Diệp Trình


TV đập thì cũng đập rồi, La Nguyệt Linh với Thái Kim Chi càm ràm thêm vài câu cũng về nhà, Tiền Thủ Vạn không nói gì, nhưng sắc mặt không quá tốt, dù sao một cái TV như thế, đập bể nói không đau lòng là giả.

Đám con nít vốn đang phấn khởi, lúc này cũng dần bình tĩnh lại.
"Anh, bà ngoại giận rồi à."
"Mấy ngày nữa là hết thôi."
"Cái này hình như nhiều tiền lắm."
"Không sao hết."
"Anh, em muốn theo các anh ra ngoài kiếm tiền."
"Được."
Vậy là mùa đông ấy, Diệp Bình không còn qua nhà ai chơi nữa, mỗi ngày theo Diệp Trình, Lục Minh Viễn dậy sớm, ăn sáng xong mang theo cơm trưa, ba đứa ngồi chung một cái xe, Diệp Trình chở, Lục Minh Viễn, Diệp Bình ngồi phía sau, hồng hộc đạp lên trấn trên dựng sạp.
Mỗi ngày chỉ cần tụi Diệp Trình vừa rời thôn, người trong thôn lại lôi chuyện nhà nó ra mà nói, người thì nói đám nhóc này lớn gan, người lại nói tính tình quá nóng nảy, nhưng tựu chung lại cũng đều là một ý, nói đám nhóc không cha không mẹ này quả thực đoàn kết không khác gì đàn sói hoang.
Đảo mắt lại đến cuối năm, La Nguyệt Linh bọn họ đã không còn quá tức giận, lại thêm kết quả thi cuối kỳ của Diệp Trình rất tốt, cả hai môn đều được điểm tối đa, so với mặt bằng chung của trường học miền núi quả rất không tầm thường, nghe nói trường học trấn trên cũng không có bao nhiêu trường hợp như vậy, thế nên bọn họ đều cảm thấy được nở mày nở mặt, phấn khởi ra không ít.
Tháng giêng năm đó, trấn trên xuất hiện thêm một nhà bán vịt con, dựng sạp ngay cách quán sửa giày của tụi Diệp Trình không xa.

Diệp Bình rảnh rỗi không có việc gì làm lại chạy qua đó ngắm vịt, nghe người bán hàng nói loại vịt này nếu nuôi tốt có thể đẻ trứng, Diệp Bình nghe được liền trở về quấn quít lấy Diệp Trình đòi mua cho nhỏ nuôi.
Từ sau vụ bể TV, nhỏ liền một lòng một dạ muốn kiếm tiền, nhưng theo tụi Diệp Trình lên trấn trên lại phát hiện ngoại trừ mấy việc chạy vặt linh tinh ra, nhỏ căn bản không giúp được gì nhiều.

Mặc dù có chút khó chịu, nhưng vì không muốn ngốc cả ngày trong thôn, nên mỗi ngày nhỏ vẫn theo lên trấn trên, nay nghe nói nuôi vịt có thể kiếm được tiền, sao có thể không động tâm cho được.
Diệp Trình mới đầu không đồng ý, nuôi vịt cũng không phải chuyện dễ dàng gì, Diệp Bình dẫu sao cũng chỉ mới bảy tuổi, tuy lúc nó bảy tuổi thì đã ra ngoài kiếm ăn được một năm, hơn nữa còn học được nghề sửa giày, nhưng đối với em gái, Diệp Trình vẫn xem nhỏ như cô bé con cần người chiếu cố.
Sau đó có một ngày, bác bán vịt kia đến quán của tụi Diệp Trình sửa giày, Diệp Bình ở một bên liền hỏi bác chuyện nuôi vịt.

Ông bác nọ thấy cô bé con mới tí tuổi đầu mà đã muốn nuôi vịt, lại nghe nói mấy đứa nhỏ này đều không cha không mẹ, liền không tiếc vung tay tặng không, không phải chỉ là mấy con vịt con thôi sao.
Ông bác nọ họ Trần, trong nhà đứng hàng thứ ba, thế nên mọi người đều gọi bác một tiếng Trần Tam.

Bác trước cho Diệp Bình mười con vịt mào, bác nói giống vịt mào này tuy nhỏ nhưng đẻ được nhiều trứng, trứng đẻ ra còn có thể ủ thành trứng muối, ăn rất ngon.
Nhân lúc ngồi chờ sửa giày, Trần Tam lại cùng Diệp Bình nói rất nhiều về kỹ xảo nuôi vịt, phải chăm thế nào cho vịt mau lớn, chăm thế nào vịt mới đẻ nhiều, trời lạnh thì phải làm sao, trời mưa phải làm như thế nào vân vân, Diệp Bình ngồi bên cạnh nghe cũng thực chăm chú.
Từ đó về sau, Diệp Bình không còn đi theo anh hai lên trấn trên nữa mà ở nhà nuôi vịt.

Thái Kim Chi mới đầu chỉ cho là trò chơi con nít, dù sao Diệp Bình cũng rảnh rỗi, vịt lại được người ta cho, nếu nhỏ thích nuôi thì cứ để nhỏ nuôi, đỡ cho mỗi ngày quấn lấy anh nhỏ, cản trở hai đứa làm việc.
Lại không ngờ mười con vịt này được nhỏ nuôi cho ra hình ra dạng, qua nửa tháng không chỉ không con nào chết, ngược lại còn lớn không ít, lông trên người cũng nhu thuận sáng bóng.

Bình thường Diệp Bình nhốt vịt trong tiểu viện, lúc rảnh rỗi không có việc gì làm thì dẫn chúng ra cái suối nhỏ trong thôn cho nghịch nước.

Mới đầu đám vịt không nghe lời chạy loạn khắp nơi, hại Diệp Bình không ít lần phải chạy mải đuổi theo, sau quen rồi, nhỏ mỗi lần đều cầm một cây gậy trúc nhỏ, chỉ chỗ nào đám vịt liền đi hướng đó.
Lại thêm một đoạn thời gian, Thái Kim Chi bàn với vợ chồng Tiền Thủ Vạn, nếu Diệp Bình thật có thể nuôi vịt, thì để nhỏ nuôi đi, nhà Diệp Trình nguyên bản còn một khoảnh ruộng nước không lớn không nhỏ, năm trước vẫn để Tiền Thủ Vạn gieo trồng, năm nay liền đưa lại cho Diệp Bình có chỗ nuôi vịt.
Vì thế tụi Diệp Trình lại từ chỗ Trần Tam mua thêm bốn mươi con vịt con, đội ngũ vịt bỗng chốc mở rộng, Diệp Bình thật cao hứng, Trần Tam nói nhiều vịt như vậy, đợi đến lúc lớn có thể đẻ thật nhiều thật nhiều trứng, mà trứng vịt này ủ thành trứng muối thì phải bán được ít nhất năm mao tiền một quả, năm mươi con vịt này của nhỏ, một ngày có thể sinh ra hai mươi đồng chứ không ít.
Rất nhanh Diệp Trình đã lại khai giảng, chỉ có thể tranh thủ lúc tan học về nhà giúp một tay một chân.

Hôm nào trời mưa không thể mở quán, Lục Minh Viễn liền ở lại nhà giúp Diệp Bình chăm vịt.
Bên trong tiểu viện tụi nhỏ đào một cái ao nhỏ, mấy đứa cứ rảnh rỗi không việc gì làm là lại ra đào, thành ra đào mãi đào mãi cái hố cũng sâu đến gần thước, lại ròng vòi nước ra cho chảy vào ao, ròng vài ngày ao rốt cuộc cũng đầy.

Tiền Thủ Vạn lại dựng giúp một cái lều bên bờ ao, để lúc mặt trời lên cao, vịt ở thể núp trong lều tránh nắng.
Cứ vậy thì không cần lùa vịt ra suối, nhốt cả ngày trong tiểu viện cũng được, bất quá Diệp Bình thi thoảng vẫn dẫn chúng nó ra con suối nhỏ bơi lội, tranh thủ bắt tôm bắt tép trong suối ăn.

Về phần khoảnh ruộng Tiền Thủ Vạn trả lại kia, lúc này kín đặc đủ loại bèo nước, cái giống bèo này rất dễ nuôi, tụi Diệp Trình chỉ tùy tiện lấy một ít từ hồ nước ở thôn bên cạnh về thả, không bao lâu sau đã lan kín mặt ruộng rồi.
Nói chung mấy đứa nuôi vịt cũng xem như thuận lợi, chỉ là kể từ lúc có đàn vịt, sân viện nhà Diệp Trình chỗ nào cũng là phân vịt lẫn cùng bùn đất, mới đầu Tiền Thủ Vạn còn thi thoảng qua dọn giúp một lần, sau lại mỗi ngày đều đến gánh đi một gánh lớn, dù sao thứ phân này dùng để bón đất rất tốt, so với phân vô cơ càng có thể cải thiện chất đất hơn.
Điểm trừ duy nhất chính là mùi thối, nhà người khác dù có cả chuồng heo cũng không thối như nhà mấy đứa.

Bất quá cái mùi thối này ngửi mãi cũng thành quen, dù sao nhà chúng cũng chỉ toàn con nít với nhau, không đứa nào nghĩ rằng cái mùi này là không thể chịu được cả, nên ăn cơm vẫn ăn cơm, nên ngủ vẫn ngủ, mỗi ngày nên làm gì vẫn làm cái đó.
Chỉ là đám vịt này ăn rất nhiều, mới đầu Diệp Trình còn tìm mua gạo loại, đồ ăn thừa của những người cùng thôn, sau lại chỉ mua trong thôn đã không còn đủ, Diệp Trình đành phải cùng Thái Kim Chi qua thôn lân cận tìm, cũng may ở nông thôn tìm mua mấy thứ này không khó.
Ngoài ra, mỗi ngày Diệp Trình với Lục Minh Viễn trước khi về nhà còn phải tới chỗ ruộng nước vớt một sọt đầy bèo mang về, đàn vịt này chỉ cần vừa trông thấy bèo liền vỗ cánh phịch phịch chạy tới, cướp được liền trốn một góc ăn.

Chẳng qua sân viện quá nhỏ, mà vịt thì lại nhiều, trốn chỗ nào cũng không an toàn, thành ra liền có cảnh tượng một con vịt vừa cướp được bèo đã vội chạy, vừa chạy vừa nuốt, phía sau là mấy con khác ba ba đuổi theo.
Ba đứa nhỏ xúm lại vây xem, xem đến vui vẻ, Tiểu Hôi cũng ghé đầu nhìn, cái đầu nhỏ nghiêng nghiêng, một bộ nhìn xem thực nghiêm túc.
Trần Tam là một tay chăn vịt lão luyện, nhà bác không chỉ bán vịt con, mà còn bán cả thịt vịt và trứng vịt, khi đó việc buôn bán giữa các vùng còn chưa sôi động như sau này, thế nên bác cũng không bán quá nhiều vịt con, trên cơ bản chỉ tranh thủ lúc vụ xuân kiếm thêm chút thu nhập thôi, nếu bán nhiều, người nuôi vịt nhiều lên sẽ ảnh hưởng không tốt tới giá thành.
Bác mở quán bán ở đó, những lúc không có việc gì lại đến tìm tụi Diệp Trình buôn chuyện, dù sao mở quán thì mở quán, cũng không phải bận rộn cả ngày, không buôn chuyện chút đương nhiên không thể.

Mà bác chăn vịt lâu rồi, kinh nghiệm đương nhiên phong phú, chỉ cần tiết lộ chút đỉnh cũng đủ cho tụi Diệp Trình mở mang đầu óc rồi.
Trần Tam nói cho vịt ăn giun càng đẻ được nhiều trứng, mà giun thì có thể nuôi, nuôi bằng phân ủ, tìm thứ gì che lại cho tối, sau đó thường xuyên tưới nước là được.

Mà nuôi giun còn có thể giúp cho đất đai thêm màu mỡ, chậc chậc, hơn đứt các loại phân bón khác nhá.
Diệp Trình nghe được, về nhà liền tìm Tiền Thủ Vạn nói chuyện, phân có sẵn đó rồi, muốn nuôi giun thì cứ nuôi đi thôi, dù sao phân dùng cũng chẳng hết, mà việc này cũng chẳng nặng nhọc bao nhiêu.
Sân viện nhà Diệp Trình một nửa đã dùng để nuôi vịt, nửa còn lại liền đem ra nuôi giun, nhưng dù sao cũng là sân nhà mình, sợ đến lúc đó giun bò lổm ngổm khắp nơi, liền trước tiên lót một tầng lá mỏng trên đất, sau đó bốn phía dùng những mảnh gỗ xẻ ra từ cái trà kỷ cũ rào lại.

Đem phân lấy từ chỗ Tiền Thủ Vạn rải lên, rồi thả mấy con giun đào được vào, bên trên thì làm giàn, gieo mấy loại cây dây leo như phật thủ, bí, mướp,...
Cứ như vậy, sân viện nhà Diệp Trình liền kín chỗ, bên trái là giàn rau quả, phía dưới nuôi giun, bên phải đào một cái ao nhỏ, còn có một cái chuồng vịt dựa sát vào tường, bên cạnh phòng ở là chỗ tắm giặt, ổ của Tiểu Hôi cũng bị dời đến đó, sợ nền đất ẩm, mấy đứa nhỏ liền góp sức dựng cho nó một cái nhà sàn nhỏ.
Tiểu Hôi có vẻ rất thích, thường thường đứng trong nhà sàn, từ trên cao nhìn xuống đám vịt, cảm giác nhất định không tồi.
Mấy cây dây leo tụi Diệp Trình gieo lớn rất nhanh, đã phủ kín non nửa giàn, đợi đến khi mấy cây bí ra hoa vàng rực, vịt nhà Diệp Trình cũng bắt đầu lục tục đẻ trứng, năm mươi con vịt, lượng trứng đẻ ra không ít.
Vịt đẻ trứng rất có quy có củ, mỗi ngày tụi Diệp Trình đều dùng rơm lót cho chuồng vịt êm êm mềm mềm, tối đến lũ vịt liền ở trong chuồng đẻ trứng, sáng ra thu hoạch được không ít.

Không như gà mái, không chỉ tần suất đẻ trứng không thường xuyên, nơi đẻ còn không cố định, có khi tìm hết hơi cũng không thấy.
Đám giun vừa vặn cũng đã nuôi được hai tháng, đến kì thu hoạch, mỗi sáng, tụi Diệp Trình ăn sáng xong ra ngoài, Diệp Bình liền lấy một đôi đũa, ngồi xổm dưới giàn mướp bới đất tìm giun, tìm được đầy một xô liền xách đến bên cạnh hàng rào, dùng cái dao cái thớt cũ không dùng đến trong nhà, băm nhỏ vứt qua rào cho vịt ăn.
Đàn vịt nay đã lớn, hàng rào lại không tính cao, có mấy con lợi hại, đập đập cánh vài cái liền có thể bay qua rào, vì việc này mà tụi Diệp Trình lại thêm không ít việc, đám vịt kia một khi bay ra muốn bắt lại không dễ, có khi bắt được còn bị chúng nó dùng cái cánh dài khỏe quật cho đau điếng.
Diệp Bình nắm từng nắm giun vứt vào trong hàng rào, đàn vịt vừa thấy liền phịch phịch vỗ cánh chạy đến ăn, nhớ ngày nào đàn vịt mới mua về chỉ biết quàng quạc kêu đến đáng thương, vóc dáng lại nhỏ, đi được một chút liền ngã sấp xuống, giờ thì hay rồi, không chỉ thân mình lớn lên không ít, mỏ cũng cứng hơn, lúc tranh đồ ăn còn có thể dùng mỏ công kích lẫn nhau.
Cho ăn giun xong lại thả thêm chút đồ ăn phụ, bận bịu một loáng liền hết luôn buổi sáng, cơm trưa Diệp Trình đã làm sẵn từ sáng, Diệp Bình bới một bát cơm mang ra sân ngồi, vừa nhìn đàn vịt vừa ăn.

Trứng vịt nhà nhỏ đẻ đã đựng đầy một sọt, Thái Kim Chi nói chờ thêm hai ngày nữa là có thể đem đi ủ, bất quá thấy bà nói muốn ủ thành trứng muối thì phải cần một tháng.

Diệp Bình cảm thấy ngày nhỏ được cầm tiền trong tay càng lúc càng gần.
Ăn cơm trưa xong Tiền Thủ Vạn lại qua dọn phân, đầu tiên dọn sạch phân vịt vừa thải ra còn vừa ẩm vừa mềm cùng với đám rơm rạ dính phân đi, Diệp Bình theo sau ôm rơm sạch từ trong nhà ra trải lại, đám rơm rạ này nhỏ lấy từ nhà cậu, mỗi năm mùa lúa thu hoạch đều tích được không ít rơm rạ.
Lát sau, Tiền Thủ Vạn lại xới ít đất ở chỗ nuôi giun, trộn cùng phân, cuối cùng mang ra chỗ giếng nước nhà Diệp Trình đổ nước vào.
Diệp Bình đợi cậu đi rồi, mới kéo ống nước từ trong nhà ra ao thay nước, nước ao vốn đục ngầu được thay mới trông sạch sẽ hơn hẳn.

Tụi Diệp Trình mỗi ngày đều ra suối nhặt đá cuội đem về lót dưới ao cùng xung quanh bờ ao, thế nên ao nhà chúng so với hồi đầu sạch hơn không ít.
Ba giờ chiều, Diệp Bình lùa đàn vịt ra ngoài, Tiểu Hôi cũng đi theo.

Đám vịt lúc này đã quen đường, chỉ cần Diệp Bình vừa mở cửa rào liền ào ào xông ra, lắc lắc mông đi thẳng ra suối.
Đến bên bờ suối, Diệp Bình trước tiên lùa vịt xuống dưới ruộng nước nhà mình.

Nhiệt độ càng ngày càng lên cao, bèo trong ruộng sinh trưởng cũng tốt hơn, đàn vịt cũng đã lớn, thành ra tụi Diệp Trình không còn vớt bèo mang về cho ăn như trước nữa, mà để Diệp Bình lùa chúng ra đây cho chúng tự ăn, dù sao giống bèo này sức sống cũng rất mãnh liệt, cho dù có bị đàn vịt chèn ép ra sao vẫn không chết.
Đợi đám vịt ăn no nê xong liền lục tục ra khỏi ruộng, Diệp Bình đứng phía sau đếm, tuy nhỏ còn chưa đi học, nhưng đếm số cùng cộng trừ đơn giản đã rất rành, dù sao mỗi tối tụi Diệp Trình đi làm về, nhỏ cũng ngồi nhìn Lục Minh Viễn lấy tiền kiếm được trong ngày ra đếm, đếm riết tự nhiên quen thôi.
Vịt thích lội nước, thi thoảng còn vục đầu xuống nước bắt tôm tép ăn, đôi khi còn tìm được cả trứng tôm, cá chạch, tuy không quá nhiều, cua cũng có, chẳng quá cua trong suối thường nhỏ, gan cũng nhỏ, cơ bản đều núp dưới đá không ngoi ra.
Đám vịt này một khi xuống nước rồi là sẽ rất khó dứt ra, trời không tối đen nhất định không chịu về nhà, chốc lát sau tụi Diệp Trình cũng về, hai đứa cưỡi xe đạp chạy ra bờ suối chơi với Diệp Bình một lát, nhặt ít đá cuội, rồi về trước nấu cơm.

Diệp Bình thì còn ở lại suối với đám vịt tới tối mới về.
Thông thường đợi tới khi mặt trời xuống núi, sắc trời mờ tối, đám vịt mới lục tục lên bờ vẩy nước, đi về nhà, nếu như trước đó Diệp Bình muốn xua tụi nó về trước thì không dễ chút nào.

Lúc trước Diệp Bình còn chưa biết, mỗi lần tốn không ít công sức ép buộc, giờ đã quen rồi, nhỏ cứ ngồi bên bờ ruộng chờ đến khi đám vịt tự lên bờ đi về nhà, liền cùng Tiểu Hôi chậm rì rì theo sau, bớt được không ít sức.
Vịt thích đi theo đàn, chỉ cần lùa cả đàn đi sẽkhông sợ rơi rớt con nào.

Chờ lùa hết vịt vào trong tiểu viện, Diệp Trình cũngđã làm xong cơm chiều..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui