân sanh, giúp chúng ta khai giải, giúp chúng ta giác ngộ.
Thực sự giác ngộ rồi, quí vị tự nhiên sẽ quay đầu.
Không những sẽ không có ý niệm khống chế tất cả người, sự, vật, ngay thân thể này của bản thân cũng buông bỏ, cũng sẽ không cố ý mà khống chế.
Không muốn chiếm hữu tất cả người, sự, vật, cũng không muốn chiếm hữu thân thể này.
Như thế nào? Sẽ không coi thân thể này là ta.
Coi thân thể này là gì? Một bộ phận mà ta sở hữu, là thứ ta sở hữu, không phải là ta.
Quí vị xem tất cả chúng sanh ngộ nhận xem thân này là ta, phải bảo dưỡng thân thể này, phải hộ trì cái thân thể này, làm cho thân thể này mạnh khỏe trường thọ, làm cho thân thể này hưởng phước.
Đâu có biết tất cả tạo tác đều là tội nghiệp.
Chúng ta có thể dùng sức lực con người này giúp cho thân thể này mạnh khỏe trường thọ sao? Chư vị tỉ mỉ suy nghĩ sẽ biết được, không thể nào.
Đương nhiên chúng ta không thể làm tổn thương thân thể này, tổn thương thân thể này là sai lầm rồi.
Phật Pháp là chánh pháp, Phật đạo là giác đạo, triệt để giác ngộ.
Trong Phật Pháp, thân thể này dùng để làm gì? Làm công cụ giúp đỡ tất cả chúng sanh.
Đoạn trước trong câu thứ hai nói “thực sự phát bồ đề tâm”, phát bồ đề tâm chính là phải phát nguyện phục vụ cho tất cả chúng sanh trong hư không pháp giới, phục vụ cho tất cả chúng sanh phải có công cụ, không có công cụ lấy gì để phục vụ? Thân thể là một công cụ, là một công cụ phục vụ cho tất cả chúng sanh.
Công cụ này phải giữ gìn, không thể làm tổn hại đến nó.
Giữ gìn như thế nào? Tương ưng với tự tánh là điều lành mạnh nhất, trái ngược với tánh tướng thì chúng ta ngược đãi công cụ này rồi.
Dùng những vật lý, thuốc men này để giúp đỡ thân thể này, cũng không hẳn không phải là một việc tốt.
Nhưng đây là trị ngọn, không phải là trị gốc.
Trị gốc phải trị từ đâu? Tương ưng với tánh đức.
Tánh đức là gì? Chúng ta biểu thị là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi.
Đây là tánh đức.
Niệm niệm tương ưng với mười chữ này thì thân thể quí vị làm sao mà không mạnh khỏe được? Chân thành không có hư ngụy, thanh tịnh không có ô nhiễm, bình đẳng không có ngạo mạn, chánh giác thì không mê hoặc, từ bi không có oán hận.
Quí vị nói xem thân thể quí vị làm sao mà không tốt chứ? Chư Phật Bồ Tát thân thể mạnh khỏe, chưa từng có bệnh.
Sự sanh bệnh là thị hiện, “Duy Ma thị tật”, đó là thuyết pháp, đó là khiến người giác ngộ.
Chúng ta thấy chư Phật Bồ Tát trước nay chưa từng nhìn thấy tướng suy già, không già, không bệnh, không chết.
Vì sao vậy? Vì tương ưng với tánh đức, không có sanh tử.
Đây mới là thực sự hiểu được đạo lý của sức khỏe, đại đạo lý của sức khỏe.
Tương ưng với tánh đức tự nhiên liền có thể phá tam hoặc, vậy là càng xảo diệu hơn phương pháp tam quán dùng ở đây.
Đây thực sự là phương tiện thiện xảo.
Không thể nào tương ưng với tánh đức, chúng ta liền dùng phương pháp tam quán: không, giả, trung.
Biết được hư không pháp giới tất cả chúng sanh, phạm vi của tất cả chúng sanh vô cùng rộng lớn.Chúng sanh là gì? Phàm là hiện tượng chúng duyên hòa hợp mà sanh khởi thì gọi là chúng sanh.
Con người chúng ta thân thể này là chúng duyên hòa hợp.
Đức Phật ở trong kinh điển thường nói “tứ đại ngũ uẩn” hòa hợp thành thân tướng này.
Đây là chúng duyên hòa hợp.
Tất cả động vật đều là chúng duyên hòa hợp mà hiện tướng, tất cả thực vật, tất cả khoáng vật, hư không thế giới, chư vị nghĩ xem có thứ nào không phải là chúng duyên hòa hợp? Đều là chúng duyên hòa hợp mà sanh khởi hiện tượng.Hiện tại các nhà khoa học phát hiện có sự tồn tại của các thời gian không gian khác nhau.
