Diệp Tẫn Dạ Tam Nguyệt FULL


Hôm qua mọi người bức xúc quá nên đăng gấp lên đây :)
=================
Hai năm khói lửa kết thúc, Lăng đế đại bại, Diệp gia sức tàn, Thất gia ngư ông đắc lợi thừa thắng xông lên, trở thành tân hoàng, thay đổi niên hiệu.

Diệp Hy bại trận mang theo thê nhi chạy về La Mã, được La Mã hoàng đế bảo vệ, huyết mạch Diệp gia không đứt đoạn.

Đáng tiếc Diệp Yến tử trận, Phù Cơ công chúa đau lòng không thôi, cũng đi theo phu quân qua bên kia bờ bỉ ngạn.

Ngay cả hậu duệ La Mã Diệp Viễn cũng bị bắt làm tù binh, không chịu nhục nhã đã tự sát, thê tử được an bài trở về La Mã nên không còn đe dọa lớn.

Trong trận chiến đó, tìm không ra xác của Diệp Tố Cung, có người nói nàng bị ném xuống vực, chết mất xác dưới lớp sóng bạc hung hãn.
Diệp gia hoàn toàn suy kiệt, sụp đổ chỉ trong một đêm.
Đã quên mất gia tộc hùng cường lừng lẫy của năm đó, giờ chỉ còn lại một đống tro tàn.
Đáng thương nhất vẫn là Lăng Hàm và Lăng Lạc, hai đứa nhỏ này mất hoàn toàn phụ mẫu, chỉ có thể dựa vào ngũ di là trữ quân La Mã mà tiếp tục sống.
Đêm đó Lăng Hàm và Lăng Lạc nhìn thấy nương thân treo cổ trong phòng, đôi mắt ngây ngô của chúng nhìn thấy nương thân tự tay treo lên tấm vải trắng, đứng trên ghế đẩu, đôi mắt ướt lệ bi ai.
Tất cả mọi thứ kết thúc vào đêm đó, cãi không được thiên ý...
Tháng mười hai năm ấy tuyết rơi dày đặc, Diệp Hy lên ngôi hoàng đế, phong Triệu Tuyên vi hoàng hậu, Lăng Hàm và Lăng Lạc trở thành hậu duệ La Mã.
Nỗi đau trong lòng Diệp Hy chưa bao giờ mất đi, nàng hận bản thân không bảo vệ nổi tứ tỷ, càng hận bản thân tại sao không sớm nhận ra tứ tỷ không bình thường.

Theo lý mà nói tứ tỷ phải đau lòng, phải khóc lóc, nhưng tứ tỷ lại rất bình thản, ai nhìn vào cũng phát hiện có vấn đề, chỉ có nàng là ngu ngốc không nhận ra.
Tứ tỷ ra đi, để lại nỗi đau khôn nguôi trong lòng Diệp Hy, cả đời này nàng phải sống trong dằn vặt đau đớn.
Mỗi ngày Triệu Tuyên đều nhìn Diệp Hy không quản thứ gì vùi đầu vào làm việc, nàng đau lòng, nàng khuyên can vẫn không làm vơi đi đau thương trong lòng nàng ấy.

Diệp Hy đeo tang mẫu thân, cho nhị tỷ, cho tam ca và cho tứ tỷ của nàng.


Người thân của nàng đều rời đi, chẳng còn lại ai, những người cùng nàng lớn lên, cùng nàng trưởng thành giờ đã không còn nữa rồi.
Thời gian trôi qua vẫn không làm lành nổi vết thương năm đó...
-------------------------------
"Tỷ, cái này..." Oa nhi nâng lên một chiếc vòng tay, nói: "Đẹp không?"
"Ân."
"Tỷ!!"
"Mau lên một chút." Ánh mắt rơi xuống dòng người náo nhiệt, rơi xuống hàng quán tấp nập người qua lại, giọng nói nhẹ bẫng: "Còn đi viếng mẫu thân và nương."
Ý cười trên mặt oa nhi mất đi, đặt lại vòng tay xuống bàn, xoay người đi theo tỷ tỷ của mình.

Một đường đi về phía nam, nơi nắng vàng ấm áp, nơi có đàn chim nhạn mỏi mệt bay qua.
Trên đồi mọc đầy cỏ xanh điểm xuyến những đóa hoa mai trắng, nắng tháng ba rực rỡ, cũng vô cùng ấm áp.

Giữa đồi cỏ xanh đặt hai ngôi mộ gần kề nhau, cỏ trên mộ đã mọc đầy, thời gian làm mờ đi lớp chữ trên mộ phần.
"Mẫu thân...!nương...!Hàm nhi và Lạc nhi về thăm các ngài đây..."
Lăng Hàm khom người đặt một cánh hoa mai lên mộ của Diệp Cẩm, yếu ớt nói: "Nương, ngài vẫn khỏe chứ?"
Lăng Lạc ở bên cạnh không có nói gì, chỉ biết mở to đôi mắt không để nước mắt chảy ra, cố gắng tỏ ra mạnh mẽ.
"Làm sao?"
Lăng Lạc nhìn qua đại tỷ, trong mắt có chút oán hận: "Muội ghét nương, tại sao lại bỏ lại chúng ta chứ?"
Lăng Hàm trầm mặc, nàng nhìn Lăng Lạc thật lâu, nhìn đến mắt cũng xót đau, chầm chầm mở miệng: "Muội nghĩ nếu nương tiếp tục sống sẽ có thể ở bên cạnh chúng ta sao?"
"Là sao?"
"Năm đó nương bị ép gả cho Thập tam gia, nếu như ngài tiếp tục sống thì chúng ta cũng là những đứa con không được thừa nhận, ngay cả nương cũng không có quyền nuôi dưỡng chúng ta, chỉ còn một cách..." Lăng Hàm ngước nhìn ngôi mộ trước mặt, lẩm bẩm: "Nương phải chết, chỉ có chết thì nàng mới có thể dùng thân phận của hậu duệ để lại chúc thư nhường vị trí hậu duệ của nàng cho chúng ta, tỷ muội ta mới có thể sống đến tận bây giờ..."
Lăng Lạc sững người ra, không ai nói với nàng chuyện này cả, chẳng có ai dám nói về nương, bởi đây là một trong những điều cấm nói đến trong cung.

Hoàng đế a di của các nàng bởi vì chuyện của nương mà sa sút tinh thần, cho nên thái tổ phụ không cho ai nhắc đến, nếu ai đó lỡ lời nói đến sẽ bị giết không tha.

Đến tận hôm nay đại tỷ mới chịu đem chuyện này nói ra, chắc hẳn giữ trong lòng nhiều năm cũng đã mệt mỏi rồi, hơn nữa không muốn Lăng Lạc nhìn nương bằng ánh mắt oán hận đó.

Lăng Lạc mở to đôi mắt nhìn Lăng Hàm, rồi lại yếu ớt ôm mặt khóc: "Ngay cả mẫu thân và nương chúng ta đều không có, bây giờ cũng không phải là đứa con hoang sao?"
"Nói bậy!!" Lăng Hàm quát một tiếng, mắng: "Chúng ta chính là huyết mạch của Lăng gia, mang trong người cả dòng máu của La Mã hậu duệ, không phải là con hoang như muội nói."
"Nhưng mà..."
"Đừng có nói nữa!" Lăng Hàm không vui nói: "Từ này về sau còn nói lung tung coi chừng ta đánh muội."
Lăng Lạc thức thời ngậm miệng lại không dám nói nữa, đứng một bên quan sát đại tỷ dọn dẹp cỏ trên mộ của mẫu thân và nương.
Qua hai canh giờ mọi việc cũng hoàn tất, Lăng Hàm đặt lên mộ một vài cánh hoa rồi bái lạy ba cái, hai tỷ muội chầm chạp nâng bước rời đi.
Nắng chiều tà ảm đạm phủ lên ngôi mộ đá, ghi lại một đoạn tình cảm năm xưa...
Tiếng bước chân vang vọng, thê lương.
Đứng trước mộ đá, mắt ai đã nhiễm lệ nhòa?
"A Cẩm...!ta về rồi..."
...
"Hàm nhi, Lạc nhi, hai con đi đâu nãy giờ vậy?"
Triệu Tuyên bước tới trước mặt hai oa nhi, giúp các nàng phủi đi bụi bẩn bám trên tóc và y phục, dịu giọng nói: "Đã ăn gì hay chưa?"
"Ăn rồi."
Lăng Hàm nhẹ nhàng gỡ tay Triệu Tuyên ra, một đường bước nhanh qua, bóng lưng thon dài khuất sau ngã rẽ.
Triệu Tuyên có chút mất mát, nhìn qua Lăng Lạc, hỏi: "Tỷ tỷ con sao vậy?"
"Không sao đâu, vừa thăm mộ mẫu thân và nương về nên mới như vậy."
"Nguyên lai là vậy." Triệu Tuyên ảm đạm nói: "Cũng mười hai năm rồi, Lăng Hàm như vậy, Diệp Hy như vậy..."
Lăng Lạc muốn hỏi vài chuyện về nương, nhưng nhận ra sắc mặt của Hoàng hậu nương nương không tốt nên cũng không dám hỏi nữa, lặng lẽ trở về phòng của mình.
Triệu Tuyên nhìn theo bóng dáng nhỏ dần khuất dạng, buồn bã lắc đầu, nhấc chân đi về phía tẩm cung của Diệp Hy.

Nữ nhân này vì chuyện của tứ tỷ mà không ăn không ngủ một thời gian, dằn vặt bản thân đến kiệt quệ, thời gian gần đây đã tốt lên được một chút, đã biết thời gian nào nên làm việc, thời gian nào nên nghỉ ngơi.
Khi bước vào đã thấy Diệp Hy chăm chú xem tấu chương, Triệu Tuyên nhịn không được nói: "Hoàng thượng, nên nghỉ ngơi rồi."
"Ân.'
Diệp Hy từ tốn đặt tấu chương xuống, ngước nhìn Triệu Tuyên, hỏi: "Ta định một lát đi thăm tỷ phu và tứ tỷ, nàng cùng đi chứ?"

"Cũng được." Triệu Tuyên suy nghĩ một lúc, lại nói: "Khi nãy Hàm nhi và Lạc nhi đi thăm tỷ phu và tứ tỷ, trở về bộ dáng chán nản như không chút sức sống, có thể ghé thăm các nàng một lúc không?"
"Không cần, lúc này cứ để bọn chúng ở một mình đi." Diệp Hy xoa mi tâm đau nhức của mình, nói khẽ: "Chuyện này đâu phải ngày đầu, nàng cũng biết rõ mỗi lần như vậy Hàm nhi sẽ đau lòng ra sao mà."
"Đứa nhỏ mệnh khổ, cứ mỗi lần ta thấy nó trở về sau khi thăm tứ tỷ lại đau lòng muốn chết.

Lúc còn nhỏ thì cứ trốn trong phòng khóc, ai nói gì cũng không nghe, càng lớn lại càng trầm lặng, để như vậy mãi cũng không tốt."
"Ta biết nó đang nghĩ cái gì." Diệp Hy rời khỏi thư án, đến trước cửa sổ, nhẹ nhàng vươn tay đóng lại: "Nó muốn trả thù."
"Sao?"
"Đứa nhỏ đó muốn trả thù kẻ giết mẫu thân của nó, hại nương nó phải tuẫn tiết." Diệp Hy siết chặt nắm lấy, ánh mắt lóe lên một tia tàn nhẫn: "Và ta cũng vậy."
"Bao nhiêu năm rồi, không thể bỏ xuống làm lại từ đầu sao?"
"Bỏ xuống? Ta bỏ xuống bằng cách nào đây? Lăng Ly Quân giết chết mẫu thân ta, giết cả nhị tỷ, tam ca lẫn tứ tỷ, nàng bảo ta làm sao buông xuống? Tất cả những gì của ta đều bị bọn họ cướp đi hết, chẳng còn lại gì, nàng có hiểu hay không?"
"Hoàng thượng, ta hiểu, chỉ là..." Triệu Tuyên yếu ớt nói: "Ta không muốn ngài giống như tỷ phu..."
"Đừng lo, ta tự có cách." Diệp Hy nhếch nhếch môi, nói: "Ta hiện là hoàng đế La Mã, những gì có thể làm cũng đã nhiều hơn trước kia, nhất định không để thua nàng ta nữa..."
Triệu Tuyên biết muốn khuyên cũng khuyên không được, âm thầm thở dài một tiếng, con đường này đi đến khi nào mới tận?
...
"Hàm nhi, về rồi sao?"
Lăng Hàm liếc nhìn nữ nhân trong phòng, cũng không nói gì, chậm chạp ngồi xuống bàn tự châm cho mình một chén trà.

Chỉ là nữ nhân kia nhanh tay hơn, đoạt lấy bình trà giúp nàng châm một chén, uyển chuyển dâng lên.
"Hôm nay không đi ra ngoài sao?"
"Không." Nữ nhân mỉm mỉm cười, nói: "Đợi con về."
Nữ nhân này gọi Cẩm Phù, chính là nhũ mẫu của tỷ muội Lăng Hàm, được đưa từ Yến quốc sang đây.

Năm đó chiến loạn nguy nan, nữ nhân này ôm theo hai cái bọc vải chạy ra từ cổng Bắc, gặp được Diệp Hy thương tình cho nàng cùng theo về La Mã.

Lúc đó Diệp Hy phát hiện hai cái bọc vải trong tay Cẩm Phù chỉ là hai con búp bê vải, gặn hỏi mãi mới biết trong lúc chiến loạn Cẩm Phù lạc mất hai đứa con nhỏ, đến tận bây giờ cũng tìm không ra.

Vì thế Diệp Hy mới đem tỷ muội Lăng Hàm giao cho Cẩm Phù nuôi dưỡng, đến hôm nay đã là mười hai năm rồi.
Lăng Hàm sau khi uống xong chén trà thì đứng dậy muốn ra ngoài, Cẩm Phù hốt hoảng chặn nàng lại: "Hàm nhi, định đi đâu nữa sao?"
"Muốn luyện kiếm." Lăng Hàm liếc nhìn Cẩm Phù một cái, nói: "Còn ngươi hảo hảo nghỉ ngơi đi, đã bệnh đến như vậy còn xuống giường làm gì?"
Cẩm Phù mím mím môi, nghĩ ngợi một lúc liền nói: "Ở lại đi, bên ngoài mưa rồi."

Lăng Hàm nhìn sắc trời tối đen bên ngoài, suy nghĩ một chút cũng quyết định ở lại không đi luyện kiếm nữa.
Lúc này Cẩm Phù mới thả lỏng được, nhẹ nâng lên khóe môi, nói: "Hàm nhi, con ăn một ít chè đậu đỏ nhé?"
"Sao cũng được."
Cẩm Phù nhấc chân đi ra ngoài, lát sau lại trở về với một khay chè đậu đỏ vẫn còn nghi ngút khói.

Chậm rãi đặt chén chè đậu đỏ nóng hổi lên bàn, Cẩm Phù ngẩng đầu lên, ý cười dịu dàng xua tan băng giá.
"Hàm nhi, mau ăn đi, vẫn còn nóng, ta đã đem qua cho Lạc nhi rồi, không cần lo lắng."
"Có phải lại tự mình nghiền đậu đỏ?"
Cẩm Phù kinh ngạc: "Sao?"
Lăng Hàm chuẩn xác bắt được cổ tay Cẩm Phù, nhẹ nhàng mở ra, lòng bàn tay trắng nõn mềm mại giờ đã đỏ bừng lên, xuất hiện vài vết thương vẫn còn chảy máu.
"Đã nói bao nhiêu lần rồi? Bản thân ngươi là quân quý, những việc này ngươi làm không được đâu, tại sao cứ phải cố làm?"
Lăng Hàm vừa nói vừa đứng dậy tìm rương thuốc, vừa may tìm thấy nó nằm ngay ngắn trên bàn, lựa lựa chọn chọn một hồi cũng tìm ra được một lọ kim sang dược.
Không giống tước quý làn da thô ráp chịu được đau đớn khi bị thương, có thể nói da của quân quý mềm như lụa, mỏng như giấy, bị thương nhẹ thì cũng mất máu để lại sẹo, nghiêm trọng một chút có thể để lại thương tật cả đời.

Đem bàn tay Cẩm Phù đặt ngay ngắn trên bàn, Lăng Hàm cẩn dực giúp nàng thượng dược, đặc biệt tỉ mỉ sợ làm nàng đau, cũng sợ khiến vết thương vỡ ra chảy máu.
Bàn tay của Cẩm Phù đặc biệt đẹp, là bàn tay mà ngón tay thon dài tinh tế, lòng bàn tay nho nhỏ đầy thịt, khi nắm lấy đặc biệt có cảm xúc.

Nhưng thời gian dần qua, bàn tay đã không còn đẹp như năm đó nữa, vì chiếu cố Lăng Hàm nghịch ngợm đã không ít lần bị thương, trong lòng bàn tay đã xuất hiện vết chai sần.
"Không sao đâu." Cẩm Phù ôn nhu mỉm cười: "Chỉ là nghiền chút đậu đỏ không cẩn thận để bị thương, về sau sẽ cẩn thận hơn."
"Từ nhỏ đến giờ ta vẫn chưa từng thấy ngươi cẩn thận qua." Lăng Hàm thổi thổi vết thương trong lòng bàn tay Cẩm Phù, rồi nhẹ nhàng giúp nàng băng bó lại: "Khi ta lên sáu, chẳng phải vì đuổi theo ta mà bị ngã sao? Đến khi ta học võ, ngươi so với a di còn gấp gáp hơn, muốn bồi bên cạnh ta lại không cẩn thận bị giáo đầu làm bị thương.

Ngươi chẳng lúc nào khiến người ta bớt được lo lắng."
Cẩm Phù cười khẽ, nói: "Chuyện này vẫn còn nhớ sao? Đã lâu như vậy rồi."
"Từ nhỏ đến lớn vẫn chỉ có ngươi cùng tỷ muội ta bầu bạn, làm sao không nhớ cho được?" Lăng Hàm đặt lại bình dược lên bàn, chậm rãi nói: "Cũng có thể xem ngươi là nương thân của bọn ta."
"Thật sao?" Cẩm Phù vui vẻ kêu lên: "Ta thật sự có thể làm nương thân của con sao?"
"Vui mừng cái gì? Chẳng phải từ trước đến giờ đều là ngươi chiếu cố bọn ta sao?" Lăng Hàm thở ra một làn khói mỏng, nói: "Cũng lâu như vậy rồi mà..."
"Không nói đến nữa, Hàm nhi, con mau ăn chè đi."
"Ân."


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận