Đồng Xu Nhuốm Máu

Khoa là thầy giáo mới ra trường vừa được tuyển dụng về dạy ở một ngôi trường nhỏ vùng ven thành phố.

Vì nhà xa, nên ngay ngày đầu tiên về nhận nhiệm sở, Khoa đã nhờ mấythầy hướng dẫn tìm mướn một căn nhà bởi trường không có cư xá dành chogiáo viên.

Sau gần một buổi đi loanh quanh, Khoa vẫn chưa tìm được nơi ưng ý.

Bởi vì nơi nào Khoa hơi ưng ý căn nhà thì giá cả lại quá cao, đồnglương giáo viên mới ra trường của Khoa không thể nào trang trải nổi. Còn nơi giá cả phù hợp với túi tiền thì Khoa lại không thích do nơi đó ồnào, hỗn tạp.

Thấy Khoa ủ rũ ngồi chống tay lên cằm ngó mông ra xa, cô Thùy cười bảo:

- Nè, chị biết có một chỗ rất yên tĩnh, lại khá an ninh, chỗ đó người dân cũng hiền lành nên có thể hợp với em, mà giá cả cũng tương đối rẻ,có điều hơi xa một chút. Em liệu coi có thể ở được không?

Khoa mừng rỡ hỏi tới:

- Chỗ đó là ở đâu vậy chị? Cách đây bao xa?

Cô Thùy cười:

- Nếu em đi theo đường lớn hẳn hoi thì hơi xa, độ chừng bốn năm câysố lận. Nhưng vừa rồi thành phố thực hiện giải tỏa khu nghĩa địa X, đểlàm khu công xưởng, nhà máy gì đó. Em đi tắt qua lối đó thì gần lắm, chỉ hơn một cây số thôi.

Khoa mừng rỡ:

- Vậy là được rồi! Chị ơi, vậy chút nữa em chở đi chị chỉ đường giùmem nhé, em chưa biết đường đi ở địa phương này. Chị chỉ cho em đi đườnglớn và cả đường tắt luôn nghen chị?

- Ừ ngồi đó chờ đi, dạy xong tiết này chị sẽ đi với em!

Cô Thùy đứng lên xách cặp xuống lớp. Khoa ngồi một mình trong phòng giáo viên mà nôn nao chờ kiếm được nơi ở mới cho mình.

Dạy xong tiết đó, Thùy dẫn Khoa đi tìm nhà trọ.

Bận đi, hai chị em đi theo đường lớn. Phải qua thật nhiều ngã tư, ngã ba và nhiều ngã rẽ khác nữa mới tới được khu phố có căn nhà cho thuê mà Thùy đề cập tới.

Thật tình Khoa đã hơi nao lòng khi thấy đoạn đường xa quá, như vậymỗi ngày anh phải mất nhiều thời gian để đi về, lại không thuận tiện. Vì những khi trống một, hai tiết thì Khoa cũng không thể về nhà để soạnbài hay nghỉ ngơi gì được.

Nhưng ngôi nhà thì thật lý tưởng.

Đây là nhà của một người bà con xa với bạn của Thùy. Nhà chỉ có mộtbà cụ đã ngoài sáu mươi tuổi nên các con bà không yên tâm để bà sống một mình, mới bàn nhau bán ngôi nhà và đón bà vào Sài Gòn để sinh sống.

Bà cụ quyết liệt phản đối việc bán nhà. Bà bảo nếu muốn bán thì chờkhi bà chết đi rồi ai muốn làm sao thì làm, bây giờ bà còn sống, bàkhông cho phép các con bán đi ngôi nhà chất chứa biết bao kỷ niệm vuibuồn của cả một đời bà.

Chiều theo bà cụ nên các con bà vẫn giữ nguyên ngôi nhà đó, và nhờbạn cô Thùy xem có ai đàng hoàng tử tế cần thì cho họ trọ với giá rẻ, để có người ra vô cho cửa nhà ấm cúng khỏi hoang tàn.

Căn nhà thật rộng rãi, ngăn nắp và thoáng mát. Xung quanh có vườn cây ăn trái bao bọc tỏa bóng mát quanh năm. Đây quả là nơi lý tưởng cho một thầy giáo có nghề tay trái là viết sách như Khoa.

Mà giá cả lại vô cùng rẻ, còn rẻ hơn cả những phòng trọ phải ở chung đụng bốn, năm người.

- Đã có nhiều người hỏi mướn, nhưng chủ nhà cho mướn không phải vìtiền nên rất khó tính, họ không muốn những người không đàng hoàng ởtrong ngôi nhà của họ.

Cô Thùy nói.

Khoa lo lắng:

- Thế thì... lỡ họ cũng không chấp nhận cho em thuê thì sao chị?

Thùy cười tươi:

- Không đâu, em yên tâm đi! Miễn là em ở đây đừng bày nhậu nhẹt haynhững điều xằng bậy gì đó thôi, chứ chỉ cần nói em là thầy giáo thì họsẽ gật đầu ngay thôi. Nếu em chịu ở chỗ này thì lát nữa chị ghé nhà bạnnói cho nó biết, nó sẽ điện vào Sài Gòn hỏi ý kiến chủ nhà. Kết quả rasao sáng mai chị sẽ cho em biết liền. À, tối nay hình như em về nghỉ tạm ở nhà thầy Phong phải không?

Khoa gật đầu:

- Dạ, lúc nãy thầy Phong có dặn em, chưa tìm được chỗ trọ thì về ởnhà thầy tạm ít hôm. Đồ đạc của em cũng đã đem về nhà thầy hết rồi.

- Ừ, vậy cũng tốt! Sao, em thấy chỗ này được không?

Cô Thùy nheo mắt nhìn Khoa hỏi.

Khoa cười tươi:

- Quá được rồi chứ còn đòi hỏi gì nữa chị... Chỉ có điều thiệt là hơi xa...

Thùy cười cười:

- Chị hỏi thiệt, em có sợ ma không?

Khoa ngạc nhiên ngó cô Thùy rồi bật cười:

- Sao chị lại hỏi em câu đó? Em không biết sợ là gì đâu chị ơi!

Cô Thùy vỗ vai Khoa nói:

- "Vậy là được rồi! Đi theo chị, chuyến về mình đi theo đường tắtbăng ngang qua nghĩa địa sẽ rất gần mà! Lúc chưa giải tỏa, xung quanhnghĩa địa được bao bọc bằng một tường rào ca o quá đầu người nên khôngai có thể đi tắt qua con đường bên kia được. Nhưng từ lúc thực hiện giải tỏa, bức tường đã được đập bỏ đi rồi, mọi người tha hồ qua lại để thungắn quãng đường. Do có nhiều người qua lại và các ngôi mộ cũng đã đượcbốc lên di dời đi gần hết nên trong nghĩa địa hình thành một lối mòn rất lớn. Nói là lối mòn thế thôi chứ thật sự đó cũng là một lối đi trải sỏi sạch sẽ, chỉ do không được chăm sóc quan tâm nên lâu ngày nó thành rahoang phế, cỏ dại mọc đầy, khi người ta đi qua, cỏ bị dẫm đạp và lạihiện ra cái lối đi lâu ngày nằm khuất lấp dưới lớp cỏ cao. Trong khu đất rộng mênh mông đầy những hốc đất do các ngôi mộ đã di dời, còn lại rảirác chừng vài chục mộ phần vẫn còn nằm trơ ra đó. Có lẽ đó là những ngôi mộ vô chủ, hoặc thân nhân họ ở xa không hay tin và kịp thời về lệnh bốc dỡ. Tất cả các ngôi mộ còn lại sẽ tiếp tục được giữ thêm một thời giannữa, nếu vẫn không có thân nhân thì nghe nói sẽ được san bằng toàn bộ.Con đường mòn không thẳng một đường mà uốn éo lượn lờ qua lại vòng sâuvào giữa khu nghĩa địa hoang tàn. Ở đây đi vào ban ngày thì không có vấn đề gì, nhưng vào lúc đêm hôm thì hơi ngại đấy em. Vì khu vực này hoàntoàn không có đèn đường, mồ mả lung tung, ai sợ ma thì sợ, còn không sợma thì cũng sợ các thành phần bất hảo thường tụ tập lại đây để xì ke, ma túy..."

Vừa đi cô Thùy vừa nói.

Khoa mỉm cười:

- Dạ, chị yên tâm đì, em nghĩ em sẽ không đi đâu vào ban đêm. Mà nếulỡ có đi đêm thì em sẽ chịu khó đi đường vòng cho an toàn vậy, chị nhé?

- Ừ, ừ...con trai còn trẻ mà biết lo xa vậy là tốt đó nghe em!

Chị Thùy vỗ vào lưng Khoa khen ngợi.

Trong lòng Khoa lúc này thật sự vui mừng. Vì con đường tắt này dài độ chừng một cây số, rất tiện cho việc đi lại của Khoa mỗi ngày đến trường học.

Khoa không sợ gì mồ mả, ma quái, có sợ chăng là sợ các tay quậy quạng như chị Thùy vừa cảnh báo.

Thế là yên tâm rồi! Cầu trời cho chủ nhà bằng lòng để mình thuê cănnhà đó, thật thích thú biết bao. Thời buổi này làm gì kiếm được một cănnhà tiện nghi, thoải mái đến thế mà giá thuê lại rẻ như bèo? Mình quả là may mắn!

- Chị Thùy ơi, chị ráng nói giúp giùm em với bạn chị nhe, em thích ngôi nhà đó quá rồi,.. Khoa năn nỉ.

Cô Thùy cười:

- Biết rồi! Em yên tâm đi, bây giờ em có thể nắm chắc chín mươi phầntrăm rồi đó, vì chị với chị ấy là chỗ thân tình mà, em lại là đồngnghiệp cùng trường với chị, làm sao mà chị ấy không vị tình được chứ?

Tối hôm đó, Khoa nghỉ tạm ở nhà thầy Phong mà lòng cứ nôn nao chờ sáng để biết tin tức từ cô Thùy.

Vì vậy nên sáng hôm sau mặc dù không có giờ lên lớp, Khoa vẫn thay quần áo tươm tất và vào trường thật sớm.

Cô Thùy vừa dựng xe, vừa cười toe toét nói với Khoa:

- Trưa nay em phải khao chị bữa cơm đó nhe! Bà chủ đồng ý rồi đó!

Khoa mừng rỡ:

- Vậy hả chị? Trời ơi, em mừng quá, có khao chị suốt cả tuần cũng đáng mà! Trưa nay chị dạy xong là tiết mấy để em đón?

Cô Thùy cười.

- Nói giỡn chơi với em thôi chứ ai lại đòi một chú nhóc mới ra trường chưa có được đồng lương nào dẫn đi ăn chứ? Thôi, chị ghi sổ để đó, chờđến lúc em nhận tháng lương đầu tiên đã.

Rồi như sực nhớ ra cô Thùy hỏi:

- Sáng nay em không có giờ dạy phải không? Vậy em có thể dọn tới đó ở luôn được rồi đó! Để chị đưa chìa khóa cho em, bạn chị đã giao quyền"giám sát" lại cho chị rồi nè!

Vừa nói cô Thùy vừa lục cập lấy đưa cho Khoa một chùm chìa khóa nhỏ và nói:

- Em cứ tra thử chìa nào vừa thì mở, bạn chị cũng chẳng nhớ chìa nào cửa nào đâu, tại lâu rồi nó cũng đâu có lên thăm.

- Em cảm ơn chị thật nhiều! Nếu không có chị, chắc hôm nay em phảidọn tới cái xóm lao động ồn ào phức tạp đằng kia để ở rồi quá, vì chỉ có nơi đó là giá thuê tương đối thấp, còn các chỗ khác thì, hì hì... đồnglương của em không thể nào với tới nổi!

Khoa nhìn lấy chìa khóa, nhìn cô Thùy với vẻ biết ơn chân thành.

Cô Thúy trừng mắt:

- Không được nói chuyện ơn huệ gì nữa nghe không? Mình là đồngnghiệp, là chị em có gì giúp được thì giúp lẫn nhau thôi, em không nênnói thế...

Thùng... thùng... thùng!

Tiếng trống vang lên báo hiệu giờ học bắt đầu. Cô Thùy vội vã xách cặp đi xuống lớp:

- Chị đi dạy nhe, em coi dọn đồ đạc rồi nghỉ ngơi cho khỏe. Mai bắt đầu dạy rồi phải không?

Khoa gật đầu và đứng nhìn theo cái dáng vẻ vội vàng của người chị mới quen nhưng thật gần gũi và đáng kính.

Sau khi xin phép vợ chồng thầy Phong, Khoa vác chiếc va ly to đùng để lên xe rồi rồ ga chạy một mạch về hướng nghĩa trang, đi tắt về nơi sẽ ở trọ.

Buổi sáng, không khí nơi này thật trong lành, mặc dù nó là nghĩatrang, nó vừa bị đào xới lên để người ta dời mộ, nhưng Khoa vẫn cảm giác được sự tinh khiết trong lành của những giọt nắng sớm đang chan hòakhắp lối đi.

Tiếng chim hót líu lo trên ngọn cây khiến lòng Khoa bất chợt nghe cảm xúc dâng trào...

Vừa chạy xe, Khoa vừa đưa mắt nhìn lướt khắp nơi và hình dung raquang cảnh lúc nơi này còn là nghĩa trang. Các ngôi mộ nằm san sát vàonhau, cái cao cái thấp, lô nhô như nhà cửa của người sống ở các thànhphố lớn. Bất chợt, Khoa nhớ lại bài thơ của một người bạn văn nghệ viếttrong một chiều ở nghĩa địa mà có lần tình cờ đọc được Khoa đã cười ngất trêu chọc bạn, nhưng rồi ngay sau đó Khoa cảm nhận được nỗi xót xa, cay đắng trong từng câu chữ, cảm nhận được nỗi niềm day dứt của thân phậnmột con người...

Bài thơ đó, dù đã mấy năm rồi nhưng hôm nay bất chợt trong khung cảnh này Khoa lại nhớ thật rõ.

Khoa lẩm nhẩm đọc một mình:

Mấy dòng viết lúc lên cơn điên...

Người ta buồn, người ta đi shopping

Chiều nay em buồn em lang thang vào nghĩa địa

Xót xa nhìn từng ngôi mộ

Chen chúc mọc bên nhau...

Có những ngôi mộ đắp cao

Và những ngôi thấp lè tè bên dưới

Ừ, nơi đây cũng giống ngoài xã hội

Nhìn thoáng qua là phân định giàu nghèo...

Em ngồi xuống bên ngôi mộ eo xèo

Úa vàng lá cỏ

Không mộ bia, không chăm chút vun bồi

Đất sạt lở rồi

Người ta sẽ gọi là mả lạng

Bỗng dưng em nghe lòng buồn vô hạn

Thương một hồn ma!

Gió thổi la đà

Trời chiều nắng tắt

Lòng em đắng chát

Bất chợt ùa về câu chuyện năm xưa

Em cười một mình

Thấy mình giống nàng Kiều

Thăm mả Đạm Tiên trong chiều tảo mộ

Ha ha ha...

Ha ha ha...

Tiếng cười chạy dài, luồn qua từng ngôi mộ

Cúi mặt xuống vũng nước kế bên

Em thấy mình ngồ ngộ

Điên điên...

Ơi nàng Đạm Tiên

Ơi nàng Kiều tài sắc

Em - một kẻ đời nhiều bất trắc

Đâu được như Kiều, trôi nổi vẫn được yêu thương!

Tiếc chiều này không mang theo đèn, hương

Để thắp lên sưởi ấm những vong hồn lây lất

Trời mưa lất phất

Mấy đứa trẻ ngoài kia đứng nhìn, chỉ trỏ

Chắc chúng ngỡ mình cũng là một hồn ma?

Ha ha ha...

Ha ha ha...

Khi mất lòng tin vào con người

Em lại muốn tin ma

Bởi em nghĩ

Người chết rồi đâu muốn lấn xô nhau,

Chỉ người sống mới tranh giành, lấn lướt

Những ngôi mộ cái cao, cái thấp

Cái khang trang, cái đất cỏ um tùm...

Ừ mai này... ta cũng thế là xong!!!!

Đọc hết bài thơ, Khoa chép miệng:

- Cho tới lúc này mình mới hiểu được tại sao cô ấy lại có thể có cảmxúc để làm thơ về một khu nghĩa địa... Ha ha... Có lẽ, một chiều nào đóthảnh thơi, mình cũng sẽ lang thang ra đây để tìm ý tưởng viết một cuốntiểu thuyết với tiêu đề "Truyện không đọc lúc nửa đêm" Ha ha ha...

Vừa nghĩ, Khoa vừa cho xe chạy tà tà luồn lách qua từng ngôi mộ, vàchẳng mấy chốc đã qua hết khu nghĩa trang, ngôi nhà Khoa trọ đã hiện ra ở khúc đường bên kia.

Tự nhiên trong lòng Khoa cảm thấy lâng lâng vui sướng như người đã xa lâu ngày mới được trở về với ngôi nhà thời thơ ấu ngập tràn kỷ niệm của mình vậy!

Ngôi nhà tuy bỏ hoang đã lâu nhưng trên trần cũng không có mấy màngnhện, vì như cô Thùy có nói sơ qua là mỗi tháng đều có người được thuêđến quét dọn một lần.

Tuy vậy, Khoa cũng đã bỏ ra già buổi sáng mới dọn dẹp và lau chùixong nhà cửa. Vì tất cả đồ đạc trong nhà đều bị một lớp bụi mỏng vươngvương.

Khoa lục lọi đồ đạc và thích thú khi thấy mình khỏi phải tốn tiền mua bất kỳ thứ gì nữa. Cô Thùy đã bảo mình được toàn quyền sử dụng đồ đạctrong nhà mà!

Khi mọi thứ trong nhà đã sạch sẽ tinh tươm tươm đâu vào đấy, Khoa mới sực nhớ từ sáng đến tận lúc này vẫn chưa ăn gì ngoài ly cà phê đá uốngvới thầy Phong hồi sáng sớm.

Vừa nhớ tới cái đói là thấy cồn cào cả gan ruột. Khoa vội vã đóngcửa, xách xe chạy vù ra một quán cơm gần đó ăn vội bữa trưa rồi về nhàlăn ra ngủ một giấc đến tận bốn giờ chiều.

*

* *

Những ngày tháng Khoa sống trong ngôi nhà đó thật bình yên và thưthái. Không khí tĩnh lặng của ngôi nhà giúp Khoa rất nhiều trong việctập trung soạn giáo án, chấm bài học trò và nhất là việc viết lách củaKhoa.

Từ hồi còn học phổ thông Khoa đã tập tành cầm bút. Ban đầu là thamgia một vài trò chơi nhỏ trên các tờ báo dành cho học sinh, dần dần Khoa mạnh dạn viết một vài đoạn văn ngắn, một vài bài thơ gởi báo.

Rồi khi bài được đăng, Khoa như được cổ vũ động viên nên đã rất hứng thú với việc đó.

Rồi những năm học đại học, tiền nhuận bút Khoa kiếm được từ ngòi bút của mình cũng không phải nhỏ.

Từ ngày về ở đây, Khoa viết càng sung sức và có chất lượng nhiều hơn.

Những đêm khuya ngồi một mình thả tâm hồn lãng đãng phiêu du, Khoathường có cái cảm giác rất lạ, hình như có một mùi hương nào đó cứ phảng phất quanh người, dù đã nhiều lần khi ngửi thấy mùi hương là Khoa đivòng quanh nhà tìm xem loài cây nào đang trổ hoa mà mùi hương khác lạđến vậy, nhưng chẳng lần nào Khoa tìm ra được!

Cả khu vườn quanh nhà, ngoài các loại cây ăn trái như xoài, mận, vúsữa... chỉ trồng duy nhất một cây sứ. Mà mùi hương đó chắc chắn khôngphải là mùi hoa sứ, vả lại cây sứ trong vườn cũng đâu có trổ được bônghoa nào?

Một điều đặc biệt nữa là vào những đêm ngửi được mùi hương nhẹ nhàngấy, tự nhiên cảm hứng sáng tác trong Khoa trỗi dậy rất mãnh liệt, anh cứ viết mãi mà vẫn không viết kịp dòng ý tưởng đang tuôn tràn lai láng.

Những tác phẩm ra đời trong những đêm như thế thường nhận được rất nhiều phản hồi tốt từ phía người đọc.

Thỉnh thoảng cũng có những đêm Khoa không ngửi được mùi thơm ấy.

Thì tự nhiên Khoa lại cảm thấy như mình đang nhớ nhung một ai đó, một điều gì đó, tâm thần cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn, không viết được điều gì sâusắc.

- Mình đã nghiện cái mùi ấy mất rồi!

Một lần Khoa đã phải kêu lên như thế.

Cuộc sống của Khoa cứ diễn ra một cách êm đềm vui vẻ như thế.

Hôm đó trường có liên hoan, các thầy cô giáo được một buổi chiều vuivẻ ra trò. Mọi người ăn uống xong thì quay sang hát karaoke có thưởng.

Dàn karaoke được trường thuê về đặt giữa sân trường với cái màn hìnhthật to, mỗi khi có ai lên hát lại nhận được một tràng pháo tay cổ vũthật rôm rả.

Khi cuộc vui kết thúc cũng đã gần mười giờ đêm. Mọi người vội vã tản mác ra về với gia đình nhỏ bé của mình.

Khoa xách xe ra về, do thói quen hằng ngày, Khoa vẫn đi theo con đường tắt vượt qua nghĩa địa.

Tới chỗ cổng nghĩa địa Khoa hơi do dự, muốn quày xe trở ra để theođường chính. Nhưng đêm khuya rồi Khoa cảm thấy lười biếng khi nghĩ tớichặng đường dài như vậy.

Thôi mình đi đường này, nhắm mắt chạy vèo một cái là qua thôi mà, có gì đâu phải sợ!

Nhưng thật xui xẻo cho Khoa khi vào giữa khu nghĩa địa thì đột nhiên xe của Khoa chết máy.

Khoa bực dọc bước xuống, dựng chân chống xe và ngồi xuống mò mẫm xem xét.

Vừa lúc ấy, Khoa đột nhiên nghe thoang thoảng mùi hương quen thuộc hằng đêm.

Đứng bật dậy, Khoa ngó dáo dác xung quanh, bỗng nhận ra ở đầu bên kia con đường mòn có một dáng người mảnh khảnh đang di chuyển tới gần. Đólà một người con gái! Khoa xác định thế và cảm thấy thắc mắc, tại sao cô gái kia lại dám đi một mình trong đêm tối ở nơi hoang vắng thế này? Côta là loại người nào? Lương thiện hay bất hảo? Hừ, nếu con nhà lươngthiện thì có đâu đêm hôm lại một mình lảng vảng ở đây? Thôi rồi, chắc là loại chơi bời phóng đãng rồi đây!

Nghĩ vậy nên Khoa cũng không quan tâm tới cô gái nữa, anh lại ngồixuống cặm cụi mò mẫm chiếc xe, coi nó bị trục trặc ở bộ phận nào mà giởchứng bất thình lình như vậy?

- Anh ơi, xe anh bị sao thế?

Một giọng con gái nhỏ nhẹ cất lên bên cạnh.

Khoa giật mình ngó lên thì bắt gặp một khuôn mặt mà theo cảm nhận của Khoa là rất dịu dàng và xinh đẹp.

Nói là cảm nhận, vì thật sự Khoa không thể nhìn rõ mặt cô ấy được.Trời hôm nay không có trăng, lại không được quang đãng mà âm u như sắpchuyển mưa nên Khoa chỉ thấy lờ mờ, nhưng cũng không biết sao Khoa cảmnhận được điều đó và Khoa tin cảm nhận của mình sẽ không sai.

Thì ra cô gái lúc nãy đây sao?

Khoa tự hỏi trong lòng. Mới mấy giây trước đó, Khoa còn nghĩ về côbằng những ý nghĩ không tốt đẹp, nhưng tự nhiên lúc này Khoa quên hết,không còn chút ấn tượng xấu nào về cô nữa.

- Cô... cô sao lại ở đây một mình giờ này?

Khoa không trả lời mà hỏi lại cô gái.

- Nhà em ở bên kia.

Cô gái chỉ tay về phía góc nghĩa trang, nơi đó cũng giáp với mấy căn nhà nhỏ nằm quay mặt ra đường lộ lớn.

Rồi như để giải đáp hết mọi thắc mắc trong Khoa, cô nói tiếp:

- Thằng em của em bị sốt, em phải đi tắt đường này qua bên kia muathuốc cho nó. Mà em ở đây quen rồi nên thấy nơi này cũng bình thườngthôi anh ạ! Mà... xe anh bị hư sao đó? Có cần em giúp không?

Khoa cười xòa:

- Tôi cũng chẳng biết sao nó lại giở chứng giữa đường thế này, trờitối thui cũng chẳng thấy gì mà sửa chữa... Thật khổ! Điệu này chắc tôiphải dẫn bộ về thôi.

Cô gái nhanh nhẹn:

- Không đâu, anh cứ ngồi đây chờ em một tí, em chạy ù vào nhà rồi trở ra ngay, sẽ giúp anh sửa xe thôi mà!

Vừa nói, cô gái vừa rảo bước hướng về phía ngôi nhà lúc nãy cô chỉ.

Khoa tự cười thầm trong bụng, Mình quả là đứa đa nghi, mới thấy conngười ta đã vội vàng đánh giá này nọ, thiệt là hồ đồ quá đi mất! Còn côgái đó nữa, làm như thợ sửa xe không bằng, biết xe hư gì mà dám nói chắc sẽ giúp mình sửa? Hì hì... để coi sao...

Chỉ trong nháy mắt cô gái đã quay trở lại, trên tay cầm theo một cây nến nhỏ màu trắng.

Cô chụm tay xòe diêm châm nến rồi soi vào chiếc xe của Khoa, chăm chú nhìn vào từng bộ phận của chiếc xe. Còn Khoa, khi ấy Khoa lại chăm chúnhìn vào gương mặt cô gái.

Quả thật cảm nhận của Khoa lúc nãy không sai tí nào hết. Cô gái thậtđẹp! Một vẻ đẹp dịu dàng, ngây thơ không son phấn, và đặc biệt là mùithơm dịu nhẹ toát ra từ người cô khiến cho Khoa có cái cảm giác như đãthân thuộc với cô từ lâu lắm rồi vậy.

Dưới ánh nến lung linh, cô gái đẹp một cách kỳ ảo, khiến cho Khoa nhìn ngắm say sưa không thể rời mắt.

- Anh cầm giúp em cây nến!

Khoa giật mình khi nghe tiếng cô gái và vội đưa tay ra như một cái máy, đón lấy cây nến nhỏ từ tay cô.

Thật lạ kỳ, gió thổi lồng lộng vậy mà cây nến nhỏ bé với đốm lửa leo lét của nó cứ chao qua chao lại mà không hề bị tắt phụt đi.

Nhưng lúc đó tâm trí Khoa đã dồn hết vào cô gái nên chỉ thoáng có ý nghĩ vậy rồi thôi, không nghĩ nhiều tới việc đó nữa.

Cô gái mở công tắc và rồ ga, tiếng máy nổ giòn giã như chưa hề có trục trặc vừa rồi!

Khoa ngớ người nhìn cô gái đang tươi cười, mấy lọn tóc bị gió thổitung lòa xòa trước mặt càng làm cho vẻ đẹp của cô trở nên huyền bí, liêu trai hơn nữa...

- Cô... cô thật giỏi! Tôi thật không ngờ một cô gái chân yếu tay mềm như cô lại biết nghề sửa xe này nữa!

Khoa vừa ngượng nghịu vừa nói.

Cô gái cười khúc khích:

- Anh đừng nói quá lời! Tại hồi xưa anh trai em làm nghề này, em lạihay tò mò bắt chước nên cũng biết sơ sơ chút ít vậy thôi mà! Xe anh xong rồi nè, anh về được rồi đó!

Cô gái chìa tay ra như muốn nhận lấy cây nến trong tay Khoa.

Khoa chần chừ, muốn níu kéo thêm chút thời gian nữa được ở bên người đẹp:

- Thật tình tôi cảm ơn cô nhiều quá, nếu không nhờ cô, tôi phải ì ạch dắt chiếc xe này về tới nhà, mệt xỉu luôn đó!

Cô gái che miệng để giấu môi cười:

- Anh lại nói quá nữa rồi, nhà anh ở cách đây đâu có bao xa, nếu mà lỡ phải dẫn xe về cũng đâu đến nỗi mệt xỉu?

Khoa ngạc nhiên:

- Cô biết chỗ ở của tôi à?

Cô gái ngước đôi mắt to tròn lấp lánh nhìn Khoa:

- Ai ở khu vực này lại không biết anh? Ông thầy giáo dạy văn vừa mới về dạy học ở đây?

Khoa gãi gãi hai bên tai mình, lúng túng:

- Trời... tôi thật không ngờ... Không ngờ mọi người lại quan tâm tôi như vậy...

- Thôi, anh về đi, khuya lắm rồi đó!

Cô gái thúc giục.

Khoa vẫn cố chần chừ:

- Tôi biết phải đền ơn cô sao đây? Hôm nào mời cô tới nhà tôi chơi nhé?

Nét mặt tươi cười của cô gái chợt biến mất, thay vào đó là một nét buồn lặng lẽ. Cô cúi mặt xuống nhìn ngọn nến và nói nhỏ:

- Em sắp phải chuyển đi rồi, đi xa lắm... chắc là em sẽ không còn cơ hội để đến thăm anh nữa đâu.

Khoa còn đang ngẩn ngơ chưa kịp nói lời nào thì cô gái đã ngập ngừng nói tiếp:

- Em... em muốn xin anh một việc mà sợ là quá đường đột...

- Việc gì? Cô cứ nói đi, không sao đâu mà.

Khoa tò mò.

- Em... em muốn trước lúc em đi xa, được anh tặng cho em tập thơ của anh viết... được không anh?

Cô gái ngước nhìn Khoa bằng ánh mắt khẩn thiết đến tội nghiệp, cònKhoa thì lúc đó đã giương tròn hai mắt ra với thái độ cực kỳ kinh ngạc:

- Cô biết tôi làm thơ? Tại sao cô biết được điều đó? Tôi nhớ hình như cả những người dạy cùng trường với tôi cũng chưa ai biết chuyện này mà? Thế mà cô lại biết sao? Tại sao cô biết được thế?

Thấy vẻ ngạc nhiên thái quá của Khoa, cô gái bật lên tiếng cười nho nhỏ.

Rồi cô lại nhìn Khoa nói khẽ:

- Anh hứa tặng em đi, rồi em sẽ nói cho anh biết!

Giọng cô gái nghe thật nũng nịu và thân thiết làm sao.

Khoa gật đầu:

- Được tôi hứa ngay sáng ngày mai tôi sẽ tặng cô.

Mắt cô gái sáng lên mừng rỡ:

- Anh nói thật nhé? Không nuốt lời nhé? Em cảm ơn anh nhiều lắm...Ngày mai... ngày mai anh đem tới nhà em đi nhe, nhà em ở chỗ đó, tới đólà anh thấy em ngay, em sẽ đợi!

- Ừ, cô yên tâm đi, tôi sẽ giữ đúng lời hứa của mình mà! Với lại có người thích đọc thơ mình, tôi càng phải biết ơn nữa chứ!

Khoa nói.

Cô gái cười:

- Em thuộc nhiều bài thơ của anh lắm nhe...

- Cô thuộc thơ tôi? Trời... cô làm tôi tò mò đến chết mất thôi...

Khoa giả bộ ôm đầu lảo đảo.

Cô gái lại cười khúc khích:

- Ngày mai anh sẽ biết lý do nào em biết anh làm thơ và thuộc được thơ anh. Giờ anh về đi, em cũng phải về đây...

Dứt lời, cô gái khẽ gật đầu chào Khoa rồi quay bước về nhà.

Khoa cũng lên xe rồ máy chạy về trong sự thắc mắc không thể tả.

Từ lúc về đây đến nay, Khoa chưa từng để lộ ra với bất kỳ ai về cái nghề tay trái của mình.

Những bài thơ, truyện ngắn Khoa viết lại không bao giờ ghi tên tácgiả là tên thật mà chỉ là bút danh thôi. Thế thì tại sao cô gái kia lạibiết được nhỉ?

Chẳng lẽ cô ta lại đi điều tra về Khoa ở trường đại học hay sao? Haycô ta là một sinh viên cùng trường mà Khoa chưa biết mặt? À, điều nàynghe rất hợp lý đây! Vì có mấy lần Khoa đã đọc thơ mình trong các đêmvăn nghệ do trường tổ chức... Sao lúc nãy mình quên mất, không hỏi cô ấy có phải là sinh viên cùng trường với mình không?

Mà thôi, vội làm gì, sáng mai mình sẽ tới nhà cô ta mà, mọi việc sẽ rõ thôi!

Khoa tự nhủ thầm với mình như thế!

Về tới nhà đã hơn mười một giờ đêm. Cả ngày bận rộn nhiều việc nênlúc này Khoa cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ ghê gớm. Vừa đặt lưng xuốnggiường là Khoa ngủ như chết, nhưng vẫn nghe thoang thoảng quanh mình mùi thơm dịu nhẹ quen thuộc mấy tháng qua...

Khi Khoa thức dậy thì đã hơn tám giờ sáng nhưng Khoa cũng không vộilắm. Vì hôm nay Khoa dạy tiết cuối. Bây giờ dậy chuẩn bị đi, ghé thămnhà cô gái một chút vẫn còn sớm chán!

Khoa đến bên bàn, tìm lấy tập thơ vừa được xuất bản hồi mấy tháng trước nắn nót ghi dòng đề tặng phía trên.

Nhưng Khoa thấy mình thật tệ, ngay cả tên cô gái cũng không biết thì bây giờ đề tặng thế nào đây?

Thôi thì... "Thân mến tặng em" vậy! Chắc cô ta cũng không bắt lỗi gì mình đâu, vì thật sự trông cô ta nhỏ tuổi hơn mình mà!

Nghĩ thế nên Khoa mạnh dạn viết nốt dòng đề tặng rồi bỏ tập thơ vào cặp xách đi đến nhà cô gái.

Tới đường rẽ vào nghĩa trang K hoa không quẹo vào như mọi hôm mà chạy thẳng tới cửa mấy căn nhà giáp với nghĩa trang, chỗ cô gái chỉ cho Khoa hồi tối.

Mấy đứa trẻ con đang chơi ngoài sân, thấy Khoa dừng xe lại, chúng đứng lên nhìn Khoa chăm chú.

Khoa ngoắt một đứa lớn nhất trong bọn đến bên và hỏi:

- Em ơi, làm ơn cho anh hỏi thăm, ở đây nhà nào có cô gái cao cỡ chừng này này, tóc dài tới chỗ này này...

Vừa nói, Khoa vừa dùng tay để diễn tả cho chúng biết. Nhưng đứa trẻ cứ ngớ ra rồi lắc đầu:

- Con không biết có ai như vậy cả! Chú hỏi mẹ con đi!

Rồi không chờ Khoa phản ứng gì, nó quay mặt vào nhà hét tướng lên:

- Mẹ ơi, mẹ ơi! Có người hỏi thăm gì này...

Một người phụ nữ trạc ngoài bốn mươi tuổi tất tả từ nhà sau đi lên, nhìn Khoa và hỏi:

- Chú tìm ai thế?

- Dạ... chị làm ơn cho hỏi, ở đây nhà nào có cô gái trạc hai mươi tuổi, dáng người mảnh khảnh, tóc dài tới nửa lưng không chị?

Khoa ấp úng hỏi.

Người phụ nữ chau mày nghĩ ngợi một chút rồi bảo:

- Không có đâu chú ơi, chú chịu khó đi tới dãy phố tuốt đằng kia tìmxem chứ ở đây không có cô nào trạc tuổi đó hết! À, mà chú không biết tên cô ấy sao?

Khoa lúng túng:

- Dạ... dạ không ạ! Xin cảm ơn chị!

Khoa cúi đầu chào rồi vội quành xe trở lại, đầu óc căng ra. Lẽ nào cô gái đó lại lừa mình? Mà lừa mình với mục đích gì mới được chứ? Khôngđâu, đúng là hồi tối rõ ràng mình thấy cô ấy đi vào phía đó rồi cầm nếnra cho mình mà?

Cô lại còn hẹn mình hôm nay tới nhà để tặng tập thơ... không lý nào đó là những lời lừa gạt được!

Khoa cho xe quẹo vào nghĩa trang và đưa mắt nhìn về chỗ tối qua côgái đi về đó. Khoa thấy ở phía đó có nhiều người đang lao xao.

Tự nhiên trong lòng Khoa bật lên một cảm giác gì đó không rõ, nó cứlàm cho tay chân Khoa run rẩy và linh cảm dường như có một điều gì đókhông bình thường đang xảy ra.

Không cho xe chạy theo lối mòn như thường lệ, Khoa quẹo lên chỗ đám người đang xúm xít.

À, thì ra họ đang bốc mộ!

Chắc đây là những người ở xa không kịp hay tin di dời nghĩa trang nên mới đến trễ thế này.

Nhưng như vậy cũng còn may, chứ tới khi bị san bằng rồi thì biết nơi nào nữa mà tìm kiếm.

Khoa vừa nghĩ như vậy trong đầu vừa tính quành xe ra. Nhưng tự nhiêncó điều gì xui khiến Khoa lại tắt máy, dựng xe nép vào một bên rồi bướctới bên đám người bốc mộ để nhìn.

Vừa tới nơi, Khoa lảo đảo suýt té ngã khi nhìn thấy tấm ảnh cô gáiđang tươi cười trên bia mộ. Đó chính là cô gái tối qua đã sửa xe giúpcho Khoa!

Khoa ngồi thụp xuống, lấy tay chùi sạch những vết bùn đất trên tấmbia để lộ ra dòng chữ: Nguyễn Thị Ngọc Lan hưởng dương hai mươi tuổi...

Gương mặt Khoa từ xám xịt chuyển qua xanh mét làm mấy người công nhân ở đó hoảng hốt:

- Cậu ơi... cậu bị sao vậy? Trúng gió hay sao vậy?

Khoa gắng gượng lấy lại bình tĩnh, khoát tay với mọi người:

- Dạ... không... không sao đâu, tôi chỉ hơi bị chóng mặt chút thôi, giờ thì không sao nữa rồi...

Khoa đứng lên lắp bắp:

- Xin cho hỏi, ai là thân nhân của cô Ngọc Lan thế ạ?

Một người đàn ông dáng vẻ lam lũ mà nãy giờ Khoa cứ tưởng là một trong những người đi làm thuê lên tiếng:

- Tôi, chính tôi là anh trai của Ngọc Lan đây. Cậu có điều gì muốn nói với tôi à?

Khoa gật đầu chào rồi ra hiệu cho người đó đi khuất đám đông một chút để nói chuyện.

- Cậu là bạn với em Lan tôi?

Người đàn ông tò mò nhìn Khoa.

Khoa lắc đầu nhưng rồi lại vội gật đầu:

- Dạ không... nhưng mà... chuyện là thế này ạ! Tối hôm qua em vừa gặp Ngọc Lan!

- Tối hôm qua? Nó về báo mộng cho cậu à?

Người đàn ông kinh ngạc.

Khoa lắc đầu:

- Dạ không... tối qua tình cờ em bị hư xe ở chỗ kia, chính cô Lan đãgiúp em sửa xe, cổ nói rằng trước đây anh trai làm nghề sửa xe nên cổhọc lóm được chút ít...

Người đàn ông gật gù:

- Đúng! Đúng rồi... nó là đứa con gái ham học hỏi... Cậu quen nó khinào? Nhìn tuổi cậu thế này thì chắc không phải là bạn học với nó đượcrồi?

Khoa lại lắc đầu:

- Tối qua là lần đầu tiên em biết Lan. Trước đây em chưa từng gặp qua cô ấy. Nhưng có vẻ cô ấy biết nhiều về em, cổ còn hỏi xin em tặng chocổ tập thơ vì cổ sắp phải chuyển đi xa, và còn hẹn em sáng nay đem tớiđây tặng cho cổ. Đây này, em có mang theo đây!

Vừa nói, Khoa vừa mở cặp lấy tập thơ trao cho anh của Ngọc Lan.

Người anh trầm giọng xuống:

- Đúng rồi! Con bé này rất thích đọc thơ...

- Anh ơi... Ngọc Lan mất lâu chưa anh? Vì sao cô ấy lại mất khi còn quá trẻ vậy?

Người đàn ông thở dài:

- Ngọc Lan mất năm nó tròn hai mươi tuổi, mất đúng vào cái hôm sinhnhật của nó... mà lỗi này cũng do tôi gây ra nên bao nhiêu năm qua tôiđã day dứt khổ sở nhiều lắm... Tôi đã lơ đãng khi sửa điện, để một đầudây diện thòng xuống mà không cảnh báo gì hết, làm Lan vô tình vướngphải và chết ngay tức khắc!

Khoa run run:

- Anh nói Lan mất đúng năm hai mươi tuổi? Vậy năm nay cô ấy bao nhiêu tuổi?

- Nếu nó còn sống thì đã ba mươi! Anh em chúng tôi chỉ hơn kém nhau có một tuổi thôi...

Người đàn ông buồn bã nói.

Khoa giật mình. Thì ra linh hồn Ngọc Lan vẫn ở mãi cái quãng thời gian của năm hai mươi tuổi!

Sau khi hỏi thăm thêm nhiều điều nữa, Khoa thấy sắp đến giờ dạy nên từ giã ra về:

- Em xin phép anh, trước khi ra về, em xin được đốt tập thơ trước mộ cô Lan để giữ tròn lời hứa với cổ!

Người đàn ông gật đầu đồng ý và giúp Khoa đốt cháy hết tập thơ. Những tàn tro bay lên làm thành một vòng xoáy rất đẹp mắt, và vòng xoáy đó cứ quay tròn trước ảnh của Ngọc Lan.

Cô gái trong ảnh đang nở nụ cười rạng rỡ. Và bất chợt, Khoa cảm thấyđôi mắt cô gái khẽ động đậy và nhìn Khoa bằng cái nhìn thật ấm nồng nhưmuốn nói:

- Cảm ơn anh!

*

* *

Khoa vứt cặp lên bàn, ngồi phịch xuống ghế, một tay ôm đầu một tayrút chiếc khăn trong túi ra lau những giọt mồ hôi đang chảy ròng rònghai bên thái dương.

Cô Thùy bước vào thấy cảnh đó, cô ngạc nhiên kêu lên:

- Khoa, em bị sao thế? Bệnh à?

Nghe tiếng cô Thùy, Khoa mừng rỡ ngước lên:

- Chị ơi... chị tin có ma không?

Thùy ngớ người ra rồi bật cười:

- Thôi đi ông tướng, ông đừng có bảo ngôi nhà đó có ma à nghen?

Khoa lắc đầu nhè nhẹ:

- Không... không phải ở nhà mà là ở trong nghĩa địa... Chút nữa dạy xong, chị nán lại em kể chị nghe...

Cô Thùy gật đầu:

- Ừ! Chút nữa gặp lại em sau nhé?

Cô Thùy vừa bước đi đã nghe tiếng Khoa gọi giật giọng:

- Đó! Đó! Chị có ngửi thấy mùi gì không?

Cô Thùy dừng chân, cố hít lấy một hơi và bật cười:

- Có gì lạ đâu? Đó là mùi thơm của hoa ngọc lan, cây ngọc lan trước sân trường vừa trổ hoa đấy em ạ!

Tiếng trống chuyển tiết vang lên, cô Thùy vội vã xuống lớp cho kịpgiờ dạy. Khoa cũng đứng lên đi theo sau nhưng miệng lại lẩm bẩm:

- Giờ thì tôi hiểu tại sao cô biết tôi làm thơ, cô thuộc được thơ của tôi và tại sao đêm đêm tôi lại nghe thấy mùi hương này phảng phất quanh tôi... Thì ra, cô là một người bạn, luôn đến với tôi từ lúc tôi mới dọn về mà tôi lại vô tình không biết được! Cảm ơn... tôi xin cảm ơn cô thật nhiều, Ngọc Lan ạ!...


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui