Giá Của Cái Nghèo


… Ông Đỏ nhìn thẳng vào mắt con trai như muốn nhìn thấu lòng dạ nó.

Hiếu không dám nhìn , hắn xúi xuống đất vẫn nhặt nhạnh từng đồng từng cắc.

Trái tim một người làm cha như ông Đỏ một lần nữa như bị ai bóp chặt.

Ông thất vọng về thằng con lười biếng, sự im lặng của nó cũng đồng nghĩa với suy nghĩ của ông rằng con trai đi ăn cắp là đúng.
Mọi Khi,Hiếu vẫn hay lêu lổng như vậy, có Khi vì mải mê một cuộc chọi gà, hắn đi từ ngày hôm trước đến hôm sau mới về.

Hẳn như thầy u hắn cũng quá đỗi bất lực về đứa con trai to đầu bất trị này.

Thế nhưng đấy là câu chuyện của những ngày trước đó, ông bà có thể không để tâm vì con trai lười, còn việc nó không có tiền mà đi ăn cắp, điều ấy không thể nào dung tha.
Từ đời ông , cho đến bố ông, cho đến ông nội ông Đỏ ,ba đời túng hạng cùng của cái làng này.

Tuy nhiên ,người ta nể rất nhiều ở cái tính chịu khó tuy nghèo xong không vì thế mà ăn cắp ăn trộm, trái với lương tâm.

Ấy vậy mà tới thằng con ông Đỏ sống đâu đến nỗi nào lại quay ra đổ đốn.
Bà Đỏ nhìn chồng, Bà không tin, quay ra hỏi Hiếu;
– Không phải thế đâu phải không Hiếu ?con nói cho thầy nghe đi.

Tiền này là tiền con lão động khổ cực cực mới có được phải không nào.

Thầy nói thế là oan cho con phải không?
Những câu hỏi dồn dập tưởng chừng như dễ nhưng lại khiến hắn khó trả lời vô cùng.

Hiếu lặng thinh không nói gì, bởi hắn áy náy với u hắn.

Dù gì ,bà Đỏ nói chuyện với Hiếu lúc nào cũng nhẹ nhàng tình cảm hơn.
– Bà nuôi nó gần hai mươi năm chẳng lẽ bà không biết tính nó? Đã bao giờ bà thấy nó cuốc được tí ruộng nào, hay trồng được gốc chuối nào chưa? Bà còn nhớ tôi nói gì với bà không? Đồng tiền sạch là Đồng tiền mồ hôi nước mắt, cực khổ mới làm ra.

Vậy nó không ăn cắp thì kiếm đâu ra nhanh như vậy? Khi dân làng kéo đến đây hỏi nó có ăn cắp không, tôi thấy đã có điềm rồi ,nhưng tôi không rõ thực hư nên không dám nói.

Nếu giờ biết nó ăn trộm ăn cắp để kiếm tiền ,mà bà vẫn cầm, vẫn nhắm mắt làm ngơ, há chẳng phải mình cùng hàng với quân ăn cắp sao?
– Ừ!phải!là tôi ăn cắp đấy, ông bà nhục nhã lắm phải không? Ăn ở trong sạch lương thiện mà lúc nào cũbg đói khổ túng thiếu thì lương thiện tử tế làm cái gì? Sống lúc nào cũng ở dưới đáy của xã hội thì oai lắm chắc.

Ăn cắp có tiền nhiều tội gì mà không ăn cắp…
Hiếu đỏ hoe đôi mắt gào lên phản bác lại thầy u mình, cho đến giờ hắn vẫn không thấy bản thân mình làm sai ở đâu, ở chỗ nào, mặc cho thầy u khuyên can.

Ông Đỏ tiến tới chỗ con trai,hắn tưởng ông đámh nên đưa tay ra đỡ trước.

Cuối cùng, hắn vẫn chỉ là thằng oắt con sợ đòn, chẳng suy nghĩ được chuyện gì ra hồn cả.
Ông Đỏ nhìn vào mắt con nén cơn giận dữ, ông nói:
– Vậy tại sao người ta không cổ suy cho ăn cắp ? Tại sao ăn cắp phải đi tù? Mày nhận thức được nhà mình nghèo túng ,vậy sao không đỡ đần thầy u, còn quay ra trách cứ.

Mai này,thầy cũng phải già đi ,mày cũng phải lấy vợ đẻ con, không thể cứ ăn cắp mãi được.

Rồi khi con mày lớn, chúng nó sẽ bị miệt thị có thầy ăn cắp, lúc đấy mày có sướng khômg.

Có tiền nhiều thì mày có biết lí lẽ không hả?
Ông Đỏ bất lực thật sự quay ra khóc lóc.

Thấy thằng con cao to lực lưỡng mà kiếm tiền bằng nghề bất lương, ông cảm thấy xấu hổ với bà con chòm xóm.

Nhưng đâu phải dễ dàng gì nói dăm ba câu là thay đổi được suy nghĩ ngang ngược sốc nổi của một thằng như Hiếu.
Nhặt xong chỗ tiền, hắn cười khẩy nhìn thầy nhìn u, nhìn cái Thảo ngồi nhai bỏng tóp tép, hắn nói:
– Vậy để rồi xem người tốt bụng như hai người làm được gì để nuôi cái Thảo nhé.
Nói xong, hắn quay ngoắt đi thẳng, lúc này trời đã tối hẳn, không ai còn trông thấy bóng dáng Hiếu đâu nữa;
– Hiếu ơi!con ơi!đừng dại như thế..
Tiếng bà Đỏ chạy ra ngoài cổng gọi con trong vô vọng , bóng tối đã nuốt trọn thằng Hiếu cả con người lẫn suy nghĩ của nó ,đến cả cha mẹ cũng không thể xoay chuyển được con trai.

Ông Đỏ vỗ vai vợ, nén tiếng thở dài, ông nhẹ nhàng khuyên:
– thôi, vào nhà đi, tối rồi.

Cứ để nó đi cho xã hội dạy dỗ lại nó, chứ tôi với bà khônv nói nổi nó đâu.
– Ông nói thế mà nghe được à? Nó là con mình, tôi với ômg có mỗi mình nó là con trai, nó mà có làm sao, sau này ai hương khói gia tiên.
Bà Đỏ vùng vằng dỗi chồng , ông Đỏ biết cái truyền thống Việt thời nay bắt buộc con trai phải thờ tự,nhang khói ông bà..thế nhưng Hiếu đã vậy rồi, ông trông mong vào điều gì nữa.

Sau này tử tế, nó còn nhớ ngày giỗ cha.

Không cần mâm cao cỗ đầy thịt rượu ,ông chỉ cần bát cơm quả trứng, và lòmg thành của con là đủ.

Chỉ sợ… ngày giỗ thầy giỗ u là ngày bao nhiêu nó còn không nhớ.
Nhìn bác Đỏ, ông biết bà theo ông khổ cực trăm đường, nay không dạy được con ômg là người đáng trách.

Nhưng ômg vẫn nói mong cho bà nhà hiểu được tâm tình:
– Thôi bà ạ! Người ta cần, là cần cái sự tử tế ,sự đàng hoàng lúc sống trên đời với nhau đây này.

Chứ lúc chết rồi, cũng chỉ còn nấm mồ thôi.

Mình mà xuống nước bênh nó, thì khác gì bênh quân ăn cướp đâu.

Tôi nói rồi, tôi sẽ cố gắng nuôi con ,bà đừng túng quá mà quên rằng nó ăn trộm của người ta.

Đặt mình là người bị trộm ,bà có xót của không nào?thôi, vào nhà đi,chuyện hương hỏa sau này sẽ có người làm, con trai cũng được mà gái cũng được cơ mà.

Còn đứa trong bụng đấy thôi, còn cả cái Thảo nữa,tôi không tin đẻ ra ba đứa con mà không đứa nào tử tế.
Bà Đỏ thở dài, cũng chịu đi vào trong.

Ông Đỏ nhìn ra con ngõ vắng người khi trời tối trong vô thức.

Liệu ông có để cho thằng con tiếp tục ăn cắp, tiếp tục sai lầm nữa hay khômg?
….

Hiếu đi một mạch ra bãi tha ma nằm trên cái mộ cao nhất rồi gào lên ấm ức.

Không kiếm được tiền đã đàng, giờ có tiền ông bà cũng vẫn phàn nàn chê bai.
– Làm khổ cực để làm cái gì? Kiếm được đồng tiênd vất vả thì nó nặng hơn hay sao? Để rồi xem, ông bà có tốt bụng được mãi không?
Hiếu hận người thân sinh ra hắn không chịu hiểu cho hắn, không thương hắn, suốt ngày chỉ biết tìm cớ nạt nộ, bắt bẻ hắn mà thôi.
Hiếu cũng gần hai mươi tuổi đầu rồi, hắn cũng phải có liêm sỉ, sĩ diện chứ.

Ông bà động một tí là quát, là đánh thì hắn còn mặt mũi nào mà sốmg nữa.

..
– Đã thế !tôi càng trộm cắp cho ông bà biết mùi, cho ông bà biết mặt.

Ăn cắp mà có ăn còn hơn tử tế mà người ta vẫn khinh thường.
Hằn học một mình, cuối cùng hắn lại đội cái nón rách lầm lũi đi.

Hiếu cũng có gia đình đấy chứ, ấy vậy mà hắn vẫn phải lamg thang ở nghĩa địa vắng người.

Liệu làm trái điều thầy u dạy, trái với luân thường đạo lí, Hiếu nhà ta có thành tài được hay không?
Hay là thành….

tật!
Mấy ngày sau, ông bà Đỏ cùng đưa cái Thảo đi khám lại ở nhà ông Lang Nhị.

Xem xét một lúc, ông Lang gật đầu đáp:
– Khô mồm rồi đây này.

Anh chị kiêng cữ cho con cẩn thận vậy là phải đấy, chịu khó vào hôm uống thuốc nữa, sẹo trông sẽ dễ nhìn hơn.
Bà Đỏ thấy ông Lang Nhị khen thì không lấy gì làm vui sướng mà còn có phần chột dạ.

Khẽ gãi đầu, bà nói
– Ông cứ quá lời chứ, nhà cháu làm gì có gì ăn, đến gạo còn phải chạy từng bữa thì lấy đâu ra ăn thịt ăn tôm .
Ông Lang không nói gì,vì còn mải bốc thuốc.

Vừa hay, anh con trai nhà ông lamg cũng về, anh Kiên này chuyên về mảng trật tự xã do được học hành cao.

Đấy!nhà người ta đã giàu thì chớ, đẻ được đứa con trai lại giỏi.

Còn nhà ông Đỏ thì….
– Amh Kiên ơi!anh ra đây tôi có chuyện muốn thưa ạ.
Ông Đỏ ngập ngừng khi thấy anh Kiên vừa dựng xe ở sân.

Bà Đỏ thấy chồng gọi con ông Nhị thì cũng ngổng cổ lên hóng xem là việc gì.

Kiên trông thấy ông Đỏ liền cười gật đầu hòa nhã, anh xua tay nói:
– Chú Đỏ đấy ạ?chú cứ gọi Kiên ơi là được rồi,chú mà gọi thế cháu ngại chết đấy.

Có chuyện gì thế chú.?
– Anh học cao ai khômg kính nể chứ.

Chả là tôi có chuyện này…
Nói nửa vời ,ông Đỏ lại dừng, có lẽ trong đầu ông bây giờ đang có một cuộc đấu trí ghê gớm lắm.

Mất thêm mấy giây để nghĩ lại, ông vẫn quyết định phơi bày:
– Anh Kiên ạ, thằng Hiếu nhà tôi nó dại dột ăn cắp… anh xem thế nào….
Nói dăm chữ mà ông Đỏ tứa cả mồ hôi đầu vì sợ.

Ông không biết chuyện ông tố cáo con trai có bị người ta khinh thường chửi rủa hay không, thế nhưng trong thâm tâm người cha già, ômg Đỏ chỉ muốn ngăn chặn con khômg làm điều sai trái thêm nữa mà thôi.
Trong cổ họng ông Đỏ lúc ấy như vừa xơi một miếng bánh đúc to mà ông có nuốt chửng, nó vướng, nó đầy tới tận cổ.
Kiên nhìn thấy ông Đỏ căng thẳng thì vỗ vai trấn an, anh nói:
– Chắc cu cậu đói quá chỉ ăn cắp vặt thôi chứ gì.

Chú đừng lo , sau nó lớn nó tự biết sửa sai, như cháu đây này, ngày bé cũng đào trộm khoai nhà chú suốt mà chú vẫn tha cho cháu ấy thôi.
– Không phải!Ý tôi không phải nói ra để nhẹ tội cho thằng con tôi.

Mà… tôi muốn….

xin cho nó đi tù!
Ông Đỏ nói xong thì hai mắt cũbg ngấn lệ, có ai hiểu nỗi đau ông phải chịu bây giờ.

Ông khóc, giọt nước mắt đầy bất lực khiến Kiên sốc.

Từ hồi anh chịu trách nhiệm về an ninh xã này, anh chỉ nghe thấy người ta đút của đút tiền để chạy án cho con,mong sao con thoát tội.

Ấy vậy mà ông Đỏ lại xin cho con được vào trại.

Quả là chuyện lạ.
Kiên nhìn ông lo lắng, anh hỏi:
– Rốt cuộc thằng Hiếu nó đã làm những gì mà chú phải bất lực đến độ ấy.

Chú nói cho cháu biết, để cháu còn khuyên giải em nó.
Ông Đỏ lắc đầu, lấy tay quệt nước mắt ,ông đáp;
– nó bất trị rồi anh Kiên ạ.

Tôi là thầy nó đây mà tôi còn không nói nổi, anh mà khuyên nó ,nó lại nghĩ tôi kể xấu nó cho anh nghe.

Ừ thì bé ai chả sai lầm, nông nổi, thế nhưng nó gần hai mươi tuổi rồi anh ạ, không còn bé bỏng gì nữa mà không biết chuyện đúng hay sai.

Nó là đứa lười biếng, từ trước đến giờ chỉ biết ăn ngon mặc đẹp, thích chơi bời, nó không nghĩ cho tôi cũng được,nhưng còn u nó.

Mỗi lần nó nói gì, là bà ấy chỉ biết khóc thôi.

Khi nó trông em chẳng may để cái Thảo bị bỏmg, ừ thì khi hoảng nó chạy trốn sợ tôi đánh là đúng.

Nhưng lúc nó quay về,tôi chỉ mong nó mở mồm ra nói một câu xin lỗi, hứa sẽ đỡ đần gíup thầy u là đủ.

Đằng này….

nó vứt cho cái Thảo túi bỏng là hết tội.


… hết thuốc chữa rồi anh ạ.
Nhìn ông Đỏ đau lòng , Kiên không biết nói gì hơn,ông nói thêm:
– Nó không phải ăn cắp khoai ngô anh ạ, nó án cắp đến sắt vít ở máy bơm của làng rồi.

Anh phải bắt nó ngay đi,chứ tôi sợ nó còn ăn cắp những thứ khác có giá trị hơn như thế nữa
Kiên gật đầu nhất trí, hứa sẽ tìm được hiếu về dạy dỗ thay ông.

Càng nghĩ, anh càng thấy ông Đỏ là người có trách nhiệm, và tử tế, dù là con, thế nhưn g ông vẫn quyết nhờ Kiên can thiệp, để cho Hiếu còn biết lối mà về.
Khám xét cho cái Thảo xong , ông Lang Nhị đưa thuốc dặn dò vợ chồng ông bà Đỏ đôi điều.

Khi bà rút tiền ra trả, thì ông Lang Nhị không lấy.

Ông nói với hai người:
– Thôi, tôi cho lại anh Chị.

Trong bọc tôi có cả thuốc bổ thai cho chị đấy.

Vợ chồng cố gắng lên ,khó khăn gì qua tôi gíup đỡ
Ông Đỏ chắp tay kính cẩn làm lễ với ông Lang , đúng là ngườ hiểu biết giỏi giang, thấu tìmh đạt lí lại còn quá đỗi thương người..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui