Giá Của Cái Nghèo


… Bữa tiệc sinh nhật cứ thế diễn ra, xong cũng kể từ lúc ấy Gạo thấy thấy thầy u nhà Quí cứ nhìn lén mình khiến cô khômg được tự nhiên.
Sau khi ăn kẹo, đến phần cắt bánh kem, không chỉ riêng Gạo, mà tất cả đều háo hức muốn xem xem mùi vị bánh sinh nhật nó thế nào.
– Gạo! Khéo tay cắt hộ tôi cái bánh đi!
– Tôi á! Tôi không biết cắt bánh sinh nhật đâu.
Gạo gãi đầu, thế nhưng Quý lại nói:
– Trong này, ai cũng biết Gạo là người khéo tay nhất , Gạo cứ cắt đi, Miễn ăn được là được.
Quý nói rồi đưa cho Gạo cái dao con để cắt, cô lóng ngóng không biết phải bắt đầu cắt từ đâu, cắt từ chỗ nào.

Chiếc bánh hai tầng to gần bằng cái miệng thau này được trang trí đẹp mắt, đabg đẹp thế này mà cắt ăn Khiến Gạo cũng tiếc.

Nhưng dù gì cũng chỉ là chiếc bánh, ngoài ăn ra thì chẳng thể để mãi được.
Gạo nhìn một chốc rồi bắt đầu cắt, trước những con mắt thèm thuồng háo hức,lớp bánh mềm và thơm.

Dưới nhát dao của Gạo, kem bên trong chảy ra thơm vô cùng.

Xắn hai miếng gọn gàng để vào hai cái đĩa, Gạo đưa cho quý nói bưng lên mời thầy u mình.

Hai người nhận lấy đĩa bánh gật đầu ưng ý.

Tiếp theo cô mới cắt cho từng người, đến lân mình thì cũng là miếng cuối cùng , miếng vừa bé mà lại nát hết cả.

Nói ăn thưởng thức cho biết mùi, chứ mấy chục đứa trông chờ vào cái bánh này thì chẳng thấm thía vào đâu .
Nhìn đám bạn ăn nhẫn quẹn ,liếm láp cả tờ giấy khiến Gạo cũng thèm theo ,thế nhưng cô vẫn để nguyên miếng bánh của mình , bỏ thêm ba viên kẹo vào túi áo :
-Ơ kìa! Sao cháu không ăn? Cháu không thích ăn bánh kem sao?
Ông Long nhìn Gạo rồi thắc mắc , bởi thấy cô ngồi không xúc một thìa bánh nào.

Gạo lắc đầu, cô nói với lão:
– Dạ không phải, cháu mang về cho thầy u cháu ăn cùng, bởi thầy u cháu cũbg chưa được ăn lần nào
Gạo thật thà kể, vợ chồng ông Long mới vỡ lẽ.

Ông nói với Gạo:
– Cháu cứ ăn đi, tí lấy đĩa bánh của bác mang về.

Bác chưa ăn tí nào đâu.
Nói xong ông Long đẩy đĩa bánh của mình cho Gạo, quả thực ông chưa ăn tí nào.

Thế nhưng Gạo lắc đầu không nhận, bởi lẽ khẩu phần mỗi mỗi người chỉ được một miếng không hơn.

Nếu chỉ vì cô lấy phần về cho thầy u mà được người ta cho thêm miếng nữa để ăn thì quả thực không công bằng cho những đứa bạn còn lại.

Không những vậy, chắc chắn chúng nó sẽ nghị gạo tham ăn.
Ông Long cười , ông hỏi tiếp:
– Cháu là con cái nhà ai?ở làng nào? Thằng Quý nhà bác nói cháu học giỏi lắm phải không?
– Dạ, cháu con thầy Đỏ, nhà ở đầu làng.

Cháu học cũng bình thường thôi ạ.
Ông Long lợn nghe vậy thì à lên một tiếng ,hóa ra cùng làng cả, ông Đỏ chẳng phải là cái nhà nghèo nhất làng hay sao.
Từ hồi phất lên nhờ vay lãi, Long lợn này có chơi bời, hay ngó ngàng gì đến ai.

Nay Gạo giới thiệu ,ông ta mới vỡ lẽ.
Cười tươi ngồi gần, ông Long làm thân:
-Ông Đỏ à?bác cũng biết ông Đỏ đấy.

Ngày xưa thầy cháu chơi thân với bác , hồi ấy bác mới về làng làm nghề mổ lợn ,chính thầy cháu giúp đỡ bác rất nhiều.

Thế… thầy u cháu khỏe cả chứ? Anh trai cháu chắc mấy đứa con rồi phải không?
Nhắc đến anh trai, Gạo chỉ biết gật.

Cô đabg thắc mắc rằng tại sao thầy cô lại không thấy nhắc đến ông Long Lợn này bao giờ, vậy mà ông Long này lại nói ông Đỏ ngày xưa đã giúp đỡ.

Vì làng này khá rộng, cho nên ,cũng không phải ai cũng chơi với nhà ai, hơn nữa ,nhà ông Long lại giàu có thế này.
Bữa tiệc tan, khi đám bạn ăn xong chạy hết vì nhà xa.

Chỉ có Gạo cùng làng được gọi là gần , giúp Quý thu dọn giấy, đĩa , thu gom rác rưởi trước khi về.

Bởi đã ăn sang không mất tiền,thì phải làm một thứ gì đó để tỏ lòng biết ơn.
Sau khi dọn dẹp xong trời cũbg đã khuya, ông Long nói với Quý:
– Tối rồi, con đưa Gạo về nhà.

Đấy! Xem cái Gạo đấy!nhà thì khó khăn, nhưng nó vẫn vươn lên học giỏi, còn mày có mỗi việc ăn để học cũng không nên hồn.
Quý bị thầy mắng thì nhìn Gạo gãi đầu xấu hổ.

Gạo xua tay tỏ vẻ không cần, Gạo đáp:
– Không cần đâu ạ!cũng cùng làng cả ,xa xôi gì đâu, cháu tự về được ạ.
– Không được, cháu là con gái, đêm hôm đi lại nguy hiểm lắm.

Để thằng Quý nó đưa về, đi đến nơi về đến chốn, như thế hai bác mới yên tâm .
Nói mãi, Gạo mới đồng ý .
Bà Thanh vợ ông Long đưa cho Gạo bọc kẹo rồi hối;
.
– Gạo sau này rảnh rỗi cứ sang đây chơi với bác nhé.

Thôi, hai đứa đi đi không muộn.
Gạo vâng dạ gật đầu, hai người nhanh chóng đi ra ngoài khi trời đã khuya.

Ông bà Long trông theo đôi trẻ không rời, ông Long nói với vợ:
– Nhà lão Đỏ trông tồi tàn mà đẻ được đứa con gái khá quá nhỉ.

Có vẻ thằng Quý nhà mình thích con bé ấy.
Bà Thanh nhìn chồng, tuy con trai vẫn đang học, xong bà cũng nhấm nhỉ dần chuyện cưới vợ cho con.

Bà Thanh thấy chồng nói vậy thì bĩu môi, bà nói:
– Đấy, thế mà chửa gì đã nhận lời con nhà ông Hợi.

Mình cứ ừ thôi, nhưng sau mình phải lọc ra đứa nào ngon nghẻ.

Con bé ấy đấy làm sao bằng cái Gạo này, tôi nhìn là tôi ưng ngay rồi.

Mà… con này là con ông Đỏ thật ư?ông Đỏ nhà nghèo nhất làng,mà hồi làm đơn xin xã cấp đất cho mình đấy ư?
Ông Long gật đầu, ông đáp:
– Nhà đấy đấy!nhà ấy nghèo, nhưng tôi lại thấy hắn dậy con gái có vẻ ngon ấy.

Trông khí chất là làm được việc lớn chứ đùa.

Có lẽ vài hôm phải sang bên đấy làm thân dần.

Chứ bập cái ăn ngay không có thời gian nói chuyện ,ai người ta chịu.
Bà Thanh gật đầu vui vẻ,chuyện chọn lựa con dâu khác gì cá nằm trên phản, với gia thế giàu có nhất vùng, nhà nào chẳng muốn con mình được gả vào chỗ giàu sang tử tế…Họ đã điểm chỉ ưng Gạo thì cô khó lòng mà chạy thoát.
Trên đường làng tối đen như mực, trên tay Quý là cái đèn pin chiếu soi đường.

Cả hai đi không nói nhau câu nào, bởi trong lớp, Gạo cũng không hay nói chuyện với Quý.

Hắn trong lớp ngoài học dốt ra thì đánh nhau suốt ngày, vì hạnh kiểm lúc nào cũbg yếu với kém ,cho nên thầy u hắn có đút lót hay biếu xén gì cô giáo cũng không thể cho hắn lên lớp nổi, chưa đuổi học hắn là đã quá may mắn rồi.
Học dốt, quậy phá nhất nhì trường, thế nhưng kéo lại quý rất đẹp trai.

Là con trai của gia đình giàu có hắn chẳng phải làm gì.

Tromg khi các bạn đồng trang lứa phải đỡ đần ,phụ giúp thầy u việc nhà, đồng áng, thì tay hắn không phải cầm tới hạt thóc.

Bởi sống trong giàu sang, da Quý trắng như trứng gà, đến con gái phải thua xa.

Khi bạn bè phải mặc quần chắp vá, thì quần áo của hắn đã cập nhất mốt mới của người phố trên Hà Nội.

Gương mặt góc cạnh, trắng trẻo, tóc cắt tỉa gọn gàng ,mắt một mí nhưng rất to, kèm với cái mũi thẳng tắp như tiền đồ gia đình thì cứ phải gọi là hết nước chấm.
Mặc dù học dốt, thế nhưng được cái mã, gia cảnh giàu sang khiến rất nhiều gia đình có con gái muốn gả vào.

Họ không quan tâm tới Quý có làm ra đồng cắc nào hay không, mà chỉ quan tâm đến thầy u Quý cho của bao nhiêu tiền.

Nhìn xơ qua gia thế, chắc nhẩm tính ăn một đời chắc chắn sẽ không hết được.
Vô tình tay Quý đưa qua chạm vào vai của Gạo khiến cô giật mình, quay sang nhìn Quý hắn cười gượng gãi đầu.

Quý hỏi:
– Gạo này ,Gạo ôn thi được những gì rồi, mai lên lớp chỉ cho tôi với nhé.
– Được thôi, mai cầm sách vở qua bàn, tôi giảng lại cho nghe.

Thực ra như Quý cũng không cần phải ôn cao làm gì, chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản để đạt được điểm trung bình là đưỡ tốt nghiệp.

Sau khi giải được bài dễ, thì mới học thêm những công thức nâng cao để ăn điểm cộng.

Bây giờ ôn vẫn còn kịp đấy.

Thế quý ôn được những chỗ nào rồi.
Quý nhìn Gạo cười nhạt, hắn đáp:
— Tôi… tôi chẳng biết gì cả,cũng chẳng học được công thức nào.

Tôi dốt nhất lớp , Gạo cũng biết mà.
Quý xấu hổ nói , Gạo lắc đầu thông cảm , không những không chê cười, ngược lại Gạo nói:
– Tôi thấy Quý có tướng làm quan lắm ấy chứ.

Cao to, trán rộng, tai dày, sau này chắc chắn cũng có tiền đồ như thầy u cậu thôi.

Nhà cậu là niềm ước ao của biết bao nhiêu gia đình đấy, cho nên đừng làm mất giá trị bản thân, lãng phí lắm…
– Vậy sau này Gạo có muốn được gả vào nhà có tiền đồ như nhà tôi không?
Quý hỏi, khiến Gạo bất giác quay lại nhìn ,đâu đó có chút ngại, cô đáp;
– tôi cũng chưa nghĩ đến điều này.

Giàu có nhờ thực lực vẫn tốt hơn.

Nhưng nếu lấy chồng cũng giàu, thì cũng có phước có phần thôi.
Nói đến đây thì cũng đến cổng nhà Gạo.

Trobg sân vẫn thấy ông đỏ ngồi chờ con gái về chứ chưa có ngủ.

Đưa cho Gạo miếng bánh kem gói trong túi , Quý nói;
– Thôi, Gạo vào đi, mai tới lớp kèm tôi học nhé.
Gạo gật, đưa tay nhận lấy chỗ bánh kẹo rồi cảm ơn.

Nhớ đến số tiền vay Quý để trả học phí, cô nói:
– Số tiền vay đóng học, cậu cứ cho tôi thư thư vài bữa, nhưng chắc chắn là trong tuần sau tôi sẽ trả cậu đầy đủ.
– Không cần vội đâu , cậu đừng có nghĩ nhiều.

Hay là thế này đi, cứ tối cậu qua nhà dạy tôi học từ nay cho đến khi thi, tôi sẽ trừ tiền đó vào tiền gia sư của cậu, vậy là không ai nợ ai, được chứ.
Gạo suy nghĩ vài giây trước khi quyết định.

Nếu như vậy chẳng tốt cho cô quá, không những không mất tiền, ông Đỏ cũbg không phải làm thêm giờ để kiếm tiền trả tiền nợ ấy nữa, mà cậu ta ta nói đúng, những thứ gì giỏi thì nhất định không nên làm miễn phí.

Cho nên Gạo đồng ý chốt kèo:
– Vậy từ sáu giờ chiều mai ,học đến tám giờ nhé.

Học đến khi thì tôi hết nợ là vừa.
Quý gật ra chiều vui vẻ, Gạo cũng vào trong nhà, thấy ông Đỏ ngồi đấy, Gạo hắn hở chạy lại mở bánh ra cho ông ăn.

Miếng bánh tuy bị nát phần kem xong vẫn ngon và mềm lắm.

Thảo nghe mùi cũng đánh hơi dậy ăn, nó nói:
– Đấy nhé! Chê con ăn tham vậy mà có đồ ngon lại không gọi.

Tham như nhau cả thôi.
– Cái Gạo đi sinh nhật bạn gói phần mang về đấy.

Này !ăn nốt đi không lại tị ,mai nhớ mà đi bán cá đấy.
Thấy miếng bánh kem, Thảo xà xuống ăn, Gạo cũng không chấp chị gái chuyện lúc tối rửa bát.

Để cho chị ăn miếng bánh kem ấy, Gạo c ất miếng còn lại mai cho bà Đỏ ăn thưởng thức, chứ không để đây, con chị mồm gầu này lại xơi nốt.
Sáng hôm sau , khi trời còn chưa sáng hẳn,sương phù dày đặc không nhìn rõ mặt người, Thảo đã bị cha gọi dậy bán cá.

Tuy không thích, xong nó vẫn phải đi.

Nhìn mấy con cá sống đang bơi dưới nước, nó tức không thể bóp chết từng con.
Ngày xưa khi mà cá khô là điều xa xỉ, Thảo đã thèm được ăn cá chép như bây giờ.

Thế nhưng từ khi em gái câu được cá, ngày nào cũng phải ăn cá khiến nó chán.

Không những thế, nó bị bệnh lười nhiễm trong máu mà ông Đỏ lại bắt nó đi chợ thì quả thực là cực hình.

Bởi vậy, Thảo thà ăn cá khô quanh năm, còn hơn ăn cá tươi mà phải đi làm.

Đối với nó, có làm để được miếng ăn, chân lí đó mãi mãi nó không thể hiểu được.
Vì cá còn sống,cho nên ông Đỏ bắt nó xách cả nước, nên cái xô nặng và vướng lắm.

Ra đến cổng, đảo mắt không có ai, nó đổ hết nước trong xô đi cho nhẹ, rồi đỏng đảnh mang đến chợ.
Nó đặt xô cá xuống đất rồi nhìn quanh một lượt, Thảo ngồi đúng như chỗ hôm trước ngồi bán.

Nó trông chờ ngày hôm nay anh trai tốt bụng của nó sẽ lại đến đây mua cá cho nó, rồi lại đãi nó ăn chè, ăn bánh gai.

Ở một góc nào đó, nó vẫn nghĩ anh trai nó tốt ,chắc chắn sẽ không bỏ mặc nó đâu .
Thế nhưng mọi thứ không như Thảo nghĩ, nó đã ngồi đến trưa chật trưa lòi cả tĩ, đến nỗi mấy con cá em gái câu vì không có nước ,cho nên con nào con nấy chết ngửa bụng bốc mùi tanh sắp sửa chuyển sang ươn.

Chợ sắp tàn, không còn thấy mấy ai đi chợ, và nó biết tầm này anh trai nó không đến thì có nghĩa nó chờ đến mai cũng vô ích.
Nghĩ đến đây, nó không cam lòng, nó không muốn mang mớ cá tanh lòm này về.

Ông Đỏ sẽ lại chửi nó vô tích sự, lại so sánh nó với em gái.

Không những thế, cá ươn thế này bán được cho ai, trưa lại phải đem đi nấu, mấy ngày này ăn cá nó đã sợ lắm rồi.

Nó không muốn trưa này lại phải ăn cá lần nữa.
Vội vã đứng phắt dậy, Thảo xách xô cá đi hùng hổ.

Nó quyết tâm sang làng bên tìm anh trai để mua cá cho nó.

Trong suy nghĩ ngớ ngẩn đến buồn cười, nó vẫn bảo ,dù anh trai có thể không nhìn mặt thầy u, nhưng chắc chắn sẽ không bỏ rơi đứa em gái tội nghiệp là nó..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui