Đừng Nói Chuyện Với Cô Ấy

Bọn họ kéo nữ sinh đó ra hẳn bên ngoài, cứ thế lôi một mạch tới bãi đất
hoang ở phía sau trường, sau đó lột sạch quần áo của nữ sinh đó ra. Tuy
thầy giáo và các nam sinh đã liều mạng lao tới ngăn cản, nhưng chúng tôi đều quá yếu ớt, nữ sinh đó rốt cuộc vẫn không tránh khỏi vận mệnh bị
hiếp dâm tập thể.

Trái tim tôi trở nên nặng trĩu, đầu óc bất giác quay cuồng.

Thầy lại nói tiếp: “Nhưng, hai đoạn ký ức mà cậu nói đều hết sức bình
thường, không có dấu hiệu gì của sự giải tỏa áp lực, cho nên sự xuất
hiện của tình trạng hoang tưởng rõ ràng là không có lý do gì cả. Hơn
nữa, hoang tưởng thông thường sẽ khiến cho người ta tâm trạng thất
thường hoặc là tư duy hỗn loạn, nhưng tâm trạng của cậu vẫn rất ổn định, hơn nữa còn có sự tự nhận thức rõ ràng, thậm chí có thể nhận ra là mình có vấn đề. Đây tuyệt đối không phải là những triệu chứng phát bệnh
thông thường của chứng tâm thần phân liệt.” Thầy dừng lại một chút,
giọng nói trở nên khá nặng nề. “Tôi nhớ là lần trước cậu có nói bệnh
nhân mà cậu chuẩn bị phỏng vấn là một chuyên gia tâm lý học, đúng vậy
không?”

”Dạ đúng.” Tôi nói. “Cô ta không những có khả năng phân
tích tâm lý nhạy bén, còn từng có một trải nghiệm tâm lý vô cùng đặc
biệt, thế nên có thể dễ dàng tác động tới tâm trạng, thậm chí là tư duy
của người khác. Tóm lại, cô ta rất không đơn giản...”

”Thế
nên...” Thầy cắt ngang lời tôi. “Tôi có một suy đoán thế này, cậu xuất
hiện tình trạng hoang tưởng như vậy phải chăng là do sự ám thị và dẫn
dắt của cô ta?”

Tôi lập tức ngây người ra đó.

Hồi mới tiến
hành phỏng vấn, lão Ngô liên tục nhấn mạnh với tôi về sự nguy hiểm của
Diệp Thu Vi, hơn nữa lần gặp mặt nào cũng đều có sự hạn chế về thời
gian. Thang Kiệt Siêu, nhân viên bảo vệ và các bệnh nhân khác ở khu bốn
hiển nhiên cũng đều mang lòng sợ hãi trước Diệp Thu Vi. Nhưng trong quá
trình trò chuyện thực tế tôi lại không cảm thấy Diệp Thu Vi có gì đáng
sợ, thậm chí còn nảy sinh một thứ tình cảm mơ hồ với cô ta nữa. Tỉ mỉ
ngẫm lại, chuyện này quả thực có chút đáng ngờ... Tại sao trong mắt mọi
người Diệp Thu Vi chẳng khác nào ác quỷ, còn tôi lại thấy cô ta hoàn
toàn vô hại? Hoặc cũng có thể nói, tại sao tôi lại không cảm nhận được
ác ý của cô ta? Là bởi không có ác ý với tôi hay là bởi vì cô ta đã ẩn
giấu quá sâu?

Chẳng lẽ trong tám ngày vừa qua, cô ta vẫn luôn
tiến hành ám thị tôi bằng một phương thức nào đó, mục đích chính là
khiến tôi bị tâm thần phân liệt? Cô ta rốt cuộc đã dùng cách gì? Tại sao tôi lại chẳng phát giác ra được chút dấu hiệu khả nghi nào như thế? Hơn nữa, cô ta làm vậy rốt cuộc là để làm gì?

Tôi lại một lần nữa cảm
thấy đầu đau nhói, bèn vội đưa tay ôm đầu, hét lớn một tiếng, nghiêng
người đổ gục xuống xô pha. Bà xã nghe thấy tiếng động liền vội vàng chạy tới, căng thẳng ôm chặt lấy tôi, lớn tiếng gọi tên tôi. Dưới sự dìu đỡ
của cô ấy, tôi gắng gượng ngồi dậy, liên tục thở dốc mấy hơi, bàn tay vô thức lần mò trên xô pha. Bà xã nhìn thấy thế thì liền hiểu ngay ý tôi,
vội nhặt chiếc điện thoại rơi dưới đất lên đưa cho tôi.

Từ trong điện thoại vang ra giọng nói lo lắng của thầy Chủ nhiệm khoa: “Nhất Tân? Nhất Tân? Cậu còn ở đó không?”

”Thầy Trần.” Tôi vội vàng trả lời. “Xin lỗi thầy, vừa rồi em có hơi khó chịu, chẳng may làm rơi điện thoại xuống đất.”

”Ừm.” Thầy nói. “Nếu đã khó chịu thì tạm thời đừng suy nghĩ nữa, ngày mai hãy đi tìm một bác sĩ tâm lý mà khám thử xem sao.” Nói tới đây, thầy đột
nhiên tỏ vẻ khó hiểu, hỏi: “Cậu phải tiếp xúc với một bệnh nhân tâm thần đặc biệt như vậy trong suốt một thời gian dài, lẽ nào bệnh viện không
có sự sắp xếp hay bảo vệ nào dành riêng cho cậu hay sao?”

“Dạ, có chứ.” Tôi nói: “Mỗi lần em đi gặp cô ta đều có sự hạn chế về thời gian, hơn nữa mới hồi sáng hôm nay vừa phải trải qua một cuộc đánh giá tâm
lý, trong quá trình này em đã phải trả lời những câu hỏi chi tiết, tỉ
mỉ, còn được đo các chỉ tiêu sinh lý như huyết áp, nhịp tim, cuối cùng
được xác định là không có vấn đề gì cả.”

”Lạ thật.” Thầy suy nghĩ một lúc rồi nói: “Tuy tình trạng hoang tưởng của cậu có hơi đặc biệt, nhưng cơ sở của nó dù sao cũng là sự khác thường ở tâm lý, ắt không thế nào
náu mình trước một cuộc đánh giá tâm lý chuyên nghiệp. Ngay cả huyết áp
và nhịp tim cũng đã đo rồi, bọn họ không lý nào lại không phát hiện ra
chuyện này.”

Lúc ấy, tôi đột nhiên nhớ tới nụ cười sâu sắc mang đầy ý vị của lão Ngô.

Tôi đi gặp Diệp Thu Vi hoàn toàn là do lão Ngô đề nghị, tập tài liệu có sự
ngụy tạo về cái chết của Lưu Hướng Đông cũng là do lão Ngô bảo Thang
Kiệt Siêu đưa cho tôi. Nếu tình trạng hoang tưởng của tôi là do Diệp Thu Vi gây ra, vậy thì chuyện này e rằng không tránh khỏi mối liên quan với lão Ngô.

Nghĩ tới điều này, sống lưng tôi bất giác nổi lên từng cơn buốt lạnh.

”Thầy Trần.” Tôi ngẩn ngơ nói: “Có thể em đã bị người ta gài bẫy rồi.”

”Gài bẫy? Là ý gì vậy?”

“ Thầy Trần.” Tôi cố giữ bình tĩnh cất tiếng hỏi: “Nếu dạng hoang tưởng
của em phát sinh là do sự ám thị của người khác, cũng tức là do nguyên
nhân tâm lý gây ra, vậy thì liệu có cách nào khiến nó tự động biến mất
không? Em bây giờ nên làm thế nào?”

”Nhất Tân.” Thầy nhanh chóng
nghe ra ẩn ý trong lời nói của tôi. “Cậu rốt cuộc bị sao vậy? Nếu thực
sự không ổn, cậu hãy tìm dịp nào đó về trường một chuyến đi. Chỉ cần
trung khu thần kinh của cậu không có vấn đề gì, tôi có thể dùng liệu
pháp thôi miên để giúp cậu tra rõ nguyên nhân tâm lý gây ra chứng hoang
tưởng hiện giờ của cậu. Tình trạng của cậu khá đặc biệt, đến chỗ tôi hẳn sẽ hữu ích hơn là đi tìm những bác sĩ tâm lý thông thường.”

Đối
với tôi mà nói, những lời này thực chẳng khác nào cọng rơm cứu mạng.“Ngay sáng sớm ngày mai em sẽ xuất phát. Thầy Trần, thầy nhất định phải
giúp em đấy!”

”Ừm.” Thầy nói bằng giọng hết sức kiên định: “Cậu
cứ yên tâm, hồi cậu còn đi học chúng ta từng trao đổi với nhau không ít
lần mà, tôi có thể nói là khá hiểu về cậu. Tuy không rõ những năm nay
cậu đã phải trải qua những chuyện gì, nhưng vấn đề của cậu chắc hẳn
không khó giải quyết đâu.”

Tôi thở phào một hơi, sau đó lại hỏi tiếp: “Vậy bây giờ em nên làm thế nào? Em cảm thấy hôm nay tinh thần của mình rất tệ, liệu buổi tối có xảy ra chuyện gì không? Có khi nào tình trạng
của em sẽ thực sự phát triển thành tâm thần phân liệt...”

Chỉ là vấn đề tâm lý mà thôi. Nếu cậu thực sự không kiềm chế được sự lo lắng,
vậy thì hãy thử dùng cách lấy độc trị độc xem sao, tức là đừng có né
tránh, hãy để đầu óc thoải mái nghĩ về những chuyện có liên quan tới
tình trạng hoang tưởng. Khi phải đối mặt với sự tự kỷ ám thị tiêu cực,
đây có thể coi là một biện pháp hay để giải tỏa bớt áp lực cho bản
thân.”

Tôi nắm lấy bàn tay bà xã, tâm trạng vốn đang căng thẳng rốt cuộc đã dần dần buông lỏng.

Hôm đó là thứ Ba, bà xã hy vọng tôi có thể chờ đến cuối tuần, sau đó đưa cô ấy và con cùng đi gặp thầy Chủ nhiệm khoa, nhưng tôi thực sự không muốn chờ đợi thêm một ngày nào cả. Thấy không cự lại được tôi, bà xã chỉ
đành giúp tôi đặt vé máy bay chuyển sáng ngày hôm sau. Tối đó, chúng tôi nằm trên giường, cùng nhớ lại những tình cảnh ngọt ngào trong quá trình từ khi quen nhau tới nay, cùng hồi tưởng lại cả quãng thời gian khó
khăn mười năm trước. Chúng tôi trò chuyện rất lâu, dần dần đều mở rộng
lòng mình, cuối cùng ôm nhau mà khóc. Trong ký ức, tôi hình như đã lâu
lắm rồi không khóc, nước mắt mang tới cho tôi cảm giác vô cùng thoải
mái. Tâm trạng thoải mái khiến tôi thấy toàn thân đều buông lỏng, chẳng
bao lâu sau đã chìm vào giấc ngủ say.

Đêm đó, tôi nằm mơ một giấc mơ rất lạ.

Giấc mơ đó chân thực vô cùng: Tôi nửa đêm tỉnh giấc, bà xã vẫn nằm ngủ say
bên cạnh tôi. Tôi lặng lẽ xuống giường, đi ra ngoài phòng khách ngồi
xuống xô pha, lại cầm điện thoại lên mở ti vi - trong giấc mơ, điện
thoại không ngờ có tác dụng như một chiếc điều khiển từ xa - ấy vậy tôi
chẳng hề thấy lạ chút nào. Ngoài ra, trong giấc mơ này của tôi, chiếc ti vi màn hình tinh thể lỏng 50 inches treo ở phòng khách cũng đã biến
thành chiếc ti vi màu 18 inches kiểu cũ từng bầu bạn với tôi hồi tôi còn học trung học.

Các tiết mục trên ti vi đều vô cùng hỗn loạn, tôi
chọn đại lấy một kênh, sau đó để điện thoại xuống bàn trà. Trong khoảnh
khắc hơi cúi người về phía trước, tôi bỗng phát hiện ở phía trước bên
phải mình có một người đang nằm trên xô pha, đó là một cô gái áo quần
xộc xệch tơi tả, chiếc áo phông trên người đã bị xé rách bươm, mái tóc
dài thì rối bù. Cô ta ôm mặt khóc nức nở, trên hai cánh tay có vô số
những vết sẹo dày đặc, hình như là do bị dao cắt mà ra.

Tuy tình
trạng của cô ta rất tệ, thậm chí còn không thể nhìn rõ mặt, vậy nhưng
tôi vẫn nảy sinh ham muốn tình dục vô cùng mãnh liệt đối với cô ta. Tôi
đưa tay về phía cô ta, cô ta đột nhiên gào lên một tiếng thảm thiết, lại nhìn chòng chọc vào tôi bằng cặp mắt đỏ ngầu. Tôi như nhìn thấy ma quỷ, trong đầu bỗng nổ uỳnh một tiếng, ngả người tựa vào thành xô pha sau
lưng. Cô ta vẫn ôm mặt bằng hai tay, đồng thời không ngừng gào khóc...

Tôi khi đó dường như đã tỉnh táo trở lại trong vòng một giây, nhưng chỉ sau nháy mắt đã quay trở về trong mơ.

Cô gái đó vẫn đang khóc, nhưng sự chú ý của tôi đã lại tập trung vào nhà
vệ sinh ở cách đó vài mét. Trong bóng tối lờ mờ, một người đàn ông đang
đứng ở cửa nhà vệ sinh, cặp mắt lạnh lùng u ám nhìn chằm chằm vào tôi
không chớp. Theo bản năng, tôi hỏi anh ta là ai. Anh ta ban đầu thì nói
mình là lão Ngô, sau đó lại nói mình là Hà Hải Phong, kế đó thì nói mình là thầy Trần, cuối cùng dùng giọng lạnh

băng nói: “Tôi chính là X.”

Nói xong, anh ta mở cửa nhà vệ sinh, loáng một cái đã mất hút vào trong đó.

Trong giấc mơ, khi đó tôi chỉ có một ý nghĩ duy nhất: Đang nửa đêm thế này,
tại sao trong nhà lại có người khác như thế? Tôi muốn đuổi anh ta ra
ngoài. Dưới sự thôi thúc của suy nghĩ này, tôi đứng dậy, tức tối đi về
phía nhà vệ sinh. Nhưng, khi bước đến bước thứ hai, dù có cố gắng thế
nào đi nữa tôi cũng không thể bước tiếp được, cùng với đó nơi đầu gối
chân phải còn dần dần truyền tới cảm giác đau đớn. Tôi cúi xuống nhìn,
phát hiện cô gái vừa rồi còn nằm trên xô pha giờ đang quỳ ngay trước
người tôi, lại túm chặt lấy đầu gối chân phải của tôi, móng tay đã cắm
sâu vào trong da thịt tôi rồi. Khi đó tôi nhìn thấy rất rõ, trên cánh
tay của cô gái này có vô số những vết cắt lớn nhỏ khác nhau.

Tôi nhìn vào đôi mắt của cô gái đó, tự nơi đáy lòng nảy sinh một nỗi sợ hãi sâu
sắc khó mà dùng lời miêu tả. Tôi kinh hãi kêu to một tiếng, đột nhiên
giật mình bừng tỉnh, thân thể mất kiểm soát ngã về phía sau, nhưng rất
nhanh đã được mấy vật thể mềm mại nào đó đỡ lấy. Tôi thở dốc mấy hơi, mở mắt ra, lại vặn cổ một chút, phát hiện thứ đỡ lấy mình là mấy chiếc gối ôm thêu hoa.

Theo trí nhớ của tôi, những chiếc gối ôm này đều là gối ôm ở xô pha ngoài phòng khách.

Nghĩ tới đây, trái tim tôi bỗng trở nên nặng nề vô thế rồi vội vàng ngồi bật dậy, đưa mắt nhìn quanh phía, phát hiện không ngờ mình lại đang ờ trong phòng khách thật. Tôi co chân đưa đầu gối chân phải lên xem theo bản
năng, sau đó lại đưa tay sờ thử, phát hiện quả nhiên là có cảm giác đau
rất rõ ràng. Tôi nhớ lại cô gái túm chân mình vừa nãy, toàn thân bất
giác nổi da gà. Tôi đưa mắt ngó nhìn chỗ phía trước bên phải - cô gái đã không còn ở đó nữa, rồi tôi lại ngó nhìn khoảng sàn nhà ở giữa xô pha
và bàn trà - cũng hoàn toàn trống trải, không có bất cứ một ai. Tôi lại
nhớ tới người đàn ông đáng sợ ở trước cửa nhà vệ sinh, thế là vội vàng
mò tay xuống phía dưới bàn trà, lấy ra một con dao gọt hoa quả, rón ra
rón rén đi tới trước cửa nhà vệ sinh, sau đó đột ngột mở đèn và đẩy cửa, nhưng lại phát hiện bên trong đó chẳng có người nào.

Tôi thở phào một hơi, mãi mấy giây sau mới đột nhiên ý thức được mọi chuyện vừa xảy ra chỉ là một giấc mơ mà thôi.

Tôi đóng cửa nhà vệ sinh lại và tắt đèn, quay trở về phòng khách, ngẩn
người ngồi xuống xô pha, phát hiện đầu gối chân phải mình vẫn còn hơi
đau. Tôi nhẹ nhàng day đầu gối, trái tim bỗng đập thình thịch, toàn thân túa đầy mồ hôi lạnh.

Giấc mơ vừa rồi vô cùng chân thực, vậy nhưng
sau khi giật mình tỉnh giấc, tôi lại biết ngay đó tuyệt đối là một giấc
mơ. Có điều nói đi cũng phải nói lại, nếu đó là một giấc mơ, tại sao đầu gối chân phải tôi lại bị đau? Mà tại sao tôi lại ra ngoài phòng khách
thế này? Tôi...

Tôi sững người, đột nhiên nhớ tới một câu nói của thầy Trần. Hồi chiều, thầy từng giải thích với tôi những khả năng về
mặt lý luận có thể gây ra tình trạng mất trí nhớ tạm thời. Khi đó, tôi
đã hỏi thầy hành vi vô thức một trăm phần trăm liệu có thực sự tồn tại
không, thế là thầy liền nói: “Đương nhiên, mộng du chẳng phải chính là
một ví dụ điển hình ư?”

Mộng du... Tôi đưa tay lau mồ hôi trên trán, bất giác nhủ thầm: Tôi đã từ phòng ngủ ra phòng khách trong lúc mộng du ư?

Tôi một mặt nhớ lại tình cảnh trong giấc mơ, một mặt quan sát mọi thứ xung
quanh mình: Trong giấc mơ, tôi dùng điện thoại mở ti vi, sau đó đặt điện thoại xuống bàn trà - trong thực tại, điện thoại thực sự đã bị tôi mang ra khỏi phòng ngủ, lúc này đang nằm trên chiếc bàn trà trước mặt, hơn
nữa còn đang mở máy. Trong giấc mơ, tôi nhìn thấy có một cô gái kỳ lạ
nằm trên xô pha ở phía trước bên

phải mình - trong thực tại, tôi ngó
nhìn về phía đó một chút, vậy nhưng lại chỉ nhìn thấy một chiếc gối ôm
trẻ con cùng với mấy món đồ chơi của con trai tôi, ngoài ra không còn gì khác, hơn nữa cũng không có vẻ gì như là từng có người nằm ở đó. Trong
giấc mơ, tôi nhìn thấy một người đàn ông quái dị đứng ở ngay trước cửa
nhà vệ sinh – trong thực tại, trong nhà vệ sinh không có ai cả. Trong
giấc mơ, khi tôi đứng dậy đi về phía nhà vệ sinh thì bị cô gái kỳ lạ kia túm lấy đầu gối chân phải - trong thực tại, trên con đường đi về phía
nhà vệ sinh, ngoài bàn trà ra thì không có vật cản nào khác.

Bàn trà?

Tôi bất giác cả kinh, hoang mang đứng bật dậy, mắt nhìn thẳng về phía
trước, đồng thời đi hai bước về phía nhà vệ sinh. Vừa mới đi tới bước
thứ hai thì đầu gối chân phải của tôi đã bị va vào mép bàn trà, cảm giác đau nhói theo mà xuất hiện.

Tôi chậm rãi ngồi xuống xô pha, đưa tay
nhẹ nhàng day đầu gối, trong lòng đã hiểu được nguyên nhân tại sao lại
mơ thấy mình bị cô gái kia chụp lấy đầu gối chân phải.

Trong trạng
thái lý tưởng, giấc mơ hoàn toàn là sự ngụy trang và biểu đạt của ham
muốn sau khi bị kìm nén. Nhưng trong thực tại, nội dung của giấc mơ còn
thường xuyên bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác. Nếu người đang ngủ bị
quấy nhiễu bởi một chuyện gì đó thì sẽ có những cảm giác và phản ứng
tương ứng, những cảm giác và phản ứng này sẽ thông qua một hình thức nào đó để xuất hiện trong giấc mơ. Chẳng hạn, trong khi ngủ, nếu một người
khoanh hai tay trước ngực hoặc là đắp một chiếc chăn quá nặng, cũng có
thể là bị bạn tình đè lên người, từ đó làm xuất hiện tình trạng hít thở
gặp trở ngại ở một mức độ nhất định, vậy thì trong giấc mơ thông thường
sẽ xuất hiện những tình cảnh như là bị đá lớn đè hoặc là bị trăn khổng
lồ quấn, vân vân; còn nếu phải ngủ ở một nơi quá nóng hoặc là bị sốt,
vậy thì trong giấc mơ rất có thể sẽ xuất hiện tình cảnh bản thân đang ở
giữa một vụ hỏa hoạn, thậm chí là đang bị người ta thiêu sống.

Đương
nhiên, cảm giác và phản ứng xuất hiện trong khi đang ngủ có lúc cũng sẽ
được biểu đạt thông qua sự ngụy trang của tiềm thức Chẳng hạn, một người bị đau dạ dày có thể sẽ nằm mơ thấy người nhà dùng những loại nguyên
liệu đáng sợ để nấu ăn, một người đang buồn đi vệ sinh thì có thể nằm mơ thấy mình đang phải xếp hàng dài trước cửa nhà vệ sinh công cộng, vân
vân. Có điều, những cảm giác và phản ứng do nhân tố thực tại gây nên
thông thường đều khá trực quan và mãnh liệt, do đó sự ngụy trang này
thường không quá phức tạp.

Trong giấc mơ, tôi một lòng muốn đuổi
người đàn ông xa lạ nấp trong nhà vệ sinh đi, hoàn toàn không ý thức
được chướng ngại nằm trên con đường từ xô pha tới nhà vệ sinh, thế là
mới bước tới bước thứ hai thì đầu gối chân phải đã bị va vào bàn trà
rồi. Trong giấc mơ, cảm giác đau đớn do va chạm được biểu hiện bằng tình cảnh tôi bị cô gái kỳ lạ kia chụp lấy đầu gối.

Trong giấc mơ và
trong thực tại, tôi đều bị cản trở khi bước tới bước thứ hai, hơn nữa độ cao khi đưa chân cũng hoàn toàn đồng nhất. Điều này chứng tỏ trong khi
nằm mơ, tôi đã làm ra những động tác như trở dậy, bước đi ở trong thực
tại - đây là bằng chứng thép cho việc tôi quả thực đã bị mộng du.


nguyên nhân công việc, tôi cũng từng đọc một số bài viết về vấn đề mộng
du. Đối với người trưởng thành, mộng du tượng trưng cho các bệnh tật về
thần kinh hoặc tâm lý, thứ nhất là rối loạn thần kinh chức năng do tình
trạng rối loạn thần kinh thực vật gây ra, thứ hai là tâm thần phân liệt
do tiềm thức quá mức sôi nổi gây ra. Tôi chưa từng có biểu hiện nào thực sự rõ ràng về chứng rối loạn thần kinh chức năng, do đó, việc tôi bị
mộng du rất có thể chính là biểu hiện hoặc là dấu hiệu báo trước của
chứng tâm thần phân liệt.

Điều này có thể nói là trùng khớp với phán đoán của thầy Trần.

Sự việc có lẽ là như thế này: Vì một loại nguyên nhân nào đó, dưới sự chi
phối của tiềm thức tôi đã trở dậy, xỏ giày, cầm điện thoại lên, mở cửa
phòng ngủ, đi tới ngồi ở phòng khách, sau đó cố gắng dùng điện thoại để
mở ti vi. Sau đó, tôi đứng dậy định đi tới nhà vệ sinh, vậy nhưng đầu
gối chân phải lại bị va vào bàn trà, dưới sự kích thích đột ngột của cơn đau tôi đã giật mình bừng tỉnh.

Dựa theo quan điểm của phân tâm học, các chứng bệnh tâm thần có nguyên nhân tâm lý đều là do ham muốn bị kìm nén gây ra. Trong tâm lý của con người có tồn tại một cơ chế tự bảo vệ
vừa phức tạp vừa kín kẽ, khi sự ham muốn bị kìm nén, tâm lý sẽ tiến hành giải tỏa bằng các phương thức khác nhau. Bị kìm nén càng nhiều, phương
thức giải tỏa sẽ càng mãnh liệt. Biểu hiện bề ngoài của các phương thức
giải tỏa áp lực nằm ngoài phạm vi bình thường chính là các chứng bệnh
tâm thần khác nhau.

Nếu tôi thực sự bị tâm thần phân liệt, căn nguyên của chứng bệnh này rốt cuộc là nằm ở đâu?

Giấc mơ là sự ngụy trang và biểu đạt của ham muốn sau khi bị kìm nén, mà
tình trạng mộng du ở người trưởng thành lại là một hoạt động tâm lý
không lành mạnh, vậy thì căn nguyên của chúng mộng du nhất định là đã
được thể hiện ra trong giấc mơ bằng một hình thức nào đó. Tôi nhớ lại
từng chi tiết nhỏ trong giấc mơ: Ban đầu tôi đã trở dậy, rời khỏi phòng
ngủ, ra ngồi ở xô pha, những hành vi này đều hết sức bình thường. Việc
dùng điện thoại mở ti vi tuy rằng không hợp lẽ thường, vậy nhưng cũng
không phải là điều gì quá kỳ quặc. Lần đầu tiên trong giấc mơ tâm lý của tôi có sự biến hóa mãnh liệt là khi phát hiện ra cô gái kỳ lạ nằm trên
xô pha. Về cô gái đó, có mấy điểm đáng chú ý thế này- Thứ nhất quần áo
của cô ta bị xé rách bươm, mái tóc rối bù, sau đó còn không ngừng gào
khóc thê lương - bộ dạng này cứ như thể vừa mới bị người ta ức hiếp, do
đó, đây có lẽ là sự biểu đạt ngụy trang của tình dục và ham muốn chiếm
hữu. Thứ hai, tôi có ham muốn tình dục mãnh liệt với cô ta - điều này
rất dễ giải thích, có lẽ đó chính là cách thể hiện trực quan nhất của
ham muốn tình dục. Thứ ba, trên hai tay của cô ta có rất nhiều vết sẹo
do bị dao cắt...

Tôi đột nhiên nhớ tới một câu nói của Diệp Thu Vi.
Lúc ban ngày, cô ta từng miêu tả với tôi về một tình trạng rối loạn ám
ảnh cưỡng chế vừa tích cực vừa tiêu cực, còn đưa ra một ví dụ ngắn gọn
thế này:

”Chẳng hạn như có một cô bé đang học trung học phổ thông đã liên tục dùng dao cứa vào cánh tay của mình.”

Nói như vậy, cô gái trong giấc mơ rất có thể đã xuất do tác dụng ám thị của câu nói đó... Không... Ngay sau đó tôi đã nghĩ lại, cô gái đó là một
trong những yếu tố quan trọng nhất trong giấc mơ, chỉ bằng một câu nói
đơn như thế thì làm sao tạo ra tác dụng ám thị to lớn như vậy được?

Sau một thoáng sững sờ, tôi lại suy nghĩ tiếp: Điểm đáng chú ý thứ tư trên
người cô gái đó là đôi mắt đỏ ngầu khi nhìn chòng chọc vào tôi. Khi đó,
điều này đã khiến tôi cảm thấy vô cùng sợ hãi. Nhưng, đôi mắt đó tượng
trưng cho điều gì? Tại sao tôi lại cảm thấy sợ hãi đến vậy?

Nghĩ đến đây, thân thể tôi hơi run lên, bên tai lại lần nữa vang lên tiếng rít
quái dị kia. Trong khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy nó giống như là tiếng
gào khóc thê lương của cô gái trẻ tuổi kỳ lạ mà tôi đã gặp trong giấc
mơ.

Thân thể lại run lên lần nữa, tôi nhanh chóng tỉnh táo trở lại,
tiếng rít kia lập tức biến mất. Tôi vô thức dừng việc suy nghĩ về cô gái kia, toàn bộ sự chú ý đều dồn vào người đàn ông lạ mặt ở cửa nhà vệ
sinh.

Người đàn ông đó tôi không phải mới gặp lần đầu. Hai ngày
trước, trong một khách sạn ở thành phố B, tôi cũng từng nằm mơ thấy anh
ta. Khi đó, anh ta lần lượt nói mình là Từ Nghị Giang, Mã Tam Quân, Trần Ngọc Long, cuối cùng còn nói mình chính là X. Còn lần này, anh ta lần
lượt nói mình là lão Ngô, Hà Hải Phong, thầy Trần, cuối cùng thì vẫn nói mình là X. Cùng một người đàn ông mà lại hai lần xuất hiện trong hai
giấc mơ chẳng hề có chút liên quan nào, còn nhìn tôi với ánh mắt giống
hệt nhau và nói ra những lời tương tự... Có lẽ, người này mới chính là
căn nguyên gây ra chứng bệnh của tôi.

Đối với tôi, anh ta rốt cuộc
tượng trưng cho điều gì? Ánh mắt âm u lạnh lẽo của anh ta khiến người ta sợ hãi, có lẽ nó có liên quan tới một sự sợ hãi nào đó ở trong tâm của
tôi. Anh ta nói mình là X, điều này hẳn là tượng trưng cho sự tò mò mãnh liệt của tôi đối với X. Ngoài ra trên người anh ta dường như không còn
yếu tố nào khác để phân tích cả.

Tôi vắt óc suy nghĩ, vậy nhưng
mãi vẫn chẳng thể tìm được manh mối nào hữu dụng. Nửa phút sau, tôi
quyết định dừng việc suy nghĩ lại, gửi gắm toàn bộ hy vọng vào thầy
Trần. Tôi lấy giấy bút ra ghi lại tỉ mỉ các chi tiết trong giấc mơ của
mình đêm đó, thế rồi chuẩn bị quay về phòng ngủ tiếp. Khi đứng dậy, tôi
đột nhiên thấy hơi buồn tiểu, bèn vô thức cất bước đi về phía nhà vệ
sinh. Còn chưa đi tới cửa nhà vệ sinh thì hai mắt tôi đã đột ngột sáng
bừng, vì tôi phát hiện ra một chi tiết rất đáng chú ý trong giấc mơ.

Tại sao trong cả hai giấc mơ người đàn ông đó đều đứng ở cửa nhà vệ sinh chứ?

Tôi nhanh chóng vào nhà vệ sinh giải quyết nhu cầu, sau đó lại quay về ngồi trên xô pha, hai mắt nhìn chằm chằm vào cửa nhà vệ sinh đến thẫn thờ.
Cùng một người đàn ông, lại cùng đứng ở một địa điểm - điều này tuyệt
đối không thể là trùng hợp. Diệp Thu Vi từng nói, đôi lúc ẩn ý trong
giấc mơ được ẩn giấu rất kĩ, muốn phân tích nó thì trước tiên cần phải
lột bỏ sự ngụy trang của tiềm thức, cũng tức là hiểu được ý nghĩa tượng
trưng của những sự vật trong giấc mơ đối với người nằm mơ. Bản thân
người đàn ông trong giấc mơ căn bản không có chỗ nào đáng chú ý, vậy còn vị trí mà anh ta đứng thì sao? Liệu có mang ý nghĩa gì đặc biệt không?

Hay nói cách khác, trong tiềm thức của tôi, nhà vệ sinh tượng trưng cho điều gì?

Trong khoảnh khắc, tất cả các ký ức có liên quan tới nhà vệ sinh đã ùa vào
trong đầu tôi: Hồi bốn, năm tuổi tôi rất thích nghịch nước trong nhà vệ
sinh, có lần còn thiếu chút nữa chết đuối trong bồn tắm; hồi tám, chín
tuổi tôi rất nhát gan, luôn cảm thấy trong nhà vệ sinh có tiếng nước
chảy quái lạ; sau khi tốt nghiệp cấp hai tôi theo gia đình chuyển đến
nơi ở mới, và rồi đã có lần thủ dâm đầu tiên trong đời tại nhà vệ sinh;
sau khi cha mẹ qua đời, trong lần đầu tiên bị đòi nợ mà phải một mình
đối mặt, tôi đã trèo qua cửa sổ nhà vệ sinh xuống ban công tầng dưới để
chạy trốn...

Dòng suy nghĩ nhất thời trở nên hơi hỗn loạn. Tôi tựa
người vào xô pha, kê gối ôm sau lựng, nhắm mắt lại, nhẹ nhàng day huyệt
thái dương, dồn toàn bộ sự chú ý vào việc hít thở, qua đó giải tỏa sự
mệt mỏi của cả thể xác và tâm hồn. Mười mấy giây sau, tôi thiếu chút nữa đã ngủ gục vì mệt mỏi, và rồi trong lúc nửa tỉnh nửa mê, tôi đột nhiên
vô thức nghĩ tới ba chữ “nhà vệ sinh“. Khi đó, thứ đầu tiên lóe hiện
trong đầu tôi không phải là cửa nhà vệ sinh, không phải là chiếc bồn tắm chứa đầy nước, không phải là tiếng nước chảy quái lạ, cũng không phải
là vẻ hoang mang sợ hãi của bản thân khi trèo ra ngoài cửa sổ chạy trốn, mà là một vật tuy rất bình thường nhưng không thể thiếu trong nhà vệ
sinh.

Đó là chiếc gương ở phía trên bồn rửa mặt.

Gương ư?

Chân
trái hơi run lên một chút, tôi giật mình bừng tỉnh dậy. Sau một thoáng
sững sờ, tôi cố gắng nín thở, khẽ lẩm nhẩm đọc ra ba chữ “nhà vệ sinh“.
Cùng lúc đó, trong đầu tôi lại một lần nữa xuất hiện tình cảnh mình đứng soi gương trong nhà vệ sinh.

Khi nhắc đến nhà vệ sinh, tôi liên
tưởng ngay tới chiếc gương trên bổn rửa mặt như một phản ứng bản năng.
Nói cách khác, trong tiềm thức của tôi, chiếc gương trên bồn rửa mặt
chính là vật tượng trưng cho nhà vệ sinh. Vậy thì trong giấc mơ kia, yếu tố “nhà vệ sinh” phải chăng bao hàm một ẩn ý nào đó có liên quan tới
gương?

Tôi lại nghĩ tới lời của Diệp Thu Vi lúc ban ngày.

”Anh rõ ràng là sợ soi gương, vậy nhưng trong lòng lại tràn đầy ham muốn soi gương.”

Cô ta nói không sai. Ngay từ nhỏ tôi đã rất sợ những chiếc gương, vậy
nhưng trong lòng lại tràn đầy ham muốn soi gương. Có điều, cho dù luôn
có những ham muốn vô cùng mãnh liệt, vậy nhưng tôi lại rất ít khi biến
nó thành hành động thực tế. Nói tóm lại, tôi là một con người như thế
này: Sợ gương, muốn soi gương, nhưng rất ít khi soi gương. Theo như cách nói của Diệp Thu Vi, đây là một tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
cực kỳ đặc biệt, căn nguyên của nó là một nỗi sợ hãi nào đó.

Chứng
rối loạn ám ảnh cưỡng chế của tôi có liên quan tới gương, mà người đàn
ông thần bí hai lần xuất hiện trong mơ cũng vì vị trí của anh ta mà có
bao hàm một ẩn ý gì đó về gương, như vậy, nỗi sợ hãi là căn nguyên của
chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế kia phải chăng cũng chính là căn nguyên
của chứng mộng du và chứng tâm thần phân liệt mà tôi mắc phải.

Nỗi sợ hãi này có lẽ được ẩn giấu trong gương.

Nghĩ tới đây, tôi lấy hết can đảm đứng phắt dậy, quyết định phải đối mặt với nỗi sợ hãi ở sâu trong nội tâm. Tôi Mở đèn nhà vệ sinh, đi thẳng vào
trong đó, hai tay chống xuống bồn rửa mặt, chậm rãi ngẩng đầu lên, nhìn
thấy cái bóng của mình. Trong gương, khuôn mặt tôi đầy vẻ căng thẳng,
trên trán lấm tấm mồ hôi, bờ môi khô khốc, còn bong ra một lớp da chết
mỏng. Vì thiếu ngủ, trong mắt tôi vằn đầy tia máu, nơi khóe miệng cũng
có thể nhìn thấy những nếp nhăn mờ mờ. Tôi nhìn chằm chằm vào gương mười mấy giây, đột nhiên cảm thấy chiếc gương không có gì là quá đáng sợ.
Dưới sự thôi thúc của thứ tâm lý này, tôi thở phào một hơi, đứng thẳng
người dậy, thích thú ngắm nhìn mình trong gương, cất lên những tiếng
cười tự giễu.

Bao nhiêu năm nay, đây chính là thứ khiến tôi sợ hãi ư? Nó chỉ là một tấm thủy tinh được tráng bạc thôi mà.

Tôi ung dung nhìn chiếc gương, khẽ mỉm cười lắc đầu. Đột nhiên, ánh sáng
trong phòng phát sinh biến hóa, từ màu trắng sữa êm ả biến thành màu
vàng tươi rực rỡ. Tôi sững người, thế rồi mới phát hiện tay phải của
mình đang đặt trên công tắc đèn sưởi nhà tắm, năm chiếc đèn sưởi trong
nhà vệ sinh đều đã được bật lên. Nhưng tôi căn bản không nhớ được tại
sao mình lại phải bật đèn sưởi, thậm chí còn không nhớ được quá trình
bật.

Lại một hành vi vô thức hoàn toàn thuần túy nữa.

Nhưng rất
lạ, khi đó tôi không hề nôn nóng tắt đèn sưởi nhà tắm đi, còn ngẩng đầu
nhìn lên phía trên một chút. Cùng lúc đó, tôi lại một lần nữa nhớ tới
những lời của Diệp Thu Vi:

”Anh rất sợ những tia sáng chói mắt, vậy
nhưng lại luôn muốn nhìn thẳng vào ánh mặt trời trong vô thức, đây lẽ
nào không phải là biểu hiện của một tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đặc thù ư?”

Cô ta nói không sai.

Tôi run rẩy cả người, hai mắt mở to, nhìn chằm chằm vào mấy chiếc đèn sưởi nhà tắm sáng rực. Trong
khoảnh khắc ánh sáng rọi vào trong mắt, tôi đột nhiên cảm thấy đầu óc
quay cuồng, tay phải bám vào bồn rửa mặt theo bản năng. Cùng lúc đó, bên tai tôi lại một lần nữa vang lên tiếng rít quái dị đã từng xuất hiện vô số lần kia. Nửa giây sau, hai mắt tôi cay sè, nước mắt không ngớt tuôn
rơi. Tôi cúi xuống theo bản năng, thấy khung cảnh trước mắt đã nhòe hẳn
đi. Tôi bám vào thành bồn rửa mặt, cảm giác buồn nôn bỗng dưng ập tới,
và tôi bỗng nhiên nhớ lại cơn say rượu ở thành phố B hai ngày trước.

Tình cảnh ấy tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng: Khi đó, tôi đang gọi điện thoại
cho bà xã thì đột nhiên vô thức mở tất cả đèn sưởi nhà tắm, sau đó ngẩng đầu lên nhìn, miệng lẩm bẩm nói “mặt trời hôm nay thật chói chang“.
Ngay kế đó, tôi vứt điện thoại ra thảm trải sàn ở bên ngoài cửa, bắt đầu nôn thốc nôn tháo vào bồn rửa mặt. Sau khi nôn xong, tôi ngẩng đầu lên, đưa mắt nhìn vào trong gương dưới làn ánh sáng chói lòa...

Nghĩ đến
đây, tôi bất giác nôn khan một hồi, sau đó ngẩng đầu lên. Dưới sự soi
rọi của làn ánh sáng rực rỡ, tôi ở trong gương bỗng trở nên vô cùng xa
lạ. Toàn thân tôi đều trở nên tê rần, trong đầu đột nhiên ùa ra một một
loạt những cảnh tượng vừa kỳ lạ lại vừa rõ ràng, tựa như ký ức vốn đã
mất và nay quay trở lại vậy. Tôi đặt

hai tay lên gương, đột nhiên cảm thấy mình như đang mơ. Nhưng ngay kế đó, lòng bàn tay tôi cảm thấy lạnh băng ở nơi mép gương, thế là liền xác định được bản thân đang ở thực
tại. Giữa dòng suy nghĩ hỗn loạn, những ký ức nửa quen thuộc nửa xa lạ
đan xen nhau khiến tôi nhất thời rơi vào một sự nghi hoặc và ngơ ngẩn vô cùng sâu sắc.

Trạng thái này kéo dài khoảng năm giây, sau đó,
tôi đột nhiên cảm thấy mọi thứ xung quanh mình đều trở nên hết sức rõ
ràng: Tôi có thể nghe thấy tiếng hít thở của bà xã và con trai, đồng
thời dựa vào những sự biến hóa nhỏ bé trong tần suất hít thở để tưởng
tượng ra vẻ mặt của bọn họ lúc này, chẳng khác nào chính mắt nhìn thấy;
tôi có thể nghe thấy tiếng những chiếc xe hơi lao đi vun vút ngoài
đường, đồng thời dễ dàng tính ra vận tốc của chúng; tôi có thể cảm nhận
được nhịp tim của bản thân cũng như mạch đập ở mười mấy chỗ động mạch,
từ đó vẽ nên trong đầu một bản đồ kết cấu hệ thống tuần hoàn máu, trông
có vẻ chân thực vô cùng. Tóm lại, khả năng cảm nhận của tôi trở nên cực
kỳ nhạy bén, năng lực phán đoán và năng lực tư duy cũng đạt tới một độ
cao vượt hẳn trước đây.

Thứ cảm giác này thực sự rất giống với bước ngoặt trong tâm lý mà Diệp Thu Vi từng miêu tả.

Ngay sau đó, một số ký ức xa xôi sớm đã trở nên mờ nhạt lũ lượt ùa vào trong ý thức của tôi, xen lẫn bên trong đó còn có những tâm trạng có liên
quan. Chẳng hạn cảm xúc phức tạp lúc cha mẹ đồng loạt qua đời, sự lo
lắng khi gặp phải bài khó trong kỳ thi đại học, cơn đau dữ dội sau khi
bị thương lúc đang đá bóng thời trung học, nhịp tim đột ngột tăng nhanh
khi nhìn thấy cô bé mà mình thích hồi tiểu học, sự đau đớn và ấm ức khi
bị một đứa bé lớn hơn đẩy ngã hồi hai, ba tuổi, thậm chí cả cảm giác lúc được cha mẹ nắn tay nắn chân hồi còn quấn tã nữa, tất cả đều hiện ra rõ ràng trước mắt, cứ như thể chuyện vừa mới xảy ra một giây trước vậy.

Nhưng rất lạ, những ký ức trong khoảng thời gian hơn mười năm từ sau khi cha
mẹ tôi qua đời tới giờ lại chẳng phát sinh một chút biến hóa nào. Tuy
tôi có thể lờ mờ cảm nhận được sự tồn tại của những ký ức đó, vậy nhưng
chúng dường như bị khóa chặt trong một chiếc két sắt đặt ở nơi sâu trong tiềm thức, dù có dùng cách nào cũng không thể mở ra được. Mỗi lần tôi
thử mở thì đều sẽ phải đón nhận một cơn đau đầu dữ dội, có điều, tuy thế nhưng theo bản năng tôi vẫn cố thử hết lần này tới lần khác.

Giữa những cơn đau dữ dội lặp đi lặp lại, năng lực phán đoán của tôi không
ngừng hoán đổi giữa sự trì trệ và nhạy bén, tương ứng với đó, những ký
ức trước khi cha mẹ tôi qua đời khi thì trở nên mơ hồ, khi thì lại vô
cùng rõ nét. Tôi không sao khống chế được tư duy của mình, thế là liền
để mặc cho nó tiến hành đào xới những ký ức ở sâu trong tiềm thức, nhưng những cơn đau dữ dội thì cứ theo đó mà ập tới không ngừng. Tôi nhoài
người trên bồn rửa mặt, mười mấy giây sau thì đột nhiên đứng thẳng người dậy, nhìn chằm chằm vào chiếc gương trước mặt. Người ở trong gương lại
càng trở nên xa lạ hơn so với trước đó, “anh ta” cũng đang nhìn tôi, đột nhiên lên tiếng: “Quay về đi!”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui