Phần 01.4: Ánh sáng tâm hồn
“Tình yêu thương mang ánh sáng đến
những nơi tăm tối nhất và mở rộng
Những giới hạn của con người.”
Tôi vẫn còn nhớ như in cái ngày đa thật sự làm thay đổi cuộc đời mình ngày mà lần đầu tiên tôi gặp cô giáo Anne Mansfield Sullivan. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không khỏi kinh ngạc khi nghĩ đến điều kỳ diệu đã mang cô đến với tôi, vào ngày 3 tháng 3 năm 1887, ba tháng trước khi tôi tròn bảy tuổi.
Trong buổi chiều đáng nhớ ấy, tôi ngồi ở ngoài hiên lầm lì và trông đợi. Mẹ tôi cứ chộn rộn lui tới trong nhà, nên tôi biết chắc rằng có một điều gì đó khác lạ sẽ đến. Hơi buồn vì mẹ không có thời gian để choi với mình, tôi thơ thẩn trước mái hiên rồi ngồi xuống bậc thềm rủa. Ánh nắng chiều xuyên qua đám cây kim ngân che phủ hàng hiên, chiếu lên khuôn mặt tôi ấm nóng. Những ngón tay tôi mân mê một cách vô thức lên những chiếc lá và nụ hoa thân thuộc vừa hé nở để đón chào mùa xuân phương Nam ngọt ngào. Nỗi buồn xen lẫn sự giận dỗi vô cớ cứ giày vò tâm hồn tôi, và tôi muốn òa lên khóc cho thỏa thuê, cho vơi đi những cảm xúc đang trào dâng trong lòng.
Tôi vẫn có thể cảm nhận rõ mồn một cảm giác của mình khi đó - cái thuở tôi mới chỉ là một cô bé lên bảy hoang mang, sợ hãi lẫn bất lực trước bóng tối tàn nhẫn bao trùm lên cuộc đời mình. Tôi như con tàu đang dò dẫm đi trong sương mù dày đặc, không có lấy một tia sáng nào dẫn lối, không có bất cứ một đường ranh nào chỉ đường. Thi tuyệt vọng nhìn xung quanh, đưa tay mình ra mong chạm phải một vật gì đó để bám víu, nhưng tất cả chỉ là một khoảng không vô hình “ánh sáng”! “Hãy cho tôi ánh sáng!”-Tiếng lòng tôi van vỉ kêu xin, bật ra thành tiếng nấc nghẹn đau xót.
Có tiếng bước chân nhè nhẹ tiến lại gần. Tôi quay khuôn mặt đẫm nước mắt về hướng âm thanh. Mẹ, mẹ có phải mẹ đó không? Bàn tay tôi đưa ra, chờ mong một vòng tay ấm áp. Người đó choàng tay qua người tôi, ôm tôi thật chặt vào lòng. Tôi nghe thấy mùi thơm của hoa oải hương nhè nhẹ. Không phải là mẹ, nhưng ở bên người ấy, tôi. Cũng có được cảm giác che chở và bình an như với mẹ mình. Và lập tức, như có một sợi dây thiêng liêng nối kết tôi và người ấy.
Một linh cảm mách bảo với tôi rằng người ấy đến đây để giúp tôi, và hơn tất cả để yêu thương tôi.
Người ấy chính là cô giáo của tôi, cô Anne Mansfield Sullivan, người duy nhất đồng ý đến trang trại xa xôi này để dạy tôi theo đề nghị khẩn thiết của mẹ.
Buổi sáng hôm đó cô giáo đã dẫn tôi vào phòng và tặng cho tôi con búp bê nhỏ.
Cô báo đó là món quà mà những trẻ em khiếm thị rủa trường Perkins, nơi cô làm việc, đã gửi đến cho tôi.
Sau khi tôi chơi được một lát, cô Sullivan chậm rãi viết vào bàn tay tôi chữ "búp bê". Ngay lập tức tôi cảm thấy thích thú với trò chơi mới của cô, bắt chước theo cô, tôi cũng cố viết lại cho thật giống, Đó cũng chính là chữ đầu tiên mà tôi tập viết trong đời của mình.
Khi cùng cô chơi "trò chơi" này, tôi không biết rằng mình đang học chữ, thậm chí không biết sự tồn tại rủa nó. Tôi chỉ đon giản bắt chước bằng những ngón tay. Nhưng việc học cách phân biệt các vật không dễ dàng như ấn tượng đầu tiên của tôi vê nó. Tôi không biết được hoa oải hương thì màu tím, còn hoa kim ngân màu vàng. Còn có gì khác nhau giữa màu vàng rủa tóc tôi và màu xanh thẳm của bầu trời như cô nói? Tôi không thể mường tượng ra những thứ mà mình không thể cầm, nắm hay sờ thấy được. Chúng làm cho tôi luôn nhầm lẫn, và điều đó khiến tôi trở nên mất kiên nhẫn. Sự giận dữ, bất lực lại ùa về, và trong một lần như thế, tôi đã chụp lấy con búp bê bằng sứ mà cô tặng, ném mạnh xuống. Tiếng vỡ khô khốc vang lên và âm thanh của những mảnh vỡ văng trên sàn nhà làm tôi cảm thấy một nỗi vui sướng mơ hồ kèm theo nụ cười mỉa mai đối với chính bản thân mình. Không có nỗi buồn hay hối tiếc nào theo sau cơn giận dữ đó. Thế giới tối tăm mà tôi sống không có tình cảm sâu sắc hoặc sự dịu dàng, đằm thắm. Tôi không biết được cảm xúc của chính mình, chúng chỉ là một mớ hỗn độn chồng chéo lên nhau, khiến tôi thoắt vui thoắt buồn. Nghe cô giáo lặng quét những mảnh vỡ cho vào chiếc thùng giấy đặt ở góc lò sưởi, tôi chợt cảm thấy hài lòng lẫn hả hê như mình vừa đập nát được sự khó chịu trong lòng. Ngỡ rằng cô sẽ giận dữ la mắng, và như thế chỉ càng khiến tôi tìm nên nổi loạn, nhưng không cô chỉ nhẹ nhàng đội mũ cho tôi và tôi biết rằng mình sắp được đi ra ánh mặt trời ấm áp. Con tức giận chợt tan biến, và tôi thấy lòng mình dịu xuống khi nắm lấy bàn tay cô. Chúng tôi đi xuống con đường có mùi hương thơm ngát của hoa kim ngân. Cô viết vào lòng bàn tay tôi chữ "nước", và rồi đặt tay tôi dưới vòi nước đang chảy. Tôi thích thú cảm nhận được dòng chảy mát lạnh luồn qua kẽ tay mình, miệng lẩm nhẩm đánh vần từ mà cô vừa chỉ. Dòng nước tưới mát bàn tay tôi, cũng tưới mát cho khu vườn nhỏ mà tôi đang đứng.
Con gió nhẹ thoảng qua, đưa lại làn hương dịu dàng của hoa, của lá, của nhưng thứ trái cây vừa chín tới. Cô lại viết vào tay tôi những chữ cái diệu kỳ. Tôi đứng yên tất cả mọi sự chú ý đều tập trung vào chuyển động rủa ngón tay cô. Cả ngày hôm đó cô kiên trì giúp tôi phân biệt sự vật bằng cách lặp đi lặp lại những cái tên trong khi tôi cảm nhận chúng bằng các giác quan khác của mình thay vì thị giác. Một cảm giác xúc động chợt lan tỏa trong tâm hồn tôi, càng lúc càng mãnh giác như những đợt sóng, làm bừng dậy trong tôi một thứ ánh sáng diệu kỳ.
Những cảm xúc mơ hồ, chồng chéo trong lòng tôi rồi dần dần trở nên rõ ràng hơn. Nhưng chữ cái lộn xộn được sắp xếp có trật tự hơn. Điều đó đã thắp sáng trong tôi niềm hy vọng và sự thích thú. Tôi đã được tự do, thoát khỏi bóng đêm vẫn hằng kìm giữ mình! Cũng còn có những rào cản, đó là sự thật, nhưng những rào cản đó sớm muộn gì cũng sẽ bị dỡ bỏ.
Khi chúng tôi trở về nhà, mỗi vật tôi chạm vào đều rung lên một sức sống mới. Chúng không còn là những vật vô tri vô giác nữa. Chúng cũng có tâm hồn, vì chúng đều có một cái tên cho riêng mình.
Khi vào đến cửa tôi nhớ lại con búp bê đã bị vỡ. Tôi tìm đường tới lò sưởi và nhặt những mảnh sứ vỡ lên. Tôi cố gắng một cách vô vọng để ghép chúng lại với nhau, đôi mắt đẫm lệ vì cảm giác ân hận, xót xa.
Tôi đã học được rất nhiều điều mới mẻ trong ngày hôm đó. Tôi cũng không nhớ hết được, nhưng chúng chính là những chữ cái đã mang đến cho tôi hy vọng. Thật khó tìm thấy một đứa trẻ bảy tuổi nào hạnh phúc hơn tôi vào buổi tối hôm đó, khi tôi nằm trên chiếc giường nhỏ với niềm vui tràn ngập trong lòng.
Lần đầu tiên tôi mong mỏi ngày mới đến.
- Lan Anh -
Theo Helen Keller Anne Sullivan
Phần 01.5: Tìm lại niềm tin
“Những cử chỉ an tâm giả đơn của bạn
có thể làm nên sự thay đổi lớn lao."
Vào một ngày giữa tháng năm, vừa trở về sau chuyến công tác ở
Washington, tôi đã phải vội vàng đáp chuyến bay lúc 2 giờ sáng đến Anchorage.
Tôi chỉ có thể tranh thủ chợp mắt được vài ba tiếng vì lúc 9 giờ sáng, tôi sẽ có một cuộc nói chuyện với các em học sinh trung học về chủ đề giáo dục sinh sản vị thành niên.
Ngôi trường tôi tới khá đặc biệt. Các em ở đây đa phần đều là những trẻ đã từng có hành vi phạm pháp hoặc bị coi là "bất trị" ở các trường khác chuyển về.
An ninh của trường vì thế cũng khá nghiêm ngặt và thầy cô đều phải rất nghiêm khắc mới có thể quản lý nổi các em. Tôi cảm thấy hơi khó khăn một chút khi bắt đầu trình bày đề tài nhạy cảm này trước nhưng thính giả tỏ ra thờ ơ, thuộc nhiều chủng tộc, nền văn hóa khác nhau. Có nhiều em ở đây đã làm mẹ ở tuổi ví thành niên, và cũng có những em đang mang thai, nên tôi phải khéo éo để tránh cho các em có suy nghĩ rằng tôi. Tôi mở đầu buổi nói chuyện bằng cách thảo luận cùng các em cách sử dụng tiền bạc như thế nào cho hợp lý. Lấy ra một xấp tiền loại hai đô la, tôi phát cho từng em một. Số tiền tuy không lớn, nhưng cũng khiến bọn trẻ hào hứng hẳn lên. Chứng nhận thấy tôi không định đọc một bài phát biểu dài lê thê, hay cho biết những số liệu khô khốc, mà tôi đến là để nói chuyện và tiếp xúc với chúng. Sau khi phát tiền xong, tôi yêu cầu các em hãy nghĩ ra cách sử dụng số tiền ít ỏi này cho hợp lý, để mang lại niềm vui cho gia Đình, bạn bè hay giúp ích cho chính bản thân mình. Tôi đã khiến những khuôn mặt thờ ơ bất cần của chúng trở nên hứng thú hơn.
Các ý kiến được đưa ra, và tôi nhận thấy ở những đứa trẻ bị cho là "bất trị" này cũng có một tâm hồn rất đáng yêu. Có em định sẽ mua cho mẹ mình đóa hồng, có em mua cho cậu em trai nhỏ chiếc xe đồ chơi, mua một tấm thiệp cho sinh nhật sắp tới của bạn. Tôi cũng đưa ra đề nghị rằng nêu muốn, các em có thể đổi tờ hai đô la để láy cuốn sách do tôi viết về đề tài "Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên". Và thật bất ngờ, các em xếp thành hàng dài chờ đổi sách, có em còn xin chữ ký của tôi nữa. Tôi cảm thấy rất vui, vì những quyển sách ấy sẽ giúp các em có những hiểu biết đúng đắn hơn về bản thân, về tình yêu, hôn nhân, về trách nhiệm cũng như những kỹ năng cơ bản trong việc nuôi dạy con cái ngay từ ban đầu.
Mở đầu tốt đẹp đó đã giúp cho thời gian còn lại của buổi nói chuyện diễn ra hoàn toàn suôn sẻ. Các em đã chấp nhận tôi, chịu tâm sự với tôi về những rắc rối đang gặp phải và xin lời khuyên. Trước mặt tôi lúc này là nhưng khuôn mặt chăm chú lắng nghe, những cặp mắt hiền hòa và buồn bã. Tôi kể cho các em nghe về bà ngoại mình - người đã luôn ơ bên tôi, là nguồn động viên tôi tiến về phía trước để từ đó các em có niềm tin rằng quanh mình vẫn luôn có những người thật sự quan tâm, yêu thương và mong mỏi các em thành đạt.
Trước khi ra về, tôi cho các em địa chỉ kèm theo lời hứa sẽ lắng nghe cũng như giúp đỡ hết sức mình khi có em nào cần đến tôi. Nhưng ba ngày sau, lá thư đầu tiên tôi nhận được không phải là lá thư nhờ giúp đỡ, mà lại là một lá thư cảm ơn.
"Chào ông Floyd,
Có lẽ ông sẽ ngạc nhiên khi nhận được lá thư này của cháu, và ông cũng không biết được những gì ông đã nói tại buổi nói chuyện của trường đã tác động đến cháu mạnh mẽ như thế nào đâu. Cháu vẫn giữ tờ hai đô la mà ông đã tặng, mặc dù cháu cũng mua một cuốn sách của ông bằng tiền của mình. Tờ hai đô la rủa ông là tờ tiền đầu tiên cháu bỏ vào ống heo để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con mà cháu đang mang trong bụng.
Ông biết không, vào trước ngày ông đến trường, cháu đã có một ý định hết sức nông nổi. Cháu đã dọn hệt sách vở trong ngăn tủ cá nhân ở trường và định sẽ tự vẫn cùng đứa bé. Nhưng rồi ông đã làm cháu phải suy nghĩ lại Cháu đã chối bỏ gia đình, đã làm những chuyện rồ dại giờ cháu đã có ý thức hơn về trách nhiệm của mình. Cháu đã nhận ra bên cháu luôn có người yêu thương và sẵn sàng dìu dắt, nâng đỡ cháu. Và cháu sẽ tiếp tục sống cho cháu, cho đứa con nhỏ, cho cả gia đình đã từng vì cháu mà đau khổ nhiều. Tất cả ở những điều đó là nhờ vào ông. Cháu xin cảm ơn ông vì tất cả.”
- Thuỳ Mai -
Theo The Two-DollarBill
Phần 01.6: Những viên bí đỏ
“Chúng ta làm giàu vật chất
bằng những gì ta có trong tay.
Nhưng chúng ta làm giàu tinh thần
bằng chính những gì ta cho đi”
Trong suốt những năm tháng khó khăn của thời kỳ khủng hoảng kinh tế ở bang Idaho bé nhỏ nằm ở phía Đông Nam nước Mỹ này tôi vẫn thường đến cửa hàng nhỏ của ông Miler để mua lau quả tươi. Thực phẩm và tiền bạc đều khan hiếm, nên đôi khi chúng tôi phải trao đổi hàng hóa với nhau để có được thứ mình cần. Một hôm, khi ông Miler đang bỏ một ít nấm vào túi cho tôi, thì tôi thấy một cậu bé gầy gò ăn mặc rách rưới nhưng khá sạch sẽ cứ đứng nhìn giỏ đựng khoai tây trên quầy rủa ông. Vừa thấy cậu bé, ông đã hồ hởi:
- Chào Barly, cháu khỏe không?
- Chào ông, cháu khỏe ạ! Những củ khoai tây này trông tươi thật đấy ông! -
Cậu bé nhận xét như một bà nội trợ chuyên nghiệp. Chúng mới được dỡ lên từ vườn cơ mà! Thế mẹ cháu đã đỡ bệnh chưa?
- Cảm ơn ông! Mẹ cháu đang khỏe dần lên.
- Tốt! Ta có thể giúp gì cho cháu nào? - Ông mỉm cười nhìn cậu bé.
- Không, thưa ông. Cháu chỉ nhìn một chút thôi!
- Cháu có muốn lấy một ít không?
- Dạ không đâu! Cháu không có tiền trả ông ạ.
- Cậu bé nói nhỏ, mắt không nhìn lên.
- Vậy cháu có gì để đổi cho ta không nào?
- Cháu... - Cậu bé ngập ngừng- Cháu chỉ có một…viên bi trong túi thôi!
- Thế à? Cho ta xem nào!
- Đây thưa ông, viên đẹp nhất đấy ạ!
- Nó màu xanh à?... Nhưng ta đang cần viên màu đỏ. Cháu có viên màu đỏ không?
- Cháu không có, ông ạ.
- Như thế cũng không sao. Cháu cứ mang một ít khoai tây này về nhà đi và khi nào có viên bi đỏ không?
- Chắc chắn rồi, cảm ơn ông!
- Tôi còn biết là có hai cậu bé như thế nữa ở làng này. Cũng như Barry, chúng đều rất nghèo. Cứ thỉnh thoảng khi thấy bọn chúng đang chơi đùa ở đâu đó là ông lại gọi chúng vào. Ông đưa cho chúng khi thì nấm, khi thì gạo, khi thì táo, cà chua, để đổi lại viên bi đỏ chưa bao giờ có bạn biết đấy, vào thời đó không có một viên bi đỏ nào được sản xuất cả. Ông làm như thế vừa để chúng chịu mang rau quả về nhà ngay, vừa để chúng cảm thấy mình đã thực hiện một cuộc trao đổi chứ không phải chỉ là nhận không.
Không lâu sau, tôi chuyển nhà, nhưng câu chuyện về ông Miler, người nông dân nhân hậu ấy vẫn in sâu trong tâm trí tôi. Nhiều năm sau tôi có dịp quay về làng quê ở Idaho.Vừa đi qua tiệm thực phẩm ngày xưa của ông Miler, tôi nhói lòng khi thấy lá có báo tang treo trước cửa. Ông chỉ vừa mới qua đời. Khi cùng vài người bạn cũ đến nhà viếng ông, tôi đã thấy ở đó có ba chàng trai trẻ xốc vác lo mọi chuyện rủa tang lễ: Trông họ rất thành đạt, và trên khuôn mặt mỗi người đều hiện rõ nỗi buồn đau. Khi tôi ngồi một mình bên ông, bà Miler đến đặt tay lên vai tôi – cô bé hàng xóm rất thân thiết với ông bà ngày xưa. Bà âu yếm nhìn bức hình với khuôn mặt hiền từ, nhân hậu của ông rồi thì thầm:
Cháu còn nhớ ba chàng trai đó là ai chứ? Họ là những đứa trẻ mà ngày xưa vẫn thường được ông nhà tôi cho thực phẩm để đổi lấy viên bi đỏ! Thực sự, những điều ông ấy làm rất có ý nghĩa với gia đình họ vào những năm tháng khó khăn đó. Giờ thì đứa nào cũng đã thành tài và quay về với ông trong giờ phút ly biệt này. Cháu biết không, ông ấy luôn nghĩ mình là người giàu có nhất ở bang Idaho với những viên bi ông ấy có được.
Rất nhẹ nhàng, bà Miler nhấc bàn tay của ông lên đặt gọn dưới đó là ba viên bi đỏ, trong veo.
- Trúc Giang -
Theo Internet