Dịu Dàng Đến Vô Cùng

MỘT
BUỔI CHIỀU TRUNG TUẦN tháng tư, Sally sang phòng Carol, vẻ căng thẳng, nói:

- Em ra
chỗ cửa sổ này với chị.

Carol
đến bên cửa sổ, Sally chỉ khu rừng cây sau nhà R, nói:

- Chị
thấy Jason đi về phía rừng cây, em đi theo xem, đừng để anh ấy biết, chỉ đi
theo thôi nhé. Trong rừng cây ấy có một con đường sắt nhỏ, có thể có tàu hỏa
chạy qua, nếu em thấy tàu chạy qua, nghĩ cách bảo anh ấy tránh tàu, tâm trạng
anh ấy đang không ổn, chị sợ xảy ra chuyện. Lúc này chị không đi được, phiền em
đi giúp.

- Anh
ấy thế nào? – Carol lo lắng hỏi. – Đã xảy ra chuyện gì, hả chỉ?

- Thật
ra cũng chẳng có chuyện gì, chị sợ ngộ nhỡ thôi. Hôm nay là ngày giỗ bạn anh
ấy, anh ấy gọi điện cho mẹ của cô bạn, có thể anh ấy nhớ lại chuyện cũ, tâm
trạng không ổn định. Em chỉ đi theo anh ấy là được, trong rừng cây có một cái
hồ, nếu anh ấy đến gần hồ, em hãy gọi anh ấy. Nếu anh ấy không có chuyện gì, em
đừng để anh ấy biết mình đi theo.

Carol
nghe nói ngày giỗ của bạn Jason, cô thở phào nhẹ nhõm, đoán Jason sẽ không có
chuyện gì. Anh là con người chín chắn, không phải là kẻ theo chủ nghĩa cực đoan
đi theo cái chết của bạn, với lại nếu đi theo thì đã đi rồi, không chờ cho sự
việc qua đã lâu mới đột ngột đi theo. Có thể tâm trạng không vui. Anh chỉ ra đi
dạo.

Nhiệm
vụ theo dõi này làm cho cô vừa phấn khởi vừa kích động, kích động này chẳng
khác gì trong tiểu thuyết. Một chàng trai tâm trạng buốn đau, một rừng cây bí
ẩn, một con đường sắt cũ, lại có thêm hồ nước sâu. Tất cả, có chút bí hiểm, có
chút kỳ dị, có chút lãng mạn, thậm chí có chút tình cảm. Carol không kịp thay
đôi dép lê để đi vào đôi giày, cứ tất tưởi chạy theo.

Thấy
Jason ngồi hút thuốc bên một gốc cây nơi bìa rừng, cô đứng cách xa, không làm
anh chú ý. Nếu làm anh giật mình, anh sẽ về phòng, coi như cuộc theo dõi không
thành. Ông trời không phụ lòng người, anh tiếp tục đi sâu vào bên trong rừng
cây, Carol theo vào.

Cô thấy
anh đi giữa hai thanh ray của con đường sắt, cúi đầu như đếm từng thanh tà vẹt.
Trong ánh chiều tà, hình bóng anh nổi bật trên bối cảnh như bức tranh sơn dầu,
tỏ rõ sức hấp dẫn của một người đàn ông, khiến cô như muốn chạy tới khoác tay
anh, cùng anh sánh bước. Thật may, cô nhớ lời dặn của Sally, cho nên không đánh
động anh.


nghĩ, nếu lúc này có đoàn tàu chạy qua thì hay, mình không gọi để anh tránh ra

ngoài. Chờ tàu đến, mình chạy tới, bất chấp bản thân, nằm lên anh, cùng lăn
xuống dưới gầm tàu, sự việc thật nguy hiểm và lãng mạn!


không nhớ là đã có bao nhiêu cảnh này trong phim ảnh, tất cả đều chờ đợi, chờ
tàu đến thật gần, tưởng như không thể kịp. người hùng mới lao ra, xông tới,
chồm lên người đang ngồi trên đường sắt. Cảnh tiếp theo là hai người cùng kinh
hoàng, nhìn nhau và cười, có biết bao nhiêu tâm tư, tình cảm nói với nhau qua
ánh mắt. Trong hoạn nạn mới hiểu lòng nhau, trong lúc kinh hồn mới thổ lộ lời
tâm can, câu chuyện tiếp theo vô cùng lãng mạn.

Điều kì
lạ là, hai người đi qua một hồi lâu nhưng vẫn không có đoàn tàu nào chạy qua.
Trước đây, ngồi sau nhà R nghe anh chơi guitar, chốc chốc lại có một đoàn tàu
làm cô không nghe rõ tiếng đàn. Lúc này muốn có đoàn tàu chạy qua thì không có.
Một vài lần cô nghe thấy tiếng còi tàu, nhưng chờ thật lâu cũng thấy tàu đâu,
có thể vì trông chờ cho nên phát sinh ảo thính chăng. Cô nghĩ, trong tính
huống không có đoàn tàu liệu
mình có thể chạy tới lôi anh ta ra khỏi đường sắt được không? Nhưng rồi cô
nhanh chóng xóa bỏ ý nghĩ ấy, sợ anh mắng cô là đồ thần kinh.

Con
đường sắt dẫn đến một cây cầu hai bên có lan can. Cô không biết nước dưới sông
kia có sâu không, nhưng đường sắt đi trên cao, nếu từ trên cầu nhảy xuống,
không chết thì cũng bị thương. Cô nghĩ, nếu anh đến gần lan can cầu rất nguy
hiểm, để đẩy anh ra khỏi đường sắt thì dễ, để lôi anh khỏi lan can cầu thì khó.
Vì động tác “chồm” đến phái mạnh, cộng thêm trọng lượng bản thân, mới có thể thành
công. Nhưng chạy tới để lôi anh lại phức tạp hơn nhiều, không khéo sẽ đẩy anh
hoặc cả hai cũng ngã xuống sông.

Rất may
anh không đến gần lan can mà cứ đi thẳng. Cô đi theo, tách khỏi con đường sắt,
đến một bãi đất trống. Đây là lúc thử thách khả năng theo dõi của cô, vì chung
quanh không có một chỗ ẩn nấp. Cô đến bên một thân cây nhỏ, cây không thể che
khuất người, chỉ có thể ẩn náu một cách tượng trưng sau thân cây.

Anh
ngồi xuống thảm cỏ trên bãi đất trống, bắt đầu hút thuốc. Chờ một lúc lâu cũng
không thấy anh đến bên hồ nước, Carol nghĩ bụng, xem ra anh không nhảy xuống hồ
đâu, hy vọng cứu anh lại một lần nữa tan vỡ. Chờ khi anh về, xem có gặp đoàn
tàu nào không, nếu không coi như lần theo dõi này hoàn toàn công toi. Đang suy
nghĩ vẩn vơ, bỗng cô nghe thấy tiếng anh gọi:

-
Carol, đến đây ngồi chơi , đứng kia làm gì cho mệt.

Phải
chăng anh đang đánh lừa mình? Nhưng anh lại gọi một lần nữa, lần này thì anh
quay về phía cô mà gọi, cô đành bước ra khỏi nơi ẩn náu, đi về phía anh.

- Sally
bảo cô đến phải không? – Anh giụi tắt thuốc, mắt lim dim.

Carol

gật đầu. Anh khẽ cười:

- Cô ấy
hiểu nhầm rồi, anh chỉ muốn ra xem rừng cây, anh đang viết, rất có tác dụng.

- Anh
học tin học, viết về rừng cây làm gì? – Carol lấy làm lạ.

Anh
cười:

- Học tin
học thì không được viết về rừng cây à? Biết đâu anh sẽ viết một game gọi là
Theo dõi trong rừng cây.

- Game
đấy của anh chơi thế nào, một người chạy trốn, một người theo dõi à?

- Một
tên tội phạm chạy trốn chuyên nghiệp, một trinh sát nghiệp dư? Ha ha, đúng là
một ý hay.

Carol
cười:

- Chỉ
nghe nói một sát thủ chuyên nghiệp, chưa bao giờ nghe nói tội phạm chạy chốn
chuyên nghiệp? – Cô đang định hỏi về người bạn ấy của anh thì chợt thấy trên bả
vai anh có những vết thâm tím, liền lo lắng hỏi. – Da anh bị dị ứng đấy à? Phải
chăng đói quá bữa hoặc dạ dày bị nhiễm lạnh?

-
Không. – Anh cười. – Có thể có cảm giác phạm tội. – Suy nghĩ một lúc anh lại
nói. – Nói là cảm giác phạm tội không chính xác, mà nên nói trong lòng cảm thấy
có lỗi. Về thôi, chúng ta đi về.

Từ rừng
cây trở về, theo thường lệ, cô lên mạng xem Sở Thiên có tung bài viết gì lên
mạng không, cũng để xem Sở Thiên có trả lời Lời thì thầm của cô hay không. Khi
cô mở trang tiểu thuyết, chợt phát hiện Sở Thiên đã cho đăng một phần sau của
truyện Người này không có chuyện. Hôm nay là ngày mười tám tháng Tư, còn cách
hai mươi ngày nữa mới đến mồng tám tháng Năm như Sở Thiên đã hẹn. Cô hiểu tại
sao tác giả lại cho đăng sớm phần thứ hai, nhưng cô rất vui, vì từ nay hàng
ngày được đọc tiếp truyện Người này không có chuyện.

Thời
gian này cô thường giao lưu với Sở Thiên qua Lời thì thầm. Có lúc nói chuyện
sáng tác văn chương trên mạng, có lúc nói chuyện các nhân vật trong truyện
Người này không có chuyện, có lúc viết vài ba câu gì đó, tóm lại cô không muốn
cắt đứt liên hệ với tác giả, giống như đứa trẻ thả diều, thỉnh thoảng lại giật
sợi dây, ngộ nhỡ diều bay mất mà không biết.


Cô cảm
thấy đã thành thói quen, ngày nào cũng đến Làng tiểu thuyết đi chơi, xem Sở
Thiên có viết gì không, và cũng để xem tác giả có gửi gì cho mình qua Lời thì
thầm hay không. Chỉ cách một hôm không nhận được hồi âm của tác giả cô đã sốt
ruột, hoặc nghi ngờ mình lần trước viết có điều gì sơ suất, khiến Sở Thiên phật
ý. Có lúc, liền hai ba hôm không nhận được thư trả lời, cô không nén nổi liền
viết thư hỏi: “Phải chăng nhà văn bực mình? Phải chăng tôi nói có gì không nên
không phải?”.

Gặp
những trường hợp ấy, Sở Thiên có thư trả lời ngay: “Không có thư chỉ vì bận,
tôi làm sao có thể bực mình với bạn được? Phải chăng cánh con gái các bạn rất
dễ giận nhau, cho nên nghi ngờ đàn ông chúng tôi cũng hay giận dỗi? Dù bạn có
nói gì đi nữa thì tôi cũng không bực mình, vì tôi chưa bao giờ bực mình, giận
dỗi với ai.”

Đọc thư
của Sở Thiên Carol mới yên tâm, cảm thấy sự lo lắng của mình là thừa. Nhưng lần
sau Sở Thiên chưa kịp trả lời, cô lại phỏng đoán như thế.

Cô rất
lo cho mình, vì phát hiện mình chú ý đến Sở Thiên và Jason. Mỗi ngày không
trông thấy Jason lòng cô lại buồn, ăn không ngon ngủ không yên; mỗi ngày không
đọc truyện của Sở Thiên cô cũng buồn, ăn cũng không ngon, ngủ cũng không yên.
Cô nghĩ, có thể số phận bắt mình bằng cách này để hiểu “người đàn ông kia”
chăng? Có thể chăng, để bản thân thể nghiệm, đồng thời yêu cả hai người? Đồng
thời yêu cả hai có đúng không? Phải nói là không đúng, cho nên mang một gánh
nặng tư tưởng, luôn cảm thấy mình không phải một đứa con gái ngoan.


quyết định nói chuyện này với Sở Thiên, không nói về bản thân, vì như vậy phải
đưa cả Jason và Sở Thiên ra, cô chỉ viết thật tỉ mỉ chuyện bố mẹ, nhất là đoạn
với dì Tú Trân, sau đấy nêu vấn đề của bản thân: nhà văn cảm thấy có thể đồng
thời yêu hai người được không, tôi muốn nói yêu chân thành?

Thư trả
lời của Sở Thiên rất dài.

Cái “có
thể” mà bạn nói xem ra có hai cách giải thích, thứ nhất là “có thể”, cách giải
thích thứ hai là “được phép” hoặc “nên”.

Đầu
tiên nói đến “có thể”. Một người có thể cùng lúc yêu hai người, mà lại là yêu
chân thành được không? Tôi nghĩ rất có thể. Qua câu chuyện của bố bạn, tôi tin
rằng ông ấy yêu chân thành mẹ bạn và dì Tú Trân. Tôi ngờ rằng, bạn cũng yêu
cùng lúc hai người, cho nên bạn mới hỏi đến chuyện này.

Một
người cùng lúc yêu hai người, có thể vì hai người bổ sung cho nhau, cái của
người này có người kia không có, người ấy có thể yêu điểm này của A và điểm kia
của B. Một cách giải thích khác, trong nhiều trường hợp, một người yêu một mẫu
người, chỉ cần gặp mẫu người ấy anh (hay chị) có thể yêu, cuối cùng yêu ai
trong mẫu người ấy phải xem thời cơ, đó là điều mà chúng ta quen gọi là duyên
số. Nếu một người đồng thời phát hiện ở hai người cùng có chung đặc điểm mà anh
(hay chị) thích, rất có thể anh (hay chị) yêu cả hai, không có cách nào lựa
chọn.

Lại nói
về “nên”. Một người có nên yêu cùng lúc hai người không? Thật ra tình cảm không
chịu vâng theo sự chỉ huy nên hay không nên. Lý trí mách bảo không nên, nhưng
tình cảm lại xúi giục người đó hành động. Cho nên, nếu trong lòng bạn yêu hai
người, không cần thiết phải cảm thấy xấu hổ hoặc lương tâm cắn rứt, tình cảm

tồn tại ở trong lòng bạn, không ai có thể phán xét buộc tội bạn được.

Cuối
cùng là vấn đề làm thế nào đối xử với hai mối tình đó. Chuyện của bố bạn mách
bảo tôi, một người “có thể” yêu cùng lúc hai người không phải là hai mối tình
đều phù hợp với thực tiễn. Hành vi của con người bị ràng buộc với xã hội, đạo
đức, luật pháp, không thể muốn làm gì thì làm. Cho nên, tình cảm của con người
một khi xung đột với những ràng buộc đó, sẽ luôn luôn là vật hy sinh. Bất kể sự
hy sinh đó đối với người ấy có hợp lý hay không, có nhân đạo hay không, chúng
ta cũng nên nghĩ đến hành vi của chúng ta có ảnh hưởng đến người khác, ví dụ
như con cái.

Mẹ của
bạn là một người giàu lý trí, khi phát hiện chồng có quan hệ với Tú Trân đã
dũng cảm từ bỏ ông. Đó là hành động sáng suốt, là nguyên tắc sống của bà. Bà
không thể chấp nhận sự phản bội. Nhưng bà không biến tình yêu thành thù hận,
phủ nhận quá khứ của bản thân hoặc căm thù bố bạn, bà cố gắng để hiểu bố bạn,
tin rằng đây là nhược điểm của ông ấy gây nên, ông đã không nghiêm túc xem xét
hành vi của mình sẽ ảnh hưởng thế nào đến người khác, tình yêu của bố bạn không
sáng suốt.

Con
người đúng trước một sự việc mến yêu và sùng bái chân thành rất khó mà không
rung động. Bố của bạn đã rung động và hành động, cho nên ông đã phải gánh chịu
hậu quả do sự rung động mang lại. Mẹ của bạn hiểu nhưng không tha thứ cho ông,
cho nên tôi cảm thấy bà rất thông minh và dũng cảm. Không tha thứ vì bà giữ
nguyên tắc làm người của mình, chồng bà ngoại tình, bà không thể tiếp nhận ông
nữa; hiểu ông, là vì không buộc mình vào hoàn cảnh ván đã đóng thành thuyền, để
mình được sống tốt hơn, Bà không giống những phụ nữ đã ly hôn khác dạy con cái
phải căm giận người cha, bản thân bà gánh chịu trách nhiệm nặng nề của việc làm
cha làm mẹ, nuôi dạy bạn trở thành một cô con gái tài giỏi. Bạn phải tự hào vì
đã có một người mẹ như thế.

Về bố
bạn, nếu bạn coi ông là một người đàn ông bình thường khác, không coi ông là
một tấm gương, có thể bạn cũng sẽ hiểu ông. Hiểu ông là không để cuộc sống của
mình bị hủy hoại vì những chuyện không đúng của ông. Ôm mối hận trong lòng sẽ
khó có được cuộc sống thanh thản.

Tất
nhiên hiểu không phải là tha thứ.

Đọc thư
của Sở Thiên, lần đầu tiên cô cảm thấy mình có được nhận thức tương đối rõ ràng
về vấn đề này. “Hiểu nhưng không tha thứ”, Sở Thiên nói đúng, mẹ đã làm như thế,
mình cũng nên như thế.

Cô muốn
hỏi Sở Thiên một chuyện riêng tư khác, tuy có phần hơi quá mức, không nên nói
ra, nhưng cô vẫn hỏi. “Nếu nhà văn có chung hoàn cảnh như bố em thì sẽ như thế
nào? Không muốn trả lời hoặc không tiện trả lời cũng được”.

Sở
Thiên trả lời rất nhanh.

Rất cám
ơn câu chuyện của bạn. Câu chuyện của bạn đã làm cho tôi thấy quyết định cá
nhân của chúng ta ảnh hướng sâu sắc và sinh động thế nào đối với những người
chung quanh, nhất là với đối với con cái chúng ta. Cho nên, nếu tôi ở trong
trường hợp giống như bố bạn, tôi sẽ dùng câu chuyện của bạn để cảnh cáo bản
thân, không giẫm lên vết chân của bố bạn, vì như vậy chỉ có thể mang lại đau
khổ cho bản thân và cho người khác.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui