Điểm tựa của niềm tin


Phần 04.5: Di sản tình yêu
“Chúng ta chỉ cần bốn cái ôm mỗi ngày
để có thể tồn tại, tám cái ôm mỗi ngày
để duy trì cuộc sống và mười hai cái ôm
mỗi ngày để có thể lớn lên.”
Khi còn trẻ, Al là một nghệ nhân làm gốm tài hoa, nổi danh khắp vùng.
Ông có một gia đình hạnh phúc với vợ và hai con trai. Một tối nọ, người con trai lớn của ông bỗng nhiên đau bụng dữ dội.
Nghĩ đó chỉ là sự xáo trộn tiêu hóa thông thường, cả Al lẫn vợ đều không lấy gì làm lo lắng lắm chỉ cho con uống vài viên thuốc bình thường. Thế nhưng, cơn đau thật ra lại là chứng viêm ruột thừa cấp và đứa trẻ chết đột ngột ngay trong đêm hôm đó. Khi biết con trai mình đã có thể được cứu sống nếu ông để tâm hơn một chút, tinh thần của Al thực sự suy sụp. Gánh nặng tội lỗi cứ trĩu nặng trong lòng ông. Cộng thêm vào đó, chẳng bao lâu sau vợ của Al bỏ đi, để lại cho ông đứa con trai nhỏ sáu tuổi. Hai cú sốc quá lớn đã khiến Al không thể nào chịu đựng nổi. Ông bắt đầu tìm đến ruợu chè để mong được quên đi những nỗi đau đà gặp phải trong đời. Dần dà, Al trở thành một kẻ nghiện ngập. Càng nghiện rượu, Al càng mất dần tất cả những gì mà ông đang có – nhà cửa những mục tiêu nghệ thuật, tiếng tăm, sự kính trọng của mọi người,...những thứ mà phải mất cả cuộc đời ông mới gây dựng lên được. Cuối cùng, Al chết cô độc trong một căn phòng trọ tại San Francisco.
Khi nghe tin Al mất, tôi đã không một chút quan tâm, thậm chí còn có vẻ khinh thường - phản ứng thường thấy mà người đời vẫn dành cho một kẻ sống vô dụng. "Thật là một con người bỏ đi!" Tôi đã nghĩ như thế - "Cuộc đời của ông ta là hoàn. Một thời gian sau, tôi cứ dịp quen biết với người con trai còn lại của Al, tên là Ernie. Đó là một người thanh niên tử tế, sâu sắc, biết quan tâm đến mọi người - một con người đặc biệt đáng yêu mà tôi cảm thấy quý mến ngay từ lần đầu gặp mặt. Khi nhìn Emie chơi đùa với đứa cơn đầu lòng vừa mới chào đời của cậu, tôi cảm nhận được dòng chảy của tình thương yêu ngọt ngào và sâu lắng, một tình yêu vô bờ mà cậu dành cho con. Bỗng nhiên tôi tự hỏi lòng tốt và tính chu đáo ấy phải chăng bắt nguồn từ người cha, ông Al?
Tôi không nghe Emie nói nhiều lắm về cha mình. Có lẽ anh cũng hiểu rằng thật khó tìm được lý do nào để biện hộ hay thông cảm cho một người cha suốt ngày say xỉn. Một bữa nọ, tôi hỏi Ernie:
"Có phải tính cách của anh chịu ảnh hưởng từ ông Al, cha anh hay không?
Ernie ngồi im lặng lẽ, hồi tưởng quá khứ trong giây lát. Rồi cậu ấy nói: "Dù cho mọi người có nói thế nào đi chăng nữa, thì trong tâm tưởng của tôi, cha lúc nào cũng là một người cha tuyệt vời. Từ khi còn là một cậu bé cho đến khi tôi rời gia đình năm 18 tuổi, tối nào cha cũng vào phòng tôi hôn tôi và nói: Cha yêu con lắm, con trai ạ".
Nghe những lời ấy, tôi biết đã đến lúc mình nên suy xét lại cách suy nghĩ của mình.Vào lúc cuối đời, Al đã mất gần như tất cả mọi thứ, nhưng ông đã để lại cho đời một trong những chàng trai tốt nhất, nhân hậu nhất mà tôi từng gặp, chỉ bởi ông là một người cha tốt.
- Thảo Hiền -
Phần 04.6: Giải thưởng
“Hãy nhẹ nhàng cầm lấy tay con bạn và kiên quyết nói:
Hãy luôn nói sự thật,
dù cho con có lo sợ đến thế nào đi nữa.”
Trong lớp mẫu giáo của cô Grady đang có một phong trào thi đua nho nhỏ.
Các em học sinh sẽ được đánh giá cho hành vi cả tuần đó của mình bằng hệ
thống "đèn giao thông". Cứ vào thứ sáu mỗi tuần, mỗi bé sẽ được phát một tấm thẻ. Nếu cả tuần bé đều ngoan thì sẽ được thẻ màu xanh, nếu “hơi chưa ngoan” sẽ được thẻ vàng còn thẻ đỏ chắc chắn là dành cho bé nào chưa ngoan Với mỗi một thẻ xanh, bé sẽ được đổi lấy một phần quà tại thùng quà của cô giáo Grady.
Cậu con trai nhỏ của tôi có vẻ rất hào hứng với phong trào thi đua này. Nó líu lo tuyên bố: "Con sẽ được toàn thẻ xanh, mẹ ạ!".
Thật ra, để giữ cho Danny nhà tôi yên thì không phải là một điều dễ dàng.
Cậu bé rất thiếu động, lúc nào cũng đòi chạy nhảy chứ không thể nào chỉ ngồi yên một chỗ được ấy thế mà ngay thứ sáu tuần đầu tiên, Danny của tôi về nhà với một con ngựa hồng bằng cao su trên tay - phần thưởng cho tấm thẻ xanh mà cậu bé đã rất cố gắng để có được.
Danny rất tự hào về con ngựa hồng của mình. Đi đâu nó cũng ôm người bạn mới đi cùng. Nhưng đến cuối tuần thứ năm, khi đến đón con Danny không mang quà khoe với tôi như mọi khi. Cô giáo Grandy bảo tôi:
"Tuần này, Danny chỉ được thẻ vàng Bé đã giành đồ chơi với bạn, lại còn nghịch nước nữa chứ!" - Quay sang thằng bé, cô dịu dàng - "Nhưng cô tin là tuần sau, con sẽ ngoan hơn, phải không? Cậu con trai tôi có vẻ buồn lắm, chỉ
lặng yên. Chiều thứ sáu tiếp theo, khi vừa tan lớp, Danny đã chạy về phía tôi, đưa ra một chiếc ôtô nhỏ bằng nhựa và cười bẽn lẽn: "Nhìn nè mẹ!".
"Tốt lắm, con yêu! Mẹ rất vui vì con có phần thưởng, Nhưng điều làm mẹ vui nhất là con đã biết nghe lời cô giáo của mình. Con quả thật là bé ngoan.
Con trai tôi im lặng suốt chặng đường về nhà. Trong bữa ăn tối, nó không háo hức khoe với bố về thành tích của mình như mọi khi. "Lẽ nào thằng bé không còn hào hứng với cuộc thi đua này nữa?"
Tôi băn khoăn tự hỏi.
Trước lúc đi ngủ, khi tôi cất chiếc xe nhựa cùng với những món đồ chơi khác vào hộp, Danny buột miệng la lên: "Con không thích cái ôtô đó".
"Tại sao vậy con? - Tôi ngạc nhiên hỏi - "Con đã nhận được nó vì biết vâng lời cô Grady mà. Con nên tự hào vì điều đó chứ."
"Con không ngoan mẹ ạ!" - Nó thú nhận: "Vậy làm thế nào mà con có được cái xe đó? Con hãy nói cho mẹ nghe đi nào!" - Tôi hỏi, giọng nhẹ nhàng:
"Hôm thứ Ba, con không chịu ngủ trưa." Thằng bé ấp úng- "Con lẻn ra ngoài nắng chơi, nên cô giáo cho con thẻ đỏ .."
Tôi đã có thể hình dung ra phần còn lại của câu chuyện, nhưng vẫn chờ đợi Danny tiếp tục. Sau một lúc cúi mặt ra chiều suy nghĩ, thằng bé tiếp tục: "
Nhưng khi cô quay đi, con đã lấy một cái thẻ xanh trên bàn cô mà không ai biết!"
Nhìn cậu con trai nhỏ của mình đang cúi mạt nhận lỗi tôi thấy lòng mình trở nên nhẹ nhõm. Chắc là thằng bé đã tụ dằn vặt mình ghê lắm! "Con nghĩ là chúng ta nên làm gì bây giờ nào?"
Tôi nghiêm túc hỏi - "Cô Grady sẽ nổi giận với con đấy”.
Sau một hồi im lặng không nói gì, con trai tôi nói với giọng đầy quyết tâm:
"Con sẽ trả nó lại cho cô Grady”.
"Đúng đấy, con trai ạ. Mẹ sẽ cùng con đến gặp cô giáo. Chúng ta sẽ cùng nhau nói sự thật và xin lỗi cô nữa. Nếu cô tha thứ, thì con không còn gì để tự dằn vặt mình nữa đâu." - Tôi nói khi hôn chào tạm biệt con. Trông nó có vẻ vừa nhẹ nhõm vừa lo lắng.
Nhưng tôi tin thằng bé sẽ là người chủ động trong buổi nói chuyện với cô Crady vào thứ hai tới. Mọi lỗi lầm đều có thể được tha thứ - chỉ cần biết nhận sai và sửa chữa, chỉ có việc cố tình che giấu tội lỗi mới là không tha thứ được mà thôi!
- Thùy Mai -
Phần 04.7: Món tiền ân nghĩa
“Cuộc sống không bao giờ là bế tắc,
sẽ luôn có bàn tay đưa ra để bạn nắm lấy
mỗi khi thật sự bạn cần sự giúp đỡ”.
Tháng 9 năm 1957 gia đình tôi chuyển đến tiểu bang California để sinh sống. Số tiền ít ỏi bố mẹ tôi dành dụm để chi tiêu cho cuộc sống mới chẳng mấy chốc đã hết. Bố tôi không phải là thợ gò hàn chuyên nghiệp, nên thỉnh thoảng mới kiếm được công việc để làm. Là anh cả trong gia đình có bốn đứa em nhỏ, và sắp tới sẽ là năm, nên tôi đành gác ước mơ học tập của mình sang một bên quyết tâm đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Tôi đã đến nhiều nơi để xin việc nhưng không nơi nào đồng ý nhận, có lẽ do tôi quá gầy và ốm yếu. Nhưng nghĩ đến tình cảnh khó khăn của gia đình mình, ngày nào tôi cũng cố gắng đi hét nơi này đến nơi khác, không từ nan bất cứ công việc gì cả. Một hôm, tôi đến xin việc ở một cửa hàng ăn uống. Người chủ ở đó là ông Morl Rubin - một người đàn ông cao lớn có nụ cười khá thân thiện.
Bác ấy nhìn tôi lắc đầu:
Cháu không kham nổi việc làm này đâu! ở đây chỉ những người to cao, khỏe mạnh mới làm. Tôi ấp úng thuyết phục:
Hè năm ngoái, cháu đã đi phụ rủa chén cho một nhà hàng tận Chicago đấy.
Cháu không sợ bị phỏng nước nóng, không ngại rủa chén dơ bẩn hay khiêng vác nặng đâu. Bác cho phép cháu làm thử một tuần, nếu cháu không làm được, thì bác không cần trả lương cho cháu, có được không ạ!
Bác Rubin quan sát tôi một lát, rồi gật đầu. Bên trong cửa hàng của bác, tôi ngập đầu trong mớ bát đĩa, khay ăn, nồi xoong chảo liên tục chồng chất. Tôi phải cọ rửa những cái nồi, cái chảo rất to và nóng hổi vừa nhấc xuống từ bếp lò.
Mỗi tối về nhà, hai gót chân và bắp vế của tôi đau nhức khủng khiếp. Vào cuối ngày thứ Bảy, khi tôi kết thúc công việc, bác Rubin gọi tôi đến và hỏi:
-Thế trung tâm giới thiệu việc làm bảo với cháu chỗ bác trả lương bao nhiêu?
- Dạ! 1 đô la một giờ ạ - Tôi lí nhí đáp - Họ bảo đó là mức lương tối thiểu, nhưng cháu nhận ít hơn cũng được.
Như vậy thì không tương xứng với người làm việc chăm chỉ như cháu. Bác sẽ trả lương khởi điểm cho cháu là 1 đô la 25 xu.
Tôi không thể diễn tả hết được niềm vui của tôi lúc ấy. Số tiền lương hậu hĩnh này rất cần cho gia đình tôi. Tôi quyết tâm làm việc thật chăm chỉ để không phụ lòng tin tưởng của bác. Tiệm bác Rubin đóng cửa vào ngày Chủ nhật, nên mỗi tối thứ Bảy, bác bảo tôi mang hết những phần thức ăn còn trong bếp về nhà. Đó đúng là bữa ăn thịnh soạn đối với gia đình khốn khó của tôi.
Lần đầu tiên, chúng tôi được ăn cả thịt gà tây, cơm trắng, cá và rau cải.
Một tối thứ Bảy nọ, lúc vừa về đến nhà, tôi giật mình suýt đánh đổ túi thức ân còn nóng trên tay khi thấy một người đàn ông to béo vói khuôn mặt ác nghiệt, đang ngồi chễm chệ trong nhà, mắng nhiếc và nhục mạ bố tôi bằng những lời lẽ thô tục nhất. Các em tôi sợ hãi ngồi co rúm trên giường.
Mặt bố trắng bệch đi, còn mẹ thì sụt sịt khóc. Tôi lẳng lặng vào bếp, đặt túi thức ăn xuống bàn và lắng nghe câu chuyện trên phòng khách Thì ra người đàn ông hung dữ này muốn xiết chiếc xe hơi cũ tài sản duy nhất của gia đình tôi - để gán vào số tiền 325 đô la mà bố tôi đang mắc nợ lão. Ngay lập tức, tôi lẻn ra khỏi cửa, chạy tới chỗ chiếc xe và ráng hết sức đẩy nó ra đường. Tôi không muốn ai nghe tiếng khởi động máy lúc tôi lái xe đi khỏi. Lúc ấy trong đầu tôi chỉ có một suy nghĩ là làm sao tìm được 325 đô la ngay trong đêm. Nhưng làm cách nào? Ai sẽ giúp được tôi. Người duy nhất mà tôi có thể nghĩ đến là bác Rubin.
Tôi lái xe đến cửa hàng và gõ cửa. Bác Rubin bước ra, đứng trước ngưỡng cửa, khuôn mặt vẫn hiền từ như mọi khi. Tôi lắp bắp kể lại đầu đuôi câu chuyện của gia đình mình, rồi hồi hộp hỏi:
- Bác có thể cho cháu mượn 325 đô la ngay bây giờ được không ạ?
Bác Rubin nhìn tôi chăm chú. Có lẽ bác đang đo lường mức độ chân thật của câu chuyện mà tôi vừa kể. Điều đó cũng hiển nhiên thôi, vì dâu sao tôi cũng chỉ mới làm việc cho bác, và lại là người từ nơi khác chuyển đến nữa...Trong khi tôi đang lo lắng, thì bác mỉm cười và bảo tôi chờ một chút. Lát sau, bác trở ra, tay cầm chiếc phong bì đưa cho tôi:
Đây là 325 đô la. Hè này cháu phải làm việc cả ngày ở chỗ bác đấy. Bác sẽ trù một nửa lương hàng tuần của cháu cho đến khi đủ số tiền này. Cảm ơn bác!
Tôi run rẩy đáp: Bác có cần cháu ký giấy vay mượn số tiền này không ạ!
Bác Rubin lắc đầu nói:
Không cần đâu, con trai. Bác tin tưởng cháu mà. Tôi vội vã quay về, hả hê đặt tiền vào tay ông chủ nợ vẫn còn đang đỏ mặt tía tai ở nhà mình: Ông đếm lại số tiền này rồi viết giấy biên nhận cho bố tôi, sau đó hãy để cho gia đình tôi được yên!
Đêm đó tôi là vị cứu tinh của cả gia đình, nhưng người hùng thực sự chính là bác Rubin. Bác không chỉ cho tôi mượn một số tiền lớn, cứu giúp gia đình tôi thoát cảnh khốn khó, mà điều quan trọng nhất bác đã đem lại cho tôi là một niềm tin, một niềm hy vọng vào tấm lòng cao thượng của những người sống xung quanh tôi.
- Bích Thủy -


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui