Đường Chuyên

Một quyết định sai lầm đã chôn vùi tính mạng cả ngàn người, giờ tiếp tục sai còn sai thêm, Lương Kiến Phổ chết rồi được thăng quan tiến chức, coi như chết cũng đáng, nhưng những dân phu kia có tội gì? Triều đình phủ tuất cho mỗi người sáu trăm văn, đúng, sáu trăm văn đấy, vừa vặn mua hai con dê.

Mấy nghìn con dê với Vân gia chả là cái gì, Vân Diệp rất muốn dùng dê đổi người, để dê treo lơ lửng trên không trung đục đá.

- Tổ phụ, tổ phụ, cháu cũng muốn làm sạn đạo, lớn lên rồi cháu cũng muốn đi làm Kiến Phổ đạo.

Nghe giọng non nớt của tôn tử, Lão Lương lệ già giàn dụa, gật đầu cổ vũ:

- Tốt tốt, gia gia sắp chết rồi, cháu tiếp nổi, Lương gia thế nào cũng phải làm xong Kiến Phổ đạo.

Ôi, chao ôi!

Nguy hề, cao thay!

Đường Thục khó, khó hơn lên trời xanh.

Tàm Tùng và Ngư Phù,

Mở nước bao xa xôi!

Đến nay bốn vạn tám ngàn năm,

Mới cùng ải Tần liền khói người.

Phía tây núi Thái Bạch có đường chim,

Vắt ngang đến tận đỉnh Nga Mi,

Đất long, núi lở, tráng sĩ chết,

Rồi sau thang trời, lối đá mới nối liền.

Trên đỉnh có sáu rồng, lượn quanh vầng nhật;

Dưới có dòng sâu rẽ ngược, sóng cả đua chen.

Hạc vàng bay qua còn chẳng được;

Vượn khỉ toan vượt, buồn với vin.

Rặng Thanh Nê quanh co!

Trăm bước, chín vòng núi nhấp nhô.

Ngẩng trông Sâm Tỉnh, không dám thở,

Lấy tay vỗ bụng ngồi thở dài.

*** Thục Đạo nan - Lý Bạch, dịch Trần Trọng San, thivien.net

Đất long, núi lở, tráng sĩ chết, hay cho câu này, tráng liệt lắm, anh hùng lắm, nhưng ở dưới tình huống có lựa chọn khác, nhất định phải làm sạn đạo ở núi lở không? Tráng sĩ chết rồi, nhi tử nối tiếp, cái đạo lý chó má gì đây? Lương Kiến Phổ hại chết nghìn người, cha hắn hại chết nghìn người nữa, rồi con hắn cũng chuẩn bị đi hại người.

Không chịu nổi nữa, bế đứa bé lên, Lão Lương còn hỏi:

- Vân hầu làm gì thế?

- Làm gì à, không muốn Lương gia ông tuyệt hậu, ông chết cũng không sao, để lại đường sống cho đứa bé được không?

Mấy hoàn khố thường ngày giao hảo kéo Vân Diệp đi, sau lưng còn truyền tới tiếng cười nhạo của Lão Lương, chửi mắng Vân Diệp hèn nhát.

Trở về nhà, Vân Diệp ngồi trong vườn đau khổ, mình chỉ muốn cấp triều đình thêm quan viên hợp cách có gì sai? Để người phải trị thủy biết trị thủy ra sao, để người làm nhà biết làm nhà ra sao, nếu có thể còn dạy người đi đánh trận biết đánh trận thế nào. Chuyện này có gì sai? Một trung thần không nhất định là thần tử tốt, bọn họ hại người còn khủng khiếp hơn cả gian thần.

Ngựa chạy trong đầu, thời gian qua rất nhanh, bất giác trời đã sáng hẳn, ánh hồng trải đầy chân trời, Nhan Thiện Tử dùng xe trâu đưa Nhan lão phu tử tới, ông cụ chưa ăn cơm đã muốn tới thư viện, còn nói đợi xem máy in xong rồi ăn ở thư viện cũng không muộn.

Ngồi ở cửa công phường ( xưởng), ông cụ và Vân Diệp ngồi trên cái bàn nhỏ, vừa húp cháo vừa xem đám học sinh bận rộn in ấn sách, sách in chỉ có một loại, đó là Luận Ngữ.

Ông cụ xem sách mẫu rồi, rất hài lòng, cảm tạ mỗi học sinh tham dự in sách một phen, với Vân Diệp chỉ nói một câu:

- Tiểu tử, lão phu đói rồi.

Thức ăn tiêu chuẩn của thư viện, cháo, bánh bao, củ cải muối. Nhan Chi Thôi rất thích củ cải muối, tiếc là không có răng, ngậm trong miệng nhổ ra, hâm mộ nhìn Vân Diệp nhau củ cải rau ráu. Ông cụ quán triệt tốt chuyện ăn không nói, ngủ không tiếng, tới khi trà sâm của ông ta được đưa lên mới nói:

- Tiểu tử, có điều kiện gì thì nói đi, chỉ cần lão phu có thể chấp nhận thì sẽ chấp nhận, nếu không chấp nhận được, dù ngươi có đem sách trải khắp thư viện, lão phu cũng không nhận lời.

- Tiểu tử hoàn toàn vì một lòng hiếu thảo, thấy lão nhân gia lo lắng vì chuyện giáo hóa thiên hạ, tất nhiên muốn bỏ một phần công sức, lấy làm điều kiện uy hiếp thì đâu phải là hành vi của quân tử.

- Thằng nhãi con, có rắm thì phun ra đi, ngươi có tính toán gì nói mau, nếu không sau này lão phu quịt nợ đấy, trước đó trộm ngọc mễ của Vân gia ngươi, thấy đồ Vân gia không tệ, không nói lão phu trộm cái máy in luôn.

Lừa giạt là một loại ngụy trang, chúng ta luôn thấy nói dối dễ dàng nói ra miệng hơn, có thể tân trang hành vi của mình, thực ra là sai, sự thực luôn là sự thực, lời nói dối cho hoa mỹ tới đâu cũng không che giấu được, đôi khi nói thực còn thu được sự tôn kính.

- Bệ hạ chuẩn bị chia đại khảo năm nay thành hai phần, lão tổ tông có biết không?

- Đúng, bệ hạ sau khi ra quyết định đã phái người trưng cầu ý kiến của ta, ta không ý kiến, nói với bệ hạ, lão phu già rồi, triều đình không cần để ý tới sự tồn tại của ta, muốn làm gì thì làm, quan viên do bệ hạ dùng sau này, bệ hạ lựa chọn theo tiêu chuẩn của mình, đó là quyền trời cao ban cho bệ hạ.

Ông cụ thong thả nhấp ngụm trà sâm, rất hưởng thụ vị sâm, trả lời hời hợt câu hỏi của Vân Diệp, giống như ông nhìn thấu tất cả, không còn quan tâm tới việc bên ngoài, nhưng từ sự cuồng nhiệt của ông với máy in mà xét thì hoàn toàn khác.

- Công bằng trong miệng bệ hạ kỳ thực là bất công lớn nhất với thư viện, sao có thể thì thành tích thư viện tốt mà thiên vị những học sinh kiến thức hạn hẹp? Người là văn tông, tiểu tử chỉ muốn biết cái nhìn của người về chuyện này.

- Thư viện của ngươi tài lực hùng hậu, hoàn cảnh tốt đẹp, có danh sư dạy dỗ, có vô số điển tịch tham khảo, nghe nói đã dọn trống tàng thư lâu của huân quý đem về, thiên văn địa lý, y bốc tinh tướng, kỳ văn tạp kỹ không gì không có. Ngay cả thứ như mai rùa còn bị các ngươi nghiên cứu ra ý nghĩa. Học sinh chỉ cần một lòng học tập, không bị bên ngoài quấy nhiễu, không phải lo ăn ở, học vấn tăng trưởng nhanh chóng là chuyện hiển nhiên. Ngươi thử nói xem, như thế với một học sinh bên ngoài ở trong lều cỏ, áo gai sơm hẩm có phải là công bằng không?

Vân Diệp không nghĩ thế:

- Tầm nhìn hạn hẹp định sẵn phạm vi tư duy không thể mở rộng, học sinh như vậy làm quan viên là sự bất công lớn nhất với bách tính. Như Lương Kiến Phổ cố chấp ý mình, làm đường ở nơi không thể làm đường, khiến cho núi lở, hơn nghìn mạng người chôn vùi dưới đống đá, có ai thương cho bọn họ không?

- Lương Kiến Phổ là đứa trẻ ngoan, biết rõ không thể làm mà vẫn làm là dũng, hắn luôn đứng ở tuyến đầu mở đường, từ phẩm đức mà nói là không có tỳ vết gì. Tiểu tử, tổ tiên chúng ta làm chuyện gì mà chẳng phải vất vả khó nhọc, Trường Thành không có ai chết sao? Vận hà không có ai chết sao? Uống nước cũng còn bị sặc chết, nếu như lúc nào cũng thận trọng thì chúng ta còn đang ở thời đại đốt rừng làm rẫy, muốn có ngụm trà ngon mà uống cũng là nằm mơ.

Toi rồi, ông cụ đánh giá Lương Kiến Phổ rất cao, ông chỉ nhìn nhân phẩm, không nhìn hiệu quả, chỉ cần nhân phẩm không có chỗ nào để chỉ trích, thứ khác chỉ là điều vụn vặt, bao gồm cả nghìn nhân mạng.

- Rõ ràng là có con đường không chết người vẫn làm được, vì sao phải các mạng người vào, còn không biết sửa chữa khiến đời đời uổng phí trong đó?

- Sách học được vào bụng chó cả rồi sao? Sạn đạo Kim Ngưu mở ra chết không chỉ nghìn người, núi lở cũng không chỉ một người, hông buộc thừng giao mạng cho ông trời, vung chùy giữa lưng chùng nói, rơi xuống chết là tất nhiên, không chết mới là may mắn. Tiểu tử, cái chết của bọn họ nối liền Thục và Trung Nguyên, từ đó về sau thiên phú chi quốc và Trung Nguyên tương thông với nhau, nếu không trong Thục không biết còn bao kẻ xưng vương, chiến hỏa liên miên, còn chết nhiều người hơn.

Xem ra trong lòng ông cụ không thoải mái, không hài lòng với hiện trạng giới sĩ lâm ngày nay, bới móc giáo huấn Vân Diệp, ông ta khẳng định thành tựu toán học của Vân Diệp, nhưng nghi ngờ tiết tháo của Vân Diệp.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui