Xin mở kinh bổn ra! Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, luận quán trang thứ 18, hàng thứ sáu từ dưới đếm lên, bắt đầu xem từ câu cuối cùng.“Tứ minh vân, sơ ước hành giả, trực tựu nhất niệm, quán ư thập giới bách giới thiên như diệu pháp.
Tuy tức nhất niệm, thiên pháp uyển nhiên, toàn thể tức không, đương xứ tức giả, nhưng phi nhị biên hựu tức song chiếu.
Bất khả dĩ nhất đa thuyết, an dĩ hữu vô tư nhược biên nhược trung giai mạc năng nghĩ, ư tư quán hạnh vị trung, ký thâm tiến nhập, tắc lục thất thức, bất chấp ư ngã đắc phân biệt, ngã pháp nhị không, chuyển thành vô lậu, tắc kiến tư nhiễm ô, thô cấu tiên lạc”.
Đến đây là một đoạn.Đoạn này trước đây chúng tôi đã giảng qua, nhưng vẫn còn những ý khác chưa giảng hết.
Thực sự mà nói, ý nghĩa này rất sâu rất rộng.
Đối với sự tu học của chúng ta mà nói rất quan trọng.
Ngày nay chúng ta tu học vì sao không đắc lực? Vì sao tập khí không đoạn được? Vì sao cảnh giới không chuyển được? Bản thân tuy có tâm hướng thượng, rất muốn sửa đổi, nhưng không sửa được.
Nguyên nhân rất nhiều.
Tại giảng đường chúng tôi cũng thường xuyên nhắc nhở, tuy thường nhắc nhở, thật ra được mấy người có thể hồi đầu? Điều này khiến chúng tôi nhớ đến lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam ngày xưa, lúc hướng dẫn chúng tôi nhiều lần khuyên nhủ chúng tôi, thực sự có thể hồi đầu cũng trong vạn người chỉ có được một hai người mà thôi, không thể nào yêu cầu ai ai cũng có thể hồi đầu.
Nếu như dùng tâm này mà yêu cầu, vậy thì sai lầm của bản thân chúng ta.
Phải biết tất cả chúng sanh nghiệp chướng vô cùng sâu dày, cho nên Phật độ chúng sanh là đời đời kiếp kiếp, không gấp gáp phải ngay trong đời này.
Trong đời này chỉ làm tăng thượng duyên cho quí vị mà thôi.
Đợi đến đời sau kiếp sau quí vị có phước phần, có nhân duyên, thì tiếp tục mà học.
Đời này người có thể thành tựu đều là thiện căn, phước đức, nhân duyên đầy đủ.
Đúng như trong Kinh Di Đà đã nói: không thể thiếu thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về nước đó.
Người như vậy thực sự được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ tôn kính.
Chúng ta phải chăng xếp vào hàng nhân vật này, bản thân suy nghĩ sẽ biết được.Đoạn văn này là Tôn giả Tứ Minh nói, cũng là Tổ sư một đời của tông Thiên Thai.
Trong đây nói đến chính là trong “thập thừa quán pháp” hàng thượng thượng căn tu học.“Trực tựu nhất niệm quán ư thập giới bách giới”.
Chúng ta ngày nay “nhất niệm” này làm không được.
Một niệm quán nơi mười pháp giới, quán về trăm pháp giới, chính là dùng một niệm để đối diện với vũ trụ nhân sinh.
Chúng ta hiện tại bệnh là ở đâu? Ngày nay chúng ta đối diện với xã hội là suy nghĩ lung tung, ngàn niệm vạn niệm, vọng tưởng dẫy đầy.
Dùng tâm thái này để đối diện xã hội, đối diện tất cả chúng sanh.
Đây là phàm phu, đây là tạo nghiệp.
Thực sự là Phật Bồ Tát, thực sự là người có đạo hạnh, dùng điều gì để đối diện xã hội? Nhất niệm.
Nhất niệm là chân tâm, suy nghĩ lung tung là vọng tâm.
Chúng ta không biết dùng chân tâm, chân tâm là nhất tâm.
Trong Kinh Di Đà nói: “nhất tâm bất loạn”.
Nhất tâm quí vị liền có thể thấy được pháp giới chân thật, tức nhất chân pháp giới.
Cho nên ở đây, tôn giả Tứ Minh nói rất hay: mười pháp giới trăm pháp giới vô lượng vô biên pháp giới, “thiên như diệu pháp”, đều là xuất xứ từ “bách giới thiên như” ở trong Kinh Pháp Hoa.
Trong mỗi một pháp giới đều đầy đủ mười như thị.
Cho nên gọi là trăm giới ngàn như.
Đây chính là nói chân tướng của vũ trụ nhân sinh.“Tuy tức nhất niệm, thiên pháp uyển nhiên”, Phật, Bồ Tát dùng chân tâm đối diện với cảnh giới.
“Nhất niệm” là chân tâm.
Chân tâm đối đãi cảnh giới, cảnh giới uyển nhiên, rõ ràng minh bạch hiện ra trước mắt.
Nhưng họ sáng suốt, họ rõ ràng, họ nhìn thấu.
Ý nghĩa của nhìn thấu chính là họ nhìn được rõ ràng, nhìn được sáng suốt.“Toàn thể tức không”, từ thể mà nói mười pháp giới, trăm pháp giới, ngàn như, cũng tức là nói vũ trụ hư không pháp giới tất cả chúng sanh, tất cả chúng sanh này bao gồm cả động vật, thực vật, khoáng vật, còn bao gồm rất nhiều hiện tượng, đều là chúng duyên hòa hợp mà sanh khởi.
Những thứ nhiều vô số này vô lượng vô biên tất cả chư pháp.
Thể là không.
“Không” là gì? Không chính là chân như tự tánh.“Đương xứ tức giả”, đương xứ là nói hiện tướng, hiện tướng là giả có.
Trong Kinh Kim Cang nói: “nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh”, là giả có, không phải là thật có.
Loại giả có này, nói với chư vị rằng tuyệt đối không tồn tại, chúng ta nhìn thấy dường như có tồn tại, kỳ thật không tồn tại.
Quí vị nhìn ra nó không tồn tại, vậy là đúng rồi, chính xác rồi.
Quí vị nhìn thấy nó là tồn tại, là sai, quí vị nhìn hoa mắt, nhìn sai mất rồi.
Vì sao lại khiến cho người ta nhìn thấy dường như nó tồn tại? Vì nó sát na sanh diệt.
Chúng sanh nhìn thấy đây là tướng tương tục, ngộ nhận cho rằng tướng tương tục là tồn tại.
Sự việc này nói ra rất khó hiểu.
Nếu như chúng ta dùng điện ảnh để làm ví dụ chư vị sẽ dễ hiểu hơn.
Quí vị xem hình ảnh của phim ảnh, hình ảnh đó phải chăng có tồn tại? Tri thức của người hiện tại biết rất rõ ràng, hình ảnh không tồn tại.
Vì sao vậy? Một giây đồng hồ đã thay đổi 24 tấm hình gốc.
Ồng kính vừa mở mở ra một tấm, lập tức đóng lại, lại mở ra đổi một tấm khác, một giây đồng hồ 24 tấm, cho nên quí vị nhìn hình ảnh, dường như nó còn tồn tại.
Không tồn tại.
Thời gian nó tồn tại là một phần 24 của một giây.
Kinh Kim Cang nói cho chúng ta biết, “như sương cũng như điện”.
Chúng ta ngày nay toàn thế giới, thời gian tồn tại đó còn ngắn hơn cả điều này, không biết phải ngắn hơn bao nhiêu lần nữa.
Quí vị cho rằng nó là tồn tại, cho rằng nó là chân thật.
Sai rồi.
Không hiểu được sai đến đâu rồi.
Tất cả hiện tướng căn bản không tồn tại.
Ngày nay chúng ta bị tướng tương tục làm mê, không hiểu được tướng sanh diệt chân thật ở trong đó, tình hình chân thực đó, mê trong tướng tương tục.
Nếu như quí vị tỉ mỉ xem, hiện tượng này đều bày ra ngay trước mắt.
Hôm qua qua đi rồi, vĩnh viễn sẽ không quay trở lại, ngày hôm nay, buổi sáng sớm qua rồi, cũng vĩnh viễn không quay lại.
Nếu như quí vị ở trên đây tỉ mỉ để tư duy, từng giây từng giây qua đi, vậy không phải là “như sương cũng như điện” sao.
Nó không phải giống như một ánh chớp sao? Quá khứ vĩnh viễn sẽ không quay trở lại.
Quí vị từ đây liền có thể quán sát được sát na sanh diệt.Trước đây giảng kinh tôi từng giảng qua rồi, bất cứ một người nào, một đời họ chân thật nhất là làm điều gì? Từ khi sanh ra thì đã hướng đến mộ phần mà đi, một ngày gần thêm một ngày, một giây tiếp cận thêm một giây, thật tinh tấn, họ không chịu buông lỏng, không chịu dừng lại, từng ngày từng ngày tiếp cận với mộ phần, từng giây từng giây tiếp cận mộ phần, không phải là làm việc này hay sao? Làm những việc khác, quí vị giải đãi biếng nhác, làm sự việc này thì thật tinh tấn.Đức Phật dạy chúng ta phải có trí tuệ, có thể quan sát đến tất cả những hiện tượng trên thế gian này là sự việc gì.
Thật tướng các pháp chính là dạy quí vị nhìn thấu, chỉ có người nhìn thấu mới có thể thực sự buông bỏ.
Vì sao vậy? Vì toàn là giả.
Bất cứ một pháp nào chắc chắn không thể nào chiếm hữu, chắc chắn không thể nào nói “ta đạt được rồi”, chắc chắn không đạt được.
Quí vị có thể đem tâm chiếm hữu, tâm đạt được, tâm khống chế, những ý niệm này đều buông bỏ hết, quí vị liền đắc đại tự tại.
Buông bỏ là buông bỏ điều này.
Nếu như không thể nhìn thấu chân tướng sự thật, quí vị làm sao có thể buông bỏ? Người buông bỏ không tạo nghiệp, không những ác nghiệp không tạo, thiện nghiệp cũng không tạo nữa.
Vì sao vậy? Vì niệm tạo nghiệp không còn.
Nhưng sự việc có làm hay không? Làm.
Sự việc vẫn là đoạn ác tu thiện, không có tâm này nữa, đoạn ác không có ý niệm đoạn ác, tu thiện không có ý niệm tu thiện, chính là thiện ác đều không tạo nữa.
Thiện ác đều không tạo, không phải nói sự việc thiện ác không làm nữa, cứ làm, vẫn còn làm.
Làm này là hoàn toàn lợi tha.
Đây chính là Bồ Tát thị hiện, du hí thần thông, nhà Phật thường nói “thừa nguyện tái lai”, người này chính là người tái lai.
Vì sao vậy? Vì không có bản thân, hoàn toàn không, mà vì chúng sanh, đây chính là người tái lai.
Còn có một niệm vì bản thân không phải là người tái lai, chắc chắn không có một niệm vì bản thân, niệm niệm vì chúng sanh.
Niệm niệm vì chúng sanh chắc chắn không có chấp trước phân biệt niệm niệm vì chúng sanh, không có.
Tâm này mới gọi là tâm thanh tịnh.Hiểu được thể không tướng giả, “nhưng phi nhị biên”, nhị biên chính là hiện nay chúng ta nói tương đối, phàm là tương đối đều là nhị biên.
Phàm phu chúng ta đều sinh sống trong cảnh giới tương đối.
Einstein nói về thuyết tương đối luận.
Quan niệm của chúng ta đều là tương đối.
Thiện ác là tương đối, tà chánh là tương đối, chân vọng là tương đối, thị phi là tương đối, nhân ngã là tương đối, đại tiểu là tương đối, trường đoản là tương đối.
Quí vị nghĩ xem, quí vị có thể tách rời thế giới tương đối không? Nhưng nếu như quí vị biết được tất cả pháp thể không tướng giả, ý niệm tương đối sẽ không có nữa, không có nữa là nhất chân pháp giới, bình đẳng pháp giới.
Có tương đối thì chắc chắn không bình đẳng, có tương đối mới có thị phi, có tương đối mới có tai nạn.
Thế gian vì sao mà loạn như vậy? Chính là vì tương đối tạo thành.Tuy nhiên không phải hai bên, hai bên đã rời được rồi, nhưng “hựu tức song chiếu”.
“Song chiếu” là đối với hai bên đều rõ ràng thấu suốt, rõ ràng họ lại không khởi ý niệm.
Tâm này giống như điều gì? Giống như tấm kính vậy.
Đây là ví dụ mà cổ nhân dùng, “dụng tâm như kính”.
Chúng ta mỗi ngày soi gương, tâm giống như tấm gương vậy thì tốt biết bao, cảnh giới bên ngoài rõ ràng, gương không có phân biệt.
Tâm của chư Phật Bồ Tát cũng giống như tấm gương vậy, rõ ràng mà không để lại dấu vết.
Cho nên hồ đến hiện hồ, hán đến hiện hán, đây là ví dụ của cổ nhân.
Hồ là người nước ngoài, người nước ngoài soi gương, trong gương hiện lên là hình của người nước ngoài.
Hán là người Trung Quốc, người Trung Quốc soi gương thì hiện lên là hình của người Trung Quốc.
Bản thân tấm gương chắc chắn không có chấp trước, không có phân biệt, chắc chắn không ghi lại ấn tượng.
Quí vị đi rồi thì kính trống không, lúc đang soi thì cũng chẳng phải có? Lúc đang soi thì kính vẫn là không không như vậy.
Quí vị phải hiểu được.
Một người có thể dùng tâm như kính, người này chính là Phật, chính là Bồ Tát.“Bất khả dĩ nhất đa thuyết”, “nhất đa” là tương đối, là hai bên.
Trước đây nói “vẫn không phải hai bên” chính là “không được dùng một nhiều mà nói”, không có một nhiều, không có sanh diệt, không có đến đi.
Tổ sư Tịnh Độ tông thường nói “sanh tức nhất định sanh, đi tức thật không đi”, lời này người ta nghe xong không hiểu.
Trong cảnh giới này liền hiểu thôi.
Vì sao vậy? Vì không có đến đi, không có sanh diệt.“An dĩ hữu vô tư”, hữu vô là tương đối.
Quí vị nói có, quí vị nói không, đây đều là phân biệt, đều là chấp trước.“Nhược biên nhược trung, giai mạc năng nghĩ”, “nghĩ” chính là khởi tâm, cho rằng đây là trung, kia là biên, không có ý niệm này.
Đây mới là một niệm không sanh, một vọng niệm cũng không có.
Trong thập thừa quán pháp, hàng thượng thừa, hàng thượng căn, đối với hư không pháp giới tất cả chúng sanh là cách nhìn như vậy.
Cách nhìn này hoàn toàn là cách nhìn của chư Phật Bồ Tát, họ học được rồi.
Họ nhập vào cảnh giới này.
Cho nên từ trong cảnh giới này, “ư tư quán hạnh vị trung”, vị thứ này không cao, trong lục tức là “quán hạnh vị”.
Quán hạnh là nói công phu đắc lực.Chúng ta ngày nay học Phật, con người không thể tự mình cuồng vọng, không được vọng ngữ, không được tự đại, phải hiểu được bản thân đang ở trong vị thứ nào, trong danh tự vị.
“Danh tự vị” là hữu danh vô thực, chưa vào được cảnh giới, quan niệm của quí vị chưa thay đổi, niệm niệm vẫn là tự tư tự lợi, niệm niệm vẫn là thị phi nhân ngã, niệm niệm vẫn là tham sân si mạn.
Đây không phải là danh tự vị thì là gì chứ? Danh tự vị hữu danh vô thực, không thể xa lìa lục đạo luân hồi.
Nên sanh tử như thế nào vẫn là sanh tử như vậy, không có một cách nào cả.Thập thừa quán pháp, loại quán pháp này nói thật thì không phải người bình thường có thể làm được, là hàng thượng căn.
Chúng ta là căn tánh gì? Hạ căn.
Nói lời trung thực thì đích thực là hạ căn.
Người hạ căn dùng phương pháp gì? Điều này trước đây chúng tôi đã giới thiệu với chư vị rất tường tận rồi.
Người hạ căn thì phải học theo đại sư Trí Giả, chân thật mà dùng phương pháp “ngũ đình tâm quán”, làm dừng lại những ý niệm của chúng ta, dừng lại những niệm bất thiện, dùng “ngũ phẩm quán pháp” để tu hành.
Ngũ phẩm quán là tích lũy công đức.
Ngũ đình tâm là đoạn ác, ngũ phẩm là tu thiện.
Dùng phương pháp này để đoạn ác tu thiện, để tích lũy công đức, sau đó niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ chắc chắn được sanh.
Đây là trình độ thấp nhất của pháp môn Tịnh Tông, sanh cõi Phàm thánh đồng cư.
Đại sư Thiên Thai dạy cho chúng ta phương pháp này, thực sự mà nói, chúng sanh trong thế gian chúng ta người người đều có thể làm được.
Tổ sư đại đức thường nói “vạn người tu vạn người vãng sanh”, vấn đề là quí vị không chịu làm, vậy thì cũng hết cách rồi.
Nếu quí vị chịu làm chắc chắn được vãng sanh.
Phương pháp này của đại sư Thiên Thai có hiệu quả.Ở đây là người thượng căn, người thượng căn rất tốt, rất thù thắng, quan niệm của họ tức là cách nhìn cách nghĩ đối với vũ trụ nhân sinh và chúng ta không giống nhau.
Họ tương ưng với chân tướng sự thật, cho nên nói là “ký thâm tấn nhập”, cách quán này chính là dùng nhất niệm để quán hư không pháp giới tất cả chúng sanh.
Công phu đắc lực rồi, “hai thức thứ sáu, thứ bảy không chấp nơi ngã”.
Công phu đắc lực những gì? Ngã kiến, ngã chấp phá được rồi, sẽ không có chấp trước về ngã này nữa.
Khó, không dễ dàng đâu.
Tất cả chúng sanh từ vô thỉ kiếp đến nay chấp trước có cái ngã này, lúc này chấp trước ngã này được buông bỏ, không còn chấp trước nữa.
Ngã buông bỏ rồi, chư vị nghĩ nghĩ xem ngã sở đương nhiên liền buông bỏ rồi.
Ngã sở tức là thứ mà ta sở hữu, ngã sở hữu cũng buông bỏ rồi.
Ngã và ngã sở đều không.
Ngã và ngã sở không rồi, chư vị nghĩ xem còn có tai nạn gì nữa? Còn có gì là thiên tai nhân họa nữa? Thiên tai nhân họa nếu có thì tôi thọ nhận, tôi không có nữa, nói với quí vị rằng thiên tai nhân họa cũng không có nữa, cho nên “ngã pháp nhị không”, nhân ngã không, pháp ngã không, thì quí vị chứng đắc rồi.
Chứng đắc này là biết được tất cả vạn pháp thể không tướng giả.“Chuyển thành vô lậu”, vô lậu chính là tâm thanh tịnh hiện tiền.
Kiến tư phiền não, kiến tư phiền não là nhiễm ô thô nhất nặng nhất đoạn được rồi, đây là Đại thừa Bồ Tát, địa vị của họ là Thất tín vị trong Thập tín vị.
Bồ Tát như vậy, nghĩa là hàng người tu hành này, công phu đoạn phiền não của họ, tương đương với Tiểu thừa A la hán Bích Chi Phật.
Nhưng trí tuệ A la hán, Bích Chi Phật không thể nào so sánh với họ được.
Công phu của họ càng nâng cao lên trên nữa, “tùng thị tấn quán”, tấn là không ngừng tiến bộ, không ngừng tinh tấn, “giáo hóa chúng sanh”, bản thân thành tựu rồi ở trong thế gian này làm những gì? Vì tất cả chúng sanh phục vụ, lợi dụng thân thể này, huyễn tướng này, giúp đỡ tất cả chúng sanh, giúp đỡ họ làm những gì? Giúp đỡ họ khai ngộ.
Thế gian rất nhiều người có lòng nhân ái, người có tâm từ bi, chăm sóc những người khổ nạn trong thế gian, họ đều có thể làm được, không cần đến Phật Bồ Tát phải làm.
Sự nghiệp phúc lợi từ thiện tại thế gian này, tự có chí sĩ người hiền chư thiên thiện thần họ làm.
Điều Phật Bồ Tát làm là việc mà họ không thể làm, làm không được, vậy thì Phật Bồ Tát đến.
Những sự việc nào là việc người thế gian làm không được, người thế gian này bao gồm cả thiên thần, thiên thần của dục giới thiên, sắc giới thiên, vô sắc giới thiên, đều không thể nào, đều không làm được, thì Phật Bồ Tát mới đến.
Giúp đỡ chúng sanh phá mê khai ngộ, việc này họ làm không được.
Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này.
Sau đó quí vị sẽ biết được học Phật phải bắt đầu học từ đâu, phải học như thế nào.
Chúng ta nhìn thấy người thế gian làm một số sự nghiệp từ thiện phúc lợi, chúng ta tùy hỷ giúp đỡ là được rồi, công đức đã viên mãn rồi.
Không cần phải đem toàn bộ thời gian tinh lực để đổ vào, toàn bộ tinh lực thời gian đổ vào, đó là tiểu thiện, giúp đỡ chúng sanh giác ngộ là đại thiện.
Nếu như vì tiểu thiện mà làm lỡ đại thiện vậy là chúng ta sai rồi.
Cho nên Phật Bồ Tát trú thế, không có sự việc gì khác ngoài dạy học.“Giáo hóa chúng sanh thành bất tư nghì diệu giả, phá trần sa vô tri”.
Vô tri chính là vô minh.
Từ đó có thể biết, nếu như chỉ là bản thân tu quán tu hạnh, quí vị chỉ có thể đoạn kiến tư phiền não, nếu như quí vị muốn phá trần sa phiền não, muốn phá vô minh phiền não, nhất định phải hóa tha.
Từ đó có thể biết, hóa tha chính là hóa độ chính mình, giúp người khác là giúp đỡ chính mình, giúp đỡ bản thân đoạn trần sa hoặc, giúp đỡ bản thân phá vô minh.
Bồ Tát nhiệt tâm như vậy để giáo hóa chúng sanh, không từ vất vả, kỳ thực họ phải phá trần sa hoặc, phải phá vô minh hoặc.“Tiến phá vô minh, câu sanh ngã pháp, vĩnh bất khởi đắc thành vô sanh nhẫn”.
Đây là làm cho cảnh giới của bản thân được hướng thượng nâng cao.
Nâng cao chính là phá vô minh, phá một phẩm vô minh chứng một phần pháp thân.
Hai loại chấp trước ngã pháp câu sanh này, hai loại chấp trước này ghê gớm, nghiêm trọng, là câu sanh phiền não.
Phiền não này đoạn rồi, phá rồi, vĩnh viễn không còn sanh khởi nữa, vậy là quí vị đắc vô sanh nhẫn.
Vô sanh nhẫn địa vị đã cao rồi.
Trong Kinh Nhân Vương nói Bồ Tát vô sanh nhẫn là đẳng cấp nào? Thất địa, bát địa, cửu địa, đây là Bồ Tát Vô sanh nhẫn.
Thất địa đắc hạ phẩm vô sanh nhẫn, bát địa đắc trung phẩm vô sanh nhẫn, cửu địa đắc thượng phẩm vô sanh nhẫn.
Người thượng căn tu hành nhanh.
Công phu của họ đắc lực, khác với chúng ta.
Vô sanh nhẫn đi lên nữa là thành Phật rồi, càng lên nữa là Tịch diệt nhẫn.
Thập địa Bồ Tát là hạ phẩm tịch diệt nhẫn, Đẳng giác Bồ Tát là trung phẩm tịch diệt nhẫn, Như Lai quả vị là thượng phẩm tịch diệt nhẫn.
Ở đây nói thành vô sanh nhẫn.Hiện tượng vô sanh nhẫn ở đây nói ra rồi: “vô công dụng đạo, nhậm vận lưu nhập, tức xả lại ya chi hiệu, biệt thọ thanh tịnh chi danh”.
Lúc này tám thức không còn, nó không còn gọi là tám thức nữa, nó gọi là tứ trí, chuyển tám thức thành bốn trí.
Phàm phu chúng ta là tám thức, tám thức tâm, vọng tâm, họ không còn vọng nữa, câu sanh ngã pháp đều đã đoạn rồi, chuyển A lại da thức thành đại viên cảnh trí, chuyển tiền ngũ thức thành thành sở tác trí, thành tựu vô lượng vô biên công đức, đây thực sự đã chuyển rồi.
Trong kinh Phật giảng lý viên mãn như vậy, giảng thấu triệt như vậy, phương pháp nói đến tinh tế như vậy, chúng ta nếu như không thể tin, không thể lý giải, không chịu tu học, thật là đáng tiếc quá.Từ điểm này tôi phải đặc biệt nhắc nhở mọi người, nếu như chúng ta muốn ngay trong đời này thực sự có thành tựu, nhất định phải biết thế gian tất cả mọi thứ đều là giả, không nên đi tranh nữa, không nên chấp trước nữa, không nên có thành kiến nữa, “tôi phải làm thế nào, thế nào”, loại ý niệm này là ý niệm luân hồi, ý niệm ba ác đạo, lại cứ muốn làm việc ba đường ác này.
Vậy thì còn có cách gì nữa chứ? Phật Bồ Tát không nói “tôi phải như thế nào, thế nào”, quí vị đi tra khắp Đại Tạng Kinh xem có câu này hay không? Phật Bồ Tát hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, quí vị muốn như thế nào, tốt, được, tùy quí vị, người khác muốn như thế nào, được, tùy họ.
Phật Bồ Tát xưa nay chưa từng ý kiến.
Vì sao vậy? Vì là giả, là không.
Là giả, là không, quí vị lại cho thật, Phật Bồ Tát không cho là thật.
Cho nên Phật Bồ Tát biết quí vị đọa lạc, quí vị phải chịu luân hồi, quí vị phải đọa địa ngục, để cho quí vị đọa, vì sao vậy? Kéo không ra mà, không có cách gì để cứu.
Nhìn thấy quí vị đọa lạc, thấy quí vị chịu khổ, đợi đến ngày nào đó quí vị chịu đủ rồi, biết quay đầu lại, muốn nghe Phật thuyết pháp, Phật liền đến.
Quí vị hiện tại còn chưa muốn nghe, còn chưa thể tiếp thu.
Không nên cho rằng ngày nay trong Phật đường nhiều người như vậy, người nghe kinh có muốn nghe kinh hay không? Không muốn nghe, đến chung vui thôi.
Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam thường nói là đến để tiêu khiển, họ không có việc gì làm, đến đây tiêu khiển vậy thôi.
Nghe rồi cũng hoan hỷ, cũng sẽ cười cười, cũng sẽ gật đầu, bước ra khỏi cổng là quên sạch sẽ.
“Cửa Phật không bỏ người nào”, cũng hi vọng họ đến nghe, A lại da thức gieo được một chủng tử, lúc nào chủng tử này khởi hiện hành? Khó nói lắm.
Biết đâu đến vô lượng kiếp lại vô lượng kiếp nữa, chủng tử mới khởi hiện hành.
Chúng ta ở đây nhìn thấy là người thượng căn thực sự dụng công, công phu đắc lực, không ngừng nâng cao.
Chúng ta vô cùng ngưỡng mộ.Đoạn văn dưới đây phân tích tiếp đạo lý này.“Nhiên phá hoặc hiển tánh, công do lục thức”.
Điều này và trong Kinh Lăng Nghiêm nói là cùng một ý nghĩa.
Quí vị tu hành có thể đắc lực, có thể đoạn phiền não, có thể khôi phục đến minh tâm kiến tánh, công lao của ai? Thức thứ sáu.
Nói cách khác, thức thứ sáu quí vị có biết dùng hay không? Chúng ta ngày nay dùng thức thứ sáu, dùng sai rồi, không phải là thật dùng, dùng sai, đi tạo nghiệp.
Thức thứ sáu là gì? Từ sáng đến tối khởi vọng tưởng.
Đây là thức thứ sáu.
Thức thứ sáu là phân biệt.
Thức thứ bảy là chấp trước.
Chúng ta phân biệt, không đi phân biệt pháp tánh, không phân biệt chân tướng vũ trụ nhân sinh, nếu như phân biệt những thứ này, quí vị dùng chánh rồi.
Chúng ta phân biệt là thị phi nhân ngã, lợi hại được mất, tham sân si mạn, chúng ta phân biệt những điều này.
Đây là dùng sai rồi.
Đây là tà dụng, không phải là chánh dụng.
Nếu như quí vị chánh dụng, thập thừa quán pháp này là dạy quí vị làm thế nào để chánh dụng.
Gọi là quí vị biết dụng tâm.
Chánh dụng là quí vị biết dụng tâm.“Tứ Minh chỉ vi cận nhi phục yếu, vi sự lý giải hạnh chi bổn”.
Ngài nói không sai.
Thức thứ sáu gần chúng ta biết bao, từ sáng đến tối khởi vọng tưởng.
“Yếu” là trọng yếu.
Quí vị phải dùng cho chánh, quí vị liền siêu việt lục đạo, siêu việt thập pháp giới, đi làm Phật làm Bồ Tát.
Trong bát chánh đạo thứ nhất là chánh kiến, chánh tư duy, tức là dùng cho chánh.“Vi sự lý giải hạnh chi bổn”, đối với sự, đối với lý quí vị thực sự có thể lý giải, thức thứ sáu là căn bản.
Chúng ta nghiệp chướng rất nặng, sẽ chịu cảnh giới bên ngoài làm ảnh hưởng, cho nên cảnh duyên này không thể không chọn lựa, ngay cả thánh nhân cũng không dám sơ suất.Mạnh tử, chư vị biết là đại thánh nhân của Trung Quốc, trong lịch sử Trung Quốc Khổng Tử xưng là “chí thánh”, Mạnh tử xưng là “á thánh”.
Mẫu thân của ông lúc bồi dưỡng ông, trong lịch sử ghi chép lại rất rõ ràng “Mạnh mẫu tam thiên”, chuyển nhà ba lần.
Vì sao vậy? Vì con nhỏ.
Con nhỏ sẽ bị hoàn cảnh ảnh hưởng, nơi này hoàn cảnh không tốt, có ảnh hưởng không tốt đến trẻ con, nhanh chóng chuyển nhà, chuyển đến nơi khác, sau đó ở một thời gian, cảm thấy vẫn không tốt, lại chuyển nhà.
Đây chính là người hiện tại chúng ta nói bầu không khí, từ trường, sẽ bị ảnh hưởng.
Môi trường nhân sự, môi trường vật chất sẽ ảnh hưởng đến tư duy của chúng ta, ảnh hưởng tâm trạng của chúng ta, ảnh hưởng tinh thần của chúng ta.
Cho nên con người sống trong một môi trường tốt, trong một từ trường tốt, đầu óc đặc biệt sáng suốt.
Quí vị chỉ cần lưu ý một chút thì sẽ lãnh hội được.
Quí vị đi vào một nơi non xanh nước biếc, thiên nhiên mênh mông, đầu óc đặc biệt rõ ràng.
Quí vị đi trong một đô thị, đông đúc hỗn loạn, trong chợ rau, sẽ thấy khác, lập tức tâm trạng không giống nhau.
Cho nên ngày xưa người tu hành, vì sao lựa chọn nơi từ trường tốt nhất, ở nơi đó xây dựng đạo tràng, làm một chòi tranh, chúng ta không thể không lưu ý.
Vì sao vậy? Quí vị không phải là hàng thượng thượng căn, quí vị không phải trong tất cả cảnh giới đều như như bất động.
Hàng thượng thừa căn tánh cảnh giới bên ngoài không dễ dàng ảnh hưởng đến họ, họ có thể chuyển cảnh.
Hàng trung hạ căn tánh thì không được.
Bản thân quí vị không hiểu được chọn lựa một môi trường tốt để tu học, quí vị đời này muốn thành tựu thì khó, quá khó, quá khó.Chúng ta ngày nay ở trong đô thị đang giảng kinh, đang dạy học, đối với bản thân tu học có chướng ngại rất lớn.
Vì sao vậy? Từ trường của đô thị không bằng nông thôn.
Từ xưa đến nay, có người thực sự tu hành nào lại trú nơi đô thị? Không có.
Phật ở trong kinh thường thường hướng dẫn học trò trú a lan nhã.
A lan nhã là tiếng Phạn, nghĩa là nơi thanh tịnh, không có quấy nhiễu, nơi thanh tịnh.
Vì thế ở Trung Quốc một số tự viện am đường đều xây dựng trên núi, trong núi sâu.
Hiện tại giao thông tiện lợi, đi rất thuận tiện, ngày xưa vô cùng bất thiện.
Lúc tôi còn nhỏ, quê hương tôi rất gần Cửu Hoa Sơn, đi bộ đi ba ngày, hiện nay ba tiếng đồng hồ là đến rồi.
Ba tiếng đồng hồ đến, nơi đó không thể tu hành, loạn rồi, người đến nhiều quá, đạo tràng náo loạn, rối bời lên rồi.
Trước đây đi ba ngày, quí vị không có thành tâm thì sẽ không đi, cho nên đạo tràng đó thanh tịnh, không có ai đến.
Đến dưới chân núi leo núi từng bậc từng bậc mà leo lên, mệt chết được.
Cho nên ở trên núi hoàn cảnh vô cùng thanh tịnh, họ có thể dưỡng đạo, có thể thành tựu đạo nghiệp.
Hiện nay tu hành, thực sự muốn thành tựu phải tìm một nơi ít dấu chân người đến, vẫn là nơi giao thông không thuận tiện.Mấy tháng trước, chúng tôi tại Úc Châu Perth, nhìn thấy có mười mấy vị pháp sư Tiểu thừa, chúng tôi đi tham quan đạo tràng của họ, đạo tràng đó ở trên núi, tương đối hẻo lánh, người thường cũng không muốn đến nơi đó, cuộc sống của họ vô cùng đơn giản, trong liêu phòng không có nước, không có điện, ban đêm thắp đèn nến, mỗi một người phát cho một đoạn đèn nến ngắn, chỉ một tí ti, tôi đi xem rồi thật tốt, tôi rất ngưỡng mộ, không có ai đến tìm quí vị, cũng không có điện thoại, ngay đèn điện cũng không có.
Quí vị ở nơi đó tâm thanh tịnh biết bao.
Trong liêu phòng ngoài mấy bộ áo quần để thay đổi, mền chiếu ra không có gì cả, thực sự nhìn thấy người ta ở nơi đó mảy trần không nhiễm.
Họ cần đọc sách, cần nghiên cứu kinh, họ có một Phật đường, có một phòng đọc sách, đều ở nơi đó, môi trường cư trú tu hành của bản thân một quyển sách cũng tìm không ra, tâm thanh tịnh.
Chúng tôi xem rồi có cảm tưởng như thế nào? Điều này rất quan trọng, chúng ta phải học tập như thế nào.Gần đây Trung Quốc rất hi vọng tôi trở về, biết bao năm nay tôi hi vọng lúc tuổi tác lớn rồi có thể lá rụng về cội, nếu như tôi có cơ duyên trở về Trung Quốc xây dựng đạo tràng, tôi làm lều tranh, trong lều tranh của tôi cũng không có gì cả.
Đối với việc tu học của bản thân, đối với việc niệm Phật vãng sanh của bản thân có lợi ích lớn.
Đây là sự thật, ngoài ra là giả.
Dạy học có lớp học, có phòng thư viện, có niệm Phật đường, có giảng đường.
Trong đó bày biện cũng là đơn giản, gọn gàng, sạch sẽ, mảy trần không nhiễm.
Kiểu hoàn cảnh này, bầu không khí này, từ trường này đối với người tu hành có lợi ích rất lớn.
Chúng ta ngày nay không hiểu rõ đạo lý này, một đời luống qua vô ích, một đời không thể thành tựu, không biết được nguyên nhân là gì.
Đây gọi là mê hoặc điên đảo.
Chúng ta ngày nay có rất nhiều thứ, tặng phẩm chất cả đống, đây là bất đắc dĩ.
Đây là vì lợi ích chúng sanh.
Đây chính là điều mà đại sư Trí Giả nói “xả thân vì người”.
Từ trường tu học của bản thân chúng ta bị phá hoại một bộ phận, nhưng điều đó có thể lợi ích chúng sanh.
Nhưng lợi ích chúng sanh phải có giới hạn.
Giới hạn gì vậy? Bản thân nhất định đã chắc chắn về việc vãng sanh.
Đây là giới hạn thấp nhất, hạ hạ phẩm vãng sanh cũng được.
Nếu như ngay cả niềm tin này cũng không có, phải lo đến bản thân, quí vị không lo cho bản thân thì trở thành tu phước báo, đời sau đi hưởng phước, không thể thoát ly luân hồi, không thể vãng sanh Tịnh Độ.
Vậy là sai lầm quá lớn rồi.
Quí vị phải biết quí vị vãng sanh Tịnh Độ là đi làm Phật.
Quí vị làm Phật quí vị độ biết bao nhiêu là chúng sanh.
Quí vị không làm Phật, ngày nay có thể độ được mấy chúng sanh? Thực sự mà nói, chỉ có thể kết duyên với chúng sanh mà thôi, không thể nào thật độ được.
Làm Phật rồi mới có thể thật độ chúng sanh.
Cho nên bản thân vãng sanh làm Phật, làm Bồ Tát là điều quan trọng số một, giúp đỡ người khác là thứ yếu.
Bản thân quí vị thực sự có chắc chắn rồi, giúp đỡ người khác không thể xếp vào số một.
Giống như đại sư Trí Giả bỏ đi phẩm vị của bản thân, hi sinh phẩm vị của bản thân, được, đây là tinh thần của Bồ Tát, đáng được người ta tán thán.
Nhưng bản thân chắc chắn được vãng sanh.
Ngay cả đạo lý này cũng không hiểu, vậy thì hết cách rồi.Dưới đây lại nêu ra một ví dụ nói: “như phạt thọ đắc căn, cứu bệnh đắc huyệt”, đây là hai ví dụ.
Chúng ta chặt cây, quí vị tìm đến rễ, từ rễ mà chặt, vậy thì quá dễ dàng rồi, cây này sẽ bị chặt mất.
Quí vị từ trên cành lá mà chặt, vậy thì phiền phức rồi.
Quí vị trị bệnh, trị bệnh dùng châm cứu, kim vừa vặn châm đúng vào huyệt đạo, vậy thì vô cùng hữu hiệu.
Đây chính là nói quí vị có thể chánh dụng thức thứ sáu.
Cũng giống như chặt cây tìm ra rễ, châm cứu châm đúng huyệt đạo vậy.“Thử tức thập thừa trung sơ quán bất tư nghì cảnh, danh tùng hành quán dã”.
Thập thừa quán pháp đã nói qua với quí vị rồi.
Thập thừa quán điều thứ nhất là người thượng căn.
Nó phân thành ba căn thượng trung hạ.
Đây gọi là “tùng hành quán”, đây là một phương pháp tu hành.Dưới đây nói phương pháp thứ hai, “thác sự phụ pháp”, đây là từ sự tướng mà tác quán, cạn hơn trước đây, đương nhiên dễ dàng hơn trước.
Đây chính là quí vị phải hiểu được sự biểu pháp mà trong Phật Pháp đã nói.Chúng ta đọc qua một lượt đoạn văn này:“Nhược phu thác sự phụ pháp, tức thác tổng đề Địa Tạng bổn nguyện nhân pháp nhi quán chi, kim tiên quán Bồ Tát nhân giả”.
Ở đây nói hai việc, một là từ nhân tác quán, hai là từ trên pháp mà tác quán.
Trước hết nói về người.
“Dĩ hành nhân chiêm lễ Địa Tạng chi tế”.
Quí vị ở trong chùa nhìn thấy Bồ Tát Địa Tạng, quí vị sẽ hướng đến tượng của Bồ Tát Địa Tạng mà đảnh lễ.
Quí vị lạy Phật, quí vị sẽ dùng hương hoa cúng dường.
Lúc quí vị lạy Phật, lúc cúng dường, người thế gian lạy thì lạy rồi, cúng dường thì cúng dường thôi, không có việc gì nữa.
Không đắc lực.
“Bất biểu quán pháp, hà dĩ dụng tâm”, quí vị lạy Phật, cúng dường Phật Bồ Tát, tâm của quí vị không có thay đổi, vẫn là tâm phàm phu, Cho nên kiểu cúng dường này là tu phước, biểu thị một chút tôn kính đối với Phật Bồ Tát, điều thực sự tốt thì chưa đạt được, không hiểu được ý nghĩa biểu pháp.
Ý niệm của quí vị không thay đổi được.Dưới đây nói với chúng ta “kim chuẩn”, chuẩn là y cứ.
Chúng ta y cứ Phật Thuyết Bát Đại Bồ Tát Mạn Đà La Kinh, trong đó có một đoạn nói: “Đứng trước Như Lai, quán Địa Tạng Bồ Tát đầu đội anh lạc, diện mạo hoan hỷ, tịch nhiên lân mẫn tất cả hữu tình”.
Quí vị nếu như có thể nhìn ra được ý nghĩa này, đây là ý nghĩa chân thật của nhà Phật cúng dường hình tượng Phật Bồ Tát.
Hình tượng Phật Bồ Tát thờ cúng tại nơi đó, đó là dạy học.
Ngày nay chúng ta đem hình tượng Phật Bồ Tát xem thành thần minh, cho nên sai rồi.
Đây chính là điều làm cho Phật Pháp biến thành tôn giáo.
Phật Pháp vốn là dạy học, hiện tại trở thành tôn giáo, hoàn toàn dùng tâm của tôn giáo để xem Phật Bồ Tát.Dưới đây nói: “Tay trái để thấp dưới rốn ôm bình bát, tay phải lại chắp lại hướng xuống, ngón trỏ ngón cái ấn vào nhau, để an ủi tất cả chúng sanh”.
Đoạn này là kinh văn, tức là trong Phật Thuyết Bát Đại Bồ Tát Mạn Đà La Kinh nói đoạn văn này.
Dưới đây giải thích.
Nó biểu thị cho ý nghĩa gì? “Đầu tức nhất thiết chủng trí”, đầu đại biểu cho nhất thiết chủng trí.
Nhất thiết chủng trí là tự tánh đầy đủ rốt ráo viên mãn trí tuệ, biểu thị điều này.
“Quán tức tỳ lô pháp tánh”, quán là đội ở trên đầu, quán đại biểu cho tỳ lô pháp tánh.
Tỳ lô pháp tánh chính là chân như bản tánh của bản thân chúng ta.
Tỳ lô là tỳ lô giá na, là pháp thân.
Ý nghĩa của nó là biến nhất thiết xứ, biến nhất thiết thời, biến nhất thiết xứ, là tự tánh của chúng ta, chân như bản tánh, dùng điều này để làm ví dụ.“Anh lạc” đây là đồ trang sức.
Thứ này mọi người dễ dàng hiểu được, những trang sức trước ngực Phật Bồ Tát, biểu cho tổng trì tứ đà la ni.
Đây chính là bốn loại tổng trì.Dưới đây chú giải.
Một là pháp, hai là nghĩa, ba là chú thuật, bốn là nhẫn.
Đây là dạy cho quí vị, đeo anh lạc này nghĩa là quí vị đem vũ trụ nhân sinh tất cả những lý luận, hiện tượng, phương pháp quí vị đều nắm được hết.
“Đà la ni” là tổng cương.
Cưỡng lĩnh, yếu lĩnh này quí vị phải nắm bắt được, chư pháp quí vị nắm bắt được rồi.
“Nghĩa” là lý luận, nghĩa lý, quí vị đã nắm bắt được.
“Chú thuật” là phương pháp, quí vị cũng nắm bắt được rồi.
“Nhẫn” chính là vô sanh pháp nhẫn, cũng tức là nói về thọ dụng, thọ dụng chân thật quí vị cũng nắm bắt được rồi.“Để biểu chủng trí, từ pháp tánh mà thành, nên có thể tổng trì tất cả pháp môn vậy”.
Quí vị có thể nắm bắt, quí vị có thể tổng trì, quí vị có thể nắm bắt được nguyên lý, nguyên tắc.
Quí vị không có trí tuệ làm sao có thể nắm bắt được chứ?“Chủng trí” là “tùng pháp tánh nhi thành”.
Vậy chúng ta nhìn đầu, nhìn mũ, quí vị phải hiểu được ý nghĩa này, biểu pháp này.“Diện mạo hoan hỷ, biểu từ tâm sở hiện từ bi tướng hảo”.
Quí vị nhìn diện mạo của họ vô cùng hiền từ, dung mạo khiến cho người khác nhìn thấy đều sanh tâm hoan hỷ, sanh tâm cung kính.“Tướng của nhất thân, diện mạo chính yếu, chư pháp sở y lấy tâm làm thể, tướng tùy tâm sanh nên để biểu tâm”.
“Tướng” biểu thị cho điều gì? tướng biểu tâm, tâm từ bi, tướng liền từ bi, tâm tốt tướng liền tốt, cho nên xem tâm người từ đâu mà xem? Từ trên tướng mạo mà xem.
Chư Phật Bồ Tát tâm địa chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi đều biểu hiện ra trên dung mạo.
Cho nên họ biểu thị cho “từ tâm sở hiện từ bi tướng hảo”.
Chúng ta nhìn thấy tướng hảo này phải học tập.
Chúng ta nếu muốn tướng tốt này, vậy thì quí vị phải tu chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi.
Tướng tùy tâm chuyển, ngay người thế gian cũng hiểu được đạo lý này.
Chúng ta không có tâm tốt, thì làm sao có được tướng tốt? Chúng ta thấy người thế gian, có một số người tướng tốt, rất đẹp, nhưng quí vị tỉ mỉ mà quan sát xem, họ có đẹp, nhưng họ không có thiện, họ không có chân thành.
Tướng hảo của Phật Bồ Tát là “chân thiện mỹ tuệ” bốn chữ đều đầy đủ.
Người thế gian có một số người tướng rất đẹp, họ đẹp, nhưng chân thiện tuệ không có.
Cho nên chúng ta thường nhìn thấy hạng người đó.
Cổ nhân thường nói: “tự cổ hồng nhan đã bạc mệnh”, cuối đời đều không tốt, bốn chữ họ chỉ có một chữ, thiếu ba chữ, cái đẹp của họ từ đâu mà tu được? Họ có nhân, đẹp là tu từ tâm từ bi, tâm địa rất từ bi, làm thêm một số các sự nghiệp từ thiện, giúp đỡ tất cả chúng sanh khổ nạn, họ làm được không như pháp, họ không phải là làm bằng chân tâm.
Vì sao mà làm? Háo danh háo lợi, họ không phải là chân tâm, làm những sự việc này, trong xã hội biết bao nhiêu người xu nịnh họ, biết bao người tâng bốc họ, vì những điều này, biết bao người tán thán họ.
Nếu như không có ai khen ngợi, họ sẽ không làm nữa.
Cho nên họ không phải là chân tâm, họ không phải là tâm thanh tịnh, họ không phải là tâm bình đẳng, nên họ đạt được quả báo chỉ có một thứ là diện mạo đẹp, không có trí tuệ chân thật, không có phước báo chân thật.
Cho dù được phước báo, như đàm hoa vừa hiện.
Chư vị có thể từ rất nhiều minh tinh màn ảnh, quí vị có thể quan sát được.
Những điều này đều bày ra trong hiện thực chúng ta, chúng ta từ Phật pháp, Phật pháp là sách vở, từ phòng học học được những đạo lý này, học được những phương pháp này.
Chúng ta phải thực tiễn vào trong cuộc sống.
Từ sáng đến tối tiếp xúc với người, sự, vật đều là biểu pháp, người biết dụng tâm trong cuộc sống mà thành tựu đại trí tuệ, thành tựu tâm thanh tịnh.
Tu hành ở đâu vậy? Tu hành trong cuộc sống, tu hành trong công việc, tu hành trong xử sự, đối người, tiếp vật, vấn đề chính là quí vị có biết dụng tâm hay không, chẳng những tướng tùy tâm chuyển, mà thể chất cũng tùy tâm chuyển.
Thể chất nếu như không tùy tâm chuyển thì tiên sinh Viễn Liễu Phàm vì sao được quả báo diên thọ? Thọ mạng của ông chỉ có 53 tuổi, ông có thể sống đến hơn 70 tuổi.
Thọ mạng này chuyển như thế nào? Tâm chuyển.
Tôi trong đời này cũng hiện thân thuyết pháp cho mọi người, tôi cũng là đời này mà chuyển biến, nếu như không gặp được Phật pháp, theo như trong mệnh tôi mà sống qua ngày, biết bao người đoán số mạng cho tôi đều sống không qua 45 tuổi, từ lâu đã không còn nữa rồi.
Tôi không bằng tiên sinh Liễu Phàm, tiên sinh Liễu Phàm còn sống đến 53 tuổi, thọ mạng của tôi chỉ có 45 tuổi, phước báo thì càng không bằng, thua xa rồi.
Trong đời quá khứ dường như đã tu một chút tuệ, tu tuệ không tu phước, cho nên không có phước báo, cuộc sống vô cùng gian khổ.
May là có cơ hội này gặp được Phật pháp, có duyên gặp được mấy vị thiện tri thức, thầy giáo tốt, chúng tôi chịu học, đối với điều thầy giáo dạy dỗ thâm tín không nghi, y giáo phụng hành.
Quả báo này hiện tiền rồi.
Cho nên tôi đối với việc cảm niệm ân đức thầy giáo không phải là người bình thường có thể sánh được.
Người bình thường không có.
Quí vị không nhận được thâm ân của người ta, quí vị làm sao mà cảm kích được? Nhận được thâm ân, bản thân quí vị y giáo phụng hành, đạt được lợi ích chân thật, quí vị mới cảm kích.
Người tiếp xúc với thầy giáo rất nhiều, học trò của tiên sinh Phương Đông Mỹ rất nhiều, học trò của thầy Lý cũng rất nhiều, học trò của đại sư Chương Gia cũng rất nhiều.
Thân cận nhiều năm không nhận được thọ dụng chân thật của thầy giáo.
Thầy giáo bình đẳng dạy học, không có đặc biệt hướng dẫn ai, vấn đề là quí vị có chịu học hay không.
Quí vị chịu học quí vị mới được thọ dụng, không chịu học nghe nghe rồi thôi, không đạt được thọ dụng.
Cho nên thực sự đạt được thọ dụng, có thể tin, có thể hiểu, có thể hành.
Được thọ dụng là có thể chứng.
Quí vị tin tưởng, nhưng là không hiểu, tin tưởng hiểu rõ quí vị không chịu làm theo, quí vị không đạt được lợi ích, không đạt được thọ dụng.
Quí vị đối với ân đức của thầy giáo sẽ nhạt dần.
Duy chỉ có thực sự phụng hành, thực sự được lợi ích, đối với ân đức thầy giáo mới biết được, mới hiểu rõ.
Ý niệm cảm ơn từ đó mà sanh, là tự nhiên như vậy.
Cho nên biểu pháp vô cùng quan trọng.Dưới đây là “tịch nhiên”.
Đầu, quán, anh lạc, diện mạo, quí vị đều dễ dàng cảm nhận được.
“Tịch nhiên” là nói về thái độ của họ.
Điều này phải thâm nhập một tầng nữa để quan sát, quí vị mới nhìn thấy.
Tạo tượng, thần thái của bức tượng này tự nhiên như vậy, từ dung mạo, hình tượng mà thể hội được tâm của họ thanh tịnh, tâm tịch diệt, tâm từ bi.
Tạo tượng, trong Đại Tạng Kinh có Tạo Tượng Độ Lượng Kinh, dạy quí vị phương pháp tạo tượng, tức là trên hình tượng phải biểu hiện ra cho được tất cả những điều này, không phải người thế gian chúng ta tạo tượng nghệ thuật, điều đó không được.
Những ý nghĩa này không thể nào biểu đạt được.
Hiện tại chúng ta nhìn thấy hình tượng Phật Bồ Tát có rất nhiều tượng là nghệ thuật, tạo nhìn rất đẹp, nhưng những ý nghĩa này đều không có.
Cổ nhân tạo tượng hoàn toàn căn cứ theo Tạo Tượng Độ Lượng Kinh để làm làm, những ý nghĩa này đều có thể hiển thị ra được.
Nó là biểu pháp.“Tịch nhiên” biểu thị cho “Bồ Tát tự trú tam ma địa”, tam ma địa chính là thanh tịnh tịch diệt, một niệm không sanh, không có vọng tưởng.
Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước tất cả đều đoạn hết, đây chính là tam ma địa.“Lục đạo dĩ khổ duyên nhi cảm”, lục đạo chúng sanh thọ khổ, liền có thể cảm được “Phật Bồ Tát dùng tâm đại bi mà ứng”.
Bồ Tát Địa Tạng và Bồ Tát Quán Thế Âm giống nhau, đại từ đại bi, chúng sanh có cảm tự nhiên liền có ứng, cảm ứng đạo giao, không thể nghĩ bàn.
Bồ Tát vĩnh viễn vì chúng sanh mà làm người bạn không mời, không cần đợi chúng sanh thỉnh cầu tự mình đã đi, tùy loại hiện thân, tùy cơ thuyết pháp.“Hai tay trái phải, biểu hai trí quyền thật”, đều có sự biểu thị.
“Thật trí nội tự chiếu lý, quyền trí ngoại dĩ giám cơ”.
Phật Bồ Tát vì chúng sanh thuyết pháp khế cơ khế lý.
Khế cơ là tác dụng của “quyền trí”, khế lý là tác dụng của “thật trí”, cũng tức là nói thật trí tương ưng với chân lý, tương ưng với chân tướng sự thật của vũ trụ nhân sinh.
Quyền trí tương ưng với môi trường sinh sống của chúng sanh hiện tiền.
Như vậy mới thực sự có thể giáo hóa chúng sanh.“Tề hạ thác bát”, chúng ta thấy tạo tượng của Bồ Tát Địa Tạng, trên tay có cầm bình bát, hiện tại cũng có tạo tượng là trên tay cầm một hạt châu, dùng hạt châu này đại biểu cho viên mãn, ý nghĩa biểu thị khác nhau.
Y theo phương pháp của cổ nhân mà làm thì tốt, Bồ Tát Địa Tạng trong tay nhất định là bình bát, cầm tích trượng đi khất thực, thị hiện là tướng này, trên tay không phải là cầm hạt châu.Bình bát đại biểu cho “tánh thức đầy đủ Như Lai Tạng”, người xuất gia mỗi ngày đều phải đi ra ngoài khất thực.
Bát đại biểu cho “tánh thức đầy đủ Như Lai Tạng”, biểu thị cho ý nghĩa này.
“Nội không ngoại viên”, trong bát là trống không, bên ngoài tròn đầy, biểu thị cho ta người đều đầy đủ không Như lai tạng, bên trong là không, vạn pháp đều không, bên ngoài tròn, tròn như thái hư, thái hư không, không thiếu không giảm, đại biểu cho hư không pháp giới viên mãn.
Nhưng trong bình bát có thể đựng đồ vật, mỗi ngày đi khất thực, đựng cơm đựng thức ăn, biểu thị bất không Như Lai tạng.
Lúc đựng đồ vật biểu thị cho bất không Như lai tạng.
Đầy đủ tánh công đức như hà sa, hà là sông Hằng, sa là sa số, đầy đủ hằng hà sa số vô lượng vô biên công đức xứng tánh, biểu thị ý nghĩa này.
Cho nên dạy quí vị nhìn thấy tướng này cũng giống như lên lớp dạy cho quí vị.
Quí vị hiểu được nhiều thứ như vậy, quí vị ở trong đây mà giác ngộ, tỉnh ngộ trở lại.
Cũng biết được ta ngày nay đối diện với tất cả người, sự, vật ta nên làm như thế nào.
Vì vậy ngày ngày bảo quí vị lạy Phật Bồ Tát, quí vị đều là lạy suông thôi.
Quí vị làm gì hiểu được những đạo lý này?Chúng ta ngày nay người tu học Tịnh Độ, mọi người thờ cúng là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà biểu thị cho pháp gì? Nếu như chúng ta hiểu được những điều này, liền có thể từ đó mà suy ra, phần đầu của Phật A Di Đà biểu thị cho tự tánh vốn đầy đủ trí tuệ rốt ráo viên mãn.
Tạo tượng của Phật A Di Đà, trên thân cũng đeo anh lạc.
Phật A Di Đà trên tay cầm hoa sen, không phải là bình bát.
Hoa sen biểu thị ý nghĩa sâu sắc.
Hoa sen là tiếp dẫn chúng sanh, tiếp dẫn chúng sanh nào? Tiếp dẫn chúng sanh liên hoa.
Hoa sen là mọc từ bùn nhưng không ô nhiễm, tâm chúng ta còn bị ngũ dục lục trần nhiễm ô, Phật A Di Đà tiếp dẫn không phải là hạng người này.
Phật A Di Đà tiếp dẫn hạng người hoa sen, người xuất thân từ bùn mà không bị nhiễm.
Điều này trong kinh thường nói “tâm tịnh tắc Phật độ tịnh”.
Người niệm Phật tâm không thanh tịnh không thể vãng sanh, Phật không đến tiếp dẫn quí vị.
Hình tượng của Phật đã rõ ràng rồi mà.
Quí vị không phải là hoa sen, miệng niệm Di Đà cũng vô dụng.
Cổ nhân nói rất hay: “miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, hét rách cổ họng cũng hoài công”.
Quí vị niệm Phật phải niệm cho ra tâm thanh tịnh của quí vị.
Trong Kinh Di Đà đã nói rất rõ ràng, rất thấu đáo rồi.
Mục tiêu niệm Phật ở đâu vậy? Nhất tâm bất loạn, tâm bất điên đảo.
Quí vị dùng phương pháp niệm Phật, có thể niệm đến nhất tâm bất loạn, tâm không điên đảo, thì quí vị là hoa sen rồi, quí vị sẽ được Phật A Di Đà tiếp dẫn.
Cho nên nhìn thấy tạo tượng của Phật Bồ Tát, phải hiểu được tượng đó biểu thị cho ý nghĩa gì, thì quí vị đạt thọ dụng.
Quí vị không hiểu rõ được ý nghĩa biểu pháp của tượng, lại xem nó như là thần minh để đối đãi, quí vị hoàn toàn sai rồi.
Quí vị làm sao có thể thành tựu công đức lợi ích thù thắng chứ?Dưới đây còn có một thủ ấn.
Thủ ấn hiện nay người ta nói là ngôn ngữ tay, nói ngôn ngữ tay thì mọi người đều hiểu được, nói thủ ấn mọi người sẽ không hiểu.
Thủ ấn chính là ngôn ngữ tay.
Tay biểu thị cho một tư thế, quí vị vừa xem liền hiểu được.
Thế tay của Bồ Tát Địa Tạng là ngón cái và ngón trỏ kết lại với nhau, đây là biểu cho một vòng tròn, đại biểu cho ý nghĩa gì? Ở đây nói với quí vị rồi: “mê ngộ nhất như, nhân quả tương hợp, nhi úy an lục đạo chúng sanh vật ưu não dã”.
Chúng sanh tội khổ lục đạo chỉ cần quí vị một niệm giác ngộ, quí vị liền được độ.
Sanh Phật bất nhị, chúng sanh và Phật không hai, thấy ý nghĩa này.
Tất cả pháp đều không hai.
Cho nên Phật pháp gọi là “nhập bất nhị pháp môn”.
Bất nhị là gì? Bất nhị chính là một.
Một là gì? Là nhất tâm bất loạn.
Lúc nào quí vị mới nhập bất nhị? Xa lìa vọng tưởng, phân biệt, chấp trước liền bất nhị.
Chỉ cần quí vị có phân biệt chắc chắn có hai, chỉ cần quí vị có chấp trước chắc chắn có hai rồi.
Quí vị có phân biệt chấp trước liền rơi vào hai ba.
Vậy là phàm phu rồi.
Hai ba chính là lục đạo luân hồi.
Quí vị có thể vĩnh viễn duy trì không hai, tâm địa thanh tịnh, chư pháp bình đẳng, thì quí vị thành tựu rồi.
Quí vị vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc là việc dễ dàng thôi, không hai là chân thành thanh tịnh, hai thì không thanh tịnh, hai là có tôi có anh, tôi nhất định lớn hơn anh, tôi nhất định giỏi hơn anh, phiền phức liền đến thôi, quí vị tạo nghiệp rồi, vậy là quí vị phải chịu quả báo luân hồi.
Cho nên vào pháp môn không hai thì tâm thực sự thanh tịnh.
Đối với thế xuất thế gian, thập pháp giới, nhất chân pháp giới đều không có phân biệt chấp trước nữa.
Vậy là không hai rồi.A Di Đà Phật !!.