Em Của Ngày Ấy


Tuyết Lê và Bình Quả trước khi đi còn hết sức nghiêm túc kéo tôi tới chụp hình bên ảnh kệ sách trong tiệm, lúc rời đi Bình Quả còn để lại cho tôi một ánh mắt đầy sâu xa.
Xét thấy tôi đã từng là người bị nhiều chuyện, không khó tưởng tượng ra việc Tuyết Lê sẽ dùng giọng điệu lời lẽ như nào để kể về quá khứ của tôi, nhưng thân là người bị hại, tôi không sợ một chút nào.
Hai ngày trước khi tiệm mới khai trương thì mẹ tôi tới chơi.

Người phụ nữ này luôn miệng nói muốn đi qua giúp đỡ, rốt cuộc thì sau khi chúng tôi làm xong xuôi hết thì bà mới ăn mặc lộng lẫy, đích thân tới hiện trường.
Bà đi kiểm tra một vòng và tỏ vẻ rất hài lòng, sau đó nhìn đồng hồ rồi nói cho tôi là bà có hẹn với dì Trần, sẽ đi ngay.
Tôi cười: "Hóa ra mẹ đi chuyến này cũng không phải là vì con à."
Mẹ tôi nghe xong quay đầu cười như không cười nhìn tôi một chút, thong thả mở miệng.
"Vì ai, cô là ai..."
Tôi không khỏi trợn trắng mắt.
Sau khi bà hát được một câu thì lại ung dung thở dài: "Mày nghe mẹ hát hay cỡ nào, sao mày lại không được thừa hưởng tý nào vậy.

Lại đi thừa hưởng cái cuống họng của bố mày, lúc nào hát cũng lạc điệu."
Tôi gật đầu: "Vâng vâng vâng."
Bà lại thở dài: "Khi con còn nhỏ, mẹ dạy cho con một bài "Triêu hoa tích thập" mà dạy hơn một tháng mà con vẫn không biết hát."
Ta gật đầu: "Vâng vâng vâng."
Chuyện này tôi nhớ rất rõ, bà đã nhắc không dưới hai mươi lần.

Không chỉ nhắc tới ở trước mặt tôi mà mỗi lần nói chuyện với họ hàng, cứ hễ nhắc tới chủ đề ca hát, thì tôi, đứa con gái này, chắc chắc sẽ bị lôi ra để chế giễu một phen, chế giễu tôi xong thì lại thuận tiện chế giễu bố tôi luôn.
So ra kém so ra kém, Hoàng Xuân Vân, người đang đứng đầu trong một cuộc thi ca hát nào đó ở thành phố A thì lại rất bình tĩnh.
Bà còn nói: "Lúc sinh con ra thấy là con gái thì vô cùng vui vẻ, còn mơ về hình ảnh hai mẹ con ta cùng đứng chung trêи một sân khấu, nhưng thật đáng tiếc."
Tôi dở khóc dở cười.
Mẹ tôi rất thích ca hát, nhiều năm qua bà cũng đã tham ít nhiều các hoạt động, có trả công hoặc là công ích.

Bà là một người thích tận hưởng cuộc sống, bố tôi rất thương bà, dẫn đến hiện tại bà ấy sống như một đứa trẻ.

Đôi khi tôi cũng thường tự hỏi là không biết tôi bây giờ sống rồi suy nghĩ rất tùy ý thì có phải là do ảnh hưởng từ bà hay không?
Sau khi bà ấy than vãn tiếc hận xong thì lại hỏi tôi một câu: "Tuệ Tuệ hát thế nào?"
Tôi lắc đầu: "Không biết, chưa nghe em ấy hát bao giờ."
Người dì mà hôm nay bà ấy đi gặp là bạn hồi cấp ba của bà ấy, cấp ba đối với bà ấy đã là chuyện rất lâu rồi, đoạn tình bạn xa xưa có thể kéo dài lâu như vậy rất là không dễ dàng.

Tôi nhớ mang máng lần trước khi tôi gặp dì này, thì bắt đầu bằng việc bà ấy nói khi tôi còn bé thì bà ấy đã từng bế tôi, tiếp theo là một ít chuyện lý thú khi còn bé của tôi, cuối cùng thì kết thúc với câu hiện tại đã lớn thế này rồi à, khung cảnh vô cùng kinh điển.
Trêи đường tôi đưa mẹ đi gặp dì Trần này, tôi mới nhớ gần đây có một chuyện quan trọng mà tôi chưa báo cáo với bà ấy.
Xét thấy chuyện này vẫn luôn là sự lúng túng giữa chúng tôi nên tôi đã nói với bà vào lúc đèn đỏ dài tận 90 giây.
Thở một hơi dài nhẹ nhõm, tôi nói: "Mẹ, con và Trịnh ɖu͙ƈ Tiệp chia tay rồi."
Trong miệng bà ấy còn đang ngâm nga một bài hát theo tiếng nhạc trêи xe, nghe tôi nói thì lập tức ngừng lại.
Bà quay đầu nhìn tôi một chút, tôi lại không dám quay đầu đối mặt với bà, chỉ có thể len lén dùng ánh mắt còn lại quan sát.
Thấy mấy giây sau đột nhiên bà lại cười, ánh mắt lại nhìn về con đường phía trước, nhàn nhạt đáp: "Mẹ còn chưa gặp con bé đó bao giờ." Bà nói xong thì hơi ngả người ra sau: "Xem ra là không cần gặp nữa."
Tôi "Ừ' một tiếng, và sau đó trong xe yên tĩnh gần một phút đồng hồ.
Lúc đèn đỏ chỉ còn mười mấy giây thì đột nhiên mẹ tôi mở miệng nói: "Năm đó sau khi con nói với mẹ thì mẹ vẫn luôn suy nghĩ, nếu con dẫn con bé về nhà thì chúng ta nên tỏ ra thế nào.

Quá nhiệt tình thì sợ con xấu hổ, quá lạnh lùng thì lại sợ nó suy nghĩ nhiều.

Mặc dù mẹ ít nhiều cũng chấp nhận chuyện đó, nhưng tận đáy lòng vẫn có chút khó xử, mẹ là phụ nữ truyền thống mà, gặp mấy chuyện này có thể sẽ không cư xử chu đáo được."
Tôi ɭϊếʍ ɭϊếʍ môi, nhìn thấy đèn đổi thành đèn xanh bắt đầu lái xe đi.
"Con gái luôn để ý mà." Bà ấy cười đó: "Khi đó mẹ nghĩ, nếu như con bé nhìn thấu tâm tư của mẹ thì nó có làm khó con không."
Tôi hít một hơi thật sâu, nhỏ giọng nói: "Mẹ muốn làm con khóc à?"
Không đợi tôi khóc thì mẹ tôi đã khóc trước rồi, tôi quay đầu nhìn bà một cái, rút tờ khăn giấy đưa cho bà.
Tôi hít một hơi rồi phun ra: "Mẹ làm gì vậy."
Bà lắc đầu, bên trong nghẹn ngào mang theo ý cười: "Già rồi, chịu không nổi mấy đề tài kiểu này."
Cũng may sau khi xuống xe, bà gặp dì Trần thì lập tức lại vui vẻ, sau khi hai người nói vài câu về tình hình gần đầy thì dì Trần quả nhiên đã chuyển sự chú ý sang tôi.
Bà ấy thuận tiện cũng hỏi một chút tình hình gần đây của tôi, nghe nói tôi đã mở hai cửa tiệm rồi còn mua nhà mua xe thì bà ấy tỏ vẻ rất thưởng thức.

Nhưng vừa nghe tôi đã ba mươi tuổi mà còn độc thân thì đột nhiên ồ lê một tiếng, lộ ra vẻ mặt đắng chát.
Xong rồi, hạ giá rồi đó.
"Cái này sao được trời, cũng không thể chỉ lo làm mà không tìm đối tượng, con như vậy thì sau này không gả được đâu." Dì Trần kéo tay tôi, nói: "Con gái ngoan à, có phải ánh mắt quá cao hay không, ánh mắt không thể cao, ở tuổi của con thì người khác chọn con, chứ không phải con chọn người khác nha."
Không chờ tôi đáp lời thì mẹ tôi đã phì cười một tiếng, dùng giọng điệu vô cùng ghét bỏ mà nói: "Thời đại nào rồi mà còn sống dựa vào đàn ông chứ, con bé nhà tôi hơi bị sướиɠ, một mình một người thoải mái cỡ nào."
Tôi cười ha ha với dì Trần.
Tôi đến độ tuổi này thì vấn đề này là khó giải quyết nhất, đều là bạn bè lâu năm của bố mẹ nên tôi không thể hành động theo cảm tính mà lấy bản thân ra làm lý do để giận dỗi lại được, như vậy thì trông tôi có vẻ rất không có giáo dưỡng.

Cho nên chỉ có thể im lặng không nói, gật đầu dạ dạ vâng vâng rồi sau đó mượn cơ hội rời đi.
Nhưng nếu như mẹ tôi có thể oán giận ngược lại thì việc này liền không giống nha.
Lúc mẹ nắm tay dì Trần vào nhà hàng thì hỏi tôi, tết Trung thu có rảnh về nhà hay không, tôi nghĩ nghĩ rồi gật đầu nói rảnh.

Bà lại hỏi Tuệ Tuệ có rảnh về nhà hay không, tôi nghĩ nghĩ rồi lại gật đầu lần nữa nói rảnh.
Thật ra lần đầu tiên dẫn Lục Tuệ về nhà cũng tôi rất khẩn trương nha, sự khẩn trương này tuyệt đối không thua kém chuyện công khai đâu nha.
Tôi nghĩ rất nhiều lý do lý trấu, nghĩ tới rất nhiều lời bào chữa, cũng nghĩ là nên bịa ra một câu chuyện cho mẹ tôi, nhưng cuối cùng tôi chọn cách ngoan ngoãn mà nói thẳng ra.
Bố Lục Tuệ mở công ty, trước khi tôi nhận nuôi Lục Tuệ thì nhà bọn họ vẫn luôn rất an ổn, cũng rất có tiền.
Sự giàu có này thể hiện ở chỗ ngày nào mẹ của em cũng mặc một bộ đồ hiệu không hề trùng lặp rồi đến tiệm hoa của tôi mua loại hoa đắt nhất, lấy về ra vẻ là chồng cô ấy tặng cho cô ấy.
Tình bạn giữa tôi và em cũng là do cô ấy mua hoa mua ra, khi đó bởi vì mẹ của em kiếm thật nhiều tiền, lại còn dám mời Hiểu Lê ăn bữa thịnh soạn đó.
Khi đó thì tôi cũng quen Lục Tuệ, trong ấn tượng ban đầu của tôi thì cô bé này vẫn luôn không thích nói chuyện, ngồi ở một bên cầm ly nước nghe chúng tôi nói chuyện.

Đôi khi nhàm chán thì sẽ chơi điện tử trêи điện thoại của mẹ em, đôi khi sẽ đọc sách, đôi khi sẽ ghi các từ tiếng Anh vào giấy nháp.
Khi đó chủ đề giữa tôi và mẹ em ngoại trừ chuyện lý thú trong sinh hoạt ra thì còn có khích lệ Lục Tuệ.
Rất ngoan, rất yên tĩnh, rất chân thành, rất ngoan ngoãn, cũng rất xinh đẹp.
Bé gái tự nhiên ngoan ngoãn thì ai mà không thích chứ.
Cho nên một thời gian sau khi nhà em xảy ra chuyện, tôi đều luôn đồng tình thương xót em.

Có một thời gian còn ở nhà cùng em, thân thiết tới mức chỉ thiếu điều kể chuyện cho em trước khi đi ngủ thôi đó.
Tôi cứ sợ em nhạy cảm, sợ em không quen, hồi mới chung đụng còn cẩn thận từng li từng tí, đoạn thời gian thương xót kia mới được mấy tháng thì bị một câu của Lục Tuệ: "Giản Hứa Thu, đừng nhìn em bằng ánh mắt đó." ngăn lại.
Thật ra tôi không biết ánh mắt tôi nhìn em ra sao, nhưng đã em đã nói như vậy, thì tôi nghĩ hẳn là ánh mắt thương xót của tôi quá mức lộ liễu rồi.

Thế là những ngày tiếp theo tôi liền ở chung với em một cách thoải mái vui vẻ.
Tôi còn nhớ rõ ngày mà mẹ em rời đi, là một chiều hoàng hôn, ráng chiều màu quýt phủ lên khắp thành phố.

Chủ nhật đó tôi theo thường lệ vẫn tới làm việc ở tiệm hoa, cô ấy gọi điện thoại nói là có việc tìm tôi, nói tôi khoan hãy về nhà, mấy phút sau, cô ấy liền xuất hiện ở trước mặt tôi.
Thật ra tôi không nhớ rõ lúc ấy mẹ em đã nói những gì với tôi, có lẽ là do quá bối rối, nên logic trong lời nói của cô ấy rối loạn vô cùng, tôi chỉ có thể từ trong lời trần thuật của cô ấy nghe hiểu công ty của chồng cô ấy xảy ra vấn đề, bây giờ chuẩn bị trốn đi.
Tính nghiêm trọng của chuyện này được thể hiện trêи mặt cô ấy vô cùng tinh tế, làm tôi cũng khẩn trương theo, nhưng trừ khẩn trương ra thì còn rất khó hiểu.
Cô ấy nói cho tôi những thứ này để làm gì?
Thế là khoảng thời gian kế tiếp cô ấy liền giải thích rõ vấn đề.
Cô ấy nói "chị không tiện mang theo con gái ra nước ngoài, hiện tại con gái chị chỉ mới học lớp 10, cũng không thích hợp với cuộc sống lang bạt như vậy." Còn nói là con bé rất thích tôi, hi vọng tôi có thể chăm sóc em một khoảng thời gian, chờ bọn họ về rồi lại đón em ấy.
Cô ấy nói xong thì đưa cho tôi một tấm thẻ, nói là phí sinh hoạt, mặc dù không nhiều nhưng hiện tại cô ấy chỉ có thể lấy ra được chừng đó.
Tôi thân là người dân bình thường thì khi nghe đến mấy câu này tôi đã từ chối rồi.

Chúng tôi chỉ có vài lần mua bán với nhau nên tôi không cần phải dính vào vũng nước đục này.

Nhưng mà cô ấy lại nói: "Trong thẻ có 300 vạn."
Tôi nuốt một ngụm nước bọt, đột nhiên nhớ tới mấy giây trước cô ấy đã nói, "Mặc dù không nhiều".
Không chờ tôi từ chối thì cô ấy còn nói: "Nguồn gốc rất sạch sẽ, chị sẽ không đem tương lai của con mình ra nói đùa." Cô ấy nói xong thì tay cầm thẻ lập tức chạm vào tay tôi: "Họ hàng của chị đều không đáng tin cậy nên chị không yên lòng, xin em, Tuệ Tuệ còn nhỏ."
Vây nên tôi cứ như thế mà đồng ý với cô ấy.
Cho nên lúc đó khi lần đầu tiên dẫn Lục Tuệ về nhà, lúc tôi giải thích sự tồn tại cho mẹ tôi thì sự kinh ngạc trêи mặt mẹ ta cũng không thua gì tôi.
Sau khi nghe xong bà chỉ hỏi tôi một câu: "Có người nào gây phiền cho con không?"
Tôi lắc đầu.
Khi đó mẹ Lục Tuệ đã xuất ngoại gần nửa năm, giai đoạn đầu tôi sợ hãi nên không dám dùng tiền của cô ấy.

Về sau thật sự là do quá nghèo, mà mức sống của Lục Tuệ thì lại cao, đồ dùng tôi mua cho em thì đều dựa theo thói quen cũ, dần dà cũng làm tôi nghèo rớt mồng tơi luôn.
Vì vậy vào một đêm yên tĩnh trời không mưa không mây, tôi run run rẩy rẩy rút một ít tiền ra, nhưng cũng may, tiền này đúng là như lời mẹ em nói, có nguồn gốc an toàn thật.
Mẹ của em nói là chỉ một khoảng thời gian, nhưng năm qua năm, đến bây giờ đã là bảy năm rồi.
Bảy năm, tôi đã quen với sự tồn tại của Lục Tuệ, nhìn cô bé lạnh lùng có chút già dặn này lớn lên từng chút một, trong lòng tôi có một loại cảm giác thành tựu đầy kỳ diệu..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui