Đức Phật Và Nàng

Rajiva
đứng cách đó không xa, vạt áo cà sa phất phơ bay, vẻ điềm nhiên, tự tại. Thư Cừ
Mông Tốn nhìn tôi, rồi lại nhìn Rajiva, chau mày kinh ngạc. Thừa lúc anh ta lơ
đễnh, tôi vùng thoát, chạy đến bên Rajiva.

Thư
Cừ Mông Tốn há miệng, ấp úng:

-
Hiểu rõ bản thân, làm chủ bản thân, thì mọi suy nghĩ và hành động sẽ mang tính
Phật. Mọi sự trên đời đều do nhân duyên tạo nên. Rajiva và vợ chính là kết quả
của nhân duyên đó.

Mông
Tốn cười nhạo, ánh mắt lộ vẻ coi thường không giấu giếm:

-
Chỉ viện vào hai chữ “nhân duyên” mà cho phép mình đắm chìm trong thế giới lưu
ly kỳ ảo, pháp sư làm vậy sao khiến chúng sinh tin phục được!

Rajiva
hiền hoà cất giọng:

-
Nhìn thẳng vào cái “không” và cái “có”, thấu hiểu nó nhưng không lệ thuộc vào
nó, cũng như không bận lòng vì nó. Vạn vật trong trời đất đều do nhân duyên mà
ra và đều tồn tại hai mặt “có” và “không”, “thực” và “không thực”, đó là bản
chất và là hình tướng của hết thảy sự vật, hiện tượng. Nếu có thể thấu suốt mọi
sự “có” và “không”, thì sẻ như sen kia trong bùn lầy, sống giữa thế nhân thường tục mà vẫn giữ được đạo hạnh thanh cao, điềm tĩnh trước sự sống chết, thản
nhiên trước nỗi nhục vinh.

Gương
mặt lạnh lùng, đầy vẻ khinh khi của Mông Tốn đã phần nào thay đổi, trầm tư một
lát, anh ta đẩy ánh mắt dò xét về phía tôi, gật gù:

-
Sống giữa thế nhân thường tục mà vẫn giữ được đạo hạnh thanh cao, điềm nhiên
trước sự sống chết, bàng quan trước nỗi nhục vinh. Pháp sư quả là người uyên
bác, thâm thuý, chả trách ngài sống giữa thế tục mà vẫn giữ được Phật tâm, Mông
Tốn hôm nay đã được mở mang rất nhiều! Tôi khá bất ngờ. Mông Tốn quả nhiên là
người tinh thông văn sử, nhạy bén, linh hoạt, khác hẳn những người Hung Nô vốn
ưa dùng vũ lực để trấn áp kẻ khác. Có lẽ vì vậy mà Nam Thành, Đoàn Nghiệp và cả
Lữ Quang đều kiêng nể anh ta.

Chuyện
trò đãi bôi thêm đôi câu, Rajiva bèn cáo từ Mông Tốn. Đôi mắt sắc lạnh của Mông
Tốn không buông tha cho tôi, vẻ thăm dò, xét nét chiếu ra từ đó khiến tôi cảm
thấy khó chịu. Rajiva đưa tôi về nơi ở, quan sát xung quanh không có ai mới làm
mặt nặng nhẹ với tôi:

-
Ngải Tình, đừng gây sự với những người đàn ông như thế nữa!

-
Em có gây sự đâu...

Tôi
ấm ức, cả hai lần đều không phải do lỗi ở tôi kia mà! Mông Tốn cũng chỉ muốn
đóng kịch, chỉ là không may đối tượng lại là tôi mà thôi.

Sắc
mặt Rajiva rất khó coi, chợt nhớ tới màn thân mật mà Mông Tốn cố ý diễn khi
nãy, tôi bỗng chột dạ:

-
Rajiva... sự việc không phải như chàng thấy đâu. Em và người đó hoàn toàn không
có...

-
Ngải Tình!

Chàng
nhẹ nhàng ngắt lời tôi.

-
Nàng là vợ ta, sao ta có thể nghi ngờ nàng được! Trong lòng không khỏi lo lắng,
tôi làu bàu:

-
Nhưng sao chàng vẫn khó đăm đăm như vậy?...

Rajiva
khó nhọc ngồi xuống, vẻ mặt mỏi mệt, đưa tay với ấm trà:

-
Ngải Tình, Lữ Quang không chịu mở kho phát lương thực.

Thì
ra là vì chuyện này. Tôi thở phào, rót trà cho chàng:

-
Vì sao? Lẽ nào ông ta không hiểu rằng, người dân đói khát cùng cực sẽ gây loạn
ư? Nếu chuyện đó xảy ra thì có lợi gì cho ông ta?

-
Ông ta hiểu chứ.

Chàng
thở dài nặng nề, hai hàng lông mày xô lại, giọng buồn bã:

-
Thái thú Tửu Tuyền là Tống Hạo, Thái thú Nam Đô là Sách Phán, Thái thú
Tây Bình là Khang Ninh và còn cả kẻ từng trốn chạy trước đây là Vương Mục, đều
đã dấy binh làm phản. Lữ Quang xưng vương chưa đầy hai tháng mà quân phản loạn
đã nổi dậy khắp nơi, ông ta muốn trữ lương thực dành cho đánh trận. Bộ lạc Thốc
Phát, người Tiên Tì ở Hà Tây, bộ lạc Thư Cừ, người Hung Nô ở Lô Thủy dẫn theo
mấy vạn bộ tộc đến xin hàng Lữ Quang, một trong những điều kiện mà
họ đưa ra là lương thực. Lữ Quang đã đồng ý cấp lương thực để vỗ về họ. Trong
mắt ông ta, nạn dân không đáng để quan tâm. Vẻ mặt chàng nhuốm màu u ám, khuôn
ngực căng đầy nỗi bi phẫn.Với tính khí của chàng, chắc rằng trong buổi chầu hôm
nay, đã lại căng thẳng với Lữ Quang. Tôi vừa nhẹ nhàng mát-xa huyệt
thái dương cho chàng, vừa rủ rỉ:

-
Lữ Quang không chịu cấp lương thực thì chúng ta sẽ tự giải quyết vậy. Tạm thời
hãy sử dụng tiền bạc mà chúng ta có để cứu trợ cho nạn dân, sau đó sẽ nghĩ cách
thuyết phục các hộ giàu có trong thành quyên góp ủng hộ.

Chàng
gật đầu, quay lại nhìn tôi:

-
Ngày mai ta sẽ gắng thuyết phục văn võ bá quan trong triều.

Chàng
nắm tay tôi, ánh mắt rạng rỡ:

-
Ngải Tình, đừng để bất cứ nạn dân nào phải chết đói.

Tôi
sững sờ, điều này là không thể. Nhưng mà...

Tôi
gắng gượng ngẩng đầu, trong lòng như có một tảng đá đè lên.

Sau
khi dọn dẹp tinh tươm, ngôi miếu hoang trở thành điểm cứu đói lâm thời
của tôi. Hàng ngày, Hô Diên Bình và Đoàn Sính Đình đều đến giúp tôi một tay. Hô
Diên Bình lo tổ chức đám thanh niên để đảm bảo nạn dân duy trì trật tự. Anh ta
từng làm quan, nên chỉ đạo đâu ra đấy. Mộ Dung Siêu ngày ngày bám rịt lấy tôi,
giúp tôi chia thực phẩm cho đám đông nạn dân. Lúc rảnh rỗi, chú nhóc đòi tôi
cho chơi trò oẳn tù tì hoặc kể chuyện Lưu Bang và Hạng Vũ. Bài hát “Ngủ ngoan,
bé yêu” lại được dịp phát huy tác dụng.

Tôi
thấy mình rất có duyên với trẻ con, có lẽ vì tôi không bao giờ áp đặt hoặc ra
uy với chúng, tôi lại biết nhiều trò chơi mà chúng yêu thích. Tuy mới ba
tuổi, nhưng vì phải trải qua quá nhiều khổ nạn dọc đường lưu lạc, biểu cảm trên
gương mặt của cậu nhóc nom già dặn hơn con trai Cầu Tư của Pusyseda rất nhiều.
Nhưng dù sao nó vẫn chỉ là một đứa trẻ, ham chơi, ham vui. Hô Diên Tĩnh hơn Mộ
Dung Siêu khoảng năm tuổi, nhưng giống như tên gọi của mình, cô bé lúc nào cũng
bẽn lẽn, trầm tính, ngày ngày lẳng lặng đứng nhìn tôi và Mộ Dung Siêu chơi đùa
cùng nhau, rất ít khi tham gia.

Thời
gian đầu, mỗi ngày chúng tôi phát thực phẩm một lần, mỗi nạn dân được nhận một
bánh bao. Mấy ngày sau, tôi mới nhận thấy cần phải tiết kiệm, không thể tiếp
tục tiêu tiền như nước, tôi quyết địnhh mua gạo kê và cao lương về nấu. Đoàn
Sính Đình cùng một vài chị em bắc bếp trong miếu hoang nấu cháo kê, cháo cao
lương, bỏ thêm ít rau và muối trắng vào làm gia vị. Tuy không ngon
miệng nhưng có thể no bụng. Mục tiêu của tôi là không để ai phải
chết đói.

Nhưng
tôi lo lắng không biết chúng tôi phải dùng tiền của mình để chống đỡ đến khi
nào. Mùa đông đang đến gần, dân chạy nạn ngày một đông, tính sơ sơ cũng phải
hàng vạn người. Cũng may Rajiva đã thuyết phục được một số quan chức quyên góp
ủng hộ, tuy không được nhiều, nhưng cũng giúp cầm cự được một thời gian. Có
điều, đến nay vẫn chưa có một “Mạnh Thường Quân” tiền của dồi dào nào chịu đứng
ra chống đỡ. Tôi nghĩ tới một người. Sau khi bàn bạc với Rajiva, tôi đã xuất
hiện trước cổng dinh cơ bề thế nhất thành Guzang.

Trên
tường nhà treo những bức tranh thuỷ mặc vẽ cảnh sơn thuỷ hữu tình,
một tấm bình phong độc đáo, bàn ghế chạm khắc tinh xảo, phòng khách được sắp
đặt và trưng bày rất mực tinh tế, trang nhã, quả không hổ danh là gia đình phú
hộ số một ở Lương Chân. Điều khiến tôi chú ý chính là bộ bàn ghế của gia đình
này. Nếp sống của con người thời đại này cũng giống thời Hán, thường ngồi xếp
bằng trên chiếu. Nhưng Lương Châu nằm ở mạn Tây Bắc của Trung Nguyên, chịu ảnh
hưởng của văn hoá Tây vực, nên nơi đây bắt đầu lưu hành các đồ dùng có chân cao
như bàn, ghế tựa, ghế băng.

Tôi
đang mải quan sát bằng con mắt nhà nghề thì một người đàn ông trung niên dáng
vẻ nho nhã bước vào, ánh mắt sắc bén quét qua tôi, lịch thiệp cúi chào:

-
Tại hạ chính là Lý Cảo, phu nhân đây hẳn là vợ của đại pháp sư lừng danh Tây
vực – Kumarajiva? Không biết phu nhân tìm ta có việc gì?

Giọng
nói thâm trầm, trang phục kiểu cách, bộ ria tỉa tót khá cầu kỳ. Gương mặt sáng
sủa, chính trực, cử chỉ lời nói nho nhã, lịch duyệt. Người đàn ông này
cũng đang ở độ tuổi của Rajiava, cơ thể săn chắc vạm vỡ, có thể thấy, anh ta
rất chăm chỉ tập luyện võ nghệ.

-
Thiếp tôi không mời mà đến, xin Lý công tử thứ lỗi.

Tôi
cúi người chào hỏi, sau đó đi thẳng vào vấn đề:

-
Thiếp tôi đến đây để thương lượng với Lý công tử về việc cứu trợ nạn dân.

Anh
ta không trả lời ngay, mà mời tôi ngồi, rồi sai người hầu rót trà. Anh ta từ
tốn nhấp một ngụm trà, rồi mới quay sang tôi, nói:

-
Nhiều ngày qua, pháp sư và phu nhân đã dốc toàn bộ của cải, tài sản, bỏ công
lập ra điểm phát chẩn cứu đói, công đức của pháp sư lan truyền khắp nơi trong
thành Guzang, tại hạ biết tiếng đã lâu, trong lòng muôn phần cảm phục. Tại hạ
tài hèn sức mọn, nhưng cũng muốn tận tâm tận lực cứu giúp bà con nạn dân. Có
điều, chỉ với một mình sức lực của tại hạ sẽ chỉ như muối bỏ bể. Vả lại, vua
Lương đang lo dẹp quân phản loạn, chẳng màng chuyện cứu đói cho dân, dù tại hạ
có ra sức cống hiến, cũng chẳng ai biết đến mà tán thưởng...

Anh
ta ngừng lại, nhấp thêm một ngụm trà, vậy là tôi đã hiểu. Đối với anh ta, việc
cứu đói này chẳng qua chỉ là một cách bỏ vốn để kinh doanh lợi ích chính trị,
anh ta là một thương gia kiêm chính trị gia điển hình, luôn đặt tiền vốn và lợi
nhuận lên bàn cân để đong đo, tính toán. Tôi mỉm cười, chậm rãi nói:

-
Nếu thiếp tôi nhớ không nhầm, thì Lý công tử chính là hậu thế của Phi tướng quân
Lý Quảng đời Hán, người mà dân Hung Nô chỉ nghe tiếng đã kinh hồn bạt
vía? Tôi biết anh ta không chỉ có vị tổ tiên lừng danh thiên cổ - Lý Quảng. Ông
nội của anh ta từng là tướng quân, là hầu tước của Trương Quỹ, nhà Tiền Lương.
Cha anh ta cũng rất nổi tiếng, tiếc là mất sớm, Lý Cảo mồ côi cha từ khi còn
trong bụng mẹ. Nhưng cũng không thể so sánh với hậu thế của anh ta. Bởi vì hậu
thế nhà họ Lý, mấy trăm năm sau đã gây dựng nên một triều đại huy hoàng nhất
trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc – nhà Đại Đường[1].
Nhắc đến tổ tiên, Lý Cảo không ngăn nổi nụ cười tự hào:

[1]
Vua Lý Uyên, người lập ra triều đại nhà Đường vốn tự xưng là cháu đích tôn đời
thứ 7 của Lý Cảo. Tuy nhiên giới học thuật đến nay vẫn chưa khẳng định được
điều này.

-
Tại hạ chính là cháu đích tôn đời thứ mười sáu của Phi tướng quân Lý Quảng. Vào
đầu đời Hán, tổ tiên ta nhận lệnh đi chinh phạt người Khương ở Lũng
Tây, không may tử trận. Con cháu cùng nhau kéo về Lũng Tây chịu tang và an táng
người tại Lũng Tây. Sau đó, cả gia đình đã di cư đến đây, tính đến nay đã được
hơn bốn trăm năm.

Tôi
gật đầu, tiếp lời:

-
Tướng quân Lý Quảng chinh chiến cả đời nhưng không thoả nguyện, vì ngài
không được phong hầu. Sau cuộc bại trận năm sáu mươi, vì không muốn phải chịu
nỗi nhục xét xử, ngài đã tự vẫn, thật xót xa. Có điều...

Tôi
ngừng lại, anh ta trở nên hiếu kỳ, hai tay chắp lại: - Tại hạ xin được rửa tai
lắng nghe ý kiến của phu nhân.

-
Thiếp tôi nói lời thẳng thắn, có phần mạo phạm, xin công tử bỏ quá cho!

Tôi
khẽ cúi người.

Xét
thấy anh ta không có phản ứng gì gay gắt, tôi liền tiếp tục:

-
Tướng quân Lý Quảng yêu lính như con, luôn gương mẫu đi đầu trong
mọi trận đánh, khiến binh sĩ tâm phục mà xả thân vì ngài, uy danh của ngài lẫy
lừng trong quân đội. Tiếc thay, ngài quá ư tự mãn, không giỏi mưu lược, tuy
ngài là bậc anh hùng, dũng mãnh, nhưng không phải là một vị chỉ huy tài ba.
Ngài lại có khuyết điểm là lòng dạ hẹp hòi, thường lấy việc công trả thù riêng,
ngài lại là người liều lĩnh, ưa mạo hiểm.tính cách ấy tuy có thể giúp ngài
lập nên kỳ công, nhưng cũng dễ khiến ngài thảm bại. Và điều đáng trách
nhất ở ngài là sự cố chấp, không tuân theo mệnh lệnh, nên không được lòng
thượng cấp, đặc biệt ngài bị đại tướng quân Vệ Thanh và Hán Vũ Đế ghét bỏ. Lý
Quảng không được phong hầu phần vì số phận trêu ngươi, nhưng phần cũng do những
sai lầm của bản thân ngài.

Tôi
vừa nói vừa quan sát. Anh ta chứng như không nhẫn nhịn nổi, mặt mày sa sầm,
định lên tiếng, nhưng lại thôi. Nhấp thêm một ngụm trà, chỉ một lát, vẻ mặt anh
ta đã trở lại trạng thái bình thường, khẽ gật đầu:

-
Phu nhân phân tích rất sâu sắc, tại hạ đã được mở mang rất nhiều! Tôi thầm thán
phục con người này, anh ta quả nhiên là người làm nên nghiệp lớn, trầm tĩnh,
sâu xa khó đoán, nhưng cũng rất thức thời, ứng xử đúng mực, khôn khéo. Sử sách
mô tả anh ta là một người văn võ song toàn, kết giao rộng rãi với những người
nổi tiếng, tính tình hiền hoà, sâu sắc. Khi Lý Cảo còn rất trẻ, nhiều người
khẳng định, ngày sau anh ta sẽ thành tài. Trong giai đoạn mà nhà Tiền Tần vẫn
còn sự thống trị của Lữ Quang, Lý Cảo buộc phải ngậm ngùi chôn vùi tuổi thanh
xuân trong suốt nhiều năm tháng bất đắc dĩ, đối với anh ta, sự chịu đựng đó hẳn
rất đau khổ.

-
Lý công tử không vì những lời ngoa ngôn của thiếp tôi mà nổi trận lôi đình,
công tử quả là người đại lượng, chả trách danh tiếng của công tử nổi như cồn,
chỉ tiếc là...

Tôi
liếc nhìn anh ta. Tôi không thể hù doạ một người có tham vọng và thận trọng như
anh ta bằng những quẻ bói giống như với Đoàn Nghiệp. Nếu muốn anh ta tình
nguyện rút tiền cứu trợ nạn dân, tôi phải phân tích thiệt hơn, phải thuyết phục
anh ta bằng lí lẽ về hướng phát triển của lịch sử và tâm nguyện của người dân.

-
Chỉ tiếc điều gì vậy?

Anh
ta nhướng mày, giọng nói vẫn giữ nguyên độ trầm tĩnh. Tôi mỉm cười, dõng dạc:

-
Cuộc đời bi kịch của tướng quân Lý Quảng không khỏi khiến người ta ngậm ngùi
tiếc nuối, nhưng Lý công tử hoàn toàn có thể rút kinh nghiệm từ bài học của
người đi trước để chuẩn bị cho tương lai của mình. Công tử là người sáng suốt,
giàu tham vọng lại giỏi mưu lược, nếu nhà Tiền Lương của họ Trương vẫn tồn tại,
với xuất thân danh gia vọng tộc, chắc chắn công tử sẽ được phong hầu phong tước
giống các bậc tiên tổ. Tiếc thay, họ Lữ kia thừa cơ nhà Tần đại loạn, chiếm lấy
Lương Châu. Nhà họ Lý lại chưa từng có công lao gì với họ Lữ, nên cha con Lữ
Quang đương nhiên không xếp họ Lý vào hàng tâm phúc. Văn ôn võ luyện, mong
thành tài để được giúp sức cho bậc đế vương, đó vốn là khát vọng của các
đấng nam nhi. Có điều...

Tôi
cố ý ngừng lại, thong thả thưởng trà. Đến lúc này thì Lý Cảo dường như đã hết
kiên nhẫn, đổ người về phía trước, giọng thành khẩn:

-
Xin phu nhân chỉ giáo!

Tôi
nhìn thẳng vào mắt anh ta, hạ thấp giọng:

-
Có điều, nếu bậc đế vương ấy tài hèn đức mọn, sớm muộn cũng sẽ làm mất lòng
dân. Lữ Quang là kẻ đa nghi, bạo ngược, đám con cháu của ông ta lại càng ngỗ
nghịch, hung hãn. Nếu công tử nuôi hy vọng một ngày kia họ Lữ sẽ thu dụng nhân
tài, thì e là công tử sẽ phải thất vọng. Công tử đã gần bốn mươi tuổi, tuy sở
hữu khối tài sản khổng lồ, nhưng lại không biết tận dụng thời kỳ loạn lạc này
mà gây dựng cơ nghiệp, công tử không thấy đáng tiếc hay sao?

Ánh
mắt anh ta lộ vẻ kinh ngạc, nhìn tôi trân trân, nhưng sắc mặt vẫn không hề biến
đổi. Tôi khẽ sáp lại gần anh ta, hạ thấp giọng hơn nữa:

-
Công tử cứu trợ nạn dân, cần chi tính toán chuyện có được tiếng tốt, lọt vào
mắt xanh của ai đó không. Quyên góp làm từ thiện chẳng phải là một cách thu
phục lòng dân, đặng phục vụ cho việc gây dựng nghiệp lớn sau này đó sao?

Mười
năm sau, Lý Cảo hưởng ứng cuộc nổi dậy chống lại Lữ Quang của Đoàn Nghiệp và
Thư Cừ Mông Tốn, với mục đích tìm kiếm cơ hội. Anh ta được Đoàn Nghiệp phong tước Thái thú Đôn Hoàng. Nhưng Đoàn Nghiệp tài mỏng, không khống
chế nổi Lý Cảo, để cho thế lực của họ Lý ở Đôn Hoàng ngày càng lớn mạnh. Và rồi
vào năm 400 sau Công nguyên, Lý Cảo tự lập mình làm Lương công, sử gọi là nhà
Tây Lương, một trong mười sáu nước thời Thập lục quốc. Khi ấy Lý Cảo đã năm
mươi tuổi.

Anh
ta đứng phắt dậy, nhìn tôi trừng trừng, khuôn ngực phập phồng. Tôi nâng
tách trà lên, nhấp một ngụm, điềm tĩnh đón lấy ánh mắt khó đoán của anh ta:

-
Đây chỉ là nội dung câu chuyện phiếm của pháp sư và tôi, có chỗ nào không phải,
xin công tử bỏ quá cho!


Cảo nhìn tôi hồi lâu, trịnh trọng thi lễ:

-
Chả trách phu nhân có thể bỏ ngoài tai những định kiến của người đời, kết duyên
cùng vị cao tăng. Trí tuệ và sự hiểu biết của pháp sư thật sâu sắc. Nơi này tai
vách mạch rừng, nếu phu nhân tin tưởng tại hạ, xin mời theo tại hạ vào nhà
trong bàn chuyện.

Tôi
hân hoan rời khỏi phủ họ Lý, đi thẳng tới điểm xuất phát cháo cứu đói. Nạn dân
phần lớn đến từ Đôn Hoàng. Tửu Tuyền, chính là vùng đất mà ngày sau Lý
Cảo cát cứ, xưng vương. Cha con Lữ Quang là những kẻ vô đạo, không
có bất cứ động thái nào cứu trợ nạn dân, sớm muộn cũng sẽ mất đi sự tín nhiệm
của nhân dân. Lúc này dốc sức làm việc thiện sẽ là một dịp tốt để mua chuộc
lòng dân, chuẩn bị cho cuộc phản loạn ngày sau. Lý Cảo hiểu rõ điều này, nên
tôi chỉ nói vài câu, anh ta đã gật đầu đồng ý cấp lương thực cứu trợ. Sau khi
bàn bạc các công việc cụ thể liên quan đến việc phát chẩn, anh ta đã yên tâm
giao phó toàn quyền cho tôi.

Đang
bước đi hoan hỉ, bỗng tôi nghe thấy tiếng gọi từ phía sau:

-
Công chúa!

Kể
từ lúc đến Guzang, trừ những người cùng đi với chúng tôi, không ai gọi tôi là
công chúa. Quay đầu lại, tôi nhận ra Đỗ Tấn trong bộ áo giáp sắt, cùng một toán
tuỳ tùng đang rảo bước về phía mình. Có vẻ như ông ta lại chuẩn bị xuất chinh.

-
Tôi đang đi tìm công chúa, không ngờ gặp được ở đây. Tôi mời công chúa một tách
trà được không?

Đỗ
Tấn lịch sự cúi chào tôi, bộ giáp sắt hắt lên những tia sáng lạnh sắc.

Chúng
tôi cùng bước vào một quán trà. Đang thời kỳ thiên tai, nên khách khứa vắng vẻ,
chúng tôi chọn một buồng dành cho thượng khách và ngồi xuống chiếc bàn kê cạnh
cửa sổ. Bộ râu quai nón rậm rạp trên gương mặt thân thiện, giọng nói của Đỗ Tấn
rất mực chân thành: - Được biết pháp sư và công chúa dốc toàn bộ tài sản cứu
trợ thiên tai, tôi vô cùng khâm phục và lấy làm hổ thẹn.

Tôi
khiêm tốn đáp lời, trong lòng không khỏi băn khoăn, vì sao Đỗ Tấn lại muốn gặp
riêng tôi. Ông ta tươi cười đôn hậu, lấy ra một túi nhỏ đặt vào tay tôi:

-
Đây là chút lòng thành của tôi, mong rằng có thể giúp được pháp sư.

Tôi
nhanh nhẹn cảm tạ và đón lấy túi ngân lượng nặng trình trịch.

-
Còn đây là chìa khoá căn nhà mà tôi mua được ở khu phía Tây thành Guzang. Tuy
không rộng lắm, nhưng đồ đạc trong nhà đầy đủ cả.

Ông
ta rút ra một chùm chìa khoá, đặt trước mặt tôi.

-
Tôi chuẩn bị lên đường chiến đấu, không biết ngày nào trở về. Nếu pháp sư và
công chúa không chê, tôi xin giao căn nhà cho hai vị quản lý giùm.

Tôi
lấy làm khó hiểu, Lữ Quang buộc chúng tôi phải sống trong cung kia mà, vì
sao ông ta lại tặng căn hộ cho chúng tôi?

Như
thể đọc thấy những băn khoăn trong mắt tôi, Đỗ Tấn thở dài:

-
Trong buổi chầu hôm nay, nhà vua ban lệnh phân phối lương thực cho trận đánh
dẹp quân phản loạn lần này, viên quan phụ trách kho lương báo cáo rằng, trong
kho vẫn còn một lượng lương thực dư thừa. Pháp sư nghe vậy đã yêu cầu nhà vua
phát chẩn cứu trợ thiên tai. Nhưng nhà vua không chịu, nên hai người đã xảy ra
tranh chấp kịch liệt. Trong lúc tức giận, nhà vua đã đuổi pháp sư ra khỏi cung.

Tôi
hoảng hốt:

-
Pháp sư có sao không? Ngài bây giờ ở đâu?

-
Nhà vua nổi trận lôi đình, nhưng sau khi nghe lời khuyên giải của bá quan văn
võ, ngài chỉ ra lệnh cho pháp sư dọn ra khỏi cung, từ nay không được can dự
việc triều chính nữa. Có lẽ lúc này pháp sư đã quay về nơi ở để thu dọn đồ đạc.

Tôi
thở phào, nhìn chùm chìa khoá đặt trên bàn, do dự.

Đỗ
Tấn chắp tay cung kính, giọng nói thành khẩn:

-
Đỗ Tấn được pháp sư và phu nhân giúp đỡ nhiều lần, từ lâu đã muốn được báo đáp.
Nhưng nếu giao chìa khóa trực tiếp cho pháp sư, với tính cách của ngài, e là
ngài không chịu nhận, nên tôi đành đến tìm công chúa.

Ông
ta đẩy chùm chìa khoá về gần phía tôi hơn nữa, chòm râu rung rung:

-
Phật pháp ở Guzang không mấy phát triển, trong thành chỉ có vài ngôi miếu nhỏ.
Với thân phận cao quý như pháp sư, không thể sống ở những nơi như vậy. Tiền bạc
của hai vị, xin hãy dành để cứu trợ cho nạn dân. Ngẫm nghĩ một lát, tôi nhận
lấy chùm chìa khoá, không quên bày tỏ lòng biết ơn. Đỗ Tấn nói đúng, với tính
cách cao ngạo của mình, Rajiva sẽ không chịu nhận món quà này. Nhưng chúng tôi
phải dành tiền để làm việc quan trọng khác, không thể bỏ ra một khoản lớn để
mua nhà được.

Hôm
đó, sau khi gặp Đỗ Tấn, tôi đến thẳng điểm phát chẩn, giao việc cho Hô Diên
Bình và Đoàn Sính Đình, đồng thời thông báo với họ tôi đã tìm được nguồn tài
trợ dồi dào, ngày mai sẽ có nhiều lương thực cho nạn dân. Sau đó tôi vội vã trở
về.

Rajiva
đang thu dọn hành lý, y phục đã được trút từ tủ quần áo xuống và bày la liệt
trên giường. Chàng chau mày căng thẳng, chắc là đang suy nghĩ điều gì lung lắm.
Những bộ áo quần đã gấp một lần, lại tháo tung ra, cứ thế hồi lâu mà vẫn không
món nào ra món nào. Tôi bước tới, đỡ việc thay chàng. Chàng không quen làm việc
nhà, để chàng đụng vào, chỉ càng thêm rối.

Tôi
kể qua loa với chàng về căn nhà mà Đỗ Tấn giao cho chúng tôi, và rằng, chỉ cần
mang theo đồ dùng thiết yếu là chúng tôi có thể dọn đến đó ở được. Tôi vừa thu
dọn, vừa động viên chàng, rời khỏi hoàng cung cũng là một chuyện đáng mừng. Lữ
Quang đang phải lo đối phó với quân phản loạn, không có thời giờ để mắt đến
chàng nữa, chàng có thể tự do làm những việc chàng thích.

Chờ
khi tôi đã sắp xếp mọi thứ ổn thoả, tâm trạng chàng cũng đã khá hơn, sắc mặt
tươi tắn hơn nhiều. Chúng tôi ra khỏi cung, ngồi lên chiếc ngựa mà Đỗ Tấn chuẩn
bị sẵn, lên đường đến nhà mới của chúng tôi.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui