Duyên Nợ Đào Hoa (Đào Hoa Trái)

Thiên Xu là Đỗ Uyển Minh, Nam Minh ta cũng nhớ ra rồi, tên là Khương Tông Đạc. Chả trách sau khi ta lên thiên đình, hắn vẫn luôn xem ta như địch thủ. Khi ta ở nhân gian, kỳ thật cũng không hợp nhau với hắn. Cha hắn là võ tướng nhị phẩm, so với bậc quan của cha ta còn thấp hơn một chút, ngày lễ ngày tết, vẫn thường xuyên biếu tặng nhà ta vài thứ. Nhưng tiểu tử này từ nhỏ cũng rất có khí phách, chưa hề cùng cha hắn đến tiếp kiến (*viếng thăm) nhà ta.

Đỗ Uyển Minh ba chữ, khi còn nhỏ đã từng là cơn ác mộng của ta. Cha hắn cùng cha ta năm đó là tiến sĩ đồng bảng, nhưng thăng quan không thuận lợi như cha ta, về sau đảm nhiệm chức Ngự Sử đại phu cũng không đạt được kết quả tốt. Đỗ Uyển Minh sinh ra cùng năm với ta. Từ nhỏ được phong làm thần đồng, cha ta thường xuyên mang ta ra so sánh với hắn. Đỗ Uyển Minh ba tuổi có thể xếp sau Mạnh Tử, ta ba tuổi ngay cả hai câu luận ngữ cũng đọc cà lăm; Đỗ Uyển Minh năm tuổi có thể mô phỏng theo nét chữ của nhị Vương, ta năm tuổi chữ còn viết nghiêng lệch xiêu vẹo; Đỗ Uyển Minh bảy tuổi làm một bài phú về phong lan được truyền tụng khắp kinh thành, ta bảy tuổi ngay cả vế đối là gì cũng nắm không rõ. Lão cha ta ngày đêm đều ước ao con trai của Đỗ gia, nhìn ngang nhìn dọc thấy con của mình vẫn không bằng con người ta đâm ra tức giận, vô cùng đau đớn. Đau đớn dữ dội, liền thưởng cho ta một trận đòn. Cha ta thường xuyên thở dài nói: “Ta dù con đường thăng quan gặp nhiều may mắn, chức quan cao hơn người ta. Nhưng sau mấy năm nữa, khi thằng nhãi ranh này trưởng thành, Tống gia nhất định sẽ khó mà bì kịp Đỗ gia.”

Cha ta khi đó làm quan, cùng dốc tiền tu sửa một cái trường tư, là vì muốn đưa con trai mình vào đó học tập. Thật ra cũng là vì bồi đắp tình nghĩa đồng môn tương hỗ lẫn nhau cho thế hệ sau, để mai này khi vào triều làm quan có thể chiếu cố cho nhau, con đường tương lai có thể thuận lợi trôi chảy. Khi ta mười tuổi, Đỗ Uyển Minh cũng vào trường tư học tập, lão cha ta lập tức một cước đá ta vào trường tư.

Sau khi ta vào trường tư, liền phát hiện, có nhiều người trong trường tư phần đông đều đồng cảnh ngộ với ta. Mọi người từ nhỏ đều bị cha mẹ lão tử đem ra so sánh với Đỗ Uyển Minh, chịu hết vố số khổ cực. Thấy mầm mống tai họa này, thì răng nanh đều ngứa ngáy, thường xuyên kiếm chuyện sinh sự gây khó dễ bắt nạt Đỗ Uyển Minh để trút giận.

Đỗ Uyển Minh bộ dạng gầy yếu, vô cùng dễ bắt nạt, hơn nữa khi ức hiếp hắn, thì hắn chỉ biết im lặng chịu đựng, như thế nào cũng không hé môi lên tiếng. Khiến cho người ta nhịn không được càng muốn tiếp tục khi dễ hắn hơn nữa. Một lần rồi lại một lần, rồi thêm nhiều lần nữa, hắn càng ngày càng nhận lấy nhiều cơn trút giận vô cớ hơn. Đỗ gia cùng Hoằng Uy đại tướng quân Khương gia là chỗ láng giềng, Đỗ Uyển Minh và Khương Tông Đạc từ bé lớn lên cùng nhau, Khương Tông Đạc ở trong trường tư che chở cho hắn, ra mặt giúp hắn, quan hệ của hai người bọn họ vốn không tồi.

Nhưng có một ngày, ta còn nhớ ta ngẫu nhiên đi ngang qua hành lang trường tư, thấy có một quyển vở nằm trong vũng bùn trong viện, dính đầy nước bùn. Ta nghĩ là của người khác làm rơi, liền tiện tay nhặt lên, lấy tay áo lau lau chùi chùi nước bùn dính trên mặt bìa, đang chùi, vừa ngẩng đầu lên, thì trông thấy Đỗ Uyển Minh đang đứng im lặng trước mặt ta mà nhìn ta, ta mới biết được quyển vở này hóa ra là của hắn, xem ra là bị mấy hài tử khác ném vào trong vũng bùn. Ta cho rằng, bổn thiếu gia nếu đã nhặt nó lên lau chùi rồi, nhìn thấy bộ dáng của Đỗ Uyển Minh đáng thương như vậy, liền xuất ra một cái nhân tình trả lại cho hắn. Vì thế liền đem quyển vở trả cho hắn. Hắn nhẹ giọng nói một câu tạ ơn, ta rộng lượng mà nói lại một tiếng không có gì, rồi quay trở vào phòng.

Chiều hôm ấy, trong lúc phu tử giảng bài thì ta tranh thủ ngủ một giấc, lại bị tóm được. Bởi vì ta nhiều lần vi phạm, nên phu tử rất giận dữ, phạt ta một mình đến trong viện, quỳ gối chép mười lần Cẩn Hành Thiên. Lòng ta không ở yên một chỗ mà chép được, khi đến hoàng hôn tan học mới chép được có bốn lần. Thấy những người khác đều đi cả rồi, ta liền có chút nóng vội. Lúc này chợt có người đi đến bên cạnh ta, dường như là vô tình, va vào làm lệch xấp giấy đã chép xong của ta. Ta ngẩng đầu lên, hóa ra là Đỗ Uyển Minh. Vừa định mắng hắn, hắn liền ngồi xổm xuống giúp ta chỉnh lại trang giấy cho ngay ngắn, ta tận mắt thấy hắn từ trong tay áo lấy ra một cuộn giấy, rất bình tĩnh mở ra, đặt lên trên xấp giấy đã chép xong của ta, rồi đứng dậy bỏ đi. Ta tròn xoe mắt nhìn, đúng là giấy chép Cẩn Hành Thiên, chữ viết trên giấy giống chữ của ta y như đúc. Ta đếm đếm, xấp giấy này đã chép xong năm lần rồi. Trong lòng ta tràn đầy vui sướng, chỉ cần chép thêm một lần nữa là đủ mười lần, xong rồi đi nộp cho phu tử.


Ngày hôm sau, ta kéo Đỗ Uyển Minh đến một góc vắng lặng, hỏi hắn vì sao lại biết mô phỏng nét chữ của ta, Đỗ Uyển Minh nói: “Ta ở nhà thường thay các huynh trưởng chép sách, cho nên biết mô phỏng theo nét chữ của người khác. Hôm qua ngươi giúp ta, mấy trang chữ đó xem như là cám ơn.” Ta không nghĩ đến hắn lại là người tri ân báo đáp (*có ơn phải trả). Chuyện như vậy quả thật là tốt vô cùng! Ta nghiêm túc hỏi hắn: “Ta đây lần sau vẫn sẽ giúp ngươi, ngươi vẫn giúp ta như vậy chứ?” Đỗ Uyển Minh nói: “Ngươi từng giúp ta, có gì ta có thể giúp được, ngươi cứ nói.”

Ta quyết định sẽ bảo vệ che chở cho hắn.

Bởi vì lão cha ta chức quan so với người khác đều cao hơn một chút, cho nên phần đông hài tử trong trường tư này đều nghe lời ta. Ta nói ta sẽ che chở cho Đỗ Uyển Minh, người khác sẽ không thể nào tiếp tục khi dễ hắn nữa. Ta lại đem chuyện hắn có bản lĩnh như vậy cùng với chuyện hắn và ta thân nhau như thế nào nói ra, một truyền hai, truyền đến khi các bạn đồng môn trong trường tư đều biết hắn có bản lĩnh như vậy, nhất thời liền không còn ai khi dễ Đỗ Uyển Minh nữa. Vì muốn xin hắn viết hộ bài tập, còn thường xuyên xu nịnh hắn. Nhưng ta chỉ sợ Đỗ Uyển Minh thay người ta chép nhiều bài tập như vậy, thì viết không tốt cho ta, liền thay hắn ngăn lại. Mỗi ngày ngoại trừ bài của ta ra, chỉ cho hắn chép nhiều nhất bài của hai người nữa thôi, những đồng môn còn lại đều phải sắp xếp thời gian chờ đến lần sau, hôm nay đến phiên người này, ngày mai lại đến phiên người kia. Khi mọi người đều hòa thuận vui vẻ, thì cái tên Khương Tông Đạc kia lại cố tình bắt đầu sinh sự. Nhìn thấy Đỗ Uyển Minh cùng ta chơi đùa một chỗ, liền quay ngược lại trách mắng hắn. Ta nếu đã đứng ra bảo vệ cho Đỗ Uyển Minh, đương nhiên không thể để hắn bị Khương Tông Đạc khi dễ, lần nào cũng đều giúp hắn chống đỡ.

Đỗ Uyển Minh mỗi ngày đều giúp ta viết bài tập, ta đương nhiên sẽ không xử tệ với hắn. Ta dẫn hắn đi chơi đá dế, đi bắt dế, chơi thả diều. đoán số nút trên xúc xắc rồi ra ngoài ngoại ô trộm lúa mì đều chừa phần của hắn, ta còn tặng hắn một cái hồ lô đựng dế, cái ***g sắt để bắt dế, môn sinh của lão cha ta từ Giang Nam mang đến một con diều mới toanh làm qua tặng. Sau đó ta liền cùng với hắn chơi, cảm thấy được Đỗ Uyển Minh kỳ thật không tồi, vừa trượng nghĩa lại vừa hòa nhã. Có một lần ta dẫn hắn đến một ngôi nhà bỏ ngoang ở ngoài thành bắt dế, hại hắn suýt nữa rơi xuống miệng giếng sâu, sợi dây buộc miếng ngọc đeo trên cổ hắn cũng bị đứt ra khiến miếng ngọc rơi tõm xuống giếng sâu không thấy bóng dáng đâu nữa. Ta liền trộm miếng ngọc bảo bối của mẹ ta đền cho hắn. Mẹ ta sau khi biết được ngọc bị ta trộm đi cũng không nói gì, trái lại cha ta lại lên cơn giận dữ, xách gậy lớn đập cho ta một phát, đánh đến nỗi ta năm sáu ngày sau đều phải đi khập khiễng.

Chúng ta cùng nhau học ở trường tư suốt năm năm. Năm năm sau ta rời khỏi trường tư, quả là khoảng thời gian hoan hỉ vui chơi phong lưu.Ta cùng mấy đồng môn kết giao trong trường tư ngày ngày lượn lờ khắp kinh thành, uống rượu tìm thú vui ngắm nhìn hoa nương (*người đẹp). Ta và Đỗ Uyển Minh lại có chút xa cách. Hắn là người mà cha hắn đặt kỳ vọng cao, ở nhà đóng cửa đọc sách, năm mười sáu tuổi thì được Hoàng Thượng ngự bút khâm điểm, phong làm Trạng Nguyên. Ban thưởng chức quan tứ phẩm, bước vào Hàn Lâm Viện. Ta cùng mấy đồng môn cũ đi chúc mừng hắn, hắn mặc quan phục của Hàn Lâm Viện, thái độ vẫn khiêm nhường cẩn trọng và hòa nhã như xưa.

Cha ta bị chuyện này kích động dữ dội, cứ nhìn thấy khuôn mặt ta thì than ngắn thở dài. May mà mẹ ta nghĩ thoáng hơn: “Con trai không thi khoa cử thì có quan hệ gì, muốn nó làm quan không phải chỉ cần nói một câu là được rồi sao. Nó vẫn còn trẻ, bước vào quan trường chỉ có chịu thiệt, cứ để nó tự do tự tại vài năm. Đem chuyện chung thân đại sự ra định trước, đến khi thành thân rồi, con người tự nhiên cũng chững chạc hơn, khi đó làm quan cũng không muộn.”


Lão cha ta được mẹ ta khuyên can cả buổi như vậy nên suy nghĩ cũng thoáng hơn. Nào biết ông trời không toại lòng người. Con của lão tức là ta đây công danh vô năng, còn mang theo cái mệnh trọn đời cô loan. Đính ước cầu thân hết lần này đến lần khác đều không thành, người mà mình để ý cũng từng người từng người chạy mất. Ta ở giữa vạn khóm hoa tươi suốt mấy năm, ngây ngô đến nỗi một chút phấn hoa cũng chưa dính vào.

Tiếng tăm trọn đời cô loan của ta được truyền khắp kinh thành, trở thành một chuyện cười. Ngay cả Hoàng Thượng thấy ta, nhắc đến chuyện nhân duyên của ta, đều nhịn không được muốn bật cười. Ta hết sức phiền muộn. Khi một hai lần bị thương tình (*tình cảm làm tổn thương), đám hồ bằng cẩu hữu (*đám bạn lông bông) còn cùng ta uống rượu tiêu sầu (*giải buồn phiền), trấn an khuyên nhủ ta. Sau đó số lần bị đá tăng lên nhiều hơn, ta đi tìm bọn họ uống giải sầu rượu, bọn họ còn chưa kịp trấn an khuyên nhủ ta, thì trước đó đã lăn ra cười. Ta liền buồn bã ủ rũ một mình đi tiêu sầu, ngày đó ta ở một tửu lâu nhỏ uống rượu thương tình, tình cờ gặp được Đỗ Uyển Minh tan triều. Hắn không biết trấn an khuyên nhủ ta thế nào, nhưng hắn lại chịu nghe ta kể khổ, cùng ta uống rượu. Không nghĩ đến mấy năm không qua lại, hắn vẫn xem ta là bằng hữu. Vì thế khi ta tiếp tục bị đá thương thình, phiền muộn khôn nguôi, liền kéo hắn đi uống vài chén. Hắn trái lại chưa từng một lần giễu cợt ta.

Ngay khi muội muội của hoàng đế tính để ta làm cha hờ của đứa trẻ trong bụng không thành, đã mang theo cái thai cùng tiểu thị lang của nàng ta kết thành gia quyến, khi đó trong triều truyền ra chuyện đại sự. Ngự Sử cha của Đỗ Uyển Minh có liên quan đến án cũ của Hoàng Thượng trước khi đăng cơ, sau khi điều tra rõ ngọn nguồn thì biết lão nằm trong bè đảng mưu phản của hoàng tử cũ. Vì thế toàn gia bị gán vào tội mưu nghịch, cả nhà đều bị chém đầu tịch thu tài sản.

Cũng chính vào ngày đó, Khương Tông Đạc lần đầu tiên đến nhà ta viếng thăm ta. Hắn thật thẳng thắn, đi thẳng vào vấn đề nói rằng: “Ta thấy ngươi và Đỗ Uyển Minh giao tình đã nhiều năm, ngươi phải cứu hắn lần này.” Ta nói: “Việc này không cần ngươi nhắc, không giấu ngươi, ta đã cứu rồi.”

Hoàng đế đoạt đi vợ sắp cưới của ta, muội muội của hắn suýt tí nữa lại cho ta cắm sừng, tính để ta làm cha hờ. Cả tình và lý đều nợ ta hai lần. Hoàng đế cũng từng nói qua, tội của Đỗ Ngự Sử kỳ thật chỉ là một cái tội danh mà thôi, nhưng can hệ đến ngôi vị hoàng đế, không thể không xử, dù cố tình hay vô tình cũng cảm thấy đáng tiếc cho Đỗ Uyển Minh. Vì thế ta lấy xác chết của một tử tù trong lao tráo đổi với Đỗ Uyển Minh và đưa hắn ra, chỉ nói là hắn chết bất đắc kỳ tử, hoàng đế cũng không hề nói gì.

Ta thu xếp cho Đỗ Uyển Minh ở trong một tòa tiểu viện tại ngoại ô kinh thành, thường xuyên đến thăm hắn, cùng hắn chơi cờ. Nhưng kỳ thật thi thư các loại ta không biết nhiều, không thể cùng hắn luận đàm. Chơi cờ ta chung quy cũng không thắng được hắn. Hắn thân thể không tốt, lại thường xuyên ngủ không được, ta có khi cùng hắn chơi cờ đến rạng sáng. Dây leo của hoa uốn lượn mọc kín trên tường viện, khi mùa xuân đến hoa mộc hương nở kín cả một vùng, có đôi khi chơi cờ suốt cả đêm, sáng sớm ra khỏi cửa phòng, hoa mộc hương đã ở trong làn sương sớm tỏa hương đặc biệt ngào ngạt khiến người ta vô cùng sung sướng. Đại phu nói mùi hương này có thể khiến cho ***g ngực của Đỗ Uyển Minh giảm bớt khó chịu.


Đỗ Uyển Minh chưa từng khóc lóc hay chảy nước mắt cảm kích ta đã cứu hắn, cả nhà hắn đều bị chém đầu, hắn cũng đã mất đi nửa phần hồn, chỉ từng thản nhiên hỏi ta mạo hiệm cứu hắn như vậy không sợ bị liên lụy sao.

Trong lòng ta thầm nói làm chuyện này sao không nắm chắc đựơc sự tình. Đương nhiên sớm biết được hoàng đế sẽ không truy cứu. Hơn nữa cả hai tương giao đã lâu, có thể giúp hắn được gì ta nhất định sẽ giúp.

Có thể là làm chuyện tốt nhất định có hảo báo (*được báo đáp xứng đáng), sau khi thu xếp cho Đỗ Uyển Minh không bao lâu, ta ở trên phố bỗng nhiên quay đầu lại, trông thấy Dao Tương.

Bây giờ nhắc đến cái tên này trong lòng ta còn có chút chua xót. Ta đối với Dao Tương vừa gặp đã thương, thành tâm thật lòng, động chân tình. Ta mỗi ngày đều nghĩ đủ mọi cách để khiến nàng vui, thậm chí còn xin Đỗ Uyển Minh chỉ giáo cho mấy bài thơ tình ý miên mang, mấy bài phú phong lưu du dương để cùng nàng hòa phối. Khi đó nàng vì muốn nuôi người tú tài kia, đã giả vờ đối tốt với ta. Ta mỗi ngày vui vẻ như có gió xuân thổi đến.

Nhưng thân thể của Đỗ Uyển Minh mỗi ngày một kém. Hắn ở trong lao chịu nhiều hình phạt, đại phu nói tổn thương đến tì tạng (*lá lách?), có thể chịu đựng qua được mấy ngày này đã không dễ dàng gì. Vạn hạnh (*vô cùng may mắn) đến phút cuối cũng không chịu nhiều đau khổ, chỉ đau đến nỗi hôn mê ngủ suốt hai ngày, cuối cùng khi tỉnh lại còn nói lời cảm tạ ta, cám ơn ta mấy ngày qua đã chăm sóc hắn. Khi nhắn hắm mắt xuối tay vẫn rất bình thản.

Hắn còn để lại một một tập thơ cho ta, để ta có thể đọc cho Dao Tương nghe.

Ta chôn cất hắn bên nột sườn núi xanh biếc ở ngoại ô, còn đặc biệt phân phó tìm người đến trông giữ mộ phần.

Sau đó Dao Tương rốt cuộc cũng cùng tú tài nghèo hèn của nàng ta kết duyên, ta lại rơi vào khoảng không buồn bã. Thương tình mua say, trong phủ còn có hai tập thơ Đỗ Uyển Minh để lại. Vần thơ đau khổ câu thơ bi thảm thật hợp với tâm tình ta lúc này. Ta từ trùng dương (*ngày 9/9 âm lịch) năm đó thương tình đến năm đoan ngọ (*tết đoan ngọ). Buổi nói chuyện của Dao Tương cùng ta trong miếu đã đập tan sao vàng trước mắt ta.


Sau đó ta liền đến đầu phố dùng một chén mì hoành thánh, sau đó ta phi thăng thành Tống Dao tiên.

Hoành Văn chẳng nói câu nào mà chỉ nghe ta nói. Ta cầm lấy tay áo hắn: “Trong thiên đình vì sao lại nói thành như vậy ta đây không hiểu được, nhưng sự thật chính là như thế.”

Hoành Văn chậm rãi nói: “Kỳ thật cách nói của ngươi cùng với cách nói của thiên đình vốn không có cái gì khác nhau.” Ta nhìn ngón út bên tay trái của ta, trong lòng ta là một mảng lạnh giá.”Hoành Văn, ngươi nói thật với ta, ta luôn cho rằng ta có thể lên thiên đình là may mắn, trên thực tế có phải giữa ta và Thiên Xu sẽ luôn bị sợi dây này buộc chặt quan hệ hay không?”

Thiên Xu, Đỗ Uyển Minh. Nếu Thiên Xu là Đỗ Uyển Minh, hắn vẫn còn giữ ngọc bội mà ta đưa cho hắn, sau khi ta lên thiên đình cả hai đều là người quen, hắn vì cái gì lúc nào cũng mang thái độ lạnh lùng đối với ta, làm như không biết ta.

Hoành Văn nói: “Chưa đến mức như vậy. Dây tuyến trên tay ngươi và Thiên Xu đã trở thành tử kết, nhưng ngươi là phàm nhân, chỉ cần sau khi ngươi ở thế gian luân hồi năm kiếp, không gặp lại Thiên Xu, dây tiên khế tuyến này tự nhiên sẽ tiêu đứt. Nhưng ——” Hoành Văn bất đắc dĩ liếc nhìn ta một cái, “Mệnh của ngươi thật tốt, trùng hợp tiên đan của Thái Thượng Lão Quân rơi xuống hạ giới. Lại trùng hợp đã bị ngươi ăn. Ngươi phi thăng thành tiên.”

Thành tiên, vậy thì sao.

Hoành Văn thở dài: “Có thể đây chính là mệnh đến cả thần tiên cũng không quản được. Chỉ cần ngươi thành tiên, bất luận sau này có phải là tiên hay không, cái dây tiên khế chi tuyến này nghe nói trừ phi ngươi và Thiên Xu một trong hai phải tan thành tro bụi, nếu không không thể tháo ra được.”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận