Em Buông Tay Rồi. Anh Đi Đi

(10 năm trước).

Phong không hiểu sao nhưng cậu lại thích màu xanh, đặc biệt là màu xanh lá cây của áo chú bộ đội, của các chiến sĩ công an và màu xanh dương kết hợp với trắng trong màu áo của những người lính biển. Cho dù đi chơi ở đâu, cậu cũng xin bố mẹ cho mặc quần áo kiểu như thế.

Nghỉ hè năm ấy, cậu về quê thăm ông nội. Sau một ngày chỉ loanh quanh trong nhà ông, hôm sau cậu quyết định đi ra cánh đồng phía sau nhà. Cậu đã ngửi thấy mùi thơm phảng phất trong không khí. Xa xa, một lũ trẻ đang nướng ngô và khoai giữa cánh đồng. Một đứa bé gái ngồi giữa đang cầm củ khoai nướng, vừa thổi vừa bóc từng lớp vỏ. Đó chính là cô con gái diệu của giáo sư Hà Thế Hiển và cô Nhung, tên là Hà Nguyệt Dương. Con bé nổi tiếng khắp cả vùng làng quê với danh hiệu "ngoan từ bé" và có một ông anh cũng đạt danh hiệu "nghịch từ bé". Trong đám trẻ còn có một đứa bé gái nữa nếu nhìn qua sẽ thấy có nét hao hao giống với đứa bé cầm khoai nướng kia, chỉ tội Nguyệt Dương có nhiều nốt ruồi trên mặt hơn. Đứa bé nhìn thấy Phong đó chính là Hân Như, nó chạy ùa tới:

- Bạn gì ơi. Áo bạn đẹp quá. Bạn ra đây chơi cùng bọn tớ không?

Phong không nói gì đi theo Hân Như. Nguyệt hồ hởi:

- Các em, đứng dậy chào lính mới nào.

Cả bọn cùng đứng lên, vỗ tay bôm bốp, nàng nói tiếp:

- Thôi được rồi, mọi người ngồi xuống. Mời luôn cả lính mới ngồi.

Phong cảm kích đứa bé. Cậu đoán chắc cũng cùng tuổi cậu thôi nhưng đứa bé quá lanh lợi, dám chỉ huy được cả một lũ lắt nhắt. Nhưng vừa ngồi xuống, Phong đã nhổm ngay lên. Kẻ nào đểu thế dám để một nhánh cây bạc hà xuống chỗ cậu ngồi. Nguyệt Dương - con bé bóc khoai vừa nãy cười ngặt nghẽo:

- Ahihihi. Dính trưởng rồi. Chưa biết nội quy ở đây hả? Lính mới là phải chịu đòn trước khi được công nhận chính thức. Đây chỉ là hình thức nhẹ nhất. - Rồi nó chỉ vào áo Phong đang mặc - Áo bạn xấu như ma điên ý.

Cả bọn nhao nhao:

- Đúng đó. Lính mới xới cơm. Hôm nay bạn phải ăn hết chỗ khoai này mới được gia nhập nhóm.

Xời! Tưởng gì to tát lắm cơ, hoá ra chỉ cần ăn mấy củ khoai này thôi à? Phong đưa tay nhận những củ khoai bé nhỏ mà bọn trẻ đưa cho cậu. Nhưng đời đâu như là mơ, giá mà củ nào cũng ngon với được nướng chín thơm phức thì đâu có sao. Đằng này, được hai củ đầu rõ là ngon, sang củ thứ ba trở đi, vừa sống, sượng lại còn bị hà, mà lũ trẻ bắt phải ăn hết không được nhả ra trừ phần vỏ.

Phong nhíu mày. Nhìn con bé này cũng đâu đến nỗi nào mà sao lòng dạ xấu xa thế không biết? Nhưng dù sao cũng ở đây trong ba tháng hè, sau khi ăn xong bảy củ khoai nướng, mặt cậu không khác quỷ là mấy, mặt lấm lem, đen xì ý.

Nguyệt vỗ tay:

- Được đó. Rất có dũng khí. Đã sợ chưa? Còn muốn chơi cùng tụi này nữa không?

Phong "nạnh nùng" đáp:

- Bao nhiêu đây có là gì.

Nguyệt bĩu môi:

- Thế cơ ý. - Rồi nàng thấy con diều gần đó gợi cho nàng nghĩ tới thử thách tiếp theo. -Vậy thì thử thách tiếp theo đây. Bạn phải làm cho con diều này bay cao được.

Nguyệt này đúng là hình dáng đã không ưa rồi mà tính cũng hâm không chịu nổi luôn. Cái diều tự làm thì to như thế, lại chẳng có gió thổi qua, diều lên làm sao đươc cơ chứ. Nhưng Phong vẫn bước đến bên cái diều, cầm lên và bắt đầu chạy. Vất vả tầm mười lăm phút rồi mà con diều vẫn chưa lên. Nguyệt đắc chí nói nhỏ cùng đồng bọn:

- Tớ biết là cậu ta sẽ không làm đươc đâu.

Thế nào mà nàng vừa mới dứt lời, gió từ đâu thổi đến làm con diều dần bay lên. Bọn trẻ trừ Nguyệt và hai tên to béo bị Nguyệt giữ lại hô lên ầm ĩ :" Giỏi quá. Giỏi lắm." rồi cả lũ chạy theo cánh diều Phong đang thả. Nàng xụ mặt: " Còn chưa xong đâu".

Nguyệt quay sang bàn kế hoạch cùng hai tên mập:

- Ê. Tui có kế hoạch này cần hai người giúp nè.

Sau một hồi thì thầm hai tên kia lắc đầu chán nản:

- Nhìn cái mẹt ngu ngu thế kia mà mưu kế dữ. Thôi thì đồng bọn đã có lòng thì hai đứa đây cũng có dạ. Hai đứa tui đồng ý giúp.

Nàng "Yeah" lên một tiếng rồi gọi Phong:

- Tiểu tử. Như vậy là được rồi. Và đây là thử thách cuối cùng dành cho bạn.

Nàng chỉ về phía hai tên mập:

- Bạn chỉ cần đánh thắng được hai người đó thì bạn sẽ được gia nhập nhóm. A diu rẹt đi?

Khổ nỗi trẻ năm tuổi mà, học theo nhanh mà có biết chọn lọc gì đâu. Nàng xem cái chương trình dạy tiếng anh trên ti vi. Lúc đó TV cũng hiếm không phải là hiếm nữa, nhiều lần bố mẹ nàng kiến nghị nên mua TV mới mà ông bà chỉ chung thành với cái này thôi. Ông kể cái TV này là tiền cả hai tháng lương hồi xưa ông đi làm, mua kỉ niệm một năm ngày cưới của ông bà. Thời ấy TV hiếm lắm, trong xóm chỉ có một hai cái. Vậy nên cứ khi nào có phim là hôm đó nhà ông ngoại nàng vui cứ như là đi hội chợ ý, cười cười nói nói, tiếng TV thì chả nghe thấy, toàn là bà con cười nói, nghe chữ được chữ không, cứ đến đoạn gay gấn là họ biểu cảm kinh điển như họ đang đóng phim vậy, người khóc người cười , trong nhà không bao giờ ngớt tiếng cười nói. Ông ngoại nàng lại quý trẻ con nên ngày nào nhà ông cũng tụ tập trẻ chơi đùa, tối đến chúng lại ngồi nghe bà nội kể chuyện cổ tích, đứa nào cũng thích thú lắm. Sau này mỗi nhà tuy đã có một cái riêng nhưng vẫn giữ thói quen nên mỗi tối vẫn đông người như năm nào.

- "A diu rẹt đi" ??? Nghĩa là gì vậy?- Phong nhăn mặt khó hiểu.

Nguyệt nhíu mày;

- Là "bạn sẵn sàng chưa" đó ông nội.

Cuộc đời người ta phải ngoài năm mươi mới lên chức ông, vậy mà cậu mới chỉ năm tuổi thôi, vậy mà chỉ trong một câu nói đã lên tận chức ông nội rồi. Thế này cũng có ý chê cậu già và mong cậu sớm lên bàn thờ ngắm gà khỏa thân đây mà. Ác quá ác quá!

Phong gật nhẹ đầu. Hai tên mập xông lên. Cuộc chiến diễn ra rất hồi hộp và kịch tính. Phong chỉ được cái dáng cao ráo trong khi hai tên kia vừa to vừa mập ú ra. Phong bị du ngã nhào ra đất. Hai tên mập, một tên ngồi đằng dưới người Phong, đấm liên tiếp vào chân, một tên ngồi lên phần đầu cậu, đánh "bủm" một cái, Phong ngất lâm sàng.

Nguyệt đang cười khoái chí thì chợt tỉnh ra, thực ra tình thế đảo ngược so với suy nghĩ vừa nãy của nàng. Hai tên mập đang nằm dưới đất, bị Phong túm lấy tay như cảnh sát bắt giữ phạm nhân.

Vừa lúc bố mẹ hai tên mập ra đồng làm, Nguyệt nảy ra ý đồ xấu, nháy mắt nói nhỏ với hai đứa:

- Có người có người, hai bạn la lên.

Tức thì hai thằng nó kêu lên:

- La la la lá la là la la la. La la la lá la la là là là.Ba ơi, mẹ ơi, ông nội ơi, bà ngoại ơi... Cứu con.

Phục luôn đó. Vừa ăn cắp lại vừa la làng. Rõ ràng là chúng khiêu chiến trước mà bây giờ lại đổi lỗi cho Phong, đã thế còn gọi cả họ hàng ra chứ.

Bố mẹ chúng đến nơi thấy con mình khóc nhưng không quát gì Phong cả. Người lớn luôn hiểu rõ tính cách con cái của mình nên càng hiểu đây thực ra cũng chỉ là trò đùa trong cuộc chơi của bọn chúng. Vậy là kế hoạch bất thành, nàng hậm hực giậm chân cùng hai tên mập đó đi về. Người cần bị đánh thì lại không bị đánh, người không muốn bị mắng thì lại được ông bà cho "ăn" một trận mắng tơi bời, may có anh nàng nói bọn hộ. Kể từ tối hôm ấy, mối thù trong lòng nàng với Phong càng sâu nặng.

Nhà bà ngoai nàng chỉ cách nhà ông nội Phong có đúng một hàng rào. Nàng năn nỉ anh nguyên cả một buổi tối để anh "xử" Phong. Nào ngờ cái khoảnh khắc mắt hai người con trai chạm nhau, ý đồ giúp em gái mình trong anh cũng vụt biến. Anh nắm tay nàng kéo vào nhà. Nàng giữ lại:

-Anh. Chuyện này chưa xong mà.

Anh Bin giả vờ ngáp ngủ:

- Anh mệt rồi. Về ngủ thôi.

Nàng phụng phịu:

- Anh...

- Anh ngủ đây. G9 (good night) nhé.

Nàng hậm hực, có lẽ nào đây là yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên, chẳng cần nói năng gì, chỉ cần nhìn nhau một cái là đã quí nhau. Không phải chứ? Anh Bin cực kì men lì nhá.

Đứng nhìn chằm chằm nhau mười lăm phút không nói một câu gì, Phong đành mở lời trước:

- Bạn gọi tớ ra đây chỉ có là để đứng nhìn nhau thôi à.

Nàng bấy giờ vỡ mộng, không có anh thì nàng còn đứng đây làm gì nhỉ? Cơ mà chả nhẽ tự nhiên bỏ đi thì mất mặt lắm. Vừa may mà có tiếng bà ngoại gọi:

- Nguyệt ơi. Bố mẹ gọi điện cho con nè. Mau vào trong nghe rồi ngủ đi con không muộn rồi đấy

Nàng lễ phép:

- Vâng bà. Con vào ngay đây.

Nói rồi nàng chạy luôn vào nhà, bỏ mặc Phong với khuôn mặt nhăn nhó khó hiểu vì bị hai anh em nhà kia gọi ra, chẳng nói chẳng rằng, nhìn nhau mấy cái rồi đi vào nhà.

- - -

Sớm hôm sau, Phong một mình men sang cánh đồng bên cạnh. Buổi sáng nơi đây thật trong lành và yên tĩnh. Cậu đi trên những thảm cỏ xanh mướt mát, cảm cảm giác như đi trên mây vậy. Những giọt sương long lanh còn đọng trên lá. Hồi còn nhỏ ai cũng thích ngắm những giọt sương sớm đọng trên lá khoai, lá mon, cuộn tròn lại và trong suốt như pha lê. Hương thơm của những ruộng lúa đang thời kì trổ bông, ấp ủ những nhựa sống căng tràn.

Không khí còn thoảng mùi hương của ổi đào chín. Tiếng nước chảy róc rách dẫn ra những bãi rau cải, rau muống,... Ở những bãi cỏ voi trồng cắt về cho trâu, bò ăn có những con cào cào, châu chấu đang mải mê "cắt" từng phần lá cỏ đưa vào miệng. Nhiều bác nông dân đã ra đồng từ sớm. Phong nghe thấy nhưng tiếng thúc trâu, bò cày bừa nhanh chóng để về kẻo nắng. Phong ngồi bệt xuống thảm cỏ xanh gần đó. Cậu ngắt hai cây cỏ gà rồi cho chúng chọi nhau. Trẻ con thôn quê thích nhất là trò chơi này. Bỗng có tiếng nói vọng lại:

- Tên kia. Mi làm Nguyệt nhà ta bị bà mắng, hôm nay bọn ta liều chết với mi.

- Là do các người chơi xấu đó chứ.

- Không cần nói nhiều, anh em đâu xông lên.

Cả bọn cùng hô lên, nhưng đã có một đội quân nữa lấn át. Lại một tốp trẻ con từ đâu ùa tới, vừa chạy vừa hô to:

- Các ngươi dám xâm phạm lãnh thổ của bọn ta. Ta xử các ngươi.

Cuộc hỗn chiến xảy ra không khác gì Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Nhưng Đinh Bộ Lĩnh làm vì việc nghĩa, còn mấy thánh này.... Tuy không liên quan nhưng Phong vẫn ra tay giúp đỡ đội quân của Nguyệt ( không có Nguyệt và Như tham gia hôm nay). Hai tên mập do thân hình quá "đồ sộ", cứ bị du ngã liên tục. Phong nhiều lần phải kéo hai tên đứng dậy chiến tiếp. Nhận thấy cứ hỗn chiến thế này kiểu gì cũng có tên bị bầm giập, cậu đành phải dùng biện pháp nhẹ nhàng là giảng hòa:

- Khoan đã. Tớ có ý kiến. Nếu chúng ta cứ đánh hoài như này thì sẽ chẳng đem lai lợi ích gì mà còn có thể gây nên tội lỗi. Chi bằng hai bên chúng ta bắt tay giảng hòa, với lại việc phân chia lãnh thổ tớ nghĩ cũng không tốt. Hay là mọi người không cần phân chia lãnh thổ nữa. Nếu không chia lãnh thổ thì chẳng phải chúng ta sẽ tự do đi lại ở những vùng khác nhau mà không bị bắt nạt sao?

Bọn trẻ con ra vẻ đăm chiêu suy nghĩ một hồi. Trong suy nghĩ của chúng luôn đặt nhiệm vụ ăn và chơi lên hàng đầu, cái gì nghe lọt tai là chúng nó đồng ý ngay. Một tên trong nhóm kia vỗ vai Phong:

- Huynh đệ nói chí phải. Thôi quyết định như vậy nhé. Bọn tôi về trước đây.

Chỉ còn lại Phong và đám trẻ nhóm của Nguyệt, bọn nó vỗ tay:

- Hoan hô. Bạn giỏi quá.

Nói xong chúng nhấc cậu lên, công kênh về tận nhà, vừa đi vừa hô to:

- Vũ Phong muôn năm. Vũ Phong muôn năm.

Chúng làm nhộn nhịp cả một vùng làng quê. Nguyệt đang pha chè cho ông, thấy nhốn nháo cũng chạy ra xem thử. Nhìn cảnh tượng trước mắt mà Nguyệt lại thấy chướng mắt, nàng hỏi bọn trẻ:

- Sao lại thế này?

Một trong hai tên mập hôm qua đáp:

- Là bạn ấy đã cứu bọn chúng tớ đánh lại bọn làng bên đấy.

Nàng thật sự rất ghét Phong, ghét ngay từ lần đầu tiên gặp mặt. Nàng cũng chẳng hiểu sao lại như thế nữa. Nhưng lần này dù sao cậu ta cũng giúp bạn của mình, nàng cũng phải thay mặt chúng cảm ơn một tiếng:

-Dù sao cũng cảm ơn.

Nói xong Nguyệt đi thẳng vào nhà. Cả bọn lại tâng bốc Phong:

- Oa!!! Bạn sướng thật đấy nhé. Đến bọn tớ chơi chơi với hơn một tháng rồi con chưa nghe thấy Nguyệt nói từ "cảm ơn" bao giờ ý.

Phong chỉ cười trừ. Hơn ai hết cậu hiểu thực ra Nguyệt rất quý bạn của mình nên mới cảm ơn cậu chứ bình thường thì ...mơ đi.

~~~~~

Lúc còn trẻ con ai cũng rất thích đi sang nhà bạn cùng chơi. Hân Như đi loanh quanh, lại thấy Phong đang giúp ông của cậu ấy chăm sóc vườn rau trước nhà, nó ghé vào.

- Hế lô Phong. Bạn đang chăm sóc cho rau à?

Phong cũng mỉm cười đáp lại:

- Ừm. Hôm nay sao bạn lại đến đây vậy?

- À. Là tớ muốn nói chuyện này. Những việc xảy ra hôm qua bạn bỏ qua cho chị Nguyệt Dương nhé. Chị ấy bề ngoài thế thôi nhưng mà tốt tính lắm, toàn bảo vệ bạn bè của mình thôi. Mà tớ nói thật nhé. Bạn là người đầu tiên và duy nhất bị chị ấy ghét đó.

Chuyện của ngày hôm qua Phong cũng không để tâm, cũng chả ôm hận trong lòng làm gì. Nhưng vế sau câu nói của Hân Như thì rất đáng phải để tâm. "Gì chứ? Mình đâu làm gì mà Nguyệt Dương lại ghét mình chứ?"-cậu nhủ thầm rồi đáp lại:

- Ừ hì hì. Tớ không để tâm đâu. Mà hai người là hai chị em ruột à? Tớ nhìn hai bạn có nét giống nhau.

- Không phải đâu. Tớ với chị ấy là hai chị em cùng ông nội nhưng khác bà ngoại đó.

Phong lắc đầu khó hiểu, Như giảng giải:

- Có nghĩa là bố chị ấy với bố tớ là hai anh em ruột ý. Còn về chuyện tớ giống chị Nguyệt bạn thắc mắc cũng phải thôi. Mọi người đều nói tớ rất giống chị họ. Bố tớ còn bảo lúc bé toàn bế nhầm hai đứa thôi. May có cái lắc chân để đánh dấu không thì bây giờ tớ đã thành con của bác Hiển rồi.

Phong gật đầu:

- Ra là thế. À mà tớ vừa được bố mẹ gửi cho món đồ chơi gia đình. Hay là chúng ta rủ Nguyệt cùng chơi nhé.

Như cười:

- Ô kê. Để tớ gọi chị ấy.

Nó mau miệng gọi Nguyệt:

- Chị Nguyệt ơi. Sang đây chơi trò gia đình với bọn em.

Nguyệt đang xem tin tức cùng với ông bà, nghe đến chơi trò gia đình thì mắt sáng như sao chạy ra sân:

- Đâu đâu? Chị chơi với.

Thấy mặt Phong nàng định đi vào, Hân Như bồi thêm:

- Đồ chơi mới đấy chị. Ba người chúng ta mà chơi cùng thì vui lắm.

Rốt cuộc tâm hồn một đứa trẻ năm tuổi cũng bị lung lay bơi đồ chơi. Nàng chạy nhanh sang nhà ông nội Phong:

- Đâu? Chúng ta bắt đầu chơi thôi.

Phong dẫn hai người vào nhà và bày la liệt đồ chơi ra. Ba người phân vai: một bố, một mẹ và một đứa con. Bố thì không ai khác ngoài Phong. Thân là con gái, ai lại không thích đóng vai mẹ cơ chứ. Mặc kệ bố là kẻ thù truyền kiếp của mình, nàng vẫn nhận trọng trách lớn lao là vào vai mẹ, tất nhiên Hân Như sẽ vào vai con gái. Ba người diễn rất hợp ý nhau, giống hệt một gia đình thật sự.

" Bố ơi con yêu bố nhiều lắm"

"Nhưng bố lại yêu mẹ con cơ"

" Nhưng mẹ lại yêu bạn của bố mất rồi. Làm thế nào bây giờ nhỉ?"

Mặt ai đó giả vờ tức giận:

" Vậy thì anh sẽ làm cho bạn của anh xấu xí và nghèo túng, xem em còn muốn yêu nữa không?"

"Yêu hết. Đến chết vẫn yêu..."

" Em..."

" Em chưa nói hết mà. Đến chết em cũng chỉ yêu một người. Đó chính là chồng của em đây. Nếu em mà chết thì cũng phải dắt người đó đi cùng."

Phong không hiểu sao, trong tiềm thức của một đưa trẻ năm tuổi hiểu rõ đây là trò chơi nhưng trong lòng vẫn cảm thấy vui vui. Mười mấy năm sau nhớ lại mà cũng thấy hạnh phúc...

------

- Chị Nguyệt ơi. Chị lấy cho em quả ổi kia với.

Như chỉ tay vào quả ổi tàu chín vàng ươm lắc lẻo ở cành ngoài cùng chìa ra giữa ao. Để lấy quả ổi đó hẳn là rất khó, cây ổi cũng đã trồng đến năm sáu năm, do trẻ con trèo nhiều thành ra da của nó không xù xì mà trơn tuột. Nguyệt đưa ra ý kiến:

- Hay là em chờ chị về lấy sào ra chọc nhé.

Như lắc đầu:

- Không đâu. Em muốn chị lấy luôn cho em cơ.

- Nhưng mà...

- Đi mà chị.

Nguyệt miễn cưỡng đồng ý:

- Ừ được rồi. Em chờ chị ở đây, chị lên hái xuống cho em.

Như lễ phép:

- Vâng.

Vất vả lắm nàng mới trèo ra đến cành có quả ổi kia, nhưng nó thật sự rất xa so với tầm tay với của nàng. Cành ổi đã bắt đầu là là xuống mặt ao. Nguyệt cố với. Đến khi gần chạm đươc quả ổi thì một con gió thoảng qua, cành cây đung đưa, nàng không giữ đươc thăng bằng nên bị ngã tõm xuống ao. Nước trong ao không nhiều nhưng nàng không biết bơi, lại đúng lúc bị chuột rút, nàng cứ lặn ngụp tìm đường lên nhưng càng ngày càng chìm xuống. Hân Như hốt hoảng:

- Có ai không? Cứu với!

Theo thói quen, hôm nay Phong lại đi hóng gió. Bỗng thấy có tiếng kêu thất thanh, cậu chạy nhanh tới. Nhìn thấy Nguyệt sắp chìm xuống đáy ao, Phong vội nhảy xuống. May mắn vì bố mẹ luôn lo lắng cho sự an toàn của Phong nên dạy cậu bơi ngay từ nhỏ. Phong dùng hết sức đẩy Nguyệt lên khỏi mặt nước đưa vào đến bờ thì mệt dã dời. Một lúc sau có nhiều người kéo đến. Một anh thanh niên đỡ hai người lên bờ. Hân Như hoảng sợ:

- Chị ơi. Chị có sao không? Chị tỉnh dậy chơi với em đi mà.

Thấy nàng không nói gì con bé khóc dữ lắm. Bố con bé dỗ nó. Một chị có vẻ thành thục hô hấp cho Nguyệt. Một lúc thì nước trong miệng nàng được đẩy ra. Nàng từ từ mở mắt. Mọi người xung quanh mừng rỡ. Sau đó Nguyệt đươc đưa về nhà. Ông bà thấy thương cháu cũng chẳng dám trách, chỉ nói vài câu:

- Lần sau con không được nghịch nước nữa nghe không. May lần này có thằng Phong với cả dân làng đến kịp thời, không thì bây giờ không biết con sẽ như thế nào rồi.

- Vâng. Con xin lỗi vì đã để cho ông bà phải lo lắng. Là con chạy không chú ý nên trượt chân ngã xuống ao. Con hứa lần sau con sẽ chú ý hơn.

Nguyệt không dám nói ra lí do thật sự vì sợ ông bà lại mắng Hân Như. Nàng cũng gặp Hân Như mấy lần nhưng hễ gặp là nó lại khóc. Người lớn cũng như tất cả mọi người đều không ai hiểu lí do nó khóc là gì trừ nó và nàng.

Mấy hôm nay Phong cũng sang hỏi thăm Nguyệt. Nhiều lần nàng định cảm ơn mà không thốt ra được. Từ đợt ấy, nàng hay chơi với Phong hơn. Những tháng ngày hè còn lại giữa hai người cùng bọn trẻ trong xóm nhỏ đều tóm gọn trong lời hát:

" Dòng tin đăng quê hương tôi nay đang bão

Gió lớn cuốn mấy mái ngói bay

Nước cũng sắp cao ngang đầu

Chiều nay ai mang thêm bao nhiêu lo lắng

Chẳng biết sẽ có chỗ trú thân

Hay thức trắng với cơn mưa dài

Vội nhớ đến những ký ức đã quá xa.

Lúc ấy bé lắm có biết đâu

Thích bão giông ngập lũ

Để cha bắt cá ngay trong sân nhà mình

Con vui quên đi gió mùa về ôi bao năm rồi

Giờ tự nhiên khóc .

Ngày xanh trôi nhanh hơn khi xưa ta nghĩ

Lúc ấy chỉ muốn mau lớn lên

Để không ai gọi trẻ con

Rồi khi bao bon chen ưu tư cuộc sống

Ta mơ trở về ít phút thôi

Tiếc những tháng năm êm đềm.

Lại nhớ đến những lúc mới biết trước sau

Mấy đứa cuối xóm chơi rất thân

Mà mỗi đứa nay một nơi

Chẳng biết nghĩ đến những khi ta cười đùa

Có thấy rất vui hay chạnh lòng vì chỉ còn dĩ vãng ...

Ngày đó trong đêm khuya hanh khô nóng bức

Bà ngồi quạt hoài đứa cháu thơ

Gió đưa tôi vào giấc ngủ

Ngày đó mái tóc xanh đôi chân đi vững

Ánh mắt vẫn sáng tay dắt tôi rồi không muốn rời

Thời gian trôi qua những đứa bé lớn lên

Nhưng ai ngăn mái tóc phai màu

Ốm đau rồi đi mãi.

Phải chăng ai yêu thương bên ta một thời

Cũng sẽ sang bên kia bầu trời rồi tim nơi đâu

Ngồi buồn tôi nhớ

Ai cũng có tuổi thơ

Ai cũng có ngày xưa

Ai cũng nhớ tuổi thơ

Ai cũng nhớ ngày xưa."

---

Vừa mới ngày nào còn chí choé nhau, vậy mà đã được gần ba tháng. Hôm nay chính là ngày cuối cùng cậu ở lại đây, cậu muốn dành khoảng thời gian đẹp nhất này bên cạnh những người bạn của mình, đặc biệt là Nguyệt.

Vẫn là cánh đồng lần đầu cả bọn gặp và chơi vui cùng nhau mà sao hôm nay nơi này buồn đén não nề thế. Lũ trẻ biết cậu sắp đi nên chúng gửi những món quà của mình, đứa đưa vài củ khoai, nói: "Bạn còn nhớ những củ khoai hôm đầu bạn chơi cùng bọn tớ chứ? Nay tớ gửi chúng cho cậu. Lần này tớ chọn toàn củ ngon không đấy. Nhớ nhớ về thăm bọn này nha". Hai thằng béo sụt sịt: "Mai bạn đi rồi. Nay cho bạn đánh hai đứa tớ thỏa mái luôn đó. Lần này tớ sẽ không mách bố mẹ đâu". Hân Như cũng rưng rức: " Bạn nhớ về chơi với bọn tớ đó. Bọn tớ sẽ nhớ bạn lắm". Còn Nguyệt, tối qua nàng đã đập con lợn đất lấy số tiền mà nàng đã dành dụm được mua một chiếc vòng cổ có hình cỏ ba lá, mặt sau có dòng chữ nhỏ: "Tặng Phong- Nguyệt". Trùng hợp là Phong cũng dành số tiền dành dụm được nhờ ông mua cho mình một chiếc vòng tay cũng có hình cỏ ba lá và cũng có dòng chữ: "Tặng Nguyệt - Phong". Cả hai món quà đều được bọc trong chiếc hộp quà nhỏ nhắn.

Phong hôm đó xúc động không nói nên lời, lần lượt ôm và cảm ơn từng người một.

Ngày hôm sau, bọn trẻ đến rất sớm tạm biệt. Nguyệt cũng đến, nàng dặn:

-Bạn nhất định phải làm công an đó. Thật ra tớ rất thích bạn mặc áo màu xanh của các chú công an. Hôm đầu là tớ nói dối đó. Bạn trông rất giống luôn.

Phong ngoắc tay:

- Ừ. Tớ hứa với bạn. Nhưng bạn cũng đừng vẽ những chấm giống nốt ruồi trên mặt nữa, để tự nhiên sẽ đẹp hơn đó.

Cái khoảnh khắc cậu bước lên xe ô tô, nàng thấy sao lòng buồn bã khó tả. Cậu vẫy tay chào tạm biệt mọi người, miễn cưỡng bước lên xe ô tô, ngoảnh đầu lại nhìn Nguyệt đang cố gắng không cho nước mắt chảy xuống vì hôm qua Phong đã nói nàng không được khóc, nếu không cậu sẽ không về đây chơi nữa. Thế mà khi xe vừa lăn bánh, nước mắt nước mũi cứ đua nhau chảy.

Đi một đoạn đường khá xa, Phong muốn trở lại nơi này. Cậu xin bố mẹ, nhưng vì sau khi đưa cậu về hai người còn phải đi đến công ty giải quyết một vấn đề lớn nên họ cố dỗ ngọt cậu. Phong không chịu, cậu cởi dây an toàn, mở cửa xe chạy xuống dẫu biết rất nguy hiểm. Lúc mà cậu vừa xuống khỏi xe cũng là lúc một chiếc ôtô vừa lao tới. Ngày hôm ấy, máu đỏ thẫm cả một vùng. Từ hôm đó, cậu chẳng con nhớ gì nữa. Những kí ức chỉ trở về trong từng cơn mơ mỗi đêm, mỗi lần một chút. Nhưng người con gái trong giấc mơ ấy cậu chưa bao giờ nhìn thấy rõ mặt. Nhiều năm sau cậu trở về thăm quê ông nhưng cảnh sắc giờ đã thay đổi, trên cánh đồng cũng vắng bóng những đứa trẻ. Có lẽ chúng cũng bận đi học như cậu. Chỉ đến năm lớp 8 mẹ cậu đưa một đứa con gái cùng tuổi với cậu và nói đấy chính là một người bạn rất thân hồi nhỏ, cậu cho rằng đó là người con gái trong giấc mơ nên từ đó hai người rất thân với nhau.

Một tháng sau ngày ấy, Nguyệt cũng cùng bố mẹ về nhà của mình. Thật ra nàng đến nhà ông ngoại trươc Phong chỉ có một tháng nhưng tính cách nàng hòa đồng nên bọn trẻ con thân với nàng như họ đã thân nhau từ lúc bé xíu. Ngày lên thành phố, lũ trẻ cũng sướt mướt không khác gì hôm chia tay Phong. Điều không ngờ tới là hai người cùng ở trong một thành phố. Vậy mà đến lớp 10 họ mới gặp lại nhau và thêm sáu năm nữa mới biết họ là tri kỉ của nhau ngày nào.

Qua thời gian tính cách con người dần phải thay đổi, nhưng tình bạn thời trẻ con sẽ là những kỉ niệm khó quên trong lòng mỗi người.

"Lại nhớ đến những lúc mới biết trước sau

Mấy đứa cuối xóm chơi rất thân

Mà mỗi đứa nay một nơi

Chẳng biết nghĩ đến những khi ta cười đùa

Có thấy rất vui hay chạnh lòng vì chỉ còn dĩ vãng ..."

Tình yêu luôn hiện hữu ngay trước mắt chúng ta. Nó cũng như bong bóng xà phòng chỉ cần với tay là có thể chạm tới nhưng tới khi chạm được thì nó lại nhanh chóng vỡ tan. Con người cứ mãi tìm nó ở nơi xa thẳm nên chẳng mấy ai có thể có nắm giữ được tình yêu của mình.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui