Điều Lệnh Thứ 11

Nguồn: vnthuquan

Một giờ hơn Maggie mới lái xe ra khỏi bãi đỗ xe của trường đại học. Chị rẽ trái sang phố Prospect và chỉ phải dừng lại ở chỗ dừng đầu tiên một tý rồi lại tăng ga đi tiếp. Chị chỉ có một giờ để ăn trưa và nếu không tìm được chỗ đỗ xe gần cái tiệm ăn đã hẹn thì sẽ lại tốn thêm một ít thời gian nữa. Vậy mà hôm nay chị phải tận dụng từng phút trong một giờ Không phải vì nếu như chị nghỉ buổi chiều thì sẽ có ai trong Khoa Hành chính của trường kêu ca gì. Sau hai mươi tám năm làm việc trong trường đại học - sáu năm sau cùng là Khoa Nhân văn - thì dù cho chị có đưa ra một tờ phiếu làm ngoài giờ ghi lùi ngày về trước thì cũng được thôi.

ít nhất hôm nay trời cũng chiều lòng chị. Một phụ nữ vừa đánh xe rời khỏi chỗ đỗ cách tiệm ăn nơi họ đã hẹn nhau chỉ vài mét.

Maggie bước vào tiệm Café Milano và nói tên mình cho người quản lý tiệm ăn. ông ta nói:

- À vâng, thưa bà Fitzgerald, có ạ:

ông ta đưa chị đến một chiếc bàn cạnh cửa sổ, đến chỗ một người vốn nồi tiếng là chưa bao giờ biết muộn giờ là gì.

Maggie hôn lên má người phụ nữ đã là thư ký của Connor suốt mười chín năm nay rồi ngồi xuống chiếc ghế đối diện. CÓ lẽ Joan cũng yêu Connor chẳng kém gì chị, để đền đáp lại tình yêu đó chị chẳng được nhận gì hơn ngoài đôi khi được hôn lên má và những món quà Giáng sinh mà thường là do Maggie mua sẵn. Mặc dầu Joan chưa đến năm mươi tuổi nhưng bộ đồ giản dị, đôi dày thấp và mái tóc chải hất ngược lên cho thấy từ lâu chị đã không còn ý định quyến rũ bất cứ ai nữa.

Joan nói:

- Tôi đã quyết định.

Maggie nói:

- Tôi cũng biết rằng rồi mình sẽ phải thế thôi mà.

Joan đóng quyển thực đơn lại, hỏi:

- Tina thế nào?

- NÓ vẫn ở đằng ấy thồi. Tôi chỉ mong nó làm xong luận văn, mặc dầu Connor không nói gì với nó về chuyện ấy, nhưng tôi biết rằng anh ấy sẽ rất thất vọng nếu nó không làm xong luận án tiến sĩ.

- Anh ấy kể về Stuart nghe có vẻ rất ấm áp - Joan nói, vừa lúc một người phục vụ tới bên cạnh chị.

Maggie nói vẻ hơi buồn:

- vâng. CÓ vẻ như tôi sẽ phải làm quen với ý nghĩ rằng đứa con duy nhất sẽ sống cách xa mình mười ba ngàn dặm. - Chị nhìn tờ thực đơn - Cho tôi Cannelloni và một salad.

Joan nói:

- Còn cho tôi mì Tóc thiên thần.

- Các bà có uống chút gì không ạ. - Người phục vụ hỏi vẻ hy vọng.

Không, cảm ơn anh - Maggie nói dứt khoát - Chỉ cần một cốc nước.

Joan gật đầu tán thành. Người phục vụ quay đi, Maggie nói:

- Vâng, Connor và Stuart có vẻ hợp. Kỳ nghỉ Giáng sinh này Stuart sẽ đến nghỉ với chúng tôi, vì thế chị sẽ có dịp gặp nó.

Joan nói:

- Tôi rất mong đấy.

Maggie cảm thấy Joan còn muốn nói thêm gì đó, nhưng sau bao nhiêu năm quen biết chị đã nhận thấy rằng có gạn hỏi Joan cũng chẳng được ích gì. Nếu điều đó quan trọng thì Joan sẽ nói cho chị biết vào lúc chị ấy thấy cần thiết.

- Mấy ngày qua tôi đã gọi điện cho chị rất nhiều lần.

Tôi đã mong chị sẽ cùng đi xem một vở opera hoặc ăn tối với tôi, nhưng toàn không gặp chị.

Joan nói:

- Bây giờ Connor đã rời khỏi công ty nên người ta đã đóng cửa văn phòng ở phố M và chuyển tôi về trụ sở chính rồi.

Maggie thấy khâm phục cái cách Joan lựa chọn từng từ rất cẩn thận. Không hề ám chỉ rằng hiện nay chị làm việc ở đâu không hề biết là cho ai, cũng không một dấu vết cho thấy hiện chị đang nhận trách nhiệm gì mới, bởi vì giờ đây chị không còn làm việc với Connor nữa.

Maggie nói:

- Anh ấy vẫn nói là rất muốn sau này chị cũng cùng làm việc với anh ấy ở Washington Provident.

- Tôi cũng rất muốn được như vậy, nhưng nếu chưa biết rồi chuyện gì sẽ xảy ra nên chúng ta có vạch ra kế hoạch nào cũng chẳng có ích gì.

Maggie hỏi:

- Chị nói "sẽ xảy ra" nghĩa là thế nào? Connor đã nhận lời với Ben Thompson. Anh ấy phải trở về trước Giáng sinh để có thể bắt đầu công việc mới vào đầu tháng Giêng năm sau.

Một hồi lâu im lặng, rồi Maggie khẽ nói:

- Vậy cuối cùng anh ấy sẽ không xin được việc ở Washington Providen à?

Người phục vụ lại tới, mang theo đồ ăn cho họ, anh ta vừa đặt lên bàn vừa hỏi:

- Bà có dùng một ít pho mátparmesan không ạ?

Joan đăm đăm nhìn đĩa mì, nói:

- cám ơn.

- Vậy thì tại sao hôm thứ Sáu vừa rồi Ben Thompson lạnh nhạt với tôi lúc gặp ở rạp Opera như vậy? Thậm chí ông ta không thèm mua một cốc nước cho tôi nữa kia.

Sau khi người phục vụ đi khỏi Joan mới nói:

Tôi xin lỗi. Tôi cứ tưởng chị biết rồi.

- Đừng lo. Connor sẽ cho tôi biết sau khi anh ấy có một cuộc phỏng vấn mới, và sẽ nói rằng anh ấy kiếm được một việc tốt hơn nhiều so với ở Washington Provident.

Joan nói:

- Chị thật là hiểu anh ấy.

Maggie nói:

- Đôi khi tôi cứ băn khoăn không hiểu mình có hiểu anh ấy tí gì không, ngay lúc này đây tôi cũng không hề biết anh ấy đang ở đâu và đang làm gì.

Joan nói:

- Tôi cũng chẳng biết gì nhiều hơn chị. Suốt mười chín năm nay, đây là lần đầu tiên trước khi đi anh ấy không cho tôi biết công việc.

Maggie nhìn thẳng vào mặt Joan, hỏi:

- Lần này khác, phải không Joan?

- Tại sao chị lại nói như vậy?

- Anh ấy nói với tôi là đi ra nước ngoài, nhưng lại đi mà không mang theo hộ chiếu. Tôi đoán là anh ấy vẫn còn ở lại trong nước Mỹ. Nhưng tại sao...

Joan nói:

- Không mang theo hộ chiếu không chứng tỏ là anh ấy không đi ra nước ngoài.

Maggie nói:

- Cũng có thể là như vậy. Nhưng đây là lần đầu tiên anh ấy giấu ở một chỗ mà anh ấy biết là tôi sẽ tìm thấy.

Mấy phút sau người phục vụ trở lại và dọn đĩa của họ.

Anh ta hỏi:

Các vị có dùng đồ tráng miệng không ạ?

- Tôi không cần. Chỉ cần một cốc cà phê - Joan nói.

Maggie nói:

- Tôi cũng vậy. Cà phê đen không đường.

Maggie nhìn đồng hồ: chị chỉ còn mười sáu phút nữa.

Chị cắn môi:

- Joan, tôi chưa bao giờ xin chị để lộ bí mật, nhưng tôi cần biết một điều.

Joan nhìn ra ngoài cửa sổ và liếc mắt nhìn gã thanh niên đẹp trai đang đứng dựa vào tường ở phía cuối phố suốt bốn mươi phút qua. Chị nghĩ là mình đã nhìn thấy anh ta ở đâu đó.

Hai giờ kém bảy phút Maggie ra khỏi tiệm ăn. Chị không để ý thấy gã thanh niên đó lấy ra một chiếc điện thoại di động và bấm một số máy không đăng ký.

- Tôi nghe - Nìck Gutenburg nói.

- Bà Fitzgerald vừa ăn trưa xong với Joan Bet ở tiệm Café Mtlallo trên phố Prospect. Hai người ngồi với nhau bốn mươi bảy phút. Tôi đã ghi âm toàn bộ cuộc nói chuyện.

- Tốt, mang cuộn băng cho tôi.

Khi Maggie chạy lên bậc thang để đến văn phòng khoa, đồng hồ trên hành lang trường đại học chỉ hai giờ kém hai phút.

***

Lúc đó là mười giờ kém một phút ở Moscow. Connor đang ngồi xem màn cuối vở Giselle do Nhà hát Bolshoi Ballet trình diễn. Nhưng không giống với hầu hết các khán giả khác, gã không hướng ống nhòm dõi theo những bước nhảy điêu luyện của nữ diễn viên chính trên sân khấu. Thỉnh thoảng gã lại liếc nhìn xuống bên phải để biết là Zerimski vẫn còn ngồi trong lô của ông ta.

Connor biết Maggie sẽ rất sung sướng nếu được thưởng thức điệu múa của Wilis, vẻ đẹp của ba mươi sáu cô dâu trẻ trung trong những chiếc áo cưới, xoay tròn trong ánh trăng Gã cố không để mình bị mê hoặc bởi những động tác gập người và nhón chân xoay của họ mà tập trung chú ý vào những gì đang diễn ra trong lô của Zerimski.

Những khi gã đi vắng, Maggie thường đi xem ba lê, chắc hẳn nàng sẽ rất buồn cười khi thấy Zerimskì chỉ trong 1 một buổi tối đã đạt được điều mà nàng ao ước ba mươi năm nay chưa được.

Connor nghiên cứu những người ngồi trong lô. Phía bên phải Zerimski là Dmitri Titov, tham mưu trưởng của ông ta. Bên trái là người đàn ông đứng tuổi đã giới thiệu Zerimski trong buổi diễn thuyết tối hôm trước. Phía sau ông ta có ba người vệ sĩ đứng trong bóng tối. Connor đoán rằng có ít nhất mười người nữa canh gác dọc hành lang.

Nhà hát rộng mênh mông với những lô ban công đẹp đẽ những chiếc ghế mạ vàng bọc nhung đỏ, vé bao giờ cũng bán hết trước cả tuần. Nhưng ngay cả ở Moscow này lý thuyết của Maggie cũng có thể áp dụng được: bao giờ bạn cũng có thể mua một vé lẻ, thậm chí vào phút chót.

Mấy phút trước khì các nhạc công đến giờ ngồi vào khoang dành cho dàn nhạc đã thấy một bộ phận khán giả vỗ tay. Connor phải ngước khỏi tờ chương trình và thấy một vài người chỉ tay về phía lô ghế trên tầng hai bên phải. Zerimski đã chọn thời điểm bước vào rất đúng lúc.

ông ta đứng trước lô ghế, vẫy tay và mỉm cười. Khoảng gần nửa số khán giả đứng lên và vỗ tay reo hò rất lớn, trong khi nửa kia vẫn ngồi, một số lịch sự vỗ tay, những người khác vẫn tiếp tục trò chuyện như Zenmski không hề có mặt. Dường như điều này khẳng định kết quả điều tra - đó là hiện nay Chemopov dẫn trước đối thủ chỉ vài điểm .

Màn kéo lên và Connor nhận thấy sự thích thú của Zerimski đối với ba lê chẳng hơn gì đối với hội họa. ĐÓ là một ngày đã khá dài đối với vị ứng cử viên rồi, và Connor không ngạc nhiên khi thấy ông ta thỉnh thoảng lại ngáp. Chuyến tàu của ông ta đã đi từ Yaroslavi từ sáng sớm hôm nay. - Sau đó ông ta bắt đầu ngay chương trình làm việc bằng việc đến thàm một nhà máy quần áo ở ngoại ô. Một giờ sau, khi rời khỏi một đơn vị bộ đội ông ta ăn vội được một miếng sandwich trước khi rẽ vào một chợ bán hoa quả, sau đó đến một trường học, một đồn cảnh sát và một bệnh viện. Rồi đến một cuộc đi bộ ngoài kế hoạch trên quảng trường thành phố. Cuối cùng ông ta được đưa về ga và nhảy lên một chuyến tàu đã được bố trí sẵn cho mình.

Những tuyên bố võ đoán của Zerimski với những ai lắng nghe mình chẳng hề thay đổi nhiều so với bài diễn thuyết hôm trước, trừ việc "Moscow" được thay bằng "Yaroslavi". Những người bảo vệ trong lúc ông ta dạo quanh nhà máy thậm chí còn có vẻ nghiệp dư hơn cả những vệ sĩ bảo vệ hôm qua khi ông ta diễn thuyết trong phòng họp ở Moscow. RÕ ràng là những người ở địa phương này không cho phép dân Moscow đặt chân lên lãnh địa của họ. Connor kết luận rằng việc lấy mạng sống của Zerìmski có nhiều khả năng thành công hơn nếu được tiến hành ở ngoài thủ đô. Chỉ cần ở trong một thành phố đủ rộng để có thể mất tăm và thành phố đó phải đủ tự hào để không cho phép ba tay chuyên nghiệp kia đặt chân đến.

CÓ vẻ như cuộc đến thăm nhà máy đóng tàu trong vài ngày tới sẽ là dịp tốt nhất.

Thậm chí trên chuyến tàu trở về Moscow, Zerimski cũng không nghỉ ngơi. ông ta gọi các phóng viên nước ngoài đến toa mình, tổ chức một cuộc họp báo nữa.

Nhưng chưa ai kịp hỏi câu nào ông ta đã nói:

- Các vị đã thấy kết quả điều tra mới nhất chưa? NÓ cho thấy hiện nay tôi đã vượt lên Tướng Borodin và bây giờ chỉ còn kém Chemopov có một điểm thôi.

Một trong các nhà báo nói:

- Nhưng từ trước đến nay ngài vẫn luôn nói với chúng tôi rằng đừng chú ý đến các cuộc điều tra làm gì kia mà.

Zerimski nhăn mặt.

Connor vẫn tiếp tục quan sát vị "Tổng thống tương lai". Gã biết cần phải đoán trước được từng vẻ mặt, từng động tác, từng thói quen, cũng như khả năng có thể diễn thuyết đúng từng chữ như cũ của ông ta.

Bốn giờ sau khi đoàn tàu kéo vào ga Protsky Connor cảm thấy có ai đó trên tàu đang nhìn mình, và đó không phải là Michell. Sau hai mươi tám năm, gã khó mà lầm lẫn được trước những điều như vậy. Gã bắt đầu tự hỏi không hiểu Michell nhìn có quá lộ liễu hay không, hay có thể có một ai đó rất lành nghề đang ở quanh đây. Nếu có thì họ muốn gì? Hồi sáng gã đã có cảm giác như có ai đó hay một vật gì đó lướt qua đường mình mà trước đây gã không để ý thấy. Gã không chấp nhận cảm giác đó, nhưng là một chuyên gia, gã không tin những chuyện ngẫu nhiên.

Gã rời nhà ga và đi rất ngoắt ngoéo để trở về khách sạn, tin rằng không có ai theo dõi mình. Nhưng như thế có nghĩa là người kia không cần biết gã nghỉ lại ở đâu.

Gã cố xua đuổi những ý nghĩ này trong khi đóng gói đồ đạc Đêm nay gã sẽ cho rớt kẻ đang theo dõi mình, dẫu cho đó là ai đi chăng nữa - dĩ nhiên là trừ phi kẻ đó biết rõ là gã định đi đến đâu. Rốt cuộc, nếu như kẻ đó biết lý do khiến gã có mặt ở Nga này thì chỉ cần theo sát Zerimski là được. Mấy phút sau gã trả phòng khách sạn, thanh toán bằng tiền mặt.

Gã đổi taxi tới năm lần, chiếc cuối cùng thả hắn xuống nhà hát. Gã gửi túi cho một bà già ngồi sau chiếc bàn ở tầng trệt, thuê một chiếc ống nhòm xem hát. Gửi túi lại sẽ khiến cho người quản lý tin rằng gã sẽ trở lại để trả ống nhòm.

Cuối buổi biểu diễn, khi màn đã hạ xuống Zerimski đứng dậy và một lần nữa vẫy khán giả. Sự đáp lại không được nồng nhiệt như lúc đầu, nhưng Connor nghĩ rằng ông ta có cảm giác cuộc đến thăm Nhà hát Lớn cũng đáng giá. Trong khi đì dọc hành lang ông ta lớn tiếng nói với mọi người rằng ông ta rất thích diễn xuất của Ekaterina Maximova. Một đoàn xe đã chờ sẵn ông ta cùng đám thuộc hạ, ông ta chui vào chiếc xe thứ ba.

Đoàn xe cùng đoàn mô tô hộ tống tới một ga khác để lên một đoàn tàu khác đang chờ ông ta. Connor nhận thấy số mô tô đã tăng từ hai lên bốn chiếc.

RÕ ràng là người ta bắt đầu nghĩ rằng ông ta sẽ trở thành Tổng thống.

Connor đến ga muộn hơn Zerimski mấy phút. Gã chìa cho một nhân viên an nình tấm thẻ nhà báo và mua một vé đi St Petersburg bằng chuyến tàu mười một giờ ba mươi.

Vào đến khoang của mình gã bèn khóa trái cửa lại, bật đèn và bắt đầu nghiên cứu lịch trình của Zerimski ở St Petersburg.

Trong một toa khác ở cuối đoàn tàu Zerimski cũng đang xem lại lịch trình đó cùng với Tham mưu trưởng của mình.

ông ta lầm bầm:

- Lại một - điều - đầu - tiên - của - buổi - sáng - cho - đến - điều - cuối - cùng - của - buổi - tối - của - một - ngày.

Titov đã bổ sung vào lịch trình chuyến đi thăm Hermitage.

- Tại sao lại phải đi thăm Hermitage làm gì, tôi chỉ ở St Petersburg có vài giờ thôi mà.

- Bởi vì ngài đã đi thăm bảo tàng Puskin mà lại không đến thăm bảo tàng lớn nhất nước Nga thì sẽ khiến dân St. Petersburg thắc mắc.

- Hãy tạ ơn Chúa nếu như chúng ta có thể rời khỏi đây trước khi màn diễn này kéo đến tận Kirov.

Zerimski biết rõ rằng cuộc gặp gỡ quan trọng nhất trong ngày là với Đại tướng Borodin và các tướng lĩnh cao cấp ở Kelskow Barracks. Nếu có thể thuyết phục được rút khỏi cuộc chạy đua vào chức Tổng thống và ủng hộ ông ta thì quân đội - nghĩa là hầu hết hai triệu rưỡi binh lính và sĩ quan sẽ ngả theo mình, và phần thắng sẽ thuộc về ông ta. ông ta đã dự định sẽ mời Borodin chân BỘ trưởng Quốc phòng, nhưng rồi lại phát hiện ra Chemopov cũng đã hứa hẹn đúng như vậy. ông ta biết thứ Hai tuần trước Chemopov đã gặp Đại tướng và đã ra về tay trắng. Zerimski coi đó là tín hiệu tốt. ông ta định sẽ hứa hẹn với Borodin một chức vụ mà ông này không thể cưỡng nổi.

Connor cũng nhận ra rằng cuộc gặp gỡ với các tướng lệnh quân sự ngày mai sẽ quyết định số phận Zerimski.

Hơn hai giờ gã mới tắt đèn trong khoang và ngủ thiếp đi.

***

Sergei không giấu nổi nỗi vui sướng vì được đi trên chuyến tàu tốc hành Protsky. NÓ đi theo đối tác của mình vào khoang của họ giống như một con rối ngoan ngoãn. Khì Jackson kéo cửa mở ra, nó kêu lên:

- Còn rộng hơn cả căn hộ của cháu.

NÓ nhảy thóc lên một cái giường, đá văng giày đi và kéo mền lên đắp, chẳng buồn cởi quần áo.

- Cháu tiết kiệm việc thay quần áo và rửa ráy - NÓ nói khi thấy Jackson treo áo khoác và quần lên cái giá áo kín đáo mà nó không nhìn thấy.

Trong khi Jackson chuẩn bị giường Sergei lấy cùi tay chùi một khoảng trên cửa sổ hơi đọng mờ mờ để làm thành một vòng tròn có thể nhìn qua được. NÓ không nói thêm tiếng nào cho đến khi đoàn tàu từ từ rời ga.

Jackson chui lên giường và tắt đèn. Sergei hỏi:

- Chú Jackson, bao nhiêu cây số nữa thì đến St.Petersburg?

- Sáu trăm ba mươi cây.

- Và mất mấy tiếng thì chúng ta tới được đó?

- Tám giờ rưỡi. Ngày mai chúng ta sẽ có một ngày dài lắm đấy, vì thế cố ngủ đi một ít.

Sergei tắt đèn, nhưng Jackson vẫn nằm thức. GIỜ đây gã đã biết chắc vì sao người ta cử bạn mình sang Nga.

RÕ ràng là Helen Dexter muốn gạt Connor ra khỏi đường đi của mụ, nhưng Jackson vẫn chưa biết mụ dám làm những gì để tự bảo vệ mình.

Chiều hôm đó gã đã định gọi điện cho Andy Lloyd bằng chiếc điện thoại mật nhưng không bắt được sóng.

Gã không dám liều gọi đi từ khách sạn, vì thế quyết định sẽ chờ đến khi Zerimski diễn thuyết xong ở Quảng trường Tự do ngày mai đã, bởi vì vào giờ đó thì mọi người ở Washington mới thức dậy. Nếu Lloyd biết được điều gì đang xảy ra thì chắc chắn gã sẽ được trao đủ quyền hạn để hủy bỏ nhiệm vụ của Connor trước khi quá muộn. Gã nhắm mắt.

- Chú Jackson, chú có gia đình không.

Không, ly dị rồi.

- Bây giờ ở Nga có nhiều người li dị hơn ở Mỹ kia, chú có biết điều đó không. Chú Jackson, chú có biết thế không.

- Không, nhưng mấy ngày qua chú đã biết rằng trong đầu cháu chỉ có toàn những thông tin vô bổ ấy thôi.

- Thế còn con, chú có đứa nào không?

Jackson nói:

Không, chú bị mất...

- Thế thì sao chú không nhận cháu làm con nuôi, như vậy cháu sẽ về Mỹ với chú.

- chú nghĩ rằng đến Ted Turner cũng không dám nhận cháu làm con nuôi nữa kia. Thôi, ngủ đi, Sergei.

Môi hồi im lặng nữa.

Chú Jackson, cháu hỏi một câu nữa thôi.

Hãy bảo chú cách để chú làm cho cháu im đi được không.

- Tại sao người đó lại quan trọng như thế đối với chú?

Jackson im lặng một lúc mới trả lời:

Hai mươi chín năm trước chú ấy đã cứu sống chú ở Việt Nam, vì thế chú đoán là cháu có thể hiểu được là chú đã nợ người ấy chừng nấy năm. Như thế có nghĩa gì không?

Lẽ ra Sergei đã trả lời, nhưng nó đã ngủ thiếp đi rất nhanh


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui