Về nhà, Liễu Sùng bắt đầu thảo luận các vấn đề kinh doanh với Trình Ương.
Hai người ngồi cạnh nhau trên ghế sofa, Trình Ương lắng nghe những gì Liễu Sùng thấy sáng nay.
Sau khi nói xong thấy anh tràn đầy mong đợi nhìn mình thì cậu hỏi "Anh thực sự quyết định buôn bán nhỏ lẻ?"
Liễu Sùng cười cười, nâng tay Trình Ương hôn một cái "Dĩ nhiên là vậy, anh đã tính rồi, cho dù một ngày chỉ kiếm được chừng một trăm đồng thì cũng nhiều hơn so với đi làm công cho người khác.
Bây giờ khó tìm việc không nói, mức lương cũng không được như ý.
Hơn nữa sau này chúng ta bán rau nên cũng không cần ra ngoài mua, có thể tiết kiệm một khoản chi tiêu, thêm vào đó mỗi ngày còn có thời gian tới chăm lo cho em.
Em ở nhà một mình anh thật sự không yên tâm, em cảm thấy thế nào?"
Trình Ương có chút chần chừ.
Nhìn thì thấy tự do đấy nhưng thực tế rất cực khổ, dậy sớm thức khuya còn phải dầm mưa dãi nắng, để lãi được một số tiền chỉ có thể từng chút từng chút cân đo.
Thím Tằng nhà cậu từng bán rau, mỗi ngày sau khi về nhà không phải oán hận quản lý đô thị quá hung hăng không cho bày sạp thì chính là than phiền cái thúng này quá nặng, đau vai đau chân cực khổ vô cùng.
Vả lại bọn họ đến thành phố xa lạ không quen thuộc này, cậu thực sự không yên tâm cũng không nỡ bỏ, liền cau mày hỏi "Vậy anh muốn bán ở chỗ nào, đi lấy sỉ rau ở đâu anh biết không, biết cân bằng đòn cân không?"
"Cân đòn cân có thể học mà, không khó đâu." Liễu Sùng nhìn ra được Trình Ương lo lắng cho mình, trong lòng không khỏi mềm nhũn.
Anh vuốt ve mu bàn tay Trình Ương một lát, sau đó chuyển vị trí nhẹ nhàng ôm lấy cậu vào lòng, ngửi mùi thơm dễ chịu trên cổ cậu, nghiêm túc nói "Nơi bán sỉ rau thì còn đơn giản hơn, hỏi xem chợ đầu mối ở chỗ nào là được.
Nhưng mà bán ở đâu thì anh còn chưa nghĩ ta, nên thuê một sạp trong chợ yên ổn bán, hay là học những người bán hàng rong gánh thúng rong ruổi khắp đường cùng, ngõ hẻm? Cả hai đều có ưu điểm và khuyết điểm, anh cần phải tìm hiểu kỹ trước khi quyết định."
Trình Ương nào bằng lòng để anh gánh rau đi khắp nơi, cậu không chút nghĩ ngợi nói "Nếu thật sự muốn làm thì chúng ta thuê một sạp ở trong chợ, tránh cho quản lý đô thị đuổi tới đuổi lui."
"Những người bán hàng rong kia khẳng định cũng có suy nghĩ này, cho nên đầu tiên anh phải hiểu rõ nguyên nhân tại sao bọn họ tình nguyện anh đuổi tôi chạy lại không chịu thuê sạp trong chợ." Liễu Sùng nói "Chuyện này đến lúc đó rồi bàn lại sau, xế chiều anh đi chợ đầu mối xem thử một chút."
Trình Ương đột nhiên ôm chặt lấy Liễu Sùng không buông "Liệu có tìm được không?"
Liễu Sùng cảm thấy buồn cười, liền ngồi thẳng người dậy, hai tay nâng mặt Trình Ương lên, tiến tới trán áp trán cậu, chóp mũi hai người chạm nhẹ vào nhau, Liễu Sùng nhìn đôi môi mỏng và ẩm ướt của Trình Ương, khàn giọng nói "Có miệng lại sợ không hỏi được đường sao, chức năng của nó cũng đâu giới hạn mỗi ăn cơm, nói chuyện và hôn môi đâu." Nói xong hơi cúi đầu chạm nhẹ lên môi cậu.
Hai má Trình Ương ửng hồng, rất thích cái hôn môi của đối phương nên mím môi lại.
Mắt Liễu Sùng tối sầm lại, không nhịn được cúi người trằn trọc hôn một hồi lâu, hôn đến thân thể nổi lên phản ứng, mới quyến luyến miễn cưỡng tách ra.
Mặt Trình Ương đỏ bừng, hô hấp hơi dồn dập, có chút không tự nhiên điều chỉnh vị trí ngồi.
Liễu Sùng thấy vậy nhẹ nhàng tựa đầu lên vai Trình Ương, nghiêng đầu hôn lên cổ cậu.
Bàn tay anh trượt dọc theo đường cong của lưng trượt đến eo, dịu dàng vuốt ve phần bụng tròn một lúc rồi lặng lẽ trượt vào chiếc quần rộng thùng thình của cậu.
"A-" Trình Ương rên một tiếng, đè lại cái tay phá phách của anh.
Liễu Sùng biết nghe lời dừng tay, nói nhỏ ở bên tai cậu "Cục cưng, em không muốn sao?"
Trình Ương mím môi, siết chặt vạt áo Liễu Sùng "...Chưa kéo rèm cửa sổ."
Liễu Sùng nghe vậy thấp giọng bật cười, ngón tay bắt đầu chậm rãi chuyển động "Không sao, có anh che rồi, không thấy được đâu."
"..." Trình Ương giãy giụa mấy cái tượng trưng rồi theo động tác của Liễu Sùng mà rúc lại vào trong lòng anh.
***(Há:>)
Lúc chiều Liễu Sùng chuẩn bị ra ngoài thì gặp bà Lưu.
"Tiểu Liễu à, buổi sáng con có đi chợ sáng không?"
"Dạ có." Liễu Sùng nhìn bà Lưu "Bà cũng đi ạ?"
"Bà nói với ông Trần con là thấy con mà lão không tin, lão nói bà bị hoa mắt!" Bà Lưu cười cười nói "Con còn đi xa như vậy để mua đồ ăn ah, cũng không nhiều thanh niên biết tiết kiệm giống con."
Liễu Sùng tự dưng được khen hơi bất ngờ, anh giơ tay xoa xoa mũi, nói "Cũng tạm ạ, thức ăn ở đó rất tươi.
Bà Lưu, bà cùng với ông Trần mỗi ngày đều đi chợ sớm sao, bà không cảm thấy phiền phức ạ? Xe buýt buổi sáng đông lắm, chạy đi chợ sáng cho kịp còn không bằng mua tại chợ nhỏ."
Bà Lưu cười phá lên "Có gì phiền phức đâu, coi như là rèn luyện thân thể.
Đồ trong chợ nhỏ không ngon, không tươi, mấy thứ bọn họ bán này chính họ cũng không dám ăn.
Bán giá cao thì đã đành, lại toàn nhận được mấy thứ không ngon.
Bà chịu thiệt mấy lần rồi nên tình nguyện đi xa một chút."
"Bà mua thức ăn ở chợ sáng rồi nên chiều không cần mua nữa ạ?"
"Đúng vậy, đi mua dĩ nhiên là mua đủ cho một ngày.
Mọi người ở khu chúng ta đều vậy đấy, rất ít mua đồ ở chợ nhỏ."
Liễu Sùng gật đầu, chợt ý thức được cần phải đi chợ sáng.
Tạm biệt bà Lưu, anh đạp xe hỏi đường đi thẳng ra ngoại ô thành phố khoảng hai ba chục cây số, thật sự có hơi xa.
Nếu đến lúc đó thực sự muốn tới đây bán sỉ rau thì anh phải dậy sớm hơn một chút, hơn nữa còn phải mua một chiếc xe ba gác kéo hàng, nếu không sẽ không kịp giờ mở chợ sáng.
Khi tới chợ rau đầu mối thì mặt trời đã lặn, trong chợ không còn ai, chỉ có lác đác vài người mặc quần áo quét dọn.
Vì thường không có người đến lấy thực phẩm vào khoảng giữa trưa, nên nơi đây vừa qua buổi trưa sẽ dần trở nên quạnh quẽ.
Liễu Sùng chậm rãi đạp xe trên con đường lớn vắng vẻ, quan sát hoàn cảnh xung quanh.
Chợ đầu mối có rất nhiều lều ấm trồng rau, trên nóc mỗi lều đều có bảng cảnh báo không ép mua ép giá, tất nhiên cũng không thiếu những dãy sạp nhà bên trong vẫn mở cửa.
Liễu Sùng đi vào trong dạo một vòng, phát hiện ra đây đều là chỗ bán sỉ bịch tỏi với trứng gà.
Có không ít xe tải lớn và xe tải nhỏ đậu trong lều lớn, nhiều hàng hóa chất đống trên mặt đất được che phủ bằng bạt hoặc được đựng trong bao tải.
Mặc dù những hàng hóa này được che bằng bạt nhưng Liễu Sùng vẫn tinh ý phát hiện ra mỗi một lều lớn ở đây đều đã được phân loại hàng hóa.
Các loại rau củ dễ bảo quản được lâu như bí xanh, bí đỏ, hành tây, khoai tây thì chiếm hai lều, còn các loại hàng nhỏ như cà chua, ớt, dưa chuột thì ở trong một lều khác.
Và tương tự cũng có sự phân chia đặc biệt giữa bán rau thủy sinh như củ sen, rau cá diếp các loại.
Diếp cá hay giấp cá, dấp cá, lá giấp, rau giấp, rau vẹn, ngư tinh thảo, tập thái (danh pháp khoa học: Houttuynia cordata) là một loài thực vật thuộc họ Saururaceae.
Diếp cá từ lâu đã được trồng lấy lá làm rau ăn.
Tại tây nam Trung Quốc, chẳng hạn các tỉnh Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên, các rễ phụ cũng được dùng như là rau.
Ở Việt Nam, giấp cá được dùng nhiều ở các tỉnh phía nam, thường dùng ăn lá sống kèm với nhiều món như thịt nướng, chả giò bún, gỏi cuốn...
Nhật đã có các công nghệ chế biến rau diếp cá thành các loại thực phẩm như trà rượu.
Đi sâu vào trong, qua hơn mười lều lớn thì tới lán trái cây.
Bên trong còn có rất nhiều quán mì nhỏ cùng quán cơm, nhưng giờ này đa số đều đã đóng cửa, chỉ có một hai quán cơm vẫn còn đang kinh doanh.
Dù sao thì trong lều có không ít tài xế từ vùng khác tới, ít nhiều cũng có thể kiếm thêm mấy đồng.
Liễu Sùng đi một vòng nữa, thấy khảo sát xong rồi thì liền đạp xe về khu Đông Dương.
Anh đến chợ nhỏ mua đồ ăn, thuận tiện hỏi mấy người bán hàng rong xem có thể mua cân ở đâu.
Hôm nay ngoài cửa chợ vẫn thanh tịnh như cũ, Liễu Sùng khoá xe đạp ở chỗ đậu xe trên đường ngoài chợ, bắt đầu đi loanh quanh.
Anh cảm thấy những gánh hàng rong này sẽ không đi xa, đây không chỉ vì muốn hỏi mua một cái cân đòn mà đi khắp nơi tìm người bán hàng rong trốn đông núp tây, mà còn là để khảo sát xem lúc họ bị quản lý đô thị đuổi đi thì có thể trốn ở đâu.
Đúng như dự đoán, sau khi tìm xung quanh chợ rốt cuộc anh cũng tìm thấy những người bán hàng rong đang trốn trong rừng cây nhỏ ở một công viên ven sông.
Người mua thức ăn ở đây còn rất đông, xem ra chuyện họ tới chỗ này mua thức ăn cũng không phải là ngày một ngày hai.
Liễu Sùng tìm một thanh niên không có người mua rau đang sắp xếp lại hàng hoá, anh hỏi giá dưa leo xong chọn mấy cây đi cân, thấy đối phương móc từ trong tạp dề ra một cái cân nhỏ dài bằng cây thước ngắn, anh giả vờ lơ đãng hỏi "Cân nhỏ như vậy có dễ sử dụng không? Sợ mười mấy ký cũng không nâng được.
Sao không dùng cân điện tử ấy, tiện lợi hơn."
"Cậu đừng có xem thường nó, nó có thể cân tới hai mươi cân đó! Cậu em xem cạnh vân có phải hai mươi cân không nè." Vị thanh niên ước chừng hai mươi bốn hai mươi lăm, vừa nói vừa đưa đòn cân tới trước mặt anh, biểu diễn cho anh xem.
Sau khi cho xem xong lại tiếp tục cân rau, vừa cân vừa nói "Dạng gánh thúng chạy khắp nơi như bọn tôi không dám dùng cái cân điện tử gì đó, mua cái cân đòn như vậy cũng không dám cân, mà nó còn tiện giấu trong túi.
Mấy quản lý đô thị ác lắm, thích nhất là lấy cân, tôi đây bị lấy nhiều lắm rồi! Bây giờ có cái này thật tiện lợi, dùng xong giấu trong túi, không ai có thể lấy được."
Liễu Sùng cười cười nghiêng đầu nhìn, phần lớn gánh hàng rong xung quanh đều dùng cân nhỏ, xem ra đúng là phòng ngừa quản lý đô thị cướp cân "Sao quản lý đô thị lại lấy cân, bọn họ không lấy hàng sao?"
"Lấy chứ! Sao lại không lấy được!" Vị thanh niên dừng việc trong tay, có chút bực tức nói "Đám người này như thổ phỉ vậy, vẫn luôn ép đường.
Tôi nhớ tháng trước họ đi chỉnh đốn đường phố, bọn tôi hơn chục người đang bán rau ở một con đường, hơn ba mươi thằng quản lý đô thị chặn đầu trước sau, lần đó không một ai chạy thoát.
Sáng sớm hôm nay bán hàng lấy tiền đều bị giật hết rồi, cậu nói xem ai mà không tức.
Sau đó nghe bọn họ nói có thể bỏ tiền tới chuộc lại, ông đây cứ vậy không thèm chuộc, không để cho bọn họ kiếm tiền bằng cách thâm độc như vậy, quá ức hiếp người."
Thanh niên tức giận nói, nhưng Liễu Sùng lại nghe được trọng điểm trong đó "Quản lý đô thị mỗi lần đều là cướp rau, cướp cân sao?"
"Cũng không hẳn, còn phải xem là tình huống nào, mình đang ở chỗ nào nữa." Vị thanh niên nói xong lúc này mới nhớ tới phải cân cho Liễu Sùng, vừa cân vừa nói "Bình thường buổi sáng bọn họ không lấy cân, trước khi vào làm chỉ bảo dọn đi, mấy thời gian khác thì khó nói."
Liễu Sùng gật đầu, rẽ qua vấn đề khác hỏi "Vậy cân này mua ở đâu vậy, nhìn vui vui, tôi cũng muốn đi mua một cái về nghịch."
"Dưới cầu Đại Nhạn có mấy chỗ bán."
Liễu Sùng gật đầu nói cảm ơn, lại ngạc nhiên nói "Nếu luôn bị quản lý đô thị đuổi vậy sao không thuê một sạp trong chợ?"
Vị thanh niên khoát tay "Sạp bên trong quá mắc, còn không bằng tôi gánh thúng chạy trên đường cho rồi, muốn đi đâu cũng được.
Một khi có sạp liền bị vây khốn lại, đi nhà vệ sinh cũng không yên tâm.
Cái này thì muốn đi đâu thì gánh đi, có lúc ở trên đường cũng có thể gặp phải 'anh em cùng nghề'."
Trong đầu Liễu Sùng nghĩ quả nhiên là do vấn đề tiền bạc, nếu gánh bán cũng không khác với thuê sạp bán vậy thì cần gì phải tốn mấy trăm tệ một tháng ổn định.
Hơn nữa sau này nhỡ có lúc gặp chuyện, nếu thuê sạp sẽ lãng phí mất một ngày tiền sạp, mà cái này thì không có loại băn khoăn đó.
Liễu Sùng hiểu được thì gật đầu một cái không nói thêm gì nữa, nhưng người thanh niên kia dường như gặp được người để tố khổ, hoặc là đã bị quản lý đô thị chèn ép quá lâu, cho dù anh không nói lời nào hắn vẫn có thể nhặt vấn đề lên nói tiếp.
Mở máy hát xong trong nháy mắt không tắt đi được, thức ăn cũng không đưa cho Liễu Sùng mà ngồi tám với anh một lúc lâu, cho đến khi có người đến mua hàng hắn mới chẹp miệng đưa dưa leo cho Liễu Sùng, thu tiền rồi tiếp tục cân cho người khác.
Sau khi nói chuyện với người thanh niên kia xong, Liễu Sùng định học bọn họ gánh hàng rong đi trên đường, còn có thể thuận tiện đến chợ sáng bán một chút, sau đó lúc về khu Đông Dương hẳn không còn lại quá nhiều.
Đến lúc đó cho dù quản lý đô thị đuổi tới thì có thể chạy nhanh hơn một chút.
Anh nghĩ như vậy xong liền quyết định làm.
Ngày mai ba giờ sáng phải dậy, đến lều lớn ở chợ đầu mối bắt chước tình huống nhập hàng, lại về chợ sáng nhìn xem lúc này bán cái gì là hợp lý.
Thăm dò tìm hiểu trước cần mua dụng cụ gì, nếu cần thì còn phải mua xe ba gác kéo hàng, như vậy có thể tiết kiệm được không ít thời gian.
Cân đòn hồi xưa được làm từ gỗ, trên đòn gỗ có 16 vạch khắc, một khắc tượng trưng cho một lạng.
.