Dịu Dàng Đến Vô Cùng

CAROL KHÔNG THỂ NÓI ĐƯỢC GÌ. Nào là “dụ dỗ”, nào là
“tiền dâm hậu thủ”, bây giờ lại thêm “chơi trò tình cảm”, toàn những từ nặng
nề, dù ai nói ra cũng giống như mũi dao nhọn rạch lên tấm kính, âm thanh nhói
tai, nghe nhức nhối, giờ đây lại bám theo mình.

Xem ra cái bóng đen của ông
ấy vẫn chưa tan tuy mình đã sang học trường khác tránh
được miệng lưỡi kẻ tiểu nhân Vương Lâm. Không chỉ mọi người biết chuyện ông
ấy mà nay còn kéo nó vào cuộc, thậm chí biến nó thành
nhân vật chính.

Mọi người nhìn vấn đề rất đơn giản, một vấn đề xã hội
được nhìn nhận một cách dễ dãi dưới góc độ di truyền. Carol là con gái của ông
ấy, chắc chắn di truyền từ ông
ấy rồi. Tế bào ăn chơi của ông
ấy được thể hiện thành người đàn ông có gia đình quyến rũ
nữ sinh viên, đến lượt con gái trở thành một nữ sinh trung học có mấy người bạn
trai một lúc! Phải chăng cha nào con nấy? Cho dù cha con ở cách xa nhau. Cho dù
cô con gái này thâm thù người cha đến tận xương tủy.

Thật ra việc qua lại chơi với bạn trai cũng chỉ là
cùng bàn luận một câu chuyện gì đó, có lúc chơi bóng, buổi trưa cùng ăn cơm, có
thể có một cậu bạn nào đó lấy giúp cơm, chia cho chút thức ăn đem từ nhà đến,
những chuyện ấy chẳng nhẽ không bình thường? Nếu một nữ sinh khác cũng chơi với

các bạn trai như thế, mọi người sẽ không cho là yêu đương, vì tình yêu loại trừ
cô ta. Nhưng với Carol thì sao? Lại là chuyện khác, tức là chơi bời tình cảm
cùng một lúc với mấy người. Tại sao lại như vậy?

Đáp án đã rõ rồi đấy thôi? Là bởi ông
ấy.

Vì vậy Carol rất sợ giáo viên chủ nhiệm, nhưng nó cảm
thấy ông ấy đứng
đầu tội ác này. Làm giáo viên chủ nhiệm có ai không lắm lời? Khi các cô giáo,
thầy giáo ấy còn trẻ đúng vào thời đại khởi xướng kết hôn muộn, hai mươi bảy,
hai mươi tám mới nói chuyện yêu đương là bình thường. Bây giờ học sinh trung
học mười bảy, mười tám tuổi đã nói chuyện yêu đương. Không biết vì các cô giáo,
thầy giáo ghen tị hay hâm mộ, lo lắng hay đa nghi, muốn bóp chết những tình yêu
khi mới nảy mầm, lý do đưa ra thật dễ sợ: Ảnh hưởng đến tương lai, tỉ lệ thành
công gần bằng không, rồi những là lừa dối, vân vân, rất muốn như các cô, các
thầy hồi xưa, ngoài hai mươi tuổi mà vẫn không biết tình yêu là gì. Nói như vậy
có thể là đã lấy lòng tiểu nhân để đo bụng người quân tử, hoặc vì các thấy, các
cô sợ học sinh trung học yêu đương sẽ ảnh hưởng đến thành tích thi đại học.

Carol không tin yêu đương có thể ảnh hưởng đến thi cử,
nó tin rằng tình yêu chân chính có tác dụng thúc đẩy cuộc sống, học hành, làm
việc, chứ không có tính tiêu cực. Nếu tình yêu không thúc đẩy cuộc sống, học
hành, vậy có thể gọi là tình yêu không? Carol muốn lấy mình làm ví dụ, chứng
minh tình yêu và học tập sẽ không ảnh hưởng lẫn nhau, nó sẽ vừa yêu vừa học,
nhất định thi đỗ vào Đại học Thanh Hoa.

Nhưng Carol không làm như thế, vì nó chưa yêu ai, yêu
giả vờ sẽ không có tác dụng thúc đẩy cuộc sống và học tập. Carol quyết tâm
“vạch rõ ranh giới” với các bạn nam, không quan tâm đến bất cứ cậu nào, cố tỏ
ra thật tự nhiên, ra vẻ không có cơ hội chú ý đến các bạn nam. Có mấy cậu học
sinh tìm Carol nói chuyện như mọi khi, nhưng thấy Carol tỏ ra bận bịu không có
thời gian, rồi cứ vậy xa dần.

Có một cậu tên là Phong hình như không chịu nổi cái vẻ
lạnh lùng ấy, cứ dùng ánh mắt truy hỏi Carol: Đã xảy ra chuyện gì? Mình đã làm
gì để bạn mất lòng?

Phong tìm Carol nói chuyện mấy lần, cũng muốn thảo
luận với nhau về bài tập, có lúc mời Carol chơi bóng, nhưng Carol đều từ chối.
Carol thấy những lần mình từ chối, vẻ mặt Phong vẫn tươi cười, nhưng trong ánh
mắt Phong thoáng chút thất vọng và buồn. Cậu ta cứ lặng lẽ nhìn Carol, trong

mắt như có vô số dấu hỏi. Cặp môi cậu ta hé mở, nhưng không có lời nào, hình
như sợ hễ nói ra thì ngay cả một khoảnh khắc nhìn nhau cũng sẽ vụt biến mất.

Carol chưa bao giờ nghĩ được các bạn trai buồn có thể
lay động trái tim mình. Thấy Phong buồn, trong lòng Carol cũng buồn, cảm giác
khó chống lại sự rung động, muốn nói với cậu ta: Bạn đừng buồn, thật ra mình
rất muốn nói chuyện với bạn, muốn có người bạn đồng giới cũng được, khác giới
cũng được, chỉ cần mọi người không hiểu nhầm, không bàn tán.

Nhưng Carol chỉ mỉm cười, không nói gì.

Kết thúc kỳ thi đại học, Carol đậu thủ khoa Đại học
khoa học tự nhiên, được trường B gọi, ảnh và sơ yếu lý lịch được báo thành phố
và báo tỉnh đăng. Carol cho rằng bây giờ giao tiếp với bạn trai sẽ không có vấn
đề gì, vì đã tốt nghiệp trung học không còn là học sinh, không sợ ảnh hưởng đến
kỳ thi đại học, không còn giáo viên chủ nhiệm nào cai quản. Nhưng đám bạn trai
đều nhớ sự lạnh nhạt của Carol, không một cậu nào một mình đến chơi. Lúc mọi
người tập trung liên hoan chia tay, ai cũng nói “bạn là đứa kiêu ngạo nhất lớp”,
“biết bạn thi được vào đại học B rồi”, “tương lai của bạn thật sáng sủa”…

Ông ấy muốn
đến thăm Carol. Trước khi con gái vào đại học, mẹ hỏi ý kiến, Carol chỉ lạnh
nhạt nói:

- Con không muốn gặp, ông
ấy đã bóp nát hạnh phúc đời con.

- Không thể nói một cách dễ dãi như thế. - Mẹ nói nhỏ.
- Hạnh phúc của một con người phải dựa vào bản thân, không ai có thể bóp nát
hạnh phúc của con cả.


- Không bóp nát hạnh phúc của mẹ à?

- Có con, mẹ rất hạnh phúc.

- Nếu lúc ấy ông ấy cũng
đưa con đi thì sao? Vậy mà mẹ còn bảo không ai bóp nát hạnh phúc của mẹ?

Carol trông thấy ánh mắt mẹ đầy vẻ sợ hãi, hình như
cảnh sinh li từ biệt với con gái đã đến rất gần.

- Không như thế đâu con ạ, con là cuộc đời mẹ. Một
người có thể không có hạnh phúc, nhưng không thể không có cuộc đời. Thành1 à, con
hãy đồng ý với mẹ, dù có xảy ra chuyện gì, con cũng đừng hủy hoại cuộc đời,
đừng xa mẹ.

Carol thở dài, rất thông cảm, an ủi mẹ:

- Mẹ yên tâm, việc đã như thế rồi, liệu con có thể hủy
diệt mình ư

1Thành
(Lý Cảnh Thành) là tên Trung Quốc của Carol.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận