Em Là Định Mệnh Của Anh


Tường Vy đang thưởng thức món bít tết xốt tiêu, món ăn ngon nhất của Đăng Khoa.

Anh ấy thật biết cách chiều chuộng nửa kia của mình.

Chính là cảm giác này, cảm giác được yêu thương, cảm giác ấm áp như ở bên gia đình.

Lúc trước buộc miệng nói sẽ tìm được ai chiều mình giống như ba thì mới kết hôn.

Ông cười lớn và vỗ ngực làm gì có ai giống như vậy.

Nhưng giờ chẳng phải có Đăng Khoa đây sao.

Không biết sau này sẽ như thế nào, nhưng hiện tại có ai cưỡng lại sự chăm sóc đặc biệt này chứ.

Cô không biết mình lại suy nghĩ vớ vẩn và tự cười một mình.

Làm Đăng Khoa cũng chú ý nụ cười tươi như ánh ban mai của cô.

Em như vậy mới tốt, lại hay nói hay cười và lì lợm như thời gian đầu chúng ta gặp nhau.

Có ai biết rằng một cô gái trông dịu dàng hoà nhã như em mà lại hung dữ như thế chứ.

Nhưng anh yêu tất cả ở em.

Chúng ta đã vô tình lướt qua nhau và bỏ lỡ nhau hết lần này đến lần khác.

Anh quyết định trở về vì biết mình không thể đánh mất em thêm một lần nào nữa.

Tường Vy, anh yêu em.

Đoạn anh đưa tay ra nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn mềm mịn của cô và mân mê chúng hồi lâu.

Chợt anh nhìn cô với ánh mắt nghiêm túc và dặn dò.

- Tường Vy! Hứa với anh, dù có chuyện gì cũng sẽ không buông tay nhau.

Có chuyện gì cũng phải nói anh biết!
- Dạ! - Cô cũng không suy nghĩ liền gật đầu đồng ý.

- Lúc trước mẹ về Việt Nam, đã nói gì với em? Em đã hứa với mẹ những gì?
Vừa nghe câu hỏi, Tường Vy chột dạ rụt tay lại nhưng Đăng Khoa vẫn cố chấp nắm lấy và nhìn cô với ánh mắt nghiêm nghị từ lúc nãy đến giờ.

Bị hỏi bất ngờ, cô chưa biết phải giải thích như thế nào, cô lí nhí trả lời, giọng hơi ngập ngừng.

- Là ai… đã nói anh biết vậy? Thành Vũ… hả?
Làm sao anh biết không quan trọng.

Giờ anh chỉ muốn biết lúc đó đã xảy ra chuyện gì.

Tường Vy, em nên biết em không làm gì sai cả, người yêu em, chủ động theo đuổi em chính là anh.

Lúc em mở lòng đón nhận anh, anh đã rất vui.

Sau tất cả những chuyện đã xảy ra với nhau, anh càng phải có trách nhiệm với mẹ con em.

Không để em và con phải chịu thêm thiệt thòi gì nữa.

Thấy thấp thoáng bóng dáng Hứa phu nhân ngoài hiên nhà.

Đăng Khoa cố ý nói lớn cho ở bên ngoài cũng nghe thấy.

- Mẹ đưa em một món tiền lớn và nói hãy rời xa con trai bà đi, đừng có ve vãn trước mặt nó nữa phải không?
Vừa nghe cuộc nói chuyện, Hứa phu nhân liền đứng lại, lặng lẽ nép vào chậu cây xanh, theo dõi câu chuyện giữa hai người.

Tường Vy vừa nghe xong câu nói cũng bất giác phì cười và trả lời.

- Anh làm như trong phim vậy? Mẹ không có làm gì em hết.

- Giọng cô bỗng chùn xuống và đầy suy tư.

- Chỉ là… em có con rồi, cũng hiểu cảm giác của mẹ, bà chỉ muốn điều tốt nhất đến với anh thôi! Còn em… không phải là điều tốt nhất, nên em…
Tường Vy rụt rè trải lòng.

Hứa phu nhân cũng đứng yên nín thở lắng nghe.

Bác Kim cũng dừng lại bên ngoài không làm gián đoạn cuộc nói chuyện của cả hai người.

Đăng Khoa từ nãy giờ đã biết tất cả, liền nói thêm, vẫn là chất giọng lớn cố ý cho bên ngoài nghe rõ.

- Anh đã lớn, anh biết tự quyết định cuộc sống của mình.

Nếu mẹ không đồng ý… anh sẽ bỏ về Việt Nam sống với em.

Tổng giám đốc gì, công ty của ba gì anh cũng không cần.

Anh chỉ cần em!
Hứa phu nhân đứng bên ngoài hết chịu nổi, bà nổi giận và toan bước vào dạy dỗ đứa con bất hiếu.

Đứa con trai luôn hiểu chuyện, điềm đạm nay lại vì một người con gái mà buông ra những lời lẽ vô tình như vậy, trong mắt con có còn người mẹ này không.

Nhưng vừa lúc đó Tường Vy đã lên tiếng.

- Anh mà còn nói như vậy nữa, em đánh chết anh! Anh luôn là người chính chắn, trưởng thành sao lại nói chuyện ấu trĩ như vậy?
- Anh…
Tường Vy nắm chặt lấy tay Đăng Khoa và dịu dàng nói thêm.

- Anh à! Chúng ta mới quen biết chưa lâu, nhưng khi xa nhau em thấy đau lòng và nhớ anh rất nhiều.

Anh cũng như em, có phải không?
- Nỗi nhớ em cứ cồn cào khiến anh day dứt không yên! Ngày nào anh cũng nhốt mình trong thư phòng và nhớ về em, đó là thế giới của anh và em trong ý nghĩ.

- Đăng Khoa khẽ mân mê các ngón tay cô và cười nhẹ hồi tưởng.

Bỗng dưng cô mỉm cười, nghiêng đầu nhìn anh và cong môi giải thích.

- Mình là hai người xa lạ thôi, nhưng khi xa nhau lại không thể quên như vậy.

Còn mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra anh, nuôi anh khôn lớn, nhìn anh trưởng thành từng ngày.

Anh rời bỏ gia đình như vậy, không phải mẹ sẽ rất rất đau lòng sao.

Anh mà làm mẹ buồn, thì coi chừng em!
Nghe đến đây, Hứa phu nhân bỗng thấy có chút mủi lòng, ánh mắt đã hơi dao động.

Không ngờ cô gái ấy lại dịu dàng hiểu chuyện như vậy.

Cô gái, con không trách ta mà lại còn nói đỡ cho ta.

Con có vẻ không giống những gì Gia Kỳ đã nhận xét, là người tầm thường hay ve vãn đàn ông thành đạt.

Ta thực sự đã ôm nhiều hiềm khích về con như vậy sao.

- Nhưng… anh không muốn rời xa em!
- Em cũng không muốn, nhưng có lẽ… chúng ta chỉ đành đợi mẹ chấp nhận thôi.

Nếu mẹ không chấp nhận, em cũng sẽ đợi… đến khi em già luôn, già đến nỗi anh phải sợ mà quay xe luôn.

- Thấy không khí căng thẳng, Tường Vy còn lém lỉnh pha trò.

Đăng Khoa phì cười và áp bàn tay nhỏ lên gò má anh và nũng nịu.

- Anh đã nói rồi, anh cũng sẽ già mà, lúc đó anh vẫn yêu bà già Tường Vy nhất.

Không hứa bên nhau trọn đời.

Nhưng hứa yêu nhau đến già nhé, dù có ở đâu đi nữa.

Đoạn anh nhắm mắt và hôn nhẹ lên bàn tay cô, và ấp ủ trong lòng bàn tay anh quyến luyến không rời.

Cô cũng trao cho anh ánh mắt đong đầy tình cảm, xúc động không nói thêm được gì.

Bên ngoài, Hứa phu nhân cũng đứng lặng người không muốn phá vỡ bầu không khí của cả hai.

Phải, làm mẹ ai chẳng mong muốn điều tốt nhất đến với đứa con của mình, nhưng nhiều khi điều tốt nhất lại không phải là điều con cần nhất.

Chứng kiến tình cảm của hai người dành cho nhau, Hứa phu nhân cũng nhẹ nhàng rời đi, không muốn chất vấn gì thêm nữa.

Bác Kim cũng thong thả bước theo Hứa phu nhân ra xe.

Ông cười hiền và nói.

- Bà chủ tuy là người sinh ra cậu Đăng Khoa, nhưng cậu ấy ở bên tôi nhiều nhất.

Khi ông bà sang Pháp định cư, hai anh em cậu ấy ở với tôi để hoàn thành việc học.

Sau này, du học về, cậu ấy cũng ở với tôi, tôi hiểu cậu ấy nhất.

Bằng ánh mắt và cử chỉ cậu Khoa dành cho cô Tường Vy, tôi đã biết cậu ấy đã tìm thấy chân tình cho cuộc đời mình rồi.

Hứa phu nhân nhoẻn miệng cười.

- Anh chưa có gia đình, anh thì biết gì chứ?
Bác Kim xấu hổ ho lên vài tiếng khụ khụ để giấu đi, khiến Hứa phu nhân bụm miệng cười khúc khích, có vẻ đã không còn thấy tức giận như khi nãy.

Thành Vũ cũng bước đến và báo tin.

- Anh Đăng Khoa nói muốn giới thiệu cho bác gái một người.

Người ấy bây giờ cũng đã đến nhà hàng.

Chúng ta qua đó luôn hay sao ạ?
- Ừm! Xem ra nó đã sớm biết ta về Việt Nam rồi, để xem có lại giở trò gì đây.

Chúng ta đi!
Nói xong cả hai cùng lên xe, chiếc xe nhanh chóng lao đi mất hút.

***
Tại du thuyền nhà hàng Rose Home.

Bác Lâm đang ngồi nhâm nhi ly nước mát và hài lòng ngắm cảnh Sài Gòn về trưa nắng đổ.

Ông gật gù khi thấy Đăng Khoa đã đúng khi chọn thiết kế nhà hàng mở trên du thuyền này.

Vừa có thể ngắm cảnh, vừa có thể đón cơn gió mát rượi giữa trưa hè.

Không gian thoáng đãng làm du khách tận hưởng hết không khí gió mùa đặc trưng của Sài Gòn tươi trẻ.

Nhưng không biết nó đang dự định điều gì mà lại hẹn mình vào Sài Gòn gấp như vậy.

Còn chưa kịp ghé nhà con gái hỏi thử, lần trước nghe nói Đăng Khoa là Tổng giám đốc công ty con bé, có đúng không nhỉ, hay bà dì giúp việc lem nhem nhìn lầm.

Tí nữa gặp tụi nó phải hỏi cho ra lẽ.

Đang suy nghĩ mông lung thì Thành Vũ và Hứa phu nhân bước đến.

Bác Lâm thoáng thấy bóng dáng quen thuộc, ông liền đứng dậy nhấp nhỏm xem thử là ai.

Khi đã đủ gần, Hứa phu nhân khi nãy cứ ngờ ngợ, bây giờ mới thảng thốt kêu lên.

- Trời ơi! Anh Lâm Bình Hoà phải không?
- Chị… chị Hứa, sao chị lại ở đây???
- Lúc nãy tôi cứ ngờ ngợ, Đăng Khoa nó nói muốn tôi gặp một người, hoá ra là anh Lâm hả?
Cả hai đều thắc mắc không biết tại sao Đăng Khoa lại sắp xếp cuộc gặp gỡ khó hiểu này.

Nhưng như vậy cũng tốt, gặp lại người bạn đã từ lâu không còn liên lạc, chắc hai người cũng sẽ có nhiều chuyện để nói với nhau.

Hai người tay bắt mặt mừng chào hỏi nhau một lúc, đoạn Bác Lâm kéo ghế mời Hứa phu nhân ngồi xuống và hai người bạn bắt đầu ôn lại những chuyện xưa cũ.

Bác Lâm và cố chủ tịch Hứa vốn là những sinh viên ưu tú nhất được học bổng toàn phần đi du học ở Pháp, phần thưởng ưu đãi của trường đại học họ đang theo học lúc bấy giờ.

Ở nơi đất khách quê người, cả hai lạ nước lạ cái, ngoài giờ lên lớp chỉ biết giết thời gian ở thư viện.

Nhờ đó họ dần thân nhau hơn, vì là đồng hương nên cả hai thấu hiểu hết mọi khó khăn khi đặt chân đến nơi đất khách quê người.

Bác Lâm mỉm cười và từ từ hồi tưởng, nhớ lúc đó mùa Đông bên Pháp rất lạnh, cả hai người bạn áo mặc không đủ ấm, chân cũng xỏ đôi tất cũ nghèo nàn.

Hai người cùng chia đôi nhau một ổ bánh mì lót dạ để chờ xe buýt đến địa điểm làm thêm.

Bên kia đường là một công trình đang xây dựng.

Hứa Đăng Hùng vừa nhai ổ bánh mì khô cứng vừa chỉ tay nói lớn.

“Sau này, tôi sẽ xây dựng một trung tâm thương mại còn lớn hơn thế này!”
“Còn tôi sẽ làm bếp trưởng, bán bánh mì ngon hơn chiếc bánh mì vừa khô vừa cứng này!!!”
Rồi cả hai cùng phá lên cười động viên nhau cùng cố gắng.

Thời gian trôi qua, ai cũng bận rộn với cuộc sống của riêng mình và sau bao nỗ lực cũng đã hoàn thành được tâm nguyện khi ấy.

Chỉ là mỗi người một nơi, cũng không thường liên lạc với nhau nhiều.

Cho đến khi Hứa Đăng Hùng gửi gắm con trai mình cho bác Lâm để trau dồi kinh nghiệm ở trường đại học Ý.

Hứa phu nhân khi đó cũng có biết về tình bạn của hai người, chủ tịch Hứa hay nhắc tới và cũng có vài lần gặp gỡ nhau khi khai trương nhà hàng Ý của bác Lâm.

Và lúc ông Hứa đặt viên gạch đầu tiên cho Halles, bác Lâm cũng có mặt để chúc mừng.

Lần cuối gặp nhau, chắc là ở đám tang của người vợ bác Lâm luôn yêu thương, trân trọng.

- Mới đó mà đã qua rất nhiều năm! Anh cũng vẫn ở vậy, không tìm hiểu ai hả?
Bác Lâm cười trừ và xua tay.

- Lúc đó con gái còn quá nhỏ, chỉ muốn làm sao cho con gái tôi luôn yêu thương được yên bề gia thất, mới tính đến mình… nhưng nó vẫn chưa được hạnh phúc.

Tôi không còn tâm trí đâu nghĩ đến mình.

Giờ nhìn lại cũng đã già, tôi không còn quan trọng nữa!
Nghe đến đây, Hứa phu nhân chợt nhớ đến hình ảnh cô bé chừng năm, bảy tuổi, đứng lặng lẽ đằng sau nhìn chăm chăm di ảnh của mẹ và mím môi tuyệt nhiên không khóc dù đôi mắt đã đỏ hoe.

Hình ảnh đó đã khiến bà đau lòng và lặng lẽ bước đến ôm cô bé vào lòng an ủi.

Vốn không có con gái, nên bà thật sự yêu thương con gái bác Lâm và sự hiểu chuyện của cô bé non nớt khi ấy lại khiến người lớn như bà không kiềm lòng được mà rơi nước mắt.

- Tôi nhớ ra con bé rồi.

Còn nhỏ nhưng lại hiểu chuyện đến đau lòng.

Lúc làm lễ cho chị nhà, phải đau lòng cỡ nào con bé mới nghẹn ngào không rơi nước mắt được.

Đến khi tôi vỗ về, nó mới oà khóc trong lòng tôi.

Điều đó làm tôi nhớ mãi.

- Nó là như vậy.

Có chuyện buồn cứ ôm lấy rồi đau khổ một mình.

Y như mẹ nó! - Ông cười trừ.

- Anh nói nó vẫn chưa yên bề gia thất hả? Sao y như con trai tôi, bọn trẻ làm người lớn thật đau đầu! - Bà Hứa thở dài.

Bác Lâm dừng lại uống một ly nước mát và bắt đầu trải lòng.

- Thật ra mấy năm về trước nó đã lập gia đình, nhưng gặp một số chuyện nên đã ly hôn từ lâu.

Giờ nó sống một mình nuôi con gái thôi.

Không biết tôi có làm tấm gương xấu cho nó không.

Giờ nó cũng bảo chỉ muốn ở vậy nuôi con nó nên người.

Nói xong bác Lâm lại lắc đầu và cười chua xót khi nghĩ đứa con gái bé bỏng ông luôn yêu thương hết mực.

Hứa phu nhân ngập ngừng hỏi thăm thêm.

- Con bé còn rất trẻ, nó không chịu tìm hiểu ai thêm hả anh?
- Nó cũng có… nhưng rồi mặc cảm mình không thể có con được nữa, nên nó cũng… đành chia tay cho người ta tìm hạnh phúc mới.

- Bác Lâm thật thà, dường như bao nhiêu nỗi buồn đau, uất nghẹn đến hôm nay mới nói được thành lời.

Nghe đến đây, Hứa phu nhân giật mình.

- Nó bị tai nạn gì hay sao nghiêm trọng vậy anh?
- Năm đó sinh con, nó bị khó sinh phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật cầm máu.

Nên giờ cơ thể bị tổn thương nặng, không thể mang thai được nữa.

Nhưng chuyện cũng qua rồi.

Giờ nó không còn buồn nữa mà chấp nhận số phận thôi!
Thấy bác Lâm lại cười đau khổ, Hứa phu nhân chợt thấy chạnh lòng, nhớ lại bản thân khi xưa lúc sinh Đăng Khoa, bà cũng bị băng huyết những tưởng sẽ không còn được gặp lại gia đình.

Nhưng Chúa phù hộ, giây phút tỉnh lại trong phòng hồi sức và nhìn những gương mặt thân quen, bà như đã sống lại một lần nữa.

Sau đó dù cơ thể đã hồi phục, nhưng chủ tịch Hứa khi ấy lại nhất định không để vợ mình mang thai thêm một lần nào nữa, dù cả hai rất mong chờ một đứa con gái.

Có thể hiểu, tại sao lúc gặp con gái bác Lâm, bà lại đem lòng yêu thương như thế.

Phụ nữ khi sinh con đúng là thập tử nhất sinh, sơ sẩy một phút, cửa sinh cũng là cửa tử.

Vậy mà cô bé năm nào mọi người cùng yêu thương lại phải trải qua điều khủng khiếp như vậy.

Con bé chỉ mới nửa đời người, đã phải chịu nhiều nỗi đau chia ly, bên bờ sinh tử như vậy.

Thật khiến người ta thương cảm.

Cả hai cứ ngồi nói thật nhiều chuyện.

Không để ý xe Đăng Khoa từ lúc nào đã đến và đỗ lại bên cạnh nhà hàng…


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui