Sau khi qua năm mới, khắp nơi đều bận rộn không ngừng.
Tiểu huyện này tuy cách xa kinh thành nhưng ví trị cũng là ở phía bắc.
Chỗ này đã hạn hán hơn hai tháng thì càng đừng nói tới mấy huyện ở phía trên.
Nghe nói từ khi ăn Tết có một trận tuyết lớn thì sau đó không còn có mưa, sương hay tuyết rơi nữa.
Hiện giờ mưa to một trận, từ hôm qua tới hôm nay vẫn chưa ngừng, bá tánh thấy tình hình hạn hán đã qua nên mỗi người đều rất vui mừng.
Cha của Vệ Thường Khiêm, người từng làm thủ phủ của nội các Vệ lão thái gia cảm thấy chuyện này có chút không đúng.
Mấy ngày trước, ông nhìn tinh tượng, lại đối chiếu với sách cổ, sáng nay ông nói cho Vệ Thường Khiêm rằng sắp tới sẽ có mưa to, hơn nữa sợ là sẽ mưa liên tục nửa tháng tới một tháng.
Lượng mưa lớn như vậy, tình hình hạn hán hẳn là sẽ giảm bớt nhưng sau đó bị lũ lụt sẽ là thiên tai mới.
Vệ lão gia còn nhắc tới một chuyện; “Huỳnh hoặc thủ tâm, sao Tử vi suy thoái, hai sao Văn khúc, Võ khúc lại sáng lấp lánh.
Đây là sắp có chuyện lớn xảy ra”.
Xem tinh tượng đoán thời tiết là từ xưa đã có, tỷ như trong tục ngữ sẽ có mấy câu như là “Triêu hà bất xuất môn, Vãn hà hành thiên lí”*, cũng là kinh nghiệm người xưa đúc kết được khi quan sát tinh tượng.
*Sáng có ráng vàng không nên ra ngoài, tối có sao thì có thể đi được ngàn dặm.
Đây là câu tục ngữ của Trung Quốc, buổi sáng có rám vàng tức là sẽ có mây, thời tiết hôm đó sẽ không được tốt, còn nếu ban đêm mà có ánh sao chứng tỏ hôm sau trời quang đãng, có thể ra ngoài làm việc.
Vệ Thường Khiêm cũng đã đọc qua một số sách ở phương diện này, những thứ đó ông cũng hiểu.
Nhưng sau Vệ lão thái gia lại nói gì mà sao Tử Vi, chính là những việc bói toán dựa theo tinh tượng, nhiều thế hệ truyền thừa của Khâm Thiên Giám hoặc là kỳ nhân dị sĩ giang hồ mới xem hiểu, người thường căn bản không thể nào học được.
Nhưng dù có nghe không hiểu thì Vệ Thường Khiêm vẫn lựa chọn tin tưởng Vệ lão thái gia.
Đặc biết là việc mưa bất thình lình bị cha ông nói trúng rồi, do đó càng khiến người tin phục.
Rốt cuộc không ai hiểu rõ năng lực của cha ông hơn ông, không tới hai mươi tuổi đã là thiên tài vượt qua lục nguyên, bất luật là nhìn qua sách gì cũng không quên được, không cần người dạy cũng có thể tự mình ngẫm ra, suy một ra ba, ở trong lòng Vệ Thường Khiêm, cha hắn chính là toàn năng.
Huỳnh hoặc thủ tâm, ý là muốn phát sinh tai nạn lớn.
Sao Tử vi là đế tinh*, sao này sáng tức là long ỷ kia hẳn là phải đổi người ngồi rồi.
Sao Văn khúc, Võ khúc vô cùng lấp lánh, chính là sẽ xuất hiện văn thần và tướng lãnh tài giỏi.
*Sao của đế vương
Tân đế kế vị, tất nhiên sẽ nới lỏng khoa cử, tiền triều còn có hoàng đế đang ngồi, nhân tài muốn được tuyển khó khăn hết sức, chuyện thiên lý khó dung nhiều vô kể, nếu thật giống như Vệ lão thái gia nói, đầu tiên là thiên tai không ngừng, sau tân đế lên ngôi, còn có người tài ba xuất hiện lớp lớp, khả năng cao sẽ có chuyện này.
Vệ gia hiện tại ngủ đông, thay đổi triều đại xong đương nhiên phải đổi một cách nói khác.
Nhưng quay lại cũng chẳng phải chuyện đơn giản, hoàng đế hiện tại có thể nhớ rõ nhà ông là ai nhưng tân đế thì khó nói.
Đặc biệt là trận phong ba năm đó, Vệ lão thái gia lựa chọn không đứng phe nào không tỏ thái độ, bo bo giữ mình.
Lúc ấy, ông còn kiêm thêm chức Thái sư của Thái Tử, thân với Thái Tử.
Tiêu Giác từng lén xin sự giúp đỡ của ông, hy vọng ông có thể giúp Thẩm gia một phen.
Vệ lão thái gia không dao động, sau đó không lâu tự mình dâng tấu từ chức, về quê.
Lúc đó, Vệ Thường Khiêm nghi hoặc, hỏi cha hắn hà cớ phải làm như vậy?
Vệ lão thái gia nói: “Người khác nhìn chúng ta là một nhà hai văn thần, cũng coi như là giành được lòng vua, danh gia thế môn.
Nhưng vậy thì có ích lợi gì đâu? Nhà ta nhỏ như vậy, vinh sủng càng không thể so được với Thẩm gia.
Nhưng ngọn núi lớn như Thẩm gia lại đổ, con còn không rõ sao?”.
Vệ Thường Khiêm không hiểu, Thẩm gia sụp đổ là do nhà hắn mưu phản, chứng cứ vô cùng xác thực, bị mấy người tố giác.
Đó là gieo gió gặt bão, cha hắn không đứng về phía nào cũng là bình thường, có gì mà không hiểu chứ?
Vệ lão thái gia lại mắng: “Ta nói con đọc sách hồ đồ cả rồi”.
Nhưng dù sao là nhi tử ruột của mình, ông vẫn là một người dễ nói chuyện.
giải thích nói: “Mấy thế hệ của Thẩm gia đều chưởng quản quân đội, tổ tiên giống với Anh Quốc công đều là khai quốc công thần.
Thẩm gia quân chỉ nhận người Thẩm gia, không nhận hoàng đế, nhà hắn muốn phản thì sớm đã phản rồi, sao sẽ phản ở thời điểm cháu trai nhà mình là trữ quân? Ăn no quá nhàn hả?”.
Vệ lão thái gia ngừng một lúc lại nói: “Con lại nhìn lại mấy nhà tố giác bọn họ, đều có quan hệ thân thiết với Thẩm gia không sai nhưng đều là văn thần được đế tâm.
Quốc trượng Thẩm gia đầu óc có vấn đề sao? Còn nói với mấy văn thần đó thương lượng chuyện tạo phản? Sao? Còn trông cậy vào tạo phản để văn thần cho hắn một cái thanh danh tốt hả?”.
Vệ lão thái gia dù sao cũng xuất thân hương dã, lúc không chú ý nói chuyện có hơi thô nhưng cũng thật dễ hiểu.
Vệ Thường Khiêm cả kinh nói: “Ý của cha là, Thẩm gia mưu phản là giả, công cao át chủ, chọc đương kim nghi kỵ là thật? Chuyện tới nước này đều là do đương kim an bài? Cho nên cha mới kiên quyết không tham dự vào?”.
Vệ lão thái gia không nói chuyện nhưng ánh mắt nhìn con trai nhà mình như nhìn đứa ngốc.
Sau khi được giác ngộ xong, Vệ Thường Khiêm lại tiếc hận cho Thẩm gia, nói: “Thẩm quốc trượng là người tốt, mấy năm nay bảo vệ quốc gia, cứu vớt vô số lê dân bá tánh.
Cứ như vậy bị bôi nhọ tới chết, thật sự khiến người khác không đành lòng”.
“Không đành lòng cũng phải nhịn”, Vệ lão gia nói, “Thẩm gia có thâm căn cố đế như vậy, nói đổ là đổ.
Nhà ta căn cơ nông cạn, chọc vị kia không vui, cả nhà bị diệt cũng chỉ là trong chớp mắt”.
“Nhưng cái chúng ta phải chịu, không có Thẩm gia, Thẩm gia quân tan rã, khổ chính là bá tánh”.
“Vậy con cũng không cần lo, Thẩm gia đổ nhưng Thẩm gia quân không đổ”.
Vệ lão thái gia nhắm mắt dưỡng thần, “Con cứ chờ xem, vị Thẩm nhị công tử ở tử lao kia tất nhiên sẽ không chết”.
Vệ Thường Khiêm còn muốn hỏi rất nhiều nhưng Vệ lão thái gia thấy ông quá ngốc nên lười nói nhiều với ông.
Thời điểm ông thấy phiền thì đến nhi tử ruột ông cũng không nể mặt.
Khi đó, Vệ Thường Khiêm làm ở Hàn Lâm viện đã nhiều năm nhưng Hàn Lâm viện không có nhiều lục đục như vậy, phần lớn thời gian đều nghĩ xem làm thế nào viết văn cho tốt, viết sách lập đạo, tranh nhau lợi hại, cũng chỉ là muốn có một cơ hội phô bày trước hoàng đế hay thái tử mà thôi.
Hơn nữa, Vệ gia còn có Vệ lão thái gia một mình đảm đương một phía, Vệ Thường Khiêm núp dưới cánh chim này, thật đúng là chưa từng gặp qua mảng tối chốn quan trường, cũng khó trách Vệ lão thái gia nói ông đọc sách hồ đổ cả ra.
Năm trước, hoàng đế đã bắt đầu ủy quyền dần cho thái tử, mỗi người đều tranh nhau lộ mặt trước thái tử.
Vệ lão thái gia lại sai hắn lấy cớ dưỡng bệnh mà lui ra, nói trắng ra là kinh thành này không ở được nữa, nhà ta chạy mau!
Vệ Thường Khiêm cũng nghe cha ông, không biết nội tình mà từ quan về quê.
Hiện giờ ông biết thế cục triều đình có thay đổi lớn, trong lòng cũng nhịn không được mà nóng lên.
Tuy vậy, ông cũng biết từ quan dễ nhưng phục chức khó, hơn nữa, cha ông năm đó không theo phe ai cũng không hỗ trợ gì, không chừng hình tượng trong lòng thái tử cũng đã xuống dốc, không nhớ nhà bọn họ đã là tốt rồi nào còn nghĩ tới chuyện sẽ đề bạt nhà bọn họ.
Con của ông thật ra cũng giống ông và cha ông, thông minh có thiên phú, đi thi ắt sẽ không kém nhưng cố tình như vậy chỉ thiếu nước nói thẳng ra là “Nhà của chúng ta trước từ quan vì bo bo giữ mình, hiện tại tai qua nạn khỏi chúng ta đã về rồi đây!”.
Mặt mũi đau chết cho xem.
Hơn nữa con ông vẫn luôn theo cha ông đọc sách, Vệ Thường Khiêm tuy biết chính mình có thiên tư kém nhất trong ba người nhưng nửa đời trước ông dựa vào cha, nửa đời sau dựa vào nhi tử thì có chút mất mặt.
Cho nên Vệ Thường Khiêm hy vọng Khương Dương có thể bộc lộ tài năng ở khoa cử.
Khương Dương chính là học sinh một tay ông dẫn dắt, chờ hắn tỏa sáng ở khoa cử, tân đế khẳng định sẽ hỏi, sĩ tử nhà nghèo như ngươi có thể có thành tựu như này, lão sư là ai?
Khương Dương có thể nhắc tới lão sư là hắn, lưu chút ấn tượng trong lòng tân đế, sau đó Vệ gia phục chức cũng sẽ dễ dàng hơn, cũng để cho người trong thiên hạ hiểu rõ, Vệ Thường Khiêm hắn cũng có vài phần bản lĩnh!
Cho nên ngày đó dạy học, Vệ Thường Khiêm sai hạ nhân đứng xa xa, còn đóng hết cửa sổ.
Ở đây đều là học sinh của hắn, vinh nhục đều cột chặt với nhau, tuy có một cái người nghe giảng là Tiêu Thế Nam nhưng Tiêu Thế Nam và Khương Dương là người một nhà, không lo bọn họ ra ngoài nói bậy.
Cho nên Vệ Thường Khiêm trực tiếp nói với bọn họ: “Ta nhận được tin tức, nói sau đó không lâu khả năng triều đình sẽ mở ân khoa, kêu gọi nhân tài góp sức cho triều đình.
Tuy không biết thật giả nhưng hiếu kỳ trên người A Dương cũng chỉ còn hai mươi tháng, chuẩn bị cho thi cử sớm không nên muộn, từ hôm nay trở đi, ta sẽ để A Dương học một mình, những người khác dựa theo tiến độ của mình mà học”.
Trên mặt Khương Dương nghiêm túc, hắn đương nhiên là có khát vọng nhưng bởi vì đang để tang chỉ có thể chờ ba năm.
Hiện giờ Vệ Thường Khiêm nói là “khả năng” nhưng “khả năng” như vậy cũng đủ làm lòng hắn dậy sóng.
Sở Hạc Vinh và Khương Lâm không sao cả, trình độ hai người chẳng khác nhau bao nhiêu, đều là vừa học xong sách vỡ lòng, chuyện thi cử bọn họ quăng tám cái sào tre cũng không tới.
Ngược lại, Sở Hạc Vinh rất vui: Lão sư chỉ dạy cho Khương Dương, vậy hắn có phải được thả lỏng đôi chút rồi không?
Tuy rằng hắn cũng không nghiêm túc học được bao nhiêu nhưng hằng ngày dưới áp lực của Vệ Thường Khiêm cũng chỉ có thể kẹp chặt đuôi làm người.
Trước đó hắn còn đang cười trộm, chờ Vệ Thường Khiêm gọi Khương Dương ra nói chuyện riêng, hắn quay đầu nhìn Tiêu Thế Nam.
Nhưng không nghĩ tới Tiêu Thế Nam luôn ở cùng phe với hắn không có cười trộm với hắn mà trên mặt xuất hiện biểu tình cao hứng kích động vô cùng.
Đây là làm sao? Người đi thi cũng không phải hắn, hắn kích động cái giề! Sở Hạc Vinh không rõ nguyên do.
Tiêu Thế Nam sao có thể không kích động a?! Hôm nay hắn còn nghĩ ngày sau hồi kinh, Khương Đào và Khương Dương có thể bởi vì không có bối cảnh mà bị cha mẹ hắn xem thường hay không, cũng sợ bởi vì thân phận khác biệt nên hắn và Khương Dương càng đi càng xa, đánh hỏng nhân duyên của bản thân và bọn họ.
Nhưng hiện tại Vệ Thường Khiêm nói Khương Dương có khả năng thi cử sẽ đỗ.
Tiêu Thế Nam không biết mình học như nào nhưng Khương Dương trong lòng hắn là lợi hại nhất, thông minh nhất, hắn cảm thấy Khương Dương nhất định sẽ đỗ, nói không chừng giống như Vệ lão thái gia, đỗ một lúc tam nguyên lục nguyên luôn.
Tới lúc đó, Khương Dương trở thành quan quý trong triều… Tuy rằng người có học và bọn họ không cùng một đường nhưng cùng làm quan trong triều, khẳng định sẽ không bị người khác xem thường.
Tiêu Thế Nam vui tươi hớn hở mà nghĩ, trong thoại bản có viết công chúa trẻ tuổi thích tuyển Phò mã là Trạng Nguyên sao? Hắn nhớ rõ nữ nhi của hoàng đế có rất nhiều, tuổi nào cũng có, diện mạo đa phần giống mẫu phi các nàng, mập ốm cao thấp không giống nhau, còn có mấy công chúa hắn nhớ rõ, hồi còn bé chạy sau lưng hắn và Tiêu Giác, trưởng thành tuyệt đối sẽ không kém, đến lúc đó tuyển một người làm tức phụ cho Khương Dương!
Ầy… Tuy rằng vai vế có chút loạn nhưng mặc kệ, tóm lại có thân phận tôn quý, Khương Dương có thể cùng hắn thân càng thêm thân, ngẫm lại khiến cho người khác cao hứng.
Tác giả có lời muốn nói:
Khương Dương: Không ngờ tới a không ngờ tới.
Không ngờ rằng trước chưa nói tới thi đỗ, ta còn chưa có thi, có người đã nghĩ xong chung thân đại sự cho ta rồi.
Tiêu Thế Nam: Nghĩ sớm là vừa.
Lời của editor: Không biết mình nói qua cái đỗ tam nguyên với lục nguyên cho các bạn chưa ấy nhỉ? Đỗ trạng nguyên liền một lúc của các đợt thi sẽ được gọi là tam nguyên với lục nguyên, Nguyến Khuyến được gọi là Tam nguyên Yên Đổ cũng là do đỗ trạng nguyên của ba kỳ thi Hương, Hội, Đình đó. Còn sao gọi là lục nguyên thì qua mấy chương sau sẽ rõ ạ.
Lại tâm sự tí: Thực ra muốn cho các bạn một bất ngờ là tui đã edit hoàn truyện nì rùi nha nhưng mấy phiên ngoại dài quá còn đang lết chưa tới nơi.
Muốn đăng lên cũng cần thời gian nha nên các bạn cứ chờ xí, mỗi ngày tui đăng tầm 10c vì sửa lại các chương cũng tốn xíu thời gian.