Không gian ba chiều là không gian mà hiện tại chúng ta đang sinh sống.
Có không gian bốn chiều.
Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ nói, các nhà khoa học hiện đại đích thực chứng minh có không gian 11 chiều tồn tại.
Nhưng trên lý luận mà nói tầng không gian là vô tận.
Điều này hoàn toàn tương đồng với trong Phật Pháp nói.
Phật Pháp nói thế gian, thế gian vô lượng vô biên, Phật Pháp nói pháp giới, nói thập pháp giới là nói đại lược đơn cử.
Hà huống mười là đại biểu cho vô tận, pháp giới chính là thập giới, vô lượng vô biên, pháp giới vô lượng vô biên, chư vị nên hiểu đều là từ nhất niệm tự tánh mà biến hiện ra.
Nhất niệm tự tánh nó đích thực có, nhưng nó không có tích tướng, nó không có dấu vết.
Sáu căn của chúng ta duyên không đến được, mắt không nhìn thấy được, nó không phải là sắc pháp.
Tai cũng không nghe được, nó không phải là thanh pháp, trong tâm cũng không nghĩ đến được, cho nên Đức Phật nói sự việc này “ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt”.
Quả nhiên tâm hành xứ diệt, cảnh giới này quí vị liền thân chứng.
Nên kinh giáo Đại thừa thường nói “duy chứng tự tri”, quí vị chứng đắc rồi, quí vị cũng không thể nào nói với người khác được, nên gọi là “như người uống nước, lạnh nóng tự biết”, nước tôi uống, quí vị hỏi nước như thế nào? Nóng hay không? Nóng.
Rốt cuộc nóng đến mức độ nào quí vị làm sao mà biết được? Nước này mát, mát đến mức độ nào, quí vị cũng không biết được.
Bắt buộc phải bản thân quí vị tự nếm một miếng quí vị mới biết được.
Làm sao có thể nói ra được? Cho nên nói cảnh giới này gọi là cảnh giới bất tư nghì, không thể đo lường, không thể nghị luận.
Không thể nghị luận chính là “ngôn ngữ đạo đoạn”, không thể suy lường chính là “tâm hành xứ diệt”.
Điều này chứng tỏ năng hiện nhất niệm tự tánh, nhất niệm tự tánh, phi không phi hữu, phi thường phi đoạn, phi sanh phi diệt, phi lai phi khứ.
Trong Trung Quán nói là “bát bất”, hình dung chân tướng sự thật này.
Năng hiện lý thể như thị, pháp tướng sở hiện sao không phải như thị được.
Làm gì có ngoại lệ?Chư vị nếu như có thể trên pháp tướng, tức là trên tất cả hiện tướng, tất cả chúng sanh pháp, có thể thấy được pháp tướng của tất cả pháp, cũng là không sanh không diệt, không đến không đi, không thường không đoạn, không cấu không tịnh.
Quí vị liền kiến tánh.
Trên tướng quí vị đã kiến tánh rồi.
Trên tướng kiến tánh, tức là phá được tướng.
Quí vị nhất định sẽ không bị những hiện tướng này mê hoặc nữa.
Biết được hiện tướng này tức không, tức giả, tức trung.
Thể tánh của tất cả chúng sanh này là không, năng sở đều không, tất cả những pháp tướng này là giả tướng.
Trong Kinh Kim Cang nói “mộng huyễn bào ảnh”.
Đức Phật nhiều lần dặn dò chúng ta “ưng tác như thị quán”, tất cả những pháp tướng, pháp tướng thế gian, pháp tướng xuất thế gian đều là mộng huyễn bào ảnh.
Chúng ta đối diện chân tướng sự thật này, phải hiểu được dùng trung.Trung là nói về tác dụng, thọ dụng của chúng ta.
Chư Phật Bồ Tát thị hiện tại cửu pháp giới giáo hóa tất cả chúng sanh, chính là dùng trung.
Ý nghĩa của trung này rất sâu, ý nghĩa của trung này rất rộng.
Trung là bao dung tất cả, không có mảy may thiên lệch.
Nói thêm với chư vị cho rõ ràng, nói cụ thể hơn chút nữa, dùng trung chính là dùng chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi.
Dùng trung dùng sai, dùng có thiên lệch, sai ở đâu? Thiên lệch ở đâu? Nếu như trong đây xen tạp một chút tự tư, xen tạp một chút ngã kiến là thiên lệch, là sai lầm rồi, rất dễ dàng nảy sảnh sai lầm, đó chính là bản thân tâm danh lợi chưa buông bỏ được, bản thân ý niệm tham muốn hưởng thụ chưa buông bỏ được, một thứ sai thì tất cả đều sai lầm.
Vì sao vậy? Vì tâm chân thành dường như là chân thành, kỳ thực chân thành bị phá hoại rồi, quí vị có tư dục ở trong đó, phá hoại mất chân thành, thanh tịnh cũng bị phá hoại mất, bình đẳng cũng bị phá hoại rồi, ngay cả từ bi cũng bị phá hoại.
Vậy thì không phải là trung đạo nữa.
Thực sự muốn làm đến trung đạo, nếu chúng ta dùng như trong Kinh Kim Cang đã nói, thì nhất định làm đến vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng, để hành chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi.
Đây chính là tâm Bồ Tát, hạnh Bồ Tát.
Biểu hiện ra bên ngoài, nhìn thấu là trí tuệ, trí tuệ sung mãn.
Buông bỏ là thiền định.
Tự tánh bổn định, hình thái cuộc sống của quí vị, biểu hiện ra bên ngoài là tự tại.
Đắc đại tự tại.
Đối với tất cả chúng sanh tùy duyên mà không phan duyên.
Đây chính là dáng vẻ phong thái mà Phật Bồ Tát ứng hóa tại thế gian, quí vị sống cuộc sống của chư Phật Bồ Tát, quí vị liền thành Phật, quí vị liền thành Bồ Tát.
Điều này phải nghiêm túc mà làm mới được.
Tu hành của nhà Phật quan trọng nhất là “tu quán”.
Hai chữ tu quán này không dễ hiểu, hiện nay nói sửa lại cách nhìn của chúng ta đối với nhân sanh vũ trụ.
Ngày xưa cách nhìn đối với nhân sinh vũ trụ của chúng ta là sai lầm, “vũ trụ nhân sinh” phải dùng “vũ trụ chúng sanh” thì ý nghĩa càng rõ ràng hơn, càng thấu đáo hơn.
Cách nhìn đối với vũ trụ tất cả chúng sanh.Năm xưa chúng tôi mới học Phật, ở trong hội của thầy Lý, thầy Lý hướng dẫn chúng tôi đối với những chúng sanh này phải từ tám phương diện mà quan sát, thì chúng ta mới không đến nỗi mê hoặc.
Tất cả chúng sanh ngày nay chúng ta nói người, sự, vật, phân biệt nó thành ba loại lớn này.
Chúng ta phải xem thể của nó, thể là nhất niệm tự tánh, duy tâm sở hiện, duy thức sở biến.
Tâm thức chính là nhất niệm tự tánh.
Quán tướng của nó, tướng là chúng duyên hòa hợp mà hiện ra.
Trong Kinh Bát Nhã thường nói “duyên khởi tánh không”, duyên khởi là nói về tướng, tánh không là nói về thể của nó.
Tướng này là chúng duyên hòa hợp mà sanh, không có tự tánh, đương thể tức không, liễu bất khả đắc.
Mấy câu này là dạy chúng ta quán sát hiện tướng.
Tất cả những hiện tướng là “đương thể tức không, liễu bất khả đắc”.
Trong Kinh Kim Cang nói “phàm có hình tướng đều là hư vọng”, quí vị làm sao mà cho là thật được? Thực sự mà nói, quí vị cho là thật cũng không được, quí vị cho là thật là đang vọng tưởng, vẫn là hư vọng, thật làm gì có? Quí vị cho rằng là thật thì có cái “cho là thật”? Sai rồi, chỉ là vọng tưởng mà thôi.
Quí vị làm sao hiểu được chân tướng sự thật.
Cho nên tướng là giả tướng, là huyễn tướng.
Hơn nữa nói với quí vị tướng đó căn bản nó không tồn tại.
Nói căn bản là không tồn tại, quí vị lại không hiểu.Chúng ta trong Kinh Hoa Nghiêm trước đây đã nói qua.
Đoạn sau của Kinh Hoa Nghiêm còn phải lặp lại rất nhiều lần, nói rõ huyễn tướng không thật, tất cả những hiện tướng đều sát na sanh diệt.
Phật giảng cho chúng ta bởi vì sanh diệt đồng thời cho nên mới không tồn tại.
Chúng ta ngày nay cảm giác huyễn tướng này sẽ tồn tại, nguyên nhân là gì? Là chuyển biến của nó, là sự tương tục của nó, làm cho chúng ta ở đây sản sanh một huyễn giác, dường như nó tồn tại.
Một người sinh sống trong thế gian này có được mấy mươi năm, có một số thứ thời gian tồn tại của nó dường như càng lâu hơn, chúng ta thấy một gốc cây dường như nó có được hơn một ngàn năm, hai ngàn năm lâu như vậy.
Đó là gì? Đó là nó chuyển biến, huyễn tướng tương tục.
Trên thực tế, nó vẫn là sát na sanh diệt.
Không có một thứ gì là thực sự.
Cho nên tướng là giả.Dụng, quí vị biết dùng trung, quí vị liền thành tựu công đức chân thật, công đức là chân thật.
Ngoài ra đều không phải là chân thật.
Quí vị nếu như dùng sai lệch rồi, thì quí vị đang tạo tác nghiệp chướng, tức tạo nghiệp rồi.Nói cách khác, không biết dùng trung, thì có việc gì là không tạo nghiệp? Trong nghiệp có phân tịnh nghiệp và nhiễm nghiệp.
Trong nhiễm nghiệp có phân thiện nghiệp, có phân ác nghiệp, còn có một thứ gọi là vô ký nghiệp, quí vị chắc chắn đang tạo nghiệp.
Thiện nghiệp ác nghiệp tiêu chuẩn thấp nhất là ngũ giới thập thiện, tiêu chuẩn thấp nhất.
Tương ưng với ngũ giới thập thiện thì quí vị tạo là thiện nghiệp, trái ngược với nó là quí vị tạo ác nghiệp.
Quí vị biến hiện chính là chuyển biến hiện, tướng tương tục này tùy theo tạo tác của quí vị mà biến hiện ngay trước mắt quí vị.
Tướng tùy tâm chuyển, “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, lời này là chân lý, là chân tướng sự thật, thân thể của chúng ta từ tâm tưởng sanh, dung mạo của chúng ta từ tâm tưởng sanh, tình trạng sức khỏe thân thể của chúng ta từ tâm tưởng sanh.
Xung quanh cuộc sống của chúng ta tất cả hoàn cảnh cũng là từ tâm tưởng sanh.
Cho nên Phật mới nói “cảnh tùy tâm chuyển”, đây là một câu chân thật.
Đây là một sự thật.
Trong tâm chúng ta nghĩ gì nó liền biến hiện cảnh giới đó.Chư Phật Bồ Tát an trú trong chánh niệm, trước đây nói họ trú trong định tuệ, “thiện xảo an tâm chỉ quán”, chỉ quán là định tuệ, là chánh niệm.
Cảnh giới sở hiện là bình thường, môi trường sinh sống bình thường gọi là nhất chân pháp giới.
Quan niệm của chúng ta có sai lầm, có thiên lệch, xem thử độ sai lầm thiên lệch của quí vị cạn sâu lớn nhỏ khác nhau, cảnh giới sở hiện ngàn vạn sai biệt, nên Phật dạy cho chúng ta thập pháp giới.
Thập pháp giới đến như thế nào? Là trên mức độ thiên lệch cách nhìn cách nghĩ của chúng ta khác nhau, mức độ thiên lệch càng nhỏ thì tầng thứ trong thập pháp giới càng cao.
Cách nhìn cách nghĩ của chúng ta và tự tánh, chân tướng sự thật, mức độ sai lệc càng lớn thì biến thành lục đạo tam đồ, là một sự việc như vậy.Thập pháp giới cũng là hư huyễn không thật, mộng huyễn bào ảnh.
Đây đều là trên dụng, trên tác dụng, biến hiện những cảnh giới tướng này, không hiểu được những chân tướng sự thật này, nguồn gốc của những hiện tướng này, mê ở trong đó rồi cho rằng đây là sự thật.
Mê ở trong đây là phiền phức lớn rồi, lúc mê mất tâm không làm chủ được.
Tâm tùy cảnh chuyển, có thể nói lục đạo phàm phu không có thứ gì không phải là tâm tùy cảnh chuyển.
Trong hội Lăng Nghiêm Đức Phật giảng rất hay, “nếu có thể chuyển cảnh tức đồng Như Lai”, đó là gì? Quí vị thực sự hiểu được cảnh tùy tâm chuyển, quí vị cũng có thể thực sự làm được cảnh tùy tâm chuyển vậy thì quí vị là Phật, là Bồ Tát, quí vị giác ngộ rồi.Nói cách khác, tâm tùy cảnh chuyển là phàm phu, cảnh tùy tâm chuyển là Phật, Bồ Tát, là thánh nhân.
Nhưng quí vị phải hiểu được, cảnh tùy tâm chuyển là chân tướng sự thật, tâm tùy cảnh chuyển là hiện tượng mê hoặc, không phải là thật.
Tâm tùy cảnh chuyển thì tâm quí vị càng mê càng sâu.
Cảnh đó là càng biến càng hỏng.
Đây gọi là mê hoặc điên đảo.Trong tam chỉ tam quán, chúng ta mới hiểu được hạt nhân của nó ở dùng “trung”, trong tam quán không, giả, trung, hạt nhân là phải hiểu được dùng trung.
Trung là gì? Trung là tâm chân thành.
Tâm chân thành là gì? Không có một chút vọng niệm mới là chân thành.
Tiên sinh Tăng Quốc Phiên giải thích định nghĩa của thành là: “nhất niệm bất sanh thị vị thành”.
Thành là gì? Thành là chân tâm của chúng ta, thành là bản tánh của chúng ta, đáng tiếc là chúng ta không biết dùng.
Quí vị biết dùng thì ngay lúc đó sẽ thành Phật.
Thành Phật làm gì phải mất ba đại a tăng kỳ kiếp? Chúng sanh và Phật là ngay trong một niệm.
Quí vị biết dùng chân thành quí vị là Phật.
Hiện tiền thành Phật rồi.
Tâm của Phật là gì? Tâm của Phật là nhất niệm bất sanh.
Chúng ta nếu như có thể làm được nhất niệm bất sanh, há không phải là hiện tiền thành Phật rồi sao? Ý niệm của chúng ta nhiều quá, rất muốn nhất niệm bất sanh, những lại cứ vọng niệm nhiều như vậy.
Đây nguyên nhân là gì? Tập khí vọng tưởng từ vô thỉ kiếp đến nay, quí vị muốn trấn áp trấn áp không được, muốn đoạn đoạn không được, chúng ta mới phát hiện ra đây là tai nạn thực sự của bản thân, tu hành không thể chứng quả, trong nhân gian không thể sống cho tốt, căn nguyên chính tại đây vậy.
Đức Phật cho chúng ta một phương pháp thuận lợi nhất, dạy cho chúng ta niệm Phật.
Trước đây là “thiện xảo an tâm chỉ quán”, chúng ta là “thiện xảo an tâm Phật hiệu”, còn thuận tiện hơn cả chỉ quán.
Đây là lý do vì sao pháp môn nhiều như vậy, tất cả Chư Phật Như Lai lại tán thán pháp môn niệm Phật.
Phương pháp niệm Phật rất nhiều, vì sao Chư Phật Như Lai lại tán thán trì danh niệm Phật.
Đạo lý chính là đây vậy.
Chúng ta không có cách gì nên đem tâm an trên Phật hiệu.
Niệm niệm đều là A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra không có một tạp niệm nào, đây gọi là chánh niệm.
Niệm A Di Đà Phật phải chăng thực sự là chánh niệm? Không phải.
A Di Đà Phật vẫn là một vọng niệm.
Dùng một vọng niệm để đối phó tất cả vọng niệm, là một phương pháp như vậy.
Có người nói: “tôi dùng một hai ba bốn cũng được”.
Được, cũng được thôi.
Nhưng vì sao nhất định phải dùng A Di Đà Phật? Dùng A Di Đà Phật tương ưng với bổn nguyện của Phật A Di Đà.
Đó chính là nói quí vị tương lai nhất định vãng sanh đến thế giới Cực Lạc làm Phật, quí vị niệm một hai ba bốn có thể khống chế vọng tưởng tạp niệm của quí vị, nhưng không có duyên với thế giới Cực Lạc, quí vị không vãng sanh được.
Vấn đề chính là quí vị niệm một hai ba bốn niệm rất tốt, vọng niệm không còn nữa, quí vị có chắc chắn hết sanh tử, ra khỏi ba cõi không? Nếu như không ra khỏi ba cõi, thì vẫn phải làm việc lục đạo luân hồi.
Đây chính là đạo lý niệm một hai ba bốn không bằng niệm A Di Đà Phật.Tất cả Chư Phật Như Lai khuyên chúng ta niệm A Di Đà Phật, không khuyên chúng ta niệm một hai ba bốn, quí vị lại cứ niệm một hai ba bốn, không phải là quí vị đối đầu sao? Đối đầu với ai? Đối đầu với bản thân.
Không đối đầu với Chư Phật Như Lai mà đối đầu với bản thân.
Vẫn là tùy thuận với tập khí vọng tưởng của bản thân.
Không tin tưởng sự giáo huấn của thầy giáo, phương pháp thầy giáo dạy nhất định có đạo lý trong đó, nhất định có điều tốt trong đó.
Bản thân chúng ta nghĩ ra phương pháp dĩ nhiên cũng có điều tốt, điều tốt này luôn không sánh bằng điều tốt của thầy giáo, nên tâm quí vị phải an nơi đâu? Chư vị nghĩ xem một bộ Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, trên thực tế Tu Bồ đề chỉ hỏi hai sự việc, một là “vân hà hàng phục kỳ tâm?”, vấn đề này hỏi là phiền não tạp niệm của chúng ta nhiều quá, dùng phương pháp nào để có thể khống chế được nó, có thể hàng phục được những vọng tưởng tạp niệm này? Đây là vấn đề lớn.
Vấn đề thứ hai là hỏi “ưng vân hà trú?” Tâm chúng ta nên an trú ở đâu? Một bộ Kinh Kim Cang chỉ là hai vấn đề này.
Hai vấn đề này nếu như trong tông Tịnh Độ giải đáp thì làm gì mà phiền phức như vậy? Làm gì mà rườm rà như vậy? “Vân hà hàng phục kỳ tâm”? Nam mô A Di Đà Phật là hàng phục rồi.
Ý niệm vừa khởi, một câu Phật hiệu nhấc lên trấn áp nó, lâu dần lâu dần trong tâm chỉ có Phật hiệu, không có vọng niệm nữa.
“Ưng vân hà trú? Nam mô A Di Đà Phật, quí vị liền đem tâm an trú trên danh hiệu A Di Đà Phật là được rồi, vấn đề liền giải quyết rồi, còn cần đến rườm rà như vậy sao? Giảng nhiều lời vô bổ làm gì.
Phật Thích Ca Mâu Ni giảng một bộ Kinh Kim Cang giải đáp hai vấn đề này.
Giảng cho ai? Giảng cho người không tin tưởng pháp môn niệm Phật.
Thực sự tin tưởng niệm Phật làm gì Phật Thích Ca Mâu Ni phải giảng nhiều như vậy, phí nhiều lời như vậy? Cho nên pháp môn này, người nào tu? Hàng thượng thượng căn tu, pháp môn trong một đời viên thành Phật đạo.
Một câu danh hiệu Phật liền đầy đủ tam chỉ tam quán, một câu danh hiệu Phật viên nhiếp vô lượng pháp môn.
Lời này không phải là lời tôi nói, là đại sư Liên Trì nói, đại sư Ngẫu Ích nói.
Một câu A Di Đà Phật này, chính là tất cả pháp mà hết thảy chư Phật Như Lai đã nói, không có pháp nào không hàm nhiếp vào trong đó.
Đây không phải là tông Thiên Thai nói “nhất tâm tam quán” thì là gì?Chúng ta ngày nay niệm một câu A Di Đà Phật này đích thực không tương ưng với nhất tâm tam quán.
Chúng ta trong đây còn xen tạp vọng tưởng, xen tạp tạp niệm, cho nên một câu danh hiệu Phật niệm không có hiệu quả, không có biểu hiện thành tích.
Chúng tôi cũng từng thấy trong niệm Phật đường có một số người niệm được pháp hỷ sung mãn, mấy ngày mấy đêm tinh thần không mệt không chán.
Đó nguyên nhân là gì? Họ dùng tâm chân thành niệm Phật, dùng tâm thanh tịnh niệm Phật, cho nên mới có hiệu quả.
Chúng ta dùng tâm xen tạp niệm Phật, dùng tâm nghi ngờ niệm Phật, cho nên không thu được hiệu quả.
Chư vị tỉ mỉ nghĩ xem, phải chăng là như vậy?Đại Thế Chí Bồ Tát hướng dẫn chúng ta “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”, chúng ta ở niệm Phật đường chưa làm được, chúng ta trong lúc niệm Phật sáu căn vẫn còn phan duyên cảnh giới bên ngoài, chưa thu sáu căn trở lại, mắt vẫn cứ nhìn đông nhìn tây, trong tâm vẫn là vọng tưởng, phân biệt, ở niệm Phật đường nhìn người này, cùng với người ta nháy mắt liếc mày, tâm vẫn còn tán loạn.
Nhìn thấy người quí vị yêu thích sẽ cùng người ta cười cười gật đầu, nhìn thấy người không như ý vẫn sân si, trừng trừng đôi mắt, quí vị làm sao mà tương ưng được? Cho nên tâm quí vị không định lại được.
Quí vị không phải tâm chân thành, tâm thanh tịnh niệm Phật.
Ta niệm Phật, niệm một câu danh hiệu Phật vì chúng sanh khổ nạn trong thế gian này, vì tất cả chúng sanh trong pháp giới, đó là tương ưng với tâm từ bi.
Chư vị nghĩ xem, chúng ta niệm Phật không thu được hiệu quả, nguyên nhân do đâu vậy? Vì sao người khác niệm Phật có thể thu được hiệu quả rất tốt, nguyên nhân đó của họ ở đâu? Quí vị tìm cho ra điều này, nhân tố làm cho chúng ta không đạt được hiệu quả làm cho tiêu trừ, nguyên nhân làm cho người ta có hiệu quả rất tốt chúng ta phải ghi nhớ, để chọn lấy.
Công phu niệm Phật của chúng ta cũng sẽ đắc lực, cũng sẽ có hiệu quả rất tốt.Tam hoặc nếu như lần lượt phá là tiệm tu, đồng thời phá là đốn siêu, trong Phật Pháp nói hai môn đốn tiệm.
Đốn siêu nhanh, pháp môn niệm Phật là đại pháp viên đốn.
Làm thế nào dùng phương pháp “đô nhiếp lục căn”? Quán Thế Âm Bồ Tát trong hội Lăng Nghiêm đã nói.
Đại Thế Chí Bồ Tát đề xuất “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”.
Quán Thế Âm Bồ Tát làm tấm gương cho chúng ta noi theo là “phản văn văn tự tánh” chính là “đô nhiếp lục căn”, dùng một chữ này để làm đại biểu.
Nhĩ phản văn, nhãn phải phản quán.
Thế nào gọi là “phản”? Không duyên với cảnh giới bên ngoài, chính là phản trở lại, chính là đô nhiếp.
Nói cách khác, mắt có thể không nhìn sao? Được, nhắm mắt không nhìn.
Tai có thể không nghe sao? Không thể nào.
Tai không thể nào đóng lại.
Ngủ say rồi, lỗ tai vẫn có thể nghe được âm thanh bên ngoài.
Cách phản của tai như thế nào? Thực sự mà nói “phản” đó không phải nói chúng ta không nghe nữa, không nhìn nữa, không phải.
Ý nghĩa của phản chính là ở đây nói tam quán.
Tam quán chính là phản văn, mắt nhìn sắc tướng, tai nghe âm thanh, lập tức hiểu được thể tướng dụng của tất cả chúng sanh tướng rõ ràng thấu suốt.
Đây chính là phản quán.
Sẽ không tùy theo cảnh giới tướng mà chuyển.
Biết được thể không tịch, tướng hư huyễn, biết được nhân duyên quả của hiện tượng.
Ngày xưa thầy Lý dạy cho chúng tôi từ trên tám phương diện mà nhìn nhận.
Bất cứ một việc nào đều phải từ tám phương diện mà quan sát.
Thể, tướng, dụng là ba phương diện, nhân, duyên, quả là ba phương diện, sáu phương diện rồi, cộng với sự, lý nữa.
Quí vị từ tám phương diện này quan sát, quí vị sẽ không bị mê hoặc, sẽ không bị cảnh giới chuyển.
Bất cứ một sự vật nào, quí vị vừa nhìn liền có thể nhìn thấu tám mặt, quí vị sẽ biết nhìn, sẽ biết nghe.
Những phương pháp này sau khi học rồi phải luyện tập vào trong cuộc sống hằng ngày, luyện cho được vô cùng thuần thục, sáu căn vừa tiếp xúc cảnh giới sáu trần tám mặt này đồng thời hiện tiền.
Vậy quí vị mới được gọi là không mê, quí vị mới được gọi là biết nhìn.
Đối với quán của “chỉ quán” này là hơi hơi có một chút cách thức, nhưng lại không sâu sắc.
Quí vị biết xem, xem không sai, nhưng rất cạn cợt, chưa đủ sâu.
Sâu thêm một tầng thì thế nào? Tám mặt này mỗi một mặt đều có tám mặt.
Thể có thể của thể, tướng của thể, dụng của thể, có nhân của thể, duyên của thể, quả của thể, có sự của thể, lý của thể.
Nói đến sự, có thể của sự, tướng của sự, dụng của sự, trong sự có nhân duyên quả, có sự của sự, lý của sự.
Như vậy 8 nhân 8 là 64.
Chúng ta thấy sắc, nghe thanh, trong khoảng sát na 64 mặt rất rõ ràng, thì cách nhìn, quán sát sự vật của quí vị mới có chút độ sâu.
Điều này vẫn chưa đủ sâu, độ sâu không có đáy.
64 mặt trong mỗi mặt đó lại có 64 mặt, sau đó chúng ta mới rõ ràng ý nghĩa của câu nói “chư Phật Bồ Tát quán sát nhập vi” này.
Chúng ta không thể không cúi đầu, không thể không ngũ thể đầu địa.
Chúng ta thực sự sánh không bằng, chúng ta ngay cả 8 mặt cũng không thể nào để ý cho hết được.
Người ta có thể quán sát nhập vi, ‘vi’ đó là độ sâu không đáy, rộng lớn vô biên.
Cho nên người ta mới có thể một lỗ chân lông, một hạt bụi, có thể quan sát vô lượng vô biên pháp giới, nếu như không hiểu được những chân tướng sự thật này, chúng ta đối với nhiều danh từ pháp tướng trong kinh Phật chỉ mơ mơ hồ hồ mà xem qua.
Làm gì hiểu được chân thật nghĩa của nó? Dùng tam quán phá tam hoặc trên bất kỳ sự vật nào, trên sự việc nào cũng được, chánh báo một lỗ chân lông, y báo một hạt bụi nhỏ, quí vị có thể dùng tam quán quán sát một pháp này, tam hoặc đều có thể phá được.
Hà huống trong tất cả các pháp? Sáu căn của chúng ta trong mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây tiếp xúc với cảnh giới sáu trần bên ngoài, quí vị nhìn bằng cách nào? Quí vị có thể dùng chánh quán của Phật, Bồ Tát quán sát chính xác.
Chấp trước, phân biệt, vọng tưởng đều không rồi.
Đây là tam hoặc.
Chấp trước là kiến tư phiền não, nghiêm trọng nhất.
Phân biệt là trần sa phiền não.
Vọng tưởng là vô minh phiền não.
Thấy sắc nghe thanh trong mỗi mỗi pháp đều có thể đồng thời phá ba loại phiền não này.
Trong tất cả pháp không còn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nữa.
Tâm của quí vị thanh tịnh rồi.
Tâm thanh tịnh chính là tâm chân thành.
Tâm thanh tịnh chính là tâm bình đẳng.
Tâm thanh tịnh chính là tâm chánh giác.
Tâm thanh tịnh chính là đại từ đại bi.
Tánh đức viên mãn hiện tiền.Thế nào gọi là dụng công? Thấy sắc nghe thanh, sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, đó là đạo tràng, đó là dụng công.
Vấn đề là chúng ta có hiểu hay không, có biết hay không.
Khế nhập cảnh giới này chúng ta mới thực sự thể hội được thế nào gọi là đại tự tại.
Câu đầu tiên trong Tâm Kinh ý nghĩa liền thể hội ra được, “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời”, “hành thâm bát nhã ba la mật” chính là nhất tâm tam quán, tam quán nhất tâm.
Tam quán không phải có thứ lớp, không phải có sai biệt, một tức là ba, ba tức là một.Vừa rồi tôi phân tích với quí vị từ tám phương diện mà quán sát, một tức là tám, tám tức là một.
Thâm nhập được một tầng, tám tám sáu mươi tư, trong một niệm chính là sáu mươi tư, sáu mươi tư chính là một niệm.
Chư Phật Như Lai trên quả địa, quán sát nhập vi là một niệm, đồng thời không có trước sau, không có thứ lớp, quí vị nếu như không hiểu được đạo lý này, hiểu rõ đạo lý này là nhìn thấu.
Luyện tập trong cuộc sống thường nhật là thực sự làm đến công phu, thật biết dụng công, dụng công trong cuộc sống thường nhật, lúc ăn cơm từng hạt cơm đều là nhất tâm tam quán.
Lúc uống trà mỗi một hớp trà đều là nhất tâm tam quán.
Như vậy mới có thể “tánh thành vô thượng đạo”.
Cho nên Tổ sư đại đức nói chúng ta không biết ăn cơm, không biết uống trà.
Hòa thượng Triệu Châu bảo quí vị “uống trà đi”, quí vị thật sự bưng tách trà uống luôn, người ta uống trà là nhất tâm tam quán, chúng ta uống trà là suy nghĩ lung tung.
Ở đó dẫn khởi tham, sân, si, mạn, lá trà này ngon hay không, nước ngon hay không, trình độ công phu tốt hay không, suy nghĩ lung tung.
Người thế gian còn tán thán: ồ, anh giỏi quá, anh hiểu được trà đạo.
Quí vị nói xem còn cách gì nữa?Cho nên Phật Pháp sau khi thâm nhập vào rồi, vị nó là vô cùng.
Quí vị hãy chăm chỉ, nỗ lực.
Nói, nói không hết, nói chỉ có thể là một cách nhắc nhở.
Bản thân quí vị nhất định phải tư duy kỹ, phải khế nhập, phải ngộ nhập, quí vị mới có được sở đắc, mới có chỗ ngộ, có chỗ nhập.
Nói như thế nào cũng chỉ là một sự nhắc nhở.A Di Đà Phật !!.