Đời Một Lần Cười Nhạt, Đời Một Lần Cười Mà Khóc

Past fifteen:
Sáng hôm sau, tôi vẫn không thể chợp mắt được một lần. Tôi thức cả đêm để đầu óc mình không nghĩ bất cứ gì nhưng vẫn không thể chạm lấy cái mộng, điều duy nhất giải thoát cho tôi khỏi thực tại, ngoài cái chết!
Xoa xoa sống mũi, tôi mệt mỏi bước ra khỏi phòng. Hôm nay là chủ nhật, nhưng tôi muốn đi làm. Đi làm để quên tôi từng cho ai đó bước vào nhà mình.
Ngay khi bước thêm một bước vào phòng bếp. Tôi đã thấy mụ ta, ả đàn bà lẳng lơ, người tình của lão, thằng cha dượng của tôi.
Hoặc là lão chưa từng là cha dượng của tôi.
Thấy tôi, mụ nhảy ra khỏi ghế, chạy xồng xộc mà túm lấy hai ổ tay tôi xốc lên. Nhìn tôi với ánh mắt van nàn, cầu khẩn đến đáng khinh. Mụ nhìn như sắp khóc, mụ nói với tôi bằng cái giọng nhún nhường. Cái kiểu nói tôi chưa từng tưởng tượng qua sẽ chợt bắn ra từ mồm mụ:
-Khôi à! Về thăm ba con đi! Hic! – Ghê tởm.
Tôi hất tay mụ ra, mạnh đến mức mụ ngã ngay xuống sàn trước sự hoảng hốt của Bảo và sự ơ thờ của Huyền Mai.
Tôi quát lớn. Mắng mụ đừng có ăn vạ ở nhà tôi. Nhưng mụ vẫn chai lì cầu xin tôi về nhà thắm cho lão, thằng cha dượng chết bầm của tôi! Đúng là nực cười!
-Ba tôi mất mười chín năm về trước rồi!!! – Tôi đay nghiến nhìn mụ, ả đàn bà trơ trẽ. Tại sao mụ lại cố bám lấy tôi đến cùng, trước kia bà ta khinh miệt coi thường tôi đến thế!?
Gượng dậy từ dưới đất, mụ run rẩy đứng dậy. Bỏ tay ra! Bảo!

-Cả dì và ba con đều biết mình sai rồi mà! Khôi tha lỗi cho chúng ta đi, làm ơn… làm ơn về thắp cho ông ấy nén hương!
Mụ nhìn như đang khóc. Nhưng dù vậy tôi cũng không chún bước. Tôi đã không chùn bước từ mười lăm năm trước rồi. Mười lăm năm để người ta chai lì với bất cứ điều gì!
-Ông ta chết mất xác ở đâu thì liên quan gì đến tôi. Mụ cũng mau biến khỏi mắt tôi là vừa. Các người cần gì phải mặt lì bám vào thứ chẳng phải của mình! Đừng đê tiện như thế!!!
Điên mất thôi, cái hạng đàn bà trơ trẽn này sao lại nhiều như nòng nọc thế này!
-Câm cái mồm bẩn thỉu của mụ lại đi!!! – Tôi gào lên, vớ vội lấy một cái bát mà ném thẳng xuống đất, những mảnh sứ cứ thế bắt tung tóe trên sàn nhà. Tôi không nói gì thêm, chỉ giận dữ cầm cặp tài liệu ra khỏi nhà. Mẹ kiếp!
Năm thằng bé trong mơ của tôi được 16 tuổi. Toàn thân nó vẫn gầy yếu, bẩn thỉu như ngày nào. Nó đã học cấp 3, cũng biết lớn là gì, cũng biết xã hội là vùng đất nhuộm màu cùng nước mắt là thế nào. Cha dượng nó lúc ấy đã lôi một người phụ nữ lẳng lơ về nhà, tuổi bà ta cũng chẳng trẻ gì mà môi lúc nào cũng tô đỏ chót, lúc nào phấn cũng đánh dày cả phân. Bất cứ lúc nào nó lại gần hay đi ngang qua. Người đàn bà đó lại bĩu môi, lại cau có khó chịu cùng buông những lời miệt thị nó. Nó đã 16 tuổi, nếu là những đứa trẻ khác, liệu nó có chấp nhận chịu đựng như vậy? Không! Nó hiện tại không còn là nó trước kia. Nó bây giờ ngoan độc, tàn ác và mất hết tính người từ lâu. Nó hiện tại…
Vừa đến công ty, tôi nhận được một tin nhắn: “ Đi thăm mộ cha anh đi. Coi như tôi xin anh vậy. Nếu anh làm vậy, chúng ta coi như hòa. Cha mẹ là thứ ta không bao giờ được phép từ chối!”. Đúng là Bảo! Bảo ạ! Cậu khờ lắm, nếu là bố mẹ bình thường thì nào tôi chối từ! Nhưng đây lại là cái hạng súc sinh!
Nhưng có vẻ như tôi cần suy nghĩ lại… Có vẻ tôi và người cha dượng “quý mến” còn vài điều cần nói với nhau!
Past sixteen:
Đêm một lần nữa trôi lặng theo thời gian. Tôi tan tầm và trở về với những suy nghĩ rối ren trong đầu. Đi hay không đi!
Thời gian là quá dài, quá nhiều điều làm con người ta mệt mỏi ở phía trước, phía sau hay ngay tại lúc này. Cũng không nên suy nghĩ điều gì mà tôi đã chắc chắn biết câu trả lời.

Tôi bấm chuông, chờ đợi có người ra mở. Lần đầu tiên suốt hai tháng, Bảo ra mở cửa cho tôi, thậm chí còn chào tôi. Điều này càng khẳng định, cậu ta muốn tôi đi đến mức nào. Một thằng nhóc ngây thơ như Bảo thì biết quái gì sự đời!
-Sáng chủ nhật, chúng ta sẽ đi! – Tôi lạnh lùng nói khi vừa tháo cà vạt vừa bước nhanh về phòng.
Tối đó tôi không hề bước ra khỏi phòng cho đến sáng hôm sau. Bởi tôi không biết phải ứng xử thế nào trong lúc này. Và tôi cảm thấy vô cùng khó chịu khi nhìn thấy mụ Chanh.
Sáng sớm ngày chủ nhật. Tôi im lặng lái xe chở Huyền Mai, Bảo và mụ ta (Chanh) về quê. Quê tôi ở Chương Mĩ- Hà Nội. Đi thì không thể nói là xa nhưng đó đích thị là một vùng quê. Không nghèo cũng chẳng giàu. Ở phía ghế sau, mụ Chanh cứ mãi luyên thuyên vầ chuyện ở đâu đó. Càng nghe, mày tôi lại càng nhăn lại, đến nối tôi còn cố tình mở đài to hết cỡ để áp đi tiếng của mụ.
Vừa về đến quê cùng chiếc ô tô bóng loãng đắt tiền. Chưa đến nửa tiếng đồng hồ, dường như cả xóm Đình đã hội tụ tất cả nhân khẩu ở nhà “mẹ tôi”(bởi đó không phải nhà tôi).
Người thì bảo phong thanh tôi làm trong công ti N chức vụ cùng cao lắm, rồi nhờ vả tôi cân nhắc, tiến cử thằng Tiến(thằng mất dạy, “mù chữ”) kiếm ột chỗ nhàn nhàn. Nhàn nhàn sao? Nực cười!
Thậm chí họ còn công khai nhìn tôi với ánh mắt ngường mộ xen ghanh tị. Sao không làm vậy từ trước kia đi! Sao giờ mới thế này. Thằng bé trước kia bẩn thỉu lắm mà, nghèo đói lắm mà, đáng khinh lắm mà?! Giờ nhìn nó khác, nó có lợi, có thể lợi dụng nên liền niềm nở tiếp đón hả! Tao khinh!
Vẫn cố giữ nụ cười tươi trên môi. Tôi gượng gạo nói chuyện một cách giả tạo hết nước hết cái. Hơn thế, tôi thậm chí còn nói rằng Huyền Mai là vợ mình. Điều tôi không ngờ tới là cô ta khi nghe tôi nói vậy không những không cười mà còn trợn tròn mắt nhìn tôi như thể đó là một điều vô cùng đáng sợ… Vì Bảo sao?! Trong cái xã hội này, bọn đồng tính không có chỗ sống đâu! Giờ tôi đã lầm vì điều đó! Người như tôi mới không thể sống trong thế giới này!
Đến chiều, nằng gần nhạt dần thì tôi cùng với hai chị em nhà họ Phan và người đàn bà đó đến “viếng” mộ lão, cha dượng “trước kia” của tôi. Đáng lí ra ông ta nên chết mất xác ở đâu đó cho được nhờ. Thế mà nghe đâu lão chết vì bệnh tật và chút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh. Ha ha! Thế là đáng! Thế là đáng!
Mộ của lão còn mới, chắc cũng chỉ vài tháng. Cũng tại bởi cái chết chẳng ai thèm quan tâm của lão mà tôi đã làm những điều không thể tha thứ với Bảo. Tôi hận ông ta!

Phải đi vào sâu trong nghĩa trang mới thấy mộ của lão. Mụ Chanh thì cứ rối cả lên, nói đủ thứ khắp đường đi. Tôi im lặng đi sau cùng, phía trước Huyền Mai và Bảo cũng chỉ cười qua loa mà đi theo. Nếu không phải bị ép, tôi thế không bao giờ đứng trước mộ lão lần thứ hai.
Ngay khi đến nơi, đó là một mỏm đất nhô lên, chưa được xây tường bao xung quanh, chỉ là một mỏm đất đã mọc cỏ non. Trước mộ thắp vài nén nhang sớm lụi tàn. Tôi cười lạnh một hơi cho đến khi Huyền Mai kéo tôi lại đứng độc lập trước mộ lão. Cô ta còn dúi vào tay tôi bó nhang.
Đứng ở đây tôi có cảm giác như đang đứng trước mặt lão. Giương mặt của lão lúc ẩn lúc hiện trong tầm mắt. Phần lớn là lúc lão cầm roi hay chai rượu la hét đòi hỏi điều gì đó mà mẹ hay tôi đều không thể đáp ứng. Và không thể đáp ứng đồng nghĩa với việc ăn đòn và những vết thương thâm tím đến rỉ máu.
Một cơn bão chợt tấp vào bờ biển vỗn đang cuộn sóng ầm ầm trong tôi. Gió giật mạnh, nước bắt tung tóe và tàn phá mọi thứ. Mặt tôi biến dạng theo cơn bão. Hai tay nắm chặt thành nắm đấm, hận không thể đánh chết cái nhu nhược, sợ hãi ngày xưa!
Thấy tôi im lặng hồi lâu. Huyền Mai ý tứ kéo Bảo và mụ Chanh ra khỏi nghĩa trang khi đã thắp cho lão nén nhang, mụ không ngừng khóc và than vãn về sự ra đi của lão. Tôi chỉ nhếch môi cười lạnh! Hừ!
Để không bị nghi ngờ, tôi cầm bất lửa châm nhang. Lúc này họ mới yên tâm cất bước.
Khi đã chỉ còn một mình trước nấm mộ tẻ nhạt. Gió về mang cái ma mị của nơi dành cho những linh hồn già nua uyển mệnh. Tôi cứ ngỡ là lão như con ma đang vật vờ bên cạnh mình. Thế lại càng hay. Tôi không chờ cái dịp này nhưng tiện đây nói thẳng với lão.
Nhang đã bén lửa, hương trầm bay nghi ngút, tôi không quan tâm mà siết lấy thân nhang bẻ làm đôi rồi ném thật mạnh xuống đất. Dùng gót dày dập tắt lửa nhang. Tôi chẳng sợ lão về đòi mạng. Mạng của lão vỗn bị chó tha về miền khỉ ho cò gáy từ lâu rồi.
Châm điếu thuốc, tôi rít mạnh một hơi dài. Phả khói mà chậm rãi nói:
-Tôi đã chờ đời cái chết của lão từ lâu lâu rất lâu rồi! Ha ha! Mà giờ lão mới chết! Chết ha ha!
-Lão chết là đáng. Lão còn sống ngày nào, chó còn dại ngày ấy!
Tôi sắp buồn cười đến chảy nước mắt. Cái chết của lão là một sự giải thoát cho tôi, ẹ tôi, cho cả thế giới không cần đến cái loại người như thế này. Lão chết là góp phần làm trong sạch không khí mà thôi!

-Tôi sống cùng lão 10 năm, 10 năm dòng, tôi chưa từng ngưng hận lão. Cặn bã!
Hút thêm một ngụm khói, tôi chậm dãi nói những lời không chỉ ngày một ngày hai mà có. Nó đã ngấm ngầm suốt cả tuổi thơ khăn khó của tôi:
-Tôi không chắc trước lúc chết lão có hối hận về cuộc đời mình không?! Nhưng chắc là không! Tôi cũng mong lão không hối hận hay day dứt vì nó. Bởi lão chắc chắn sẽ xuống địa ngục, mẹ tôi cũng đã ở dưới đó đợi lão. Cả hai người dù sớm hai muộn đều sẽ phải gặp nhau. Để âm oán hai người tự quyết. Tôi cũng sẽ sớm xuống địa ngục thanh toán mọi chuyện với lão… Chó má!
-Mà lão biết đấy, địa ngục vốn là nơi chẳng tốt lành gì…
Ở đây tôi chẳng muốn nhắc đến chuyện xưa với loại người cặn bã như lão. Và cũng không muốn, ngàn lần không muốn nhớ đến những chuyện ở quá khứ!
Tôi rời nghĩa trang mà không thắp cho lão lấy một nén nhang, không rơi một giọt dù chỉ là nước không, không nói những lời tiếc thương.
Bởi đó là một người không đáng! Một dạng không phải người cũng chẳng phải chó. Chỉ là tổng hợp những cái bẩn thỉu, nhầy nhụa nhất tạo thành!
Đến khi gặp Huyền Mai, Bảo và mụ Chanh ở ngoài xe, tôi không nói gì, họ cũng không hỏi gì. Cứ thế im lặng trở về nhà. Tôi ở lại quê thêm một đêm. Ngay tờ mờ sáng hôm sau trở về thành phố. Tôi không muốn ở thêm trong căn nhà này dù chỉ là một giây.
Lái xe qua con đường dài, nơi đánh dấu sự xa vời của quê hương thực không muốn quay trở về. Huyền Mai và Bảo còn đang ngái ngủ, còn tôi thì cứ tỉnh như giữa trưa. Ánh nắng còn yếu ớt qua dặng mây dày, lấp ló đâu đó ánh vàng mờ ảo. Chiếc xe bon bon trên đường vắng, tôi chính thức nói lời tạm biệt với quê hương không hẹn ngày quay về.
Chẳng có điều gì là không thể. Tôi có thể nhớ về quá khứ đau buồn dù đã, đang và mãi cố quên nó. Chỉ là tôi phải nhớ những điều đó để không bao giờ lặp lại trong tương lai hay hiện tại.
Có thể nhớ nhưng đừng quên bất cứ điều gì nếu nó có thể làm bạn tổn thương thêm lần nữa, lần nữa và lặp lại lần nữa.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận