Đời Kỹ Nữ

Sáng hôm sau, để thư giãn tâm hồn, tôi đi bơi ở cái hồ nằm sâu trong cánh rừng thông. Mỗi khi thời tiết tốt, trẻ con trong làng thường đến đấy để bơi lội vui chơi. Chị Satsu thỉnh thoảng cũng đến tắm, và chị mặc cái áo tắm thô tháp được chị may từ quần áo đánh cá cũ kỹ bố tôi bỏ ra. Chiếc áo tắm này bất tiện ở chỗ mỗI khi chị cúi mình là thụng xuống để hở cả ngực và bọn con trai liền réo lên: “Tụi bay ơi đến xem núi Phú Sĩ!” Thế nhưng chị vẫn kệ, chị vẫn mặc.
Gần trưa tôi về nhà để kiếm cái gì ăn khỏi đói bụng. Chị Satsu về trước tôi một lát, chị đi với anh chàng Sugi, con trai của người phụ tá cho ông Tanaka. Chị ấy như con chó chạy theo anh ta. Khi đi đâu, anh ta chỉ việc quay đầu nhìn lui, ra dấu cho chị đi theo, thế là chị đi theo liền. Tôi cứ tưởng đến bữa cơm tối mới gặp lại chị, nhưng không ngờ khi về đến gần nhà, tôi thấy chị đứng tựa ngườI vào gốc cây bên đường. Nếu khi ấy anh thấy cảnh tượng này, thì hẳn anh biết chuyện gì, nhưng tôi chỉ là một đứa bé còn thơ ngây. Tôi đứng lại nhìn: Satsu kéo cái áo tắm lên vai, còn anh chàng Sugi thì đang đùa nghịch với cái “núi Phú Sĩ” của chị ấy.
Từ ngày mẹ tôi bắt đầu lâm bệnh, chị tôi lớn xồ ra, lùn và mập. Bộ ngực chị đồ sộ còn mái tóc thì bù xù dày cộm. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy mái tóc bù xù và bộ ngực đồ sộ của chị làm cho anh chàng Sugi khoái. Anh ta lấy tay lắc lắc hai cặp vú sang một bên rồi thả ra cho bầu vú trở về chỗ cũ. Tôi không muốn rình mò hai người, nhưng họ đã chắn mất đường về của tôi, khiến tôi không thể đi tiếp tục, rồI bỗng thình lình tôi nghe thấy tiếng người phía sau tôi cất lên:
- Kìa cháu Chiyo, tại sao cháu ngồi chồm hổm sau gốc cây thế?
Tôi nhớ khi ấy tôi mới là đứa bé lên chín vừa mới đi bơi ở hồ về, tôi nhớ thân hình tôi chưa có chỗ nào nẩy nở để phải che dấu, nên chắc anh dễ đoán lúc ấy tôi ăn mặc áo quần ra sao rồi.
Khi quay lại - tôi vẫn ngồi chồm hổm ở giữa đường, lấy hai tay cố che thân thể trần truồng của mình - tôi thấy ông Tanaka đứng gần sau tôi. Tôi quá bối rối.
- Chắc ngôi nhà ngà say của cháu ở đàng kia phải không? – Ông ta nói – Và trước mắt ta trông ai giống con trai nhà Sugi thế? Hắn có vẻ say sưa không biết trời đất là gì hết. Còn cô gái đứng với anh ta là ai vậy?
- À, có lẽ là chị cháu đấy thưa ông Tanaka. Cháu ngồi đợi cho hai người đi khỏi.
Ông Tanaka úp hai tay lên miệng làm loa, rồi la lớn lên, tôi liền thấy Sugi ba chân bốn cẳng chạy mất, chắc chị tôi cũng đã chạy đi, vì tôi nghe ông Tanaka bảo tôi về nhà mặc áo quần được rồi. Trước khi tôi đi, ông ta đưa cho tôi một gói giấy bồi to bằng đầu con cá và nói:
- Thuốc Bắc đấy. Nếu bác sĩ Miura chê không có hiệu nghiệm thì cháu đừng tin. Cháu nói với chị cháu pha thuốc vào nước trà rồi đưa ẹ cháu uống, thuốc sẽ làm giảm đau. Thuốc này rất quý, đừng có vứt nó đi đấy nhé.
- Tốt hơn là cháu phải tự làm lấy mới được, thưa ông. Chị cháu pha trà tệ lắm.
- Bác sĩ Miura cho ta biết là mẹ cháu bị bệnh – ông ta nói – Này cháu nói là chị cháu pha trà tệ, không đáng tin à? Cha cháu thì già, rồi cháu sẽ ra sao, Chiyo? Ai sẽ chăm sóc nuôi nấng cháu?
- Cháu nghĩ bây giờ cháu phải tập lo liệu lấy thôi.
- Tôi có biết một cậu như cháu. Bây giờ anh ta lớn rồi, nhưng khi anh ta bằng tuổi cháu, bố anh ta mất, năm sau mẹ anh ta cũng mất, người anh cả bỏ đi đến Osaka, để cậu bé một mình ở nhà. Xem tình hình của cháu giống cậu ấy quá. Cháu có lo không?
Ông Tanaka nhìn tôi như thể muốn nói với tôi rằng chớ có coi thường hoàn cảnh của mình.
- Tên chú bé ấy là Tanaka Ichiro – ông ta nói tiếp. – chú bé ấy chính là tôi, nhưng vào lúc ấy tôi tên là Morihashi Ichiro. Tôi được gia đình Tanaka đem về làm con nuôi lúc tôi 12 tuổi. Khi khôn lớn tôi được họ gả con gái cho, và được chính thức thành con cái trong nhà. Bây giờ tôi phụ giúp để điều khiển công ty Hải sản của gia đình. Và cuối cùng tôi có được cuộc sống khấm khá, chắc cháu biết rồi. Có lẽ rồi cháu cũng có được cuộc sống khấm khá à xem.
Tôi đưa mắt nhìn mái tóc đốm bạc của ông Tanaka rồi nhìn những vết nhăn trên trán ông ta, trông như những đường rãnh trên vỏ cây. Tôi thấy ông ta có vẻ là người khôn ngoan nhất, sành sỏi nhất trên đời. Tôi nghĩ ông ta biết những chuyện mà tôi không bao giờ biết được, và tôi nghĩ ông ta là một người thanh lịch, chắc tôi không bao giờ được như ông ta, và tôi tin là chiếc kimono màu xanh trên người ông ta là chiếc áo đẹp nhất mà chắc tôi không bao giờ có cơ hội để mặc những chiếc áo đẹp như thế. Tôi ngồi trước mặt ông ta, vẫn ngồi chồm hổm trên mặt đất, tóc tai rối bù, mặt mày nhớp nhúa, da thịt rít rất hôi hám vì mùi nước hồ. Tôi đáp:
- Cháu nghĩ chắc không ai nhận cháu làm con nuôi đâu.
- Không à? Không nhận một cô gái thông minh lanh lợi như cháu à? Không nhận một cô gái đã gọi nhà mình là “ngôi nhà ngà say” và cho đầu bố mình như “cái trứng” à?
- Nhưng quả cái đầu bố cháu giống như quả trứng thật.
- Phải là người thông minh mớI biết so sánh như thế. Thôi bây giờ cháu hãy chạy nhanh về nhà, Chiyo. Cháu phải ăn trưa chứ? Cháu hãy về cho đúng giờ ăn kẻo bị vét nồi đấy.
Ngay từ giờ phút ấy tôi bắt đầu mơ tưởng đến chuyện ông Tanaka sẽ nhận tôi làm con nuôi. Không làm sao tôi quên được nỗi khổ tâm của tôi trong thời gian này. Tôi nghĩ bất cứ ai đề nghị cho tôi cuộc sống khấm khá yên ổn là tôi chấp nhận ngay. Thường mỗi khi khổ tâm như thế, tôi lại nhớ đến hình ảnh mẹ tôi trước ngày bà lâm bệnh khá lâu, cơn bệnh làm cho bà đau đớn phải rên la vào những buổI sáng. Khi ấy tôi bớI 4 tuổI, chuyện xảy ra vào ngày lễ “Obon” của làng chúng tôi, lễ đón vong hồn của những người đã chết. Sau mấy buổi tối làm lễ ở ngoài nghĩa địa và đốt lửa trước các cổng nhà để dẫn các vong hồn về nhà, chúng tôi mới tụ tập ở đền thờ thần vào đêm cuối cùng của đợt lễ hội, ngôi đền nằm trên ngọn núi đá nhìn ra vịnh. Sau cổng đền là một cái sân rộng, đêm đó trong sân người ta trang hòang lồng đèn giấy đủ màu, lồng đèn được treo trên những sợI dây căng giữa các thân cây. Mẹ tôi và tôi cùng múa với các dân làng một lát, múa theo nhịp trống và tiếng sáo trúc; nhưng cuốI cùng tôi mệt và mẹ tôi ẵm tôi ra đứng ở mép sân. Bỗng gió từ vách núi đá thổI đến và một cây đèn lồng bắt lửa. Chúng tôi nhìn ngọn lửa cháy theo sợi dây, sợi dây đứt, và chiếc lồng đèn rớt xuống đất, nhưng gió thổi chiếc lồng đèn lăn trên mặt sân chạy về phía chúng tôi, để lại đàng sau một đường bụi lửa màu vàng. Quả cầu lửa dừng lạI một lát, rồi bị gió thổi tung lên và bay thẳng vào chúng tôi. Tôi thấy mẹ tôi thả tôi ra rồi hươ hai tay xua quả cầu lửa ấy đi. Bỗng chúng tôi bị lửa táp vào người, nhưng rồi quả lửa vỡ ra thành từng mảnh nhỏ và bay phân tán vào các gốc cây, cháy hết và không có ai bị phỏng cả - ngay cả mẹ tôi cũng không.
Quãng hơn một tuần sau, khi lòng mơ tưởng của tôi là ông Tanaka sẽ nhận tôi làm con nuôi đến độ chín muồi, một buổI chiều khi về nhà, tôi thấy ông ta ngồi đối diện với bố tôi ở bộ bàn nhỏ trong nhà. Tôi nghĩ họ nói chuyện gì đấy rất nghiêm trọng, vì khi tôi bước qua cửa, hai người không thèm chú ý đến tôi. Tôi dừng lại bên cửa để nghe họ nói gì.
- Đấy, bác tính sao về lời đề nghị của tôi, bác Sakamoto?
- Thưa ngài, tôi không biết - bố tôi đáp - Tôi không nghĩ đến chuyện để cho các con gái của tôi đi sống chỗ khác.
- Tôi biết, nhưng đi xa nhà, các cô sẽ được sống sung sướng hơn, và chắc bác cũng đỡ hơn. Nếu bác đồng ý thì chiều mai bác cho các cô ấy xuống làng gặp tôi.
Nói xong ông Tanaka đứng dậy ra về. Tôi giả vờ làm như mới về đến nhà và gặp ông ta ở cửa. Ông ta nói:
- Cháu Chiyo, tôi vừa mới nói chuyện với bố cháu về cháu đấy. Nhà tôi ở bên kia triền núi thị trấn Senzuru, thị trấn ấy lớn hơn Yoroido. Tôi nghĩ cháu sẽ thích bên ấy. Ngày mai cháu và chị cháu sang chơi được chứ? Cháu sẽ thấy nhà tôi và gặp con gái út của tôi. Cháu ở lại đêm được chứ? Ở lại một đêm cho biết rồi tôi sẽ đưa cháu về lại nhà. Như thế được chứ?
Tôi trả lời rất sung sướng được đến thăm nhà ông ta. Tôi cố làm ra vẻ như không nghe nói gì đến chuyện khác thường cả. Nhưng đầu óc tôi quay cuồng, lòng tôi bấn loạn, không làm sao định tâm được. Một phần tôi hết sức mong mỏi được ông Tanaka nhận làm con nuôi, một phần tôi rất lo sợ. Tôi cảm thấy quá xấu hổ khi nghĩ tới chuyện phải đến sống ở một nơi gần ngôi nhà ngà say của tôi. Sau khi ông Tanaka ra về rồi, tôi xuống bếp cố làm vài công việc lặt vặt, nhưng tôi cảm thấy mình rất giống chị Satsu, nghĩa là tay thì làm việc nhưng mắt thì không nhìn thấy gì hết. Tôi không biết tình trạng như thế diễn ra bao lâu. Tôi chỉ biết sau cùng tôi nghe thấy tiếng bố tôi hỉ mũi, Tôi nghĩ ông khóc và tôi cảm thấy mặt tôi nóng phừng phừng vì xấu hổ. Tôi bèn ngước mắt nhìn thì lại thấy hai tay ông đã lồng vào trong lưới đánh cá, và ông đang đứng ở cửa đi vào buồng phía sau, nơi mẹ tôi nằm dưới tấm chăn được đắp trên tấm thân gầy đét.
Ngày hôm sau chúng tôi chuẩn bị xuống làng để gặp ông Tanaka. Tôi kỳ cọ các mắt cá chân cho sạch đất, rồI ngồi ngâm nước trong bồn tắm hồi lâu. Bồn tắm của chúng tôi là một cái nồi nấu nước sôi lấy từ đầu máy chạy hơi nước cũ mà người ta đã vứt đi, chúng tôi lấy về, cưa phần bên trên đi rồi lót ván vào bên trong để làm bồn tắm. Tôi ngồi trong bồn thật lâu, đưa mắt nhìn ra biển, lòng cảm thấy thảnh thơi vui sướng vì sắp được thấy thế giới bên ngoài làng của tôi lần đầu tiên trong đời.
Khi chị Satsu và tôi đến công ty Hải sản Ven biển Nhật Bản, chúng tôi thấy các ngư phủ đang trút cá họ đánh bắt được lên cầu tàu. Bố tôi có mặt trong số họ, ông bỏ cá vào những cái giỏ, hai bàn tay xương xẩu. Ông đưa mắt nhìn chúng tôi một lát, rồi quay đi lấy ống tay áo lau mặt. Tôi thấy nét mặt của ông buồn bã hơn mọi khi. Đám ngư dân mang những chiếc giỏ cá đẩy đến cỗ xe ngựa của ông Tanaka, chất lên xe ở phía sau. Tôi leo lên bánh xe để nhìn vào trong toa. Những con cá giương mắt trong veo nhìn trời đất, nhưng có con há miệng nhóp nhép như chúng đang than khóc. Tôi lên tiếng nói như để trấn an chúng:
- Cá ơi, bọn bay sẽ được đến thị trấn Senzuru, mọi việc sẽ được ổn thỏa hết thôi.
Tôi thấy nói sự thật với chúng không hay ho gì.
Cuối cùng ông Tanaka từ trong Công ty đi ra, ông ta bảo chị Satsu và tôi lên xe, chúng tôi leo lên chiếc ghế dài ở trước toa xe. Tôi ngồi ở giữa gần ông Tanaka, rất gần đến độ người tôi chạm vào chiếc áo kimono của ông, tôi không khỏI làm sao đỏ mặt khi chạm tay vào áo ông ta. Chị Satsu nhìn tôi, nhưng chị có vẻ như không thấy gì hết, mặt chị trông thẫn thờ như mọi khi. Xe đã chạy đi một đọan dài mà tôi vẫn quay mặt nhìn đám cá phía sau toa xe. Khi xe leo lên triền núi để ra khỏi địa phận Yoroido, bánh xe bỗng vấp phải một viên đá khiến toa xe nghiêng về một bên, một con cá lớn trong giỏ văng ra ngòai và rơi xuống đất thật mạnh đến nỗi làm cho nó hồi sinh. Thấy con cá vùng vằng, há miệng nhóp nhép, lòng tôi quặn thắt lại đau đớn. Nước mắt tôi trào ra, và tôi phải quay mặt đi nhìn ra chỗ khác, nhưng mặc dù vậy, ông Tanaka vẫn thấy tôi khóc. Sau khi lấy lạI con cá, xe tiếp tục lên đường. Khi ấy ông Tanaka hỏi tại sao tôi khóc.
- Con cá tội nghiệp quá! – tôi đáp.
- Cháu giống vợ tôi đấy. Khi bà ấy thấy chúng, mặc dù đã chết, bà ấy vẫn chảy nước mắt và cầu nguyện cho chúng.
Ông Tanaka dạy cho tôi bài ca ngắn, bài ca là một đọan kinh cầu nguyện tôi nghĩ chắc vợ ông sáng tác ra. Bài ca cầu nguyện cho cua, nhưng chúng tôi thay chữ thành ra cầu nguyện cho cá:
Suzuki yo suzuki!
Jobutsu shite Kure!
Cá nhỏ ơi cá nhỏ!
Mong mày chóng về cõi Phật!
Rồi ông ta dạy tôi bài ca khác, bài hát ru em mà tôi chưa từng được nghe. Chúng tôi hát để ru ngủ một con cá bơn nằm trong chiếc giỏ thấp ở phía sau chúng tôi, cặp mắt con cá như hai hột nút, đảo qua đảo lại.
Ngủ đi ngủ đi cá bơn ơi!
Khi tất cả ngủ hết rồii
Cho đến cả chim chóc và cừu
Trong vườn và ngòai đồng
Thì sao đếm trên trờI
Sẽ rót ánh bạc
Qua cửa sổ
Một lát sau chúng tôi lên đến đỉnh triền núi, và tôi thấy thị trấn Senzuru hiện ra phía dưới trước mặt tôi. Hôm ấy trời u ám, buồn bã, mọi vật hiện ra dưới ánh sáng lò mờ xám xịt. Lần đầu tiên tôi thấy cảnh vật ngoài Yoroido, và tôi cảm thấy không nhớ nhung quê hương gì mấy. Từ trên cao tôi thấy những mái nhà tranh trong thị trấn nằm bao quanh con vịnh nhỏ. Chen lấn giữa những ngọn đồi đìu hiu, và xa hơn, tôi thấy biển có màu chì lấp lánh ánh bạc trên đầu những ngọn sóng. Trong nội địa, phong cảnh trông khá hữu tình, nhưng những con đường xe lửa chạy qua trông như những vết thẹo.
Senzuru là một thị trấn dơ bẩn, hôi hám. Thậm chí nước biển cũng có mùi hôi khủng khiếp, như thể trong nước có nhiều cá chết bốc mùi xú uế, quanh các cột ở bến tàu, xác rau nổi lềnh bềnh như xác sứa trong con vịnh nhỏ ở làng chúng tôi. Thuyền bè bị trầy trụa, có chiếc mạn thuyền gỗ nứt nẻ nhiều nơi, trông vào người ta có cảm tưởng thuyền bè bị va chạm vào nhau rất dữ dội.
Chúng tôi ngồi trên bến tàu một hồi lâu cho đến khi ông Tanaka gọi chúng tôi vào trong trụ sở chính của công ty Hải sản Ven biển Nhật Bản, rồi dẫn chúng tôi đi dọc theo một hành lang dài. Nếu chúng tôi chưa bao giờ quen với mùi ruột cá, thì chắc khi đi trên hành lang này chúng tôi sẽ không thấy nơi nào có mùi cá hôi hám như thể này. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi đi hết hành lang, đến văn phòng làm việc, tôi thấy văn phòng đẹp đẽ biết bao đối với con mắt của một đứa bé lên chín như tôi.
Satsu và tôi đi chân trần, đứng trên nền nhà bằng đá, sàn nhà lầy nhầy nhớp nhúa. Trước mắt chúng tôi là một tầng cấp dẫn lên một cái bệ có trải nhiều chếu cói. Có lẽ căn phòng này khi ấy đã gây cho tôi nhiều ấn tượng mạnh, nền nhà nâng cao lên khiến cho tôi thấy bất cứ cái gì trong phòng cũng trở thành to lớn hơn. Khi ấy tôi nghĩ đó là căn phòng đẹp nhất trần đời – nhưng bây giờ nhớ lại tôi thấy rất buồn cười, vì đấy chỉ là căn phòng dùng làm văn phòng của một người lái buôn cá trong một thị trấn nhỏ ven biển Nhật Bản, thử hỏi làm sao có người kinh ngạc như tôi hồi ấy!
 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui