Độc Thủ Phật Tâm (Ma Chưởng Ân Cừu)

Từ Văn bất giác đưa mắt nhìn ra, thì thấy một cổ thái kiệu chạy như bay tới. Chớp
mắt cổ thái đã đến trước mặt rồi hạ xuống. Bốn gã khiên kiệu lùi lại phía sau.
Tổng tuần Khâu Vân xoay mình thi lễ, nói :
- Xin tham kiến Thái thượng hộ pháp !
Người trong kiệu đáp :
- Khâu Tổng tuần ! Ta miễn lễ cho. Tổng tuần hãy tránh sang một bên.
Từ Văn sát khí dầy đặc, nghĩ bụng :
- Người trong kiệu lại đến, thật là may. Mình cứ giết dần từng tên một cũng đỡ
được nhiều.
Thanh âm lạnh lùng từ trong kiệu lại cất lên :
- Khâu Tổng tuần ! Tổng tuần hãy điều tra xem chúng chết bằng cách nào.
Khâu Vân kính cẩn đáp :
- Ty tòa xin tuân lệnh.
Đoạn hắn bắt đầu cuộc điều tra.
Từ Văn mắt đầy sát khí chiếu ra những tia hàn quang nhằm vào cổ thái kiệu. Người
trong kiệu hình dáng thế nào chàng không nhìn thấy được, mà chỉ biết đối phương là
đàn bà, công lực cao thâm vô cùng. Chàng nghĩ tới người trong kiệu có thể dùng công
lực để chống đỡ bằng thân thủ kỳ bí thì không khỏi ngầm ngầm run lên.
Từ khi chàng được lão quái ở sau núi Bạch Thạch trút chân nguyên vào cho, công
lực chàng tiến bộ rất nhiều, nhưng chưa từng giao đấu với người trong kiệu, không
chắc có hủy diệt được đối phương. Tuy chàng không tự tin nắm chắc được phần
thắng, nhưng cũng trù tính làm cách nào cho đối phương phải lộ diện...
Tổng tuần Khâu Vân sau khi khám nghiệm tử thi, đưa cặp mắt kinh hãi nhìn Từ Văn
một cái, rồi tiến lại gần trước kiệu, nói :
- Bẩm Thái thượng hộ pháp ! Những tên bị giết không để lại một dấu vết chi hết.
Người trong kiệu sửng sốt hỏi :
- Sao ? Không thương tích gì ư ?
Khâu Vân ngập ngừng :
- Dạ ! Ty tòa xem ra dường như...
Người trong kiệu thấy hắn dừng lại, liền giục :
- Sao không nói hết đi ?
Khâu Vân đáp :
- Dường như thủ pháp giết người này rất giống Địa Ngục Thư sinh.
Người trong kiệu hỏi :
- Phải chăng ngươi muốn nói chúng đã chết về Vô nh Tồi Tâm Thủ ?
Khâu Vân vẫn dè dặt :
- Ty tòa nói là tương tự như vậy, chứ không dám quả quyết.
- Ngươi hãy lui ra !
Từ Văn cười thầm trong bụng.
Người trong kiệu cất giọng lạnh như băng hỏi chàng :
- Cách xưng hô ông bạn thế nào đây ?
Từ Văn hửng hờ đáp :
- Sách Huyết Nhân !
Người trong kiệu nhắc lại :
- Sách... Huyết... Nhân... ?
- Phải rồi !
- Lai lịch thế nào ?
- Tôn giá sao không ra ngoài kiệu nói chuyện ? Vì lẽ gì mà phải dấu mặt ?
Người trong kiệu thản nhiên đáp :
- Sách Huyết Nhân ! Ngươi không được vô lễ ! Ngươi giết người vì nguyên nhân
nào ?
Từ Văn buông thỏng :
- Đòi nợ máu.
Người trong kiệu chậm rãi hỏi :
- Đối tượng là bản hội ư ?
Từ Văn nghiến răng đáp :
- Có thể nói như vậy.
Người trong kiệu yên lặng dường như đang suy nghĩ điều gì. Bầu không khí trong
trường biến thành lặng lẽ, chết chóc nhưng sát khí dàn dụa.
Hồi lâu, người trong kiệu lại trịnh trọng lên tiếng :
- Sách Huyết Nhân ! Giữa ngươi và Địa Ngục Thư sinh có mối liên quan gì ?
Từ Văn xoay chuyển ý nghĩ :
- Mình có nên thừa nhận hay không ? Nếu thừa nhận thì mất hết ý nghĩa của cuộc
hóa trang. Đồng thời đối phương sẽ dốc hết lực lượng để đối phó với mình. Nếu mình
phủ nhận mà đối phương đã nghiệm ra Vô nh Tồi Tâm Thủ thì khó lòng nói cho
trôi được. Chỉ có cách giết chết đối phương để bịt miệng là chẳng còn lo gì. Nhưng
vấn đề này có thành tựu hay không, khó mà biết trước. Giả tỉ cả hai người cùng chết,
thì cuộc báo thù cũng không còn nữa... Nhưng báo thù mới là điều cốt yếu của mình...
Chàng tính toán rồi hàm hồ đáp :
- Tôn giá bất tất phải truy cứu điểm này làm chi.
Người trong kiệu nói :
- Vụ đó hãy tạm gác. Bây giờ ngươi theo ta lên núi hay muốn bắt buộc ta phải động
thủ ?
Từ Văn cười khanh khách nói :
- Theo tôn giá lên núi ư ? Ha ha...
Người trong kiệu hơi xẳng giọng :
- Thế là ngươi muốn bản tòa phải động thủ rồi.
Từ Văn lạnh lùng nói :
- Tôn giá không động thủ cũng không xong, vì tại hạ không để người nào sống sót
rời khỏi hiện trường.
Thanh âm trong kiệu quát lên :
- Ngươi thật là một kẻ ngông cuồng !
Tiếng quát chưa dứt, thì một luồng cương phong từ trong kiệu bắn ra.
Từ Văn không dám lơ đảng, huống chi mục đích chàng là lấy mạng cừu nhân.
Người chàng vội lướt quanh đi, đồng thời vận công lực đến tột độ vào hai tay để đánh
ra. Phép đánh này vừa cần nội lực, vừa cần thủ pháp mau lẹ. Chỉ kém nội lực hay
chậm một chút là phải thất bại.
Dĩ nhiên mục đích của Từ Văn một là muốn giải quyết mau chóng, hai là muốn dò
xem nội lực của đối phương cao thâm đến trình độ nào.
Sầm !
Hai luồng nội lực kinh thế hãi tục đụng nhau bật lên tiếng nổ rùng rợn khác nào sét
đánh giữa lúc trời quang. Dư ba của luồng kình khí rít lên vọt tới cổ thái kiệu. Sức
chấn động mạnh quá làm cho cổ kiệu vỡ tan tành.
Bốn tên tráng hán khiên kiệu thấy vậy sợ tái mặt, lùi ra xa ngoài hai trượng.
Tổng tuần Khâu Vân mắt trợn ngược, miệng há hốc.
Hai chân Từ Văn bị sức phản chấn làm cho cắm sâu xuống đất, ngập đến mắt cá.
Người trong kiệu lộ diện ! Rõ ràng là một lão ni áo đen.
Từ Văn đảo mắt nhìn mụ, suýt nữa bật tiếng la hoảng, chàng phải cố nhịn.
Người trong kiệu đúng là Tu Duyên lão ni, trụ trì tại Am Phổ Độ. Chàng độ chừng
vì bà là đệ tử Phật môn mà lại tham dự vào những hành động bang phái trên chốn
giang hồ tất không khỏi bị người dị nghị, nên phải dùng thái kiệu để che đậy bản
tướng. Chàng nhận biết Tu Duyên lão ni, nhưng Tu Duyên lại không nhận ra chàng.
Người trong kiệu trước nay giữ vẻ thần bí khiến chàng đem lòng ngờ vực, kinh hãi,
phải hao phí tâm lực để cố tìm hiểu rõ chân tướng, nhưng bây giờ chàng phanh phui
ra rồi thì nó lại tầm thường chẳng có chi kỳ bí nữa.
Da thịt trên mặt Tu Duyên lão ni co rúm lại, dựt lên từng hồi. Mắt lộ sát khí. Mụ
xúc động run lên nói :
- Sách Huyết Nhân ! Thân thủ ngươi quả nhiên không phải tầm thường.
Từ Văn lên giọng trào phúng :
- Sư thái quá khen rồi !
Tu Duyên lão ni nói :
- Nhưng ngươi đừng vội đắc ý. Bần ni mà không thu thập được ngươi sẽ tự xử ngay
đương trường.
Câu này khiến cho Từ Văn phải chấn động tâm thần. Đối phương đã đem sinh
mạng ra mà đánh cuộc, dĩ nhiên chẳng phải là lời dọa suông. Vả lại nơi đây còn trong
phạm vi thế lực của Vệ Đạo Hội thì hậu viện có thể tới bất cứ lúc nào. Nếu một trong
hai tay cao thủ vào cở Vô Tình Tẩu tiếp sức thì hậu quả khó mà lường được. Vậy bây
giờ phải tốc chiến mới là thượng sách...
Chàng nghĩ vậy liền tiến lại hai bước, run lên đáp :
- Sư thái cứ thử đi coi !
Vừa dứt lời, chàng phóng chưởng đánh ra áo ạt như sóng cồn.
Tu Duyên lão ni mặt lạnh như tiền. Hai tay áo giao nhau rồi hất ra. Một luồng
cương phong quái dị xô tới đâu chuyển động tới đó.
Luồng chưởng lực của Từ Văn nặng tới muôn cân bị hất vào quảng không. Chàng la
thầm :
- Khiếp quá !
Tu Duyên lão ni vẫn để hai tay áo giao nhau phóng ra, rồi lại thu về. Luồng cương
phong tiếp tục ào ạt xô tới...
Luồng cương kình này không giống như chưởng lực nội gia, nó đã đến trình độ gần
thành hữu hình.
Nếu Từ Văn phải thu chưởng về rồi mới phản kích thì không thể kịp được. Chàng
liền vận kình vào chân nhảy vọt đi. Đồng thời nhân lúc băng mình, nhanh như chớp
vung chưởng đánh xéo tới.
Chàng đánh đòn này, tư thế rất lợi mà tuyệt diệu vô cùng !
Tu Duyên lão ni bị chưởng lực khủng khiếp hất mạnh, loạng choạng người đi.
Những tay cao thủ tỷ đấu tranh thủ thượng phong trong nháy mắt. Dĩ nhiên Từ Văn
không bỏ qua cơ hội nay. Người chàng vừa băng đi vừa phóng Vô nh Tồi Tâm Thủ
mau lẹ đến nỗi không nhìn rõ, để quyết hạ đối phương.
Vô nh Tồi Tâm Thủ là Độc công thượng thặng trong Độc đạo. Chỉ cần đầu ngón
tay chạm vào da thịt là đối phương phải chết ngay đương trường, không tài nào tránh
thoát.
Giữa lúc tay trái Từ Văn sắp chạm được vào người Tu Duyên lão ni, thì một luồng
kình phong tạt ngay xô đến đẩy người Từ Văn thiên đi một chút. Sai một ly đi một
dặm, chàng không điểm trúng bộ vị. Đồng thời Tu Duyên lão ni phóng chưởng đánh
tới khiến chàng bắn ngược trở lại hơn một trượng.
Người vừa ra tay tạt ngang chính là Tổng tuần Khâu Vân.
Từ Văn bừng bừng sát khí. Chân vừa chấm đất, chàng liền vọt tới Khâu Vân. Bỗng
có tiếng quát :
- Ngươi dám cuồng vọng ư ?
Tu Duyên lão ni vừa quát vừa vung song chưởng đánh quyện một vòng. Hai luồng
chưởng phong rít lên khủng khiếp.
- Úi chao !
Tiếng rú thê thảm vang lên. Tổng tuần Khâu Vân té nhào xuống.
Từ Văn cũng rên lên một tiếng, loạng choạng người đi lùi lại mấy bước. Luồng kình
lực trong toàn thân chàng bị cương phong của Tu Duyên lão ni làm cho tiêu tan.
Khâu Vân dẫy dụa vài cái rồi nằm yên không nhúc nhích.
Từ Văn bở vía. Kình lực bị phong tỏa, chàng chỉ còn đường bó tay chờ chết. Chàng
không hiểu lão ni đã sử dụng công phu gì để phong tỏa công lực mình.
Tu Duyên lão ni hắng dặng rồi phất tay áo một cái.
Tiếng rú rùng rợn chưa dứt tiếp theo là tiếng huỵch. Từ Văn bị hất ra ngoài hai
trượng, miệng ọc máu tươi, ngã lăn xuống đất không dậy được nữa.
Tu Duyên lão ni phẫn nộ, ra lệnh :
- Hãy chặt cánh tay độc của gã trước đi !
Một tên trong bốn đại hán khiên kiệu rút kiếm ở sau lưng ra đánh soạt một tiếng,
rảo bước tiến về phía Từ Văn nằm lăn dưới đất.
Từ Văn trợn mắt cơ hồ rách cả mí ra. Trán nổi gân xanh, chàng nghiến răng đứng
bật dậy quát lớn :
- Ngươi dám...
Máu tươi lại phun ra như tên bắn. Người chàng lảo đảo muốn té.
Hán tử cầm kiếm bị thái độ khủng khiếp của chàng làm cho run sợ, bất giác dừng
bước lại. Nhưng chỉ thoáng cái, gã lại tiến về phía trước.
Lúc gã còn cách Từ Văn chừng với tay, chàng vung tay không có binh khí lên...
Ánh hàn quang lấp loáng nhằm cánh tay trái chàng chém xuống...
Từ Văn ruột gan tan nát, lại phun ra một búng máu tươi nữa. Chàng không còn cách
nào để tránh thoát ách vận bị chặt tay, vì không còn đủ khí lực để né tránh.
Nhưng bản năng sinh tồn khiến cho chàng hạ mình nằm xuống đất, lăn đi một
vòng.
Đại hán chém không trúng. Gã hắng dặng một tiếng, tiến gần lại, vung kiếm chém
xuống...
Từ Văn dương mắt lên nhìn luồng kiếm quang. Chàng không làm gì được nữa rồi.
Giữa lúc tính mạng chàng như ngàn cân treo đầu sợi tóc, bỗng có tiếng quát vang
lên :
- Dừng tay ! Lùi lại !
Tiếng quát đó từ miệng Tu Duyên lão ni phát ra.
Từ Văn rất đổi kinh ngạc, vì mụ đã hạ lệnh chặt độc thủ mình, bây giờ mụ lại ngăn
trở là nghĩa làm sao ?
Chàng vừa nghĩ vừa đưa mắt nhìn Tu Duyên lão ni thì thấy vẻ mặt mụ cực kỳ khích
động. Mục quang mụ nhìn xuống đất không chớp.
Từ Văn vừa khích động vừa kinh dị nhìn theo hướng mắt của Tu Duyên lão ni. Bất
giác chàng động tâm vì trên mặt đất, tín vật của lão quái ở tuyệt động sau núi Bạch
Thạch đã ủy thác cho chàng tìm đưa tới Đỗ Như Lan nằm lăn ra đó. Chàng biết lúc
mình lăn người đã đánh rớt tín vật ra. Chàng tự hỏi :
- Tại sao đối phương lại chú ý đến tín vật này ? Hay là...
Tu Duyên lão ni đột nhiên nhảy lại lượm tín vật lên xem đi xem lại, người run bần
bật, bà líu lưỡi hỏi :
- Vật này ở đâu ra ?
Từ Văn vuốt máu trên mép, hỏi lại :
- Phải chăng sư thái nhận ra vật này ?
Tu Duyên lão ni đáp :
- Há phải chỉ nhận biết mà thôi...
Từ Văn chấn động tâm thần, lại hỏi :
- Hay là sư thái có mối liên quan gì tới vật đó ?
Tu Duyên lão ni nhắm mắt lại dường như để cố gắng dẹp mối xúc động. Hồi lâu, bà
cất giọng run run hỏi :
- Sách Huyết Nhân ! Sao cái này lại ở trong mình ngươi ?
Từ Văn đáp :
- Tại hạ chịu lời ủy thác của một vị tiền bối đi tìm một người để giao tín vật và nói
một câu.
Tu Duyên lão ni hỏi :
- Ngươi chịu lời ủy thác của ai ?
Từ Văn ý thức vụ này có điều ngoắc ngoéo, liền hỏi lại :
- Sư thái truy vấn vụ này là có mục đích gì ?
Tu Duyên lão ni không trả lời, hỏi lại :
- Sách Huyết Nhân ! Có phải ngươi là truyền nhân của y không ?
- Y là ai ?
- Ngọc Diện Hiệp... Chu Công Đán.
Thanh âm mụ khích động phi thường từ trong miệng lắp bắp thốt ra. Từ Văn nghĩ
thầm :
- Chắc Ngọc Diện Hiệp Chu Công Đán là lão quái kia, không còn sai nữa. Cứ nghe
danh hiệu mà xét đoán, thì lão hồi còn thanh niên tất nhiên là một võ sĩ tuấn mỹ vô
song. Nhưng lão ni này là ai ? Tại sao bà ta nhận ra tín vật ? Lúc nói đến tên người
chủ nó sao bà lại xúc động đến thế ?
Chàng nghĩ vậy, liền hỏi :
- Phải chăng sư thái trỏ vào chủ nhân vật này ?
- Đúng thế !
- Tại hạ không phải truyền nhân của lão gia, nhưng đã chịu ơn sâu của người.
Tu Duyên lão ni tiến gần lại, vô cùng xúc động hỏi :
- Y hãy còn ở trên nhân thế ư ?
Từ Văn đáp :
- Phải rồi !
Tu Duyên lão ni hỏi ngay :
- Hiện giờ y ở đâu ?
Từ Văn không trả lời, hỏi lại :
- Xin sư thái hãy cho biết thân thế trước.
Tu Duyên lão ni ngập ngừng :
- Bần ni... Bần ni... Sách Huyết Nhân ! Ngươi chịu lời ủy thác của y muốn tìm một
người ư ?
- Phải rồi !
- Tìm ai ?
- Nhưng người đó không còn ở nhân thế nữa.
- Ngươi bảo người ấy là ai ?
Từ Văn ngập ngừng đáp :
- Người đó là bào muội của Bạch Thạch Thần Ni, tên gọi Đỗ Như Lan.
Tu Duyên lão ni như bị điện giật, loạng choạng lùi lại mấy bước. Da mặt bà co
rúm, người run bần bật hỏi :
- Ngươi bảo Đỗ Như Lan ư ?
- Đúng thế !
- Ngươi còn nói Đỗ Như Lan chết rồi phải không ?
Từ Văn trầm ngâm một chút rồi đáp :
- Đó là Thượng Quan Tử Vi trong quí hội nói vậy.
- Trời ơi !
Trong mắt lão ni lộ vẻ đau khổ đến cùng cực. Miệng ú ớ nói như người trong
mộng:
- Y... hãy còn ở nhân thế ư ?... Y chưa chết hay sao ? Trời ơi ! Sao lại thế được ?...
Thật là không ngờ... Nhưng chậm mất rồi ! Hết thảy đều chậm mất rồi !...
Từ Văn tự hỏi :
- Lão ni này kêu lão quái kia bằng y, thật không phải chuyện tầm thường. Lão ni lại
nói là chậm quá rồi. Làm sao mà chậm. Chẳng lẽ bà là... Nhưng thiếu nữ áo hồng
Thượng Quan Tử Vi đã nói Đỗ Như Lan chết rồi kia mà ?
Chàng liền hỏi :
- Khi còn ở ngoài trần tục, quí tính sư thái là gì ?...
Tu Duyên lão ni ngắt lời :
- Sách Huyết Nhân ! Bần ni chính là người mà ngươi đã chịu lời ủy thác để đi tìm
kiếm.
Từ Văn kinh ngạc, lùi lại một bước dài, kinh hãi hỏi :
- Sư thái là Đỗ Như Lan tiền bối hay sao ?
Tu Duyên lão ni đáp :
- Phải rồi ! Đúng là bần ni.
Từ Văn ngập ngừng :
- Sao lại... có thể thế được ?
- Sao lại... không được ?
- Thượng Quan cô nương nói là Đỗ tiền bối đã...
Tu Duyên lão ni ngắt lời :
- Con nha đầu đó bảo bần ni chết rồi hay sao ?
Từ Văn đáp :
- Thượng Quan cô nương bảo tiền bối vỉnh tuyệt trần thế...
Tu Duyên lão ni ngắt lời :
- Ồ ! Vỉnh tuyệt trần thế không hẳn là chết rồi. Người đã vào gửi thân ở chốn
Không môn cũng có thể gọi là vỉnh tuyệt trần thế...
Từ Văn trợn mắt lên không biết nói thế nào. Chàng biết đúng là mình đã sơ ý,
không ngờ tới điểm này, nên không hỏi lại Thượng Quan Tử Vi. Nếu bữa nay không
lòi tín vật ra, há chẳng phụ lòng ân nhân đã hảm mình trong tuyệt cốc mấy chục năm
trời.
Chàng nghĩ tới đây, bất giác run lên, miệng lẩm bẩm :
- May quá ! Thiệt là may quá !
Tu Duyên lão ni trong lòng nóng nảy hỏi ngay :
- Chu Công Đán hiện giờ ở đâu ?
Từ Văn đáp :
- Lão gia ở trong tuyệt cốc sau núi Bạch Thạch.
Tu Duyên lão ni ngập ngừng :
- Sao ?... Y ở sau núi...
Từ Văn ngắt lời :
- Theo lời Chu lão tiền bối thì ngày ấy Bạch Thạch Thần Ni Đỗ Như Huệ đã nói dối
đưa Chu tiền bối vào một nơi bí ẩn để tu luyện Bối Diệp Thần Công. Đoạn bà ta bít
đường thông vào trong hang. Mấy chục năm trời, Chu lão tiền bối kiên quyết sống
thêm là mong được gặp mặt sư thái một lần nữa.
Tu Duyên lão ni sắc mặt lợt lạt, ngập ngừng :
- Gia thư, y...
Vẻ mặt trang nghiêm của người xuất gia hoàn toàn tiêu mất để thay thế bằng thái
độ oán hận, phẩn khích, coi rất phức tạp.
Từ Văn bất giác buông một tiếng thở dài. Chàng tự nhủ :
- Tự cổ chí kim không biết bao nhiêu là nam nữ đa tình đã bị chữ tình làm cho
khốn quẩn, bị chữ tình làm cho tàn tạ.
Tuy chàng không hiểu đoạn tình này của đối phương ra sao, nhưng đại khái chàng
cũng biết hai người đã hy sinh về chữ tình. Ngày tháng dằng dặc mà tuổi xuân của
con người như nước chảy, mây trôi. Sinh mạng chẳng mấy chốc đã đến ngày cùng tận,
song chữ tình vẫn y nguyên chưa già đi chút nào.
Tu Duyên lão ni trước tin tức đột ngột này dường như già đi rất nhiều. Bà phát ra
một tiếng thở dài. Tiếng thở dài này đầy vẻ u oán, tuyệt vọng. Mấy chục năm đau khổ
gói ghém cả vào trong tiếng thở dài đó. Câu bà nói : Chậm mất rồi ! Hết thảy đã
chậm mất rồi ! âm điệu buồn thiu, trống rổng, khiến người nghe có cảm tưởng như
nghe tiếng lá Thu rơi.
Bốn tên đại hán khiêng kiệu đứng ngây ra một bên, chân tay luống cuống.
Từ Văn cảm kích ơn đức của Ngọc Diện Hiệp Chu Công Đán đã truyền công lực
cho mình, mà đối với việc lão ủy thác, chàng cảm thấy như mình không làm được đến
nơi đến chốn. Chàng trầm trọng lên tiếng :
- Sư thái ! Chu lão tiền bối dặn rằng hể vãn bối kiếm thấy người, thì thay mặt lão
gia nói một câu...
Tu Duyên lão ni ngắt lời :
- Câu gì thử nói nghe !...
- Lão gia muốn gặp mặt sư thái một lần.
Tu Duyên lão ni bẽn lẻn đáp :
- Bần ni đã là người xuất gia...
Từ Văn ngắt lời :
- Nếu sư thái không đến gặp mặt Chu lão tiền bối, thì vãn bối phải tới đó để đem
mọi sự đã trải qua, phúc trình lại cho lão gia.
Tu Duyên lão ni ấp úng :
- Bần ni... ta... mà đi gặp mặt y thì không còn cách nào chứng quả được.
Từ Văn hỏi :
- Vãn bối muốn thỉnh giáo sư thái một điều được chăng ?
- Điều gì ?
- Ngày trước sao Thần Ni lại cầm tù Chu tiền bối vào tuyệt cốc ?
Tu Duyên lão ni da mặt mấy lần co dúm lại. Bà buồn rầu thở dài đáp :
- Đó là nghiệt chướng. Ngày Chu Công Đán mất tích, bần ni phẩn hận quá nên cắt
tóc đi tu. Ngờ đâu... Hởi ôi ! Lại chính là gia thư đã gây nên nghiệp chướng. Bây giờ
ta hiểu rõ rồi...
Từ Văn hỏi ngay :
- Hiểu rõ điều chi ?
Tu Duyên lão ni đáp :
- Ngày ấy gia thư cũng yêu y mà không đạt được mục đích, liền tìm cách hủy hoại
y... A Di Đà Phật ! Bần ni biết nói sao đây ?...
Từ Văn chấn động tâm thần. Bạch Thạch Thần ni đã được võ lâm coi như thần như
thánh, thế mà trong lịch sử đời bà có một trang phải dấu nhẹm, chẳng thể nói cùng ai.
Ôi ! Con người quả là một giống động vật rất kỳ quặc.
Tu Duyên lão ni đột nhiên quay lại bảo bốn tên thủ hạ :
- Các ngươi lập tức quay về bẩm cùng Hội chủ là bản tòa từ nay cáo biệt võ lâm.
Các ngươi đem những thi thể này về trên núi theo lễ võ sĩ mà an táng cho chúng.
Bốn tên tráng hán đưa mắt nhìn nhau, đồng thanh đáp :
- Bọn đệ tử xin tuân lời pháp dụ.
Đoạn chúng chia nhau cõng những xác chết chạy đi.
Tu Duyên lão ni lại bảo Từ Văn :
- Sách Huyết Nhân ! Ta chẳng hiểu trong lòng ngươi thế nào, nhưng có lời trung
cáo nhắc ngươi : Con người đứng trong võ lâm cần phải biết rõ phải quấy, phân biệt
chính tà. Thân thủ ngươi ngày nay đứng vào hạng nhất rồi đó. Mong rằng ngươi nghĩ
kỹ trước khi phát ngôn hoặc hành động.
Bà nói xong băng mình lướt đi.
Từ Văn kể như đã hoàn thành một nhiệm vụ. Lúc ra đi Tu Duyên lão ni nói câu đó
thật là chí lý, nhưng đối với lòng chàng nó chẳng có tác dụng chi hết, vì chàng đã
nhất quyết nợ máu thì phải trả bằng máu.
Tu Duyên lão ni cùng Ngọc Diện Hiệp Chu Công Đán có một thiên cố sự mà chàng
đã hiểu rõ. Chàng cảm thấy đối với Tưởng Minh Châu phải có điều chung thủy thế
nào rồi mới rảnh tay nghĩ tới hành động báo thù. Nếu chưa phúc đáp nàng cho xong
chuyện, thì trong lòng hãy còn vương víu, mạng sống chưa hoàn toàn của mình.
Theo lời Diệu Thủ tiên sinh thì Tưởng Minh Châu đã nhất định trao thân gửi phận
cho chàng. Nếu chàng không xử trí cho ổn thỏa thì e rằng kết quả sẽ là một trường bi
kịch. Những kẻ thù của chàng đều là hạng ghê gớm. Cuộc sinh tử của chàng khó mà
biết trước. Chàng phải tính thế nào để khỏi phương hại đến hạnh phúc suốt đời của
người khác...
Đây là một nút chỉ rối tung phải gở cách nào, chàng chưa nghĩ ra được. Nhưng
chàng đã lên đường, nhằm nẽo Khai Phong mà tiến.
Từ Văn đã thay hình cải dạng, nên dọc đường không ai để ý.
Một hôm chàng tới Yển Thành, tức là quá nửa đường đi Khai Phong. Chàng tính
rằng tới Tưởng phủ chẳng nên ăn mặc lam lủ quá khiến người trông vào không tiện.
Chàng liền mua một cặp áo lam, một chiếc khăn cũng màu lam. Lúc chàng mặc y
phục mới liền biến thành một hặc diện thư sinh trong cảnh phiêu lưu. Người ta trãi
qua một việc là khôn thêm một tầng. Chàng thu ánh thần quang trong mắt lại cho tỏ
ra người tầm thường.
Từ Văn còn đang đi, bỗng có một bóng người tiến lại nói :
- Kính chào thiếu hiệp !


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui