ĐIện Thánh Hiền.
A Thuận đứng hầu bên Tông đế, hai tỳ nữ đứng hai bên khẽ phe phẩy quạt. Cây quạt đan từ lá sne tỏa mùi sen dìu dịu thoang thoảng. Đây là lần thứ ba Thanh Nguyên đến nơi này.
Tông đế đặt tách trà xuống, A Thuận tinh ý rót thêm nước nóng vào.
"Lần này khanh làm rất tốt, không phụ lòng trẫm."
"Hoàng thượng quá khen."
"Khánh không cần khiêm tốn."
"Thần không hề khiêm tốn, Tất cả đều nằm trong kế hoạch của Thánh thượng, thần chỉ chấp hành thôi." Thanh Nguyên nói.
"Kế hoạch chỉ nằm trên giấy, muốn biến nó thành thực. thì không thề thiếu những người thông mình, linh hoạt như khanh."
Lại rơi vào im lặng. Cả hai đều mải mân mê cốc trà của mình. Cuối cùng, Thanh Nguyên không thề nén nổi tò mò, hỏi
"Thánh thượng, thần vẫn luôn thắc mắc, Văn Tùng không màn danh lợi, trung thực một cách cứng ngắc, bằng cách nào thánh thượng có thể khiến một người như vậy cam tâm đổ oan cho người khác ngay tại điện Liêm Chính."
Tông đế mỉm cười
"Con người thì có yếu điểm, ngay thằng thật thà thế nào củng sẽ có, chủ yếu là ta có đủ kiên nhẫn để tìm được hay không. Yếu điểm của Văn Tùng năm trên người con trai ông ta.".
"Nhưng chẳng phải Văn Sinh đã rời khỏi Chung quốc, vân du tứ hải rồi sao? Sao người có thể tìm được hắn?" cả Hạo thành ai cũng biết, Văn Sinh vì không muốn bị Văn Tùng ép vào Thái y viện, nên đã bỏ đi, thậm chí đến ngày "để tang" của cha cũng không quay về.
"Trẫm không cần tìm hắn, chì cần khiến Văn Tùng tin rằng, con trai ông ấy đã rơi vào trong tay ta là được." Tông đế bình thản trả lời.
"Vậy còn Lưu Phước, ông ta không có con cái, không có người thân, đi theo phục vụ Trịnh Long bao nhiêu năm nay, có vinh hoa phú quý nào chưa hưởng, cớ sao lại đồng ý phản bội, giá họa cho Trịnh Long." Thanh Nguyên hỏi tiếp.
Tông đế bật cười
"Dung quốc công nói không sai, khanh quả là còn non kinh nghiệm. Khanh có biết, vật quan trọng nhất cùa một thái giám là gì không?"
Thanh Nguyên suy nghĩ một chốc, rồi rụt rè hỏi
"Có phải là......"
"Chính là "cung vật" ( e hèm, là của quý, các bạn ạ ). Đối với một thái giám, cung vật còn quan trọng hơn mạng sống. Đời thái giám không bằng trâu chó, đã làm thái giám một lần, không ai muốn kiếp sau lại làm thái giám nữa. Tất cả thái giám đều tin rằng, sau khi chết, nếu không thể chôn chung với cung vật, thì kiếp sau vẫn sẽ trở thành thái giám. Lưu Phước đã ở cái tuổi gần đất xa trời, bây giờ, điều hắn quan tâm không phải là tiền bạc hay danh lợi mà là kiếp sau của mình. Nắm được cung vật của hắn, thì dù muốn hắn phản bội ông trời cũng được, chứ đừng nói là Trịnh Long."
"Chỉ vì một tập tục mê tín mà đánh đổi tất cả ư?" lời nói nhò như muỗi kêu của Thanh Nguyên nghe như lời tự hỏi.
"Thái giám từ nhỏ đã được đưa vào cung, tầm nhìn và suy nghĩ của họ rất nông cạn."
Nge đến đó, A Thuận khẽ cúi đầu.
Thanh Nguyên chợt cảm thấy vừa nể phục Tông đế vừa kinh tởm hắn. Hắn nghĩ đến những điều không ái dám nghĩ, hắn làm những việc thương thiên hại lý không ai dám làm.
Đúng vậy, hung thủ thực sự của vụ án này, khộng phải là Trịnh Long, cũng không phải Phạm Vinh, người đứng sau giật dây tất cả, càng không phải Bình vương hay Dung quốc công, mà chính là thiên tử của Chung quốc, Tông đế.
"Còn đám sơn tặc Ngũ Hổ thì sao? Hoàng thượng định làm sao?"
"Chẳng phải lúc lâm triều trẫm đã tuyên bố rồi sao, cạy miệng chúng ra, không được thì xử tử toàn bộ, một mạng cũng không tha." giọng điệu thờ ơ của hắn khiến Thanh Nguyên có cãm giác hắn đang nói về những con kiến, côn trùng, chứ không phải cả chục mạng người vô tội.
"Họ chỉ làm theo lệnh của thánh thượng. Lẽ nào đó là kết quả của việc trung thành với ngài sao?" Thanh Nguyên chất vấn.
Tông đế điềm đạm trả lời
"Khanh có biết thỏa thuận của trẫm với chúng là gì không? Trẫm hứa rằng, sẽ chia một phần tư số quân hưởng lần này cho chúng, đó là lý do chúng bán mạng làm việc cho trẫm. Quân hưởng của triều đình mà cũng dám tơ tưởng, biết bao nhiêu người đang chết đói mà chúng còn dám đòi chia quân hưởng. với những kẻ lòng tham không đáy như vậy, giữ lại chỉ tổ phiền phức. Hơn nữa, chúng không hề trung thành với trẫm, chúng chỉ tìm cách thỏa mãn lòng tham của bản thân."
Thanh Nguyên chợt nhớ đến ván cờ đánh cùng Tông đế tại Phong thành vài tháng trước. Lúc ấy, những quân cờ đen của hắn tỏ ra vô hại, đi những bước vô cùng chậm chạp và thận trọng, không có ý tấn công đối phương, cũng không để đối phương có cơ hội uy hiếp mình.
Đột nhiên, hắn bố trí quân đen đứng ở một vị trí rất dễ bị tấn công. Để bứt phá thế trận chậm đến mệt mỏi. cô không hề suy tính mà tấn công ngay quân đen đó. Nhưng chỉ sau một nước đó, Thanh Nguyên mới phát hiện mình bị lọt bẫy.
Tất cả các quân trắng đều lần lượt bị hạ bệ, cứ một quân vừa ngã xuống, chưa kịp bố trí lại thế cục, một quân khác lại bị loại nữa. Như một tấm mạng nhện lớn, không con mồi nào thoát khỏi.
Tông đế chính là con nhện kiên trì và thông mình nhất. Còn Bình vương và Dung quốc công chẳng khác nào những con mồi lọt lưới.
Tiêu Bảo, Lưu Phước, Văn Tùng,Văn Sinh thậm chí ngay cả cô cũng chỉ là những quân cờ trên bàn cờ của hắn.
Hắn lệnh cho Tiêu Bảo đem giấu quân hưởng.
Bình vương cho rằng đây là một cơ hội tốt để loại bỏ Phạm Vinh, bèn bày ra cái bẫy, vu oan cho hắn.
Không ngờ rằng, lúc Bình vương đang tỉ mỉ dệt bẫy, thì Tông đế cũng đang miệt mài bố trí kế hoạch.
Tông đế bố trí Thanh Nguyên tìm cách kéo dài ngày hành hình, rồi lại kéo Văn Tùng, Lưu Phước vào cuộc, Trịnh Long chỉ là kẻ xấu số trúng ngay nọc nhện.
Ngay cả âm mưu "loại bỏ bớt đường đến Châu thành" hay cái gọi là "thăm dò thánh ý" cũng chỉ là màn kịch do Tông đế vạch ra, còn Thanh Nguyên là người diễn.
Ngay cả tấu chương tấu tội Phan gia của Trịnh Long, cũng bị Tông đế lợi dụng, trở thành chứng cứ chống lại hắn.
"Thần còn một thắc mặc, mực đóng dấu của Phạm thương thư dùng hết chỉ là ngãu nhiên ý trời. Nhỡ lúc ấy mực đóng dấu còn, thì chẳng phải kế hoạch của ngài đổ bể sao?" Thanh Nguyên hỏi.
Tông đế ẩn ý nhìn cô
" Trẫm chưa bao giờ tin vào ý trời, Khanh cho rằng, mực đóng dấu bị vỡ là chuyện ngẫu nhiên sao?"
Thanh Nguyên lại rùng mình thêm lần nữa.
Ngay cả một lọ mực đóng dấu nhỏ nhoi cũn đã được tính toán tỉ mỉ.
"Vậy tấm bản đồ, nó thực sự có mùi rượu Hoa quế sao?"
Tông đế khẽ sờ mũi
"Hoa Quế nghìn dặm hương thơm còn lưu" (hương rượu Hoa Quế thơm nghìn dặm) chỉ là cách thậm xưng khoa trương của dân gian thôi. Làm sao hương thơm có thể lưu lại trên giấy sau bao hiêu ngày như thế? Huống chi, tấm bản đồ đó Trịnh Long dâng lên, chỉ là tấm bản đồ giả do Bình vương vẽ ra, lấy gì có mùi rượu."
"Vậy sao Bình vương lại không vạch mặt thanh thượng ngay lúc đó."
"Đơn giản vì hắn là một kẻ thông minh. Nếu hắn im lặng không lên tiếng, thì chỉ có Trịnh Long gánh tội. Còn nếu hắn đòi kiểm tra tấm bản đồ, thì sẽ lộ tẩy việc tấm bản đồ đó là giả. Như vậy, cả hắn cũng phải chịu liên lụy."
Thanh Nguyên suy nghĩ một lúc, lại hỏi tiếp
"Thần nghe nói, lần này, quân ta vố không định luyện bình ở núi Lộc Sơn, nhưng thánh thượng lại nhất quyết bắt họ luyện binh ở đấy. Có phải là vì, để có cớ loại bỏ con đường đi qua núi Lộc Sơn không?"
Tông đế không trả lời, nhưng từ nụ cười của hắn, mọi việc đã quá rõ
"Thần đã di chuyển chuyến quân hưởng đó đến nơi an toàn rồi. Thánh thượng có thể sai người đến lấy." Thanh Nguyên nói.
Tông đế thờ ơ hỏi
"Khanh có đem theo chìa khóa không?"
Thanh Nguyên móc chiếc chìa khóa nhỏ trong người ra. A Thuận đón lấy rồi kính cẩn dâng cho Tông đế.
Tông đế phất tay, nói
"Ban thưởng một tách trà sen Mẫn thành."
Đương lúc Thanh Nguyên tưởng rằng tách trà sen là ban cho cô, thì A Thuận đã cúi đầu thật thấp, kính cẩn tuân.
"Tạ chủ long ân."
Rồi trước sự kinh ngạc của cô, A Thuận nhét chiếc chìa khóa vào miệng, uống vội tách trà, rồi cứ thế nuốt chiếc chìa khóa xuống. Liệu hương trà sen cực phẩm đấy còn đọng lại bao nhiêu hương vị?
Thanh Nguyên bụm miệng lại, nhưng không cách nào nôn được. Những người còn lại, kể cả chính A Thuận, tỏ vẻ bàng quan như thể vật đang trôi tuột vào cổ họng hắn là một chiếc bánh chứ không phải một cây sắt.
Dường như có thể nghe tiếng "tõm" khi chiếc chìa khóa chạm vào dạ dày.
Ánh mắt của cô như muốn hỏi "Tại sao?"
Tông đế có vẻ hài lòng, đáp
"Những cái rương đó chỉ toàn là gạch đá. Bạc đã sớm bị ta chuyển đi. Phản ứng kinh ngạc của khanh chứng tỏ khanh chưa từng mở những cái rương đó ra, cũng chưa từng có hứng thú với chúng. Trẫm rất hài lòng."
Thanh Nguyên cười gượng. Cô không nhớ mình đã đối đáp ra sao, kí ức hôm ấy đọng lại trong trí nhớ, chỉ còn là những giọt mồ hôi trên trán A Thuận, và sự tàn nhẫn và lạnh lùng của một bậc đế vương.
-------------
Chính Ngọ, Pháp trường.
Dường như cả Hạo thành đều tập trung về đây. Đông như trẩy hội, nhưng không hề vui. Người dân đứng thành một vòng tròn bao quanh pháp trường. Hai đại công thần cùng bị xử trảm là chuyện hiếm gặp. Kẻ đến vì tò mò, người đến vì xót thương, lắm kẻ đến chỉ để cười trên nỗi đau của người khác.
Tiếng oan than vang lên não nề. Không khí bao trùm mùi chết chóc khiến những kẻ cứng cỏi nhất cũng phải rùng mình.
Tông đế ngồi trên đài cao, lạnh lùng nhìn những kẻ tử tù đang quỳ mọp dưới kia. Tiếng trống pháp trường vang lên dồn dập. Ngay khi tên đao phủ cầm kiếm lên, Văn Tùng quỳ xuống dập đầu thật lâu, rồi ngẩng lên, nói
"Thánh thượng, xin hãy nể tình tội thân từng có công cứu mạng Tông đế, hãy giúp thần thực hiện một nguyện vọng."
Có tiếng người khóc nấc, khẽ kêu "Văn Thánh y." Rồi nhiều tiếng khóc vang lên.
Những tiếng khóc não nề khiến Thanh Nguyên không dám ngẩng đầu lên nhìn thằng vị Văn thái y khả kính..
Nhưng Tông đế thì ngược lại, hắn nhìn thằng vào mắt Văn Tùng, giọng nói lạnh băng không chút xúc cảm
"Nói đi."
"Tội thàn muốn được đích thân hoàng thượng xử trảm."
Lời vừa thốt ra, mọi người liền sửng sốt nhìn ông. Tông đế cũng ngẩn người ra.
Vị giám quan quát lên
"To gan, thánh thượng thân thể cao quý, sao có thể để tay nhuộm máu bẩn."
"Giám quan đại nhân, Thánh thượng còn chưa lên tiếng, đâu đã đến lượt ông." Thanh Nguyên lạnh lùng quát lại.
Giám quan biết cô là hồng nhân bên Tông đế, nên tuyệt không dám cãi lại.
Cuối cùng, trong tiếng trống pháp trường dồn dập như hối thúc, Tông đế đứng dậy, nói
"Vậy thì trẫm toại nguyện cho ngươi."
Tông đế bước từng bước vững chãi xuống pháp trường. Đao phủ vội dâng đao lên. A Thuận nhanh tay dùng khăn lau sạch cán đao, rồi mới dâng cho Tông đế.
Lúc này, Tông đế đã đứng đối mặt với Văn Tùng.
Ánh mắt của Tông đế nhìn hắn không có chút mảy may thương xót, ánh mắt ông dành cho Tông đế cũng không hề chứa chút oán niệm.
Đao phủ dâng lên một ly rượu, A Thuận muốn dùng kim châm thử độc, nhưng Tông đế đã tự bưng láy.
Tông đế đưa ly rượu đến trước mặt Văn Tùng, A Thuận đi lên cởi trói cho ông ta.
"Trẫm thay mặt phụ hoàng kính khanh một ly rượu."
Văn Tùng thản nhiên đón lấy ly rượu, uống một ngụm.
Tông đế cầm lại ly rượu, uống ngụm còn lại, ngậm trong miệng một lát rồi phun rượu lên đao, thực hiện nghi thức Tẩy đao.
Sau đó là nghi thức múa đao. Cánh tay rắn chắc nắm chặt cán đao, những đường múa gươm xé gió vun vút, tiếng trống pháp trường át đi mọi lời than oán, chỉ còn những ánh mắt tuyệt vọng và run sợ của những người bị xử trảm.
Đến lúc này cô mới biết thì ra Tông đế cũng là một cao thù dùng kiếm.
Khi đường kiếm cuối cùng quét lên không khí một tiếng chém giót sắc nhọn, cũng là lúc nghi thức Hành quyết bắt đầu.
Tim cô đập thình thịch theo từng hồi trống. Có tiếng nói từ sau lưng cô.
"Huynh ấy quá tàn nhẫn, đúng không?"
Thanh Nguyên không quay đầu lại, cô thứa biết đó là vị trí của Bình vương.
"Văn Tùng từng là cứu mạn phụ hoàng, lúc chúng ta còn nhỏ, ông ấy luôn nhất mực yêu quỳ hắn. Lúc mẹ con hắn trong cơn bần hàn, cả viện thái y chỉ có Văn thái y là chịu đến xem bệnh ẫu thân hắn. Vậy mà hắn có thể trơ mắt chém đầu người đó. Bây giờ ngươi có thể là tâm phúc của huynh ấy. nhưng biết đâu sau này, sẽ có ngay ngươi trở thành Văn thái y thứ hai."
Cô không đáp lời, thờ ơ quan sát tình hình, nếu năm tay cô không co chặt đến thế, chắc Bình vương đã nghĩ cô không nghe thấy.
Có một điều Bình vương nói đúng, Tông đế thực sự quá tuyệt tình.
Hắn thận trọng ngắm nghía thanh đao. Ánh mắt hắn phản chiếu qua lưỡi đao, lạnh lẽo, tàn nhẫn và nghiêm túc đến đáng sợ. Bàn tay hắn nắm thật chặt cán đao, thanh đao được vung lên rồi chem xuống thật mạnh.
Mạnh đến nỗi có thể nghe cả tiếng gió rít lên. Một lưỡi đao sắc ngọt.
Thân thể Văn Tùng đổ gục xuống. Xung quanh yên lặng như tờ.
Tông đế cầm thanh dao đưa lên môi, khẽ liếm máu trên đao/ Đó là nghi thức Tẩy huyết ( rửa máu) cũng là nghi thức cuối cùng.,
Nhiều năm sau đấy, trong những cơn ác mộng của mình, Thanh Nguyên vẫn thường mơ thấy chiếc đầu của Văn Tùng bay ra khỏi cổ, mơ thấy những vết máu văng trên nền đất, cô mơ thấy đầu lưỡi đỏ hồng của Tông đế trên lưỡi đao, ánh bạc từ thanh đao phản chiếu vào mắt cô, những giọt máu rơi từng giọt từng giọt ttren6 đao, và ánh mắt khát máu của Tông đế. Những cảm xúc khủng khiếp ấy khiên cô nghẹt thở và run rẩy thức dậy trong sợ hãi. Những lúc đấy, cô thường thắc mắc nhìn người đàn ông đang ngủ bên cạnh và tự hỏi "Làm sao hắn có thể ngủ ngon đến thế?"
Một vụ huyết án kinh khủng với những bí mật động trời đã khép lại tháng mười hai năm nay nhiều trầm lắng. Chợt nhớ đến trong lịch sử, có những ông vua sẵn sàng xây cả một tòa hành cung cho Tây Thi như Ngô Vương Phù Sai, có những ông vua hoang dâm xa xỉ, xây cả một Nhục trì ( Hồ thịt ) như Trụ vương. Nhưng lại có những ông vua sẵn sàng bức tử trung thần, giá họa người lành chỉ để chiếm được vài chục nghìn lượng bạc như Tông đế.
Thanh Nguyên ngước đầu nhìn con người cao quý đang ngạo nghễ trên ngai vàng, tự cảm thán một câu, đời đúng là lắm chuyện lạ.
Tông đế thịnh nộ quẳng mớ tấu chương xuống đại điện, chỉ vào mặt Dương Vinh mà mắng
"Đường đường là nhà lao Hình Bộ, canh gác thế nào mà để cả lũ sơn tặc cắn lưỡi tự tử lúc nào cũng không hay. Ngay cả một chút tin tức của chuyến quân hưởng cũng chưa hỏi được mà chúng đã chết hết rồi, khanh làm sao cai quản Hình Bộ vậy? Từ lúc nào nhà lao Hình Bộ trở thành chốn không người hả?"
Dương Vinh cố tỏ ra bình tĩnh nhưng sắc mặt đã trắng bệch
"Làm việc tắn trách là lỗi của thần, xin thánh thượng thứ tội."
"Khanh không cần giải thích với trẫm, hãy giải thích với những binh lính đang chờ ngân lượng gửi về nhà ngoài kia kìa. Khanh làm sao đối mặt với họ đây."
Giọng Tông đế dường như khuếch đại thêm mười lần, mát hắn long cả lên. Cả triều im lặng như tờ, không ai dám hó hé gì.
Dường như Thanh Nguyên có thể đọc được suy nghĩ trong mắt họ. Dương Vinh vốn đâu phải là kẻ cướp ngân lượng, hơn nữa nếu bọn cướp có lòng cầu chết thì dù là Ngọc hoàng đại đế cũng chẳng ngăn nổi. Rõ ràng là Tông đế đang giận cá chém thớt.
Nếu không phải ngay từ đầu đã biết chính Tông đế là người bày mưu cướp quân hưởng, chắc hẳn cô cũng nghĩ như vậy. Có đôi lúc, một hoàng đế giỏi không chỉ cần thông mình mưu lược mà cũng phải biết diễn kịch nữa. Về mặt này, Tông đế đúng là một diễn viên giỏi.
Dương Vinh á khẩu, hắn là người giỏi dò đoán tâm ý người khác, chắc cũng hiểu càng nói thì càng chọc giận thiên tử nên chỉ cúi đầu thật thấp ,không manh động.
A Thuận nhanh chóng dâng tách trà lên miệng Tông đế.
Tức thì, Tông đế chộp lấy cái tách quẳng xuống điện, nước trà nóng bắn vào bắn tay Dương Vinh, nhưng hắn không dám rên rỉ câu nào.
Tông đế quát lên
"Khấu trừ bổng lộc một năm, xung vào quốc khố. Khanh cút ngay cho khuất mắt trẫm."
Dương Vinh nhăn mày nhăn mặt chịu đựng cơn đau ở tay, chầm chậm lui ra ngoài.
Sau một lúc, Tông đế dần bình tĩnh hơn, giọng nói cũng dần trở nên ôn hòa, hắn nói
"Lần này, để kịp trả quân hưởng cho quân đội, trẫm đã dốc sạch đến đồng cuối cùng trong quốc khố. Bây giờ đã bị lũ sơn tặc đáng hận và gã gian thần Trịnh Long nuốt sạch. Nghĩ đến những người lính ngày đêm tập luyện, ra sức cống hiến cho xã tắc, thế mà thân quyến của họ lại đang chết đói trong cơn lũ lụt ở Châu thành, lòng trẫm đau như cắt."
Dừng một lúc, hắn cầm quyển tấu chương lên, chậm rãi nói tiếp
"Hôm qua trẫm ghé qua phòng Ngân khố kiểm tra sổ sách. Nhờ thế mới lý giải được, tại sao ngân khố lại thâm hụt nhiều như thế. Để trẫm cùng đọc cho khanh nghe nhé, Lưu đại nhân vay một trăm lương từ hai tháng trước, hẹn tháng này trả, nhưng khố phòng vẫn chưa nhân được một quan bạc nào. Liễu đại nhân, vay năm trăm lượng, vay từ tháng sáu, nay đã là tháng mười hai, cũng chẳng nhận được đồng bạc nào. Quách đại nhân, mượn tám trăm lượng, bảo rằng khấu trừ vào bổng lộc. Nhưng khanh đã bị phạt tước bổng lộc hai năm, vậy khanh lấy gì mà trả đây. Còn nữa, Lại đại nhân, vay quốc khố một nghìn lượng, cũng hẹn năm sau lãnh bổng lộc trả, giờ mới là tháng mười hai, tháng chín triều đình mới phát bổng lộc, chẳng lẽ khanh định để món nợ đấy đến tháng chín mới trả hay sao?"
Những người bị đọc tên vội vàng quỳ xuống.
Lưu đại nhân thanh mình
"Thánh thượng,thê tử thần bị bệnh nặng, phải tốn tiền mua nhân sâm nghìn năm, hoa tuyết liên, cây cẩu kỷ để điều dưỡng thân thể."
Liễu đại nhân không đợi Lưu đại nhân nói hết đã vội tranh phần
"Thần vừa bị thánh thượng khấu trừ hai năm bổng lộc, trong nhà thực sự không còn tiền, nên mới phải vay mượn quốc khố."
Lại đại nhân cũng muốn nói gì đó, nhưng Tông đế đã chặn họng.
"Thê tử của Lưu đại nhân Lý thị, là con gái của một một bậc phú gia, tiền bạc nghìn vạn, xá gì vài cây cẩu kỷ, nhân sâm nhỏ bé mà khanh phải tốn sức vay mượn quốc khố. Còn Liễu đại nhân, bổng lộc một năm của khanh đủ để gia đình bình thường sống hai năm. Khanh làm quan bao nhiêu năm, e rằng tiền tích cóp cũng không ít, bị tước bổng lộc hai năm mà đã khốn khổ đến mức phải đi vay mượn sao? Chẳng lẽ triều đình bạc đãi các khanh đến thế? Còn Lại đại nhân,....."
Tông đế nhìn họ Lại, ông ta cúi thấp đầu, Tông đế khẽ thở dài
"Trẫm không muốn truy cứu nữa. Quyển tấu chuông này dày đến một trăm trang, với tổng số nợ lên đến một vạn lượng. Bằng một phần ba quân hưởng triều đình cần dùng. Có nhiều cái tên trong này trẫm không hề có ấn tượng, hỏi ra mới biết là gia quyến của các khanh. Trong vòng ba ngày, trẫm không cần biết các khanh cướp cũng được, trộm cũng được, nhất định phải trả đủ số tiền mà các khanh và gia quyến đã mượn. Nếu ai không trả đủ, trẫm sẽ tịch biên tài sản trừ nợ. Chỉ cần là vật giá trị, dù là cái cây hay cọng cỏ, cũng sẽ bị tịch biên tất. Còn nếu tịch biên gia sản cũng không đủ trả thì quan tam phẩm bị giáng xuống tứ phẩm, tứ phẩm xuống ngũ phẩm, ngũ phẩm biếm dân thường. Dân thường bị nhốt vào tù."
Nghe xong, các quan xanh mặt nhìn nhau, trong quyển tấu dày một trăm trang đó, chắc dính líu đến không ít quan viên.
"Hoàng thượng, chỉ trong ba ngày, làm sao có thể kiếm được một số tiền lớn như vậy." Trần Thảo thốt lên.
"Vậy hóa ra khanh đã vay nhiều tiền lắm ư?" Tôn đế hỏi lại.
Trần Thảo im bặt không dám nói nữa.
Trịnh quốc sư khoan thai vuốt chìm râu dài, nói
"Thánh thượng, có vay có trả là đạo lý, chúng thần cũng không nói là sẽ không trả. Nhưng dù sao cũng phải có thời gian. Hơn nữa, quả thật có nhiều quan viên thật sự không lo đủ tiền để trả, chẳng lẽ vì vậy mà giáng cấp họ thật sao? Để leo lên được địa vị ngày nay, chúng thần đã nổ lực rất nhiều, chẳng lẽ chỉ vì vay mượn ít tiền mà đạp đổ công sức của họ sao?"
"Đúng đấy, mong thánh thượng suy xét."
"Thánh thượng chứng giám."
"Thánh thượng..."
Trịnh thái sư vừa dứt lời, đã có biết bao tiếng nói tán đồng vang lên khắp triều. Con người kì lạ thế đấy. Lúc bình thường thì một câu cũng không dám hé, nhưng khi đã có chỗ dựa vững chắc, thì đạo lý, bất mãn gì cũng tuôn ra hết. Nhưng một khi bị áp đảo một tí, là sỹ khí tự nhiên xẹp hết. Như lcu1 này đây.
Tông đế quát lên
"Các khanh im hết cho trẫm."
Thế là trong triều trở lại sự im lặng ban đầu.
Nói xong, hắn kích động đứng phắt dậy, bước xuống đại điện. Hắn chỉ vào mặt người đứng gần đại điện nhất, Lại đại nhân
"Mới năm ngoái khanh còn tổ chức tiệc mừng tân gia ầm ĩ, cả một tòa biệt viên to lớn, chắc hẳn giá trị không ít hơn nghìn lượng, vậy mà không có tiền trả sao?"
Xong, hắn chỉ tiếp vào người đàn ông trung niên đứng kế đấy, nói
"Lưu đại nhân, nhà ngoại cũa thê tử khanh giàu có nức tiếng, chỉ có vài trăm lượng, chẳng lẽ không trả nổi?"
"Còn khanh,..." Tông đế nhìn Trần Thảo, thật vọng nói
"Khanh đường đường là một bậc thượng thư tam phẩm, vay tám trăm lượng cả năm nay chưa hề trả một xu. Bổng lộc của khan lên đến một nghìn, tám trăm chỉ là số nhỏ, vậy mà cứ dây dưa không trả là sao? Khanh đã dám bỏ ra hai nghìn lượng chuộc thân cho ả kỹ nữ Túy Hồng lâu, xá gì tám trăm lượng."
"Còn khanh, còn khanh và khanh nữa." Tông đế liên tục chỉ tiếp vào ba người, quát "Các khanh có ngân lượng ăn uống trượu chè trong tửu lâu, sắm đồ cổ bạch ngọc, mua nhà mua ruộng mua ngựa, thậm chí dư tiền đến nổi bao nuôi kỹ nữ. Thế mà phải đi vay mượn triều đình sao? Hay vì đấy không pải là tiền của các khanh, nên có quyền vay mượn để phung phí."
Các quan quỳ sụp xuống. Ai nấy sợ xanh mặt, người nấy níu óc tay áo người kia, nhưng tuyệt nhiên không ai dám lên tiếng.
Chỉ trừ Trịnh thái sư
" Hoàng thượng, người là thiên tử, cho dù có tức giận cỡ nào, cũng không thể cả giận mất khôn làm ra những hành vi thất lễ như thế. Một vị hoàng đế trong lúc nghị triều tuyệt đối không được rời khỏi ngai vàng, thần nhớ đã dạy ngài điều này từ khi còn nhỏ rồi mà. Đúng là bổng lộc của chúng thần đủ để gia đình bình thường sống hai ba năm, thậm chí nhiều hơn. Nhưng người bình thường đâu cần mỗi sáng phải đi cả dặm đường vào triều nghị sự, người bình thường đâu phải gánh chịu nhiều trọng trách trên vai, người nông phu bình thường đâu cần miệt mài đèn sách mười năm để được vào triều. Bổng lộc đó là xứng đáng với những gì chúng thần bỏ ra. Hơn nữa, thánh thượng có nghĩ đến điều này không? Chúng thần là quan viên thần tử, là bộ mặt của triều đình và quốc gia. Nếu chúng thần phài sống trong nhửng căn túp lều mái tranh, vậy những sĩ tử đang miệt mài ôn thi ngoài kia sẽ nghĩ gì về triều đình. Trước khi thi đổ cũng sống trong nhà tranh, sau khi thi đỗ cũng sống trong nhà tranh, vậy cố gắng dùi mài kinh sử để làm gì? Chẳng phải chính thánh thượng cũng sống trong nhung lụa vinh hiển đó thôi. Trần thượng thư bao nuôi kỹ nữ, Lưu đại nhân họ ngoại giàu có là sự thật. Nhưng Lữ đại nhân quan cấp ngũ phẩm, bổng lộc hai trăm lượng, ở nhà còn mẫu thân già cần phụng dưỡng, nương tử con thơ cần chăm sóc cũng là sự thật. Vương đại nhân quyên góp toàn bộ bổng lộc năm nay của mình để cứu tế Châu thành cũng là sự thật. Bắt họ trong vòng ba ngày phải hoàn trả tiền, thực sự chẳng khác nào bức tử họ. "
Tông đế chăm chú lắng nghe. Trịnh thái sư vừa dứt lời xong, hắn bèn tiến đến trước mặt ông ấy, giọng nói nghe như van nài
"Thái sư, không, lão sư ( thầy ). Chờ thêm một ngày thì sẽ có thêm hàng chục người chết đói. Trẫm chưa bao giờ muốn ép các khanh, chúng ta là quân tần với nhau, trẫm không muốn phải đi đến nước này, nhưng trẫm thực sự không còn cách nào nữa. Lương tướng quân vừa gửi tấu sớ về triều, sớ nói rằng, mỗi lần các binh sỹ nhận được thư của gia quyến, đều không kiềm chế được phải bật khóc. Nương tử, mẫu thân của họ phải ăn cả rễ cây để sống. Phải đau đớn thế nào một người đàn ông mới rơi lệ. Khanh có biết trẫm khó chịu và bất lực thế nào khi nghe những điều đó? Đúng, các khanh học cao hiểu rộng, các khanh cống hiến cho triều đình, các khanh có quyền hưởng giàu sang. Nhưng đó là khi dân chúng được ấm no. CÒn nay, họ đang chết đói. Tiền bổng lộc của các khanh, tiền trong quốc khố, đều lấy từ thuế của dân chúng. Ăn cơm của dân, mua nhà mua cửa bằng tiền của dân, trong khi dân đang chết đói, các khanh nỡ sao? Yêu cầu của trẫm đâu có quá đáng, trẫm chỉ muốn các khanh trả số tiền mà các khanh mượn thôi. Vương đại nhân quyên góp hết tiền của mình, nhưng khanh chưa chết đói mà. Lữ đại nhân, mẫu thân của khanh đã chết đói chưa? Có cùng quẫn đến nỗi phải ăn rễ cây không? Nếu không, thì tất cả đều phải nôn tiền ra trả cho quốc khố. Đừng nói là các khanh, trong quyển tấu chương cũng có không ít con nợ là phi tử, là quận chúa, là thân tộc của trẫm. Trẫm sẽ đích thân đến đòi nợ họ. Nếu họ không trả, trẫm sẽ trục xuất họ ra khỏi cung. Không có ngoại lệ nào hết. Trong vòng ba ngày, trẫm muốn phải có một vạn lượng gửi đến Châu thành."
"Trẫm cũng không ngại nói các khanh biết, nhà họ Tô là con nợ lớn nhất, họ nợ quốc khố đến một vạn lượng. Trẫm sẽ đòi đủvề không thiếu một xu."
Ngeh đến đòi nợ nhà họ Tô, các quan lại ngạc nhiên nhìn nhau, nhà họ Tô đấy, thực sự đòi được sao?
"Ai gia nghe nói có người muốn đòi nợ nhà họ Tô, ai dám cả gan thế?"
Thình lình, tiếng thét re ré của tay thái giám vang lên.
"Thái hậu giá lâm."