Độc Sủng Kiều Phi


Sáng hôm sau, lúc Khanh dậy, Tuân đã thượng triều rồi.
Cô Đào chạy ra chỗ chủ tử, khoe rằng hôm qua là Vương gia đến bế nàng về giường, là hắn thổi nến, đóng cửa sổ, đắp chăn cho nàng, cũng là hắn gỡ trang sức trên đầu cho nàng dễ ngủ hơn.
Cô Đào che miệng cười:
“Hình như vương gia cảm mến người rồi.”
Khanh ngáp ngủ, chiếc giao lĩnh xiên vẹo để lộ ra bờ vai trắng mướt dưới lớp yếm đào.

Cô Đào cũng thầm nhẩm nếu Đào mà là nam nhân, thì cô cũng chẳng kìm được lòng mà say mê nàng.
Làn da trắng nõn như trứng gà mới luộc, ửng hồng như màu búp sen, gò má hồng hào đầy đặn, ngũ quan xinh xắn, đôi mắt ướt như biết nói biết cười.

Chính bề ngoài ăn tiền này mới là rắc rối lớn nếu Thuần Khanh để lộ mặt rêu rao ra bên ngoài đấy.
Gần đây thì Đào không thấy chủ tử che chắn gì như hồi trước.

Chắc mẩn đoán rằng nàng Khanh đã gả vào vương phủ, thiết nghĩ không cần lo bà mai bà mối đến gõ cửa làm phiền như dạo trước nữa.
Khanh hay chuyện Tuân đã vào cung, thì lại rủ Đào trèo tường đi mua quà sinh thần cho phu quân.
Hôm qua khi ngủ, nàng có nghe thấy hắn nói “cảm ơn” rồi, thế là cái tính thích chăm sóc người khác, chuẩn mực sư phạm của Khanh nổi lên.

Nàng thấy Tuân cứ đáng thương thế nào, vì vậy sẽ âm thầm tặng hắn một món quà nho nhỏ.

Chính truyện “Đại Việt hoa sữa nở” chỉ đề cập đến phần nàng Khanh tặng bánh trôi nhận lại phản ứng không mấy tốt đẹp từ chồng là đã chuyển sang giai đoạn cưới thiếp, tức một năm sau lễ thành hôn, không còn đề cập nhiều đến mối quan hệ ngày một lạnh nhạt của cả hai nữa, đâm ra Khanh cũng chẳng rõ nữ chính nguyên tác có để ý đến sinh thần của Tuân hay không.
Ngẫm hồi xưa ba Khanh gà trống nuôi con, đều đặn sinh nhật năm nào cũng tổ chức dù lớn hay nhỏ, còn Nhật Tuân...!hắn cũng chỉ hơn nàng một tuổi chứ nhiêu, vậy mà ngày giỗ của sinh mẫu chả ai hay, mà nhiễu khi vì thế mà sinh thần hắn cũng chả ai biết.
Biết Tuân không thích tổ chức vì chẳng vui vẻ gì, song mình cũng nên biết ơn vì đã được sinh ra nhìn ngắm cõi đời mới phải.

Chẳng mấy vài ba chục năm nữa, nếu không còn ai cùng hắn đón sinh thần, hắn liệu có quên đi mất mình sinh ra hôm nào không.
Thế thì chẳng những cô độc mà còn buồn buồn tủi tủi nữa.

Con người mà, nhu cầu được công nhận cao lắm, được người ta nhớ đến ngày tháng năm sinh cũng là một loại công nhận.
Thế rồi Khanh đã định lẻn ra mua quà cho hắn.

Cổng chính nàng không đi là bởi nàng không muốn dùng thân phận Vương phi tham gia phiên chợ, rất phiền phức, cư nhiên mặc đồ hạ nhân, trèo tường đạt đến trình độ thăng hoa, quỷ thần chẳng hay, lẻn ra ngoài.
Lúc trèo tường, thế nào lại gặp đồng chí cũ.
“Lý Văn Lộc đấy à?”
Hắn ngây ra đó:
“Cô là người của Vương phủ?”
Khanh gật đầu:
“Anh xem là thế cũng được, chả quan trọng đâu.”
“Cô định đi đâu à, hôm nọ quên sinh có phải do Vương phủ quỵt bổng lộc không? Kinh tế khó khăn nên mới chán sống à? Chẳng hay tôi đây thân với Tuân lắm, tôi giúp cô.”
Lý Văn Lộc là người hơi bao đồng một chút, nhưng tính hắn rất tốt, khi cần thì nghiêm túc mà khi không thì đùa đôi ba câu cũng được.
Cô Đào trèo ra sau cùng, Lộc thấy thế hỏi Khanh:
“Cô rủ đồng bọn đi luôn hả?”
Khanh lườm nguýt:
“Tôi cá là anh biết thân phận tôi rồi.”
Thì...!làm gì có con hầu nào hôm qua mới xúng xính váy dày váy mỏng, chạy đi như nàng đâu.

Hôm nay lại có người theo sau hộ tống, với trí thông mình của Lộc thì Khanh cá hắn đoán ra rồi.
Nói về Lý Văn Lộc, y là con trai út của Lý thái phó.
Năm xưa khi mà Hoàng Hậu hạ sinh Tứ hoàng tử, tâm cơ mẹ kế nổi lên đã đày Nhị hoàng tử- người có sức ảnh hưởng đến ghế thái tử nhất bấy giờ về thượng cục.
Bà ta nhận nuôi Tuân như một công cụ tranh sủng, rồi cũng thẳng thừng vùi dập chàng khi mà Tuân mới bảy tuổi.

Hoàng Hậu sẵn sàng giáng cái tội ăn cắp lên một đứa bé ngây thơ, đuổi cậu đến nơi bần tiện nhất hoàng cung.

Có lẽ cũng vì thế mà tính Tuân lạnh lùng, ít qua lại với ai, ghét cay ghét đắng sự bội bạc.
Năm ấy, thấy Tuân đáng thương, Lý thái phó xin quan gia cho Tuân tới Quốc Tử giám học, Hiển Tông Đế đương nhiên chẳng từ chối.
Vậy là từ đó, đích thân ông dạy chàng văn thao võ lược, chăm chút chàng tử tế, nuôi chàng lớn dạy chàng khôn.

Tuân với Lộc trạc tuổi nhau nên cũng thân nhau lắm.

Có thể xem như tri kỉ.
Thấy Lộc giỏi văn, Tuân giỏi võ lại rành chính sự, mà cũng giàu nữa, Khanh nghĩ đến đôi bạn này mà ở thời của nàng, một người buôn bất động sản, người còn lại làm luật sư thì ôi chao, tuyệt cú mèo.
Lý Văn Lộc thấy mình bị phát hiện thì phe phẩy chiếc quạt nan chữa ngượng:
“Khụ, đúng là tôi có nhận ra Vương phi từ hôm qua.”
Chợt nghe thấy bên vách có động, biết là bị phát giác, Khanh liền chạy đi ngay, Lý Văn Lộc thấy thế cũng đi theo.

Người có chiều cao đúng là một lợi thế lớn, Khanh thì chạy co giò còn hắn chỉ như đang bước vội thôi.
Lộc có ra ý hỏi sao cô lại chạy về hướng chợ thì Khanh đáp:
“Tôi tìm quà để tặng cho một người.”
Thấy Khanh đang phân vân, Lộc hỏi tiếp:
“Cô miêu tả đằng ấy tôi nghe thế nào.”
“...Thì, đẹp trai, tài giỏi, giàu, tóm lại chẳng thiếu thứ gì.”
Nên mới phân vân như thế.
Lý Văn Lộc cười, Khanh đá chân hắn:
“Anh biết còn ép tôi nói à?”
“Rồi rồi, tại hạ tư vấn ngay đây.


Phàm kẻ lắm tài nhiều của tặng gì càng đơn giản có khi lại tốt, cốt ở tấm lòng.”
“Nói như anh tôi cũng nghĩ đến rồi.”
“Thế tặng đai lưng thì sao? Tự làm ấy, quan phục không quy định đai lưng bắt buộc phải thế nào mà.

Tôi thấy kinh thành dạo này mốt cái vụ mua đai đen về xong đính cườm lên.

Đồ tự làm.”
Khanh nghe thế thì gật đầu, rồi nàng khẽ kéo tay áo hắn.
“Tôi nói này anh đừng giận nha.”
“Ừ.”
“Tôi vay ít nhé, đi vội quá, quên cầm tiền.”
“...”
“Không quỵt đâu, quỵt thì anh đến đòi vương gia ấy.”
“...Cô nhờ tôi tư vấn là một phần, phần nhiều là quên cầm tiền đúng không?”
“Ngại quá, hì, đúng là vậy.”
“...”.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận