Đội Trưởng Phạm Anh Làm Chồng Em!


Chiều cuối tuần, Nguyệt Dao không đến trường.

Cô ở nhà cùng anh.

Ngoài ra, trong nhà cô bây giờ còn có thêm một thành viên mới.

Đó là bà nội anh.
Từ hôm trở về.

Biết được ý định xin phép cha mẹ hai nhà cho anh và cô cưới nhau.

Và biết đứa cháu trai cưng của mình vừa bình phục sức khỏe sau trận đột kích, bà nội anh kiên quyết dọn nhà qua ở với hai đứa cháu cục vàng.
Bà nói: " Bà sắp đi gặp ông nội! Bà muốn tranh thủ thời gian để chơi với hai cháu!"
Cứ như vậy, nhà cô có thêm thành viên.

Cùng ăn, cùng ở và cùng bàn việc lớn.
Vì thời gian nghỉ dưỡng thương của Phạm Chánh vỏn vẹn vừa tròn tháng.

Trong tháng chỉ được có một ngày Hoàng đạo.

Nên ba mẹ hai nhà quyết định gộp luôn hai lễ đính hôn và thành hôn làm một.
Trong phòng khách, Phạm Chánh cùng cô ghi thiệp hồng mừng cưới.


Bà nội anh đang xem một chương trình trên tivi.

Chương trình bạn yêu nhạc với những ca khúc hát về người lính.
Ngay từ giai điệu đầu tiên, Nguyệt Dao đã nhận ra đó là Trường ca 'Hòn vọng phu' do nhạc sĩ Lê Thương sáng tác.

Đây là một trong những trường ca đầu tiên của nền tân nhạc Việt.
Cũng với câu chuyện về người vợ chờ chồng đi chiến chinh đến hóa đá như truyện cổ tích 'Hòn vọng phu'.

Nhưng Trường ca 'Hòn vọng phu' của tác giả Lê Thương lại có nội dung khác biệt.

Trường ca có kết cấu ba phần xây dựng nên câu chuyện tình xúc động kể về mối tình chia cắt của người chồng và người vợ do lửa binh loạn lạc.
Mở đầu là cảnh người chồng theo lệnh vua tòng quân với lời hẹn ước chỉ một thời gian sẽ trở về sum họp.
Nhưng thời gian cứ đằng đẵng trôi, người vợ ở nhà chờ đến mòn mỏi, đợi mãi nàng vẫn không thấy chồng trở về như lời đã hẹn.

Chiều nào nàng cũng bồng con ra ngóng tin, vết chân nàng đi mòn hằn sâu trên phiến đá.

Nước mưa, bụi thời gian cứ thế tuôn xối trên người nàng.

Ngày tháng dần trôi, nàng và con dần hóa đá.
Khi người chồng vượt qua bao hiểm nguy để trở về thì đã quá muộn với hai chữ đoàn viên.

Vợ và con đã không còn nữa chỉ để lại cho người chinh phu vết chân hằn in trên phiến đá.

Để lại cho muôn đời sau một nỗi tiếc thương được lưu truyền.
Nghe một trường ca buồn trước thềm đám cưới.

Lẽ ra, Nguyệt Dao nên buồn và phân vân có nên cưới một người chồng luôn làm bạn với súng đạn và đối diện với hiểm nguy như anh không mới đúng!
Vậy mà, cô chẳng tỏ thái độ gì ngoại trừ đổi chỗ ngồi: từ ngồi riêng ở phía đối diện, cô di chuyển thành ngồi trong lòng anh và ôm riết lấy cổ anh.
"Sao thế em?" Phạm Chánh dừng tay để chiếc bút xuống bàn, vòng tay ôm cô vợ trẻ.
"Em không! Tự nhiên thèm ôm anh vậy thôi!" Cô lắc lắc cái đầu ở trong lòng anh.
Cô buồn vì kết cục bi của đôi vợ chồng chinh phu trong trường ca đó.

Nhưng cô không muốn cho anh biết.

Tự nhiên, cô thấy thương mình, thương anh và lo cho anh.
Nguyệt Dao ước gì thời gian đứng yên lại để anh và cô cứ ôm nhau mãi như thế này mà băng qua năm tháng.
Cô không cần gì! Cũng không cầu gì cao sang cả! Chỉ mong mình được sáng tối ở bên anh.
Nhưng một khi đã quyết định làm vợ một người lính thì cô biết: Đó chỉ mãi là một ước mơ của thực tại.

Là điều không thể thực hiện được vào lúc này cho đến lúc anh như ba anh hoặc ba cô hiện giờ.
Thời gian bên nhau rất quí.


Cô không nỡ cam tâm bỏ phí dù một giây.

Nguyệt Dao quyết định ôm anh nhiều chút để bù những lúc xa nhau.
Thành ra cả buổi chiều, bà nội anh thấy cô cháu dâu cứ bám thằng cháu trai như một kangaroo con chưa quá tám tháng tuổi bám riết trong chiếc túi mẹ nó.

Bà chỉ biết lắc đầu rồi đi về phòng mình nghỉ ngơi, tránh làm ảnh hưởng đến cảnh đôi trẻ yêu nhau.

Phạm Chánh thấy vậy anh chỉ mỉm cười.

Cả buổi chẳng viết được tấm thiếp nào.

Cứ ngồi ngã lưng vào thành ghế sopha để mặc cho Nguyệt Dao nằm trong lòng mình thủ thỉ đủ thứ chuyện trên đời.
"Anh yêu! Những ngày có anh ở bên, từ nấu ăn đến giặc giũ, dọn dẹp, anh đều dành làm hết rồi! Em chơi không cũng chán lắm á!" Cô nghịch tay bứt bứt mấy chiếc cúc áo sơmi của anh.
Phạm Chánh nghe vậy, anh cười ha hả.

Anh đưa tay véo chóp mũi Nguyệt Dao: "Không chán đâu em! Đó gọi là ngày nghỉ đêm làm.

Chứ bắt em làm hết hai tư giờ, em chịu sao nổi!"
Phải mất năm giây, Nguyệt Dao mới loát được thông tin anh đề cập trong câu nói.

Mặt cô nóng lên đành úp thẳng luôn vào ngực anh.
"Em nhận ra: có chồng là lính sướng thật nha!" Vợ chẳng làm gì khi mọi việc từ bé đến lớn đã có chồng làm hết.
"Coi như em sáng suốt!" Biết chọn cho mình một người chồng tốt.
Thât ra, không phải anh dành làm gì cho cam.

Mà do thấy cô bận học, bận tập đàn.

Còn anh thì đang nhàn rỗi nên kiếm chút việc bận rộn cho khỏi phí thời gian.
Hơn nữa, anh là đàn ông ba chuyện vặt kia chả thấm vào đâu.


Anh chỉ cần làm loáng một phát là đâu đã vào đó.
Nên Nguyệt Dao đi học về là đã có cơm ăn, ăn xong chỉ lo việc tán gẫu với nội anh cho khuây khỏa, còn mớ chén bát đã có anh xử lí.
"Sau này...!anh cũng cưng em như vậy chứ?" Nguyệt Dao muốn biết.
"Tất nhiên rồi! Ngoại trừ khi anh ở đội.

Còn ở nhà anh sẽ đảm nhận hết để bù cho em!"
Thật ra, nói bù là để làm vui lòng Nguyệt Dao thôi.

Chứ một năm đằng đẵng mười hai tháng, anh có ở nhà được nhiêu? Nhiệm vụ của cánh lính biệt kích các anh quanh năm luôn bận rộn.
Vậy mà cô vợ sắp cưới kia của anh vẫn cảm thấy áy náy khi thấy anh làm hết hẳn mọi việc, cô vẫn hài lòng về một ông chồng ở chiến khu còn nhiều hơn ở nhà.
Anh thì nghĩ vậy.

Nhưng đối với Nguyệt Dao, cô chỉ biết: có anh ở nhà, cô sướng như một bà hoàng!
Như từ bữa về đến giờ, cô có đụng tay, đụng chân làm gì đâu.

Việc nhà đã có Phạm Chánh.

Chuẩn bị cho đám cưới cũng đã có Phạm Chánh và bốn bậc phụ huynh.

Nếu cô có đem ba lo lắng đó đi hỏi anh.
Anh đều nói:"Em cứ lo học tốt vào! Chuyện còn lại đã có anh!"
Nên nếu ai đó có hỏi cô: Cưới chồng lính sướng hay khổ?
Cô sẽ không đắn đo mà vỗ ngực nói ngay: Sướng như tiên!


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận