Giang Hồ Dị Giới

Một lúc lâu sau, Quảng Mục Thiên được hai người Đường Vấn Tâm, Triệu Nhã Hinh dẫn tới trung tâm của Hư Thiên Thành.

Hư Thiên Thành tuy nói là nội thành, nhưng lại rất rộng rãi thoáng mát. Cộng thêm chỗ đứng hiện tại của bọn họ chỉ dành cho võ sĩ cấp bạch kim, tham gia tỷ võ nên hoàn toàn được cách ly riêng biệt, ít người qua lại. Thành thử không ồn ào náo nhiệt giống như ngoại thành. Ai nấy đi trên đường đều có cảm giác sảng khoái lạ thường, nhẹ nhàng tựa hồ bay bổng lên tít tầng mây. Khiến sự hồi hộp khi đối diện với trận đấu trước mắt cũng phần nào được giảm đi.

Ở những cổng phía Nam, phía Đông của Hư Thiên Thành, đều là những cao thủ đăng ký tham gia tỷ đấu. Nên võ sĩ không cần đứng xếp hàng mà trực tiếp mà đi vào, tới thẳng một quảng trường lớn. Chỗ này trước đây vốn dĩ là một đấu trường thời trung cổ, thuộc tàn dư của thành trì cũ, tức Hắc Vân thành. Sau khi võ lâm tới đây, lấy thành trì này làm căn cứ thì đấu trường cũng được tu bổ lại. Nhằm phục vụ cho những kỳ đại hội lớn như thế này.

Quảng Mục Thiên vừa bước đi, vừa ngước đầu lên chiêm ngưỡng khung cảnh bên trong. Hắn không khỏi âm thầm hít sâu một hơi lương khí. Phải công nhận một điều rằng, Lâm Ngọc Quân lần này thực rất chịu chơi. Cảnh kiến trúc trong đấu trường nhìn qua có vẻ như không có gì là nổi trội, nhưng nó vẫn có thể xem như là một công trình đầy kiệt tác. Tuy nói chỗ này là tàn dư của thành trì cũ, kiến trúc đã lâu ngày nên có nhiều chỗ hư hại. Nhưng Lâm Ngọc Quân vẫn biết cách lợi dụng rồi cho người tu sửa, khiến đấu trường này trở nên mới toanh, càng tinh mĩ hơn trước. Những phiến đá hoa được đẽo gọt vuông vắn, phẳng phiu, gắn liền vào nhau bằng những tay thợ rất tinh xảo và tỉ mỉ. Đó còn chưa nói đến độ lớn của nó, đấu trường này rộng phải đến mấy trăm ngàn trượng, đủ để chứa hơn năm nghìn võ giả.

Ở chốn võ lâm cũ làm gì có cái đại hội nào mà quy mô lớn như thế? Có đi chăng nữa cũng chỉ tổ chức ở đất bằng hoặc lãnh địa của một giáo phái nào đấy. Làm gì đủ tiền bạc hay nhân lực để kiến tạo riêng một đấu trường tổ chức Võ Lâm Đại Hội? Không ngờ được rằng, ở thế giới này những điều tưởng như không thể cũng biến thành có thể.

Quảng Mục Thiên thấy phía Tây Nam quảng trường nhô ra một cái bình đài tương đối lớn. Xung quanh đó án ngữ nhiều cao thủ trông coi, lại đặt rất nhiều ghế. Nhìn sắc phục những người này bất đồng, ắt hẳn là đến từ các môn phái khác nhau. Nếu hắn đoán không lầm, chỗ kia chính là nơi ngự tọa của các bậc chưởng môn tiền bối.

Nói đến đấu trường này, được thiết kế theo hình lòng chảo, nó bao gồm một không gian mở rộng lớn bao quanh là các tầng ghế ngồi cho võ giả. Được chia làm ba phần, phần cao nhất là bình đài nằm ở hướng Tây Nam, là chỗ mà lúc nãy Quảng Mục Thiên trông thấy. Hai phần còn lại được chia làm hai hướng, Đông Nam dành cho các võ giả có Bạch Kim Lệnh đến tham gia tỷ thí. Còn hướng Tây Bắc đều là những người tới để quan chiến.

Chỉ trong thoáng chốc, quảng trường đã ngồi chi chít không biết bao nhiêu là người. Đếm đi đếm lại cũng phải hơn bốn ngàn. Nhất thời tiếng nói chuyện râm ran, tiếng cười đùa vang vọng khắp nơi.

Quảng Mục Thiên, Đường Vấn Tâm cùng Triệu Nhã Hinh được phân ngồi vào hàng ghế thứ mười, tình từ trên xuống. Ngồi từ trên cao nhìn xuống lôi đài rất dễ quan sát toàn cảnh.

Ở chính giữa đấu trường là không gian lôi đài (chỗ tỷ võ), là điểm thấp nhất, để những võ giả ngồi trên quan chiến có tầm nhìn tối đa. Lôi Đài có hình tròn rất dễ phân biệt, bán kính tầm mấy trăm trượng. Xung quanh có hào sâu, phía trên được cắm cờ màu đỏ bay phấp phới. Ở góc lôi đài bố trí hai quả trống cực lớn, không biết dùng làm gì.

Đường Vấn Tâm ngồi nhàn nhã, đem hết lai lịch các nhân vật kiệt xuất nói cho Quảng Mục Thiên hay.

Sau khi đám võ lâm nhân sĩ đã ổn định chỗ ngồi rồi, phía bình đài kia mới lần lượt có người xuất hiện.

Đầu tiên là tăng nhân của chùa Thiếu Lâm. Gồm có hai người đi đầu, phía sau có chín lão tăng thuộc Chấp Pháp Đường hộ tống. Tiếp theo đó, chưởng môn các phái cũng lũ lượt đi ra, tầm mấy trăm người. Trong đó có cả Tư Không Thiên lẫn Hoàng Bá Đạo.

Chỉ thấy tiếp theo đó, Không Văn bước ra trước bình đài, chắp tay hành lễ, miệng niệm Phật hiệu, nói lớn:

"Hôm nay được chư vị anh hùng thiên hạ nể mặt giáng lâm, quả thật là vinh hạnh lớn. Có điều Minh chủ võ lâm hôm nay chúng ta đột nhiên trong người mang bệnh nặng, không có duyên được gặp các bậc hiền tài, nên sai lão nạp ra khẩn khoản xin lỗi quí vị."

Lời lão nói hàm chứa nội lực sung mãn, oang oang vang vọng khắp cả quảng trường, lấn át luôn cả tiếng nói chuyện huyên náo, như chọc thẳng vào tai mỗi người.

Những người đã từng nghe tiếng Không Văn Thần Tăng của chùa Thiếu Lâm thì không nói làm gì. Nhưng mấy kẻ mới gia nhập võ đạo, lần đầu bước trên con đường giang hồ, thấy lão nói một hơi to mà rành mạch như thế thì đều lấy làm khiếp sợ. Trong lòng nghĩ thầm:

"Lão già kia trông gầy nhom thế kia mà sao giọng nói to thế?"

Chỉ nghe Trường Văn lại tiếp:

"Vậy nên hôm nay, Minh chủ có lời gửi gắm. Ý muốn Thiếu Lâm tư chủ trì buổi Đại Hội Võ Lâm lần này. Quý vị có dị nghị gì không?"

Toàn trường chợt trở nên tĩnh lặng. Một đại hội tầm cỡ như thế này, Lâm Ngọc Quân thân là người lãnh đạo, lại lấy lý do mang bệnh mà không ra mặt tiếp đón anh hùng thiên hạ. Quả thực là không phải phép. Tuy nhiên, nếu phái Thiếu Lâm đã thay mặt minh chủ có lời, bọn họ cũng không thể không bỏ qua.

Bỗng đâu đó có người hô lên:

"Thiếu Lâm là đệ nhất phái chính tông, trụ cột của võ lâm. Thay mặt minh chủ, chủ trì đại hội cũng là chuyện bình thường. Có gì đâu mà phải nổi lòng dị nghị?"

"Đúng đấy, đúng đấy..."

Mọi người xung quanh cũng xôn xao gật đầu đồng ý.

Trường Văn giơ hay tay ra hiệu mọi người im lặng, rồi lão tiếp lời:

"Mục tiêu của đại hội lần này chắc quý vị cũng đã biết. Hôm nay là ngày khai mạc, đồng thời cũng là ngày tỷ võ đoạt bảo. Các anh tài khắp nơi tụ hội về đây không chỉ là trao đổi võ nghệ, mà còn là mở mang tầm mắt lấy thêm kinh nghiệm. Hay là để kết thêm bạn hữu. Âu cũng là chuyện thường trong võ lâm đó vậy."

Đoạn lão nghỉ một hơi rồi nói tiếp:

"Thôi, lão nạp cũng không lắm lời nữa. Buổi hôm nay tỷ thí chính là đơn đấu, năm ngày sau sẽ tiếp tục thi thố phần Đấu Đội. Các bậc chưởng môn đã bốc thăm phân loại ra từng cặp đấu một. Sau đây mời Ngũ Thánh Hổ Uy Hoàng Bá Đạo lên làm trọng tài, đồng thời công bố các cặp đấu."

Hoàng Bá Đạo gật đầu, hùng hổ bước ra giữa lôi đài. Lão cầm một quyển trục, giở ra rồi đọc lớn:

"Cặp đấu đầu tiên, Long gia đệ tử, Long Tuấn. Huyền Cơ Môn đệ tử, Ngọc Khánh. Mời hai vị bước lên Lôi Đài!"

Lời Hoàng Bá Đạo vừa dứt. Ở chỗ ngồi phía Đông Nam hàng thứ ba, thứ tư có tiếng hai người đồng thời hô lên:

"Có vãn bối!"

Nói xong, thân hình hai người kia nhảy lên, thoắt một cái đã đứng ra giữa lôi đài.

Chỉ thấy hai người này đều là thanh niên, tuổi chừng hai sáu, hai bảy. Trong đó một người mặc đồ màu nâu, diện mục cương chính, mày rậm mắt to; cầm trên tay một cái bọc dài, nhìn qua có thể đoán được đó là một thanh trường thương.

Người còn lại thì mặc đồ màu trắng toát, còn trẻ mà mặt mày đầy vẻ đăm chiêu khổ sở, sau lưng đeo hai cây bửu kiếm kỳ lạ.

Hoàng Bá Đạo lên tiếng hỏi:

"Hai người ai là Long Tuấn, ai là Ngọc Khánh?"

Người cầm trường thương, chắp tay hành lễ nói:

"Vãn bối Long Tuấn ra mắt tiền bối."

Người còn lại cũng cúi người, giọng não nề:

"Vãn bối Ngọc Khánh."

Hoàng Bá Đạo gật đầu ừ một tiếng rồi nói:

"Hai người sẽ là cặp tỷ thí đầu tiên. Luận võ cốt ở chiêu số lẫn kinh nghiệm. Điểm tới là dừng, không nên dùng sát chiêu gây nguy hiểm tới đối phương. Các ngươi nên nhớ điều đó, bây giờ bắt đầu đi thôi."

Hai người cùng đáp "dạ" một tiếng rồi bước ra xa, các nhau tầm chục trượng.

Long Tuấn bấy giờ mới cởi bọc lấy trường thương của mình ra. Chỉ thấy đó là một thanh Tố Anh thương. Cán thương thuần một màu đen tuyền. Mang đến cho người khác cảm giác âm u mà quỷ dị.

(Tố Anh thương: Thương có tua chỉ màu đen.)

Vài người nhận ra lai lịch của cây thương này liền la lên:

"Nhìn kìa, đó chính là Truy Hồn Ngũ Tinh Giáo. Là Thập Đại Kỳ Binh, không ngờ Long Đính Thiên gia chủ Long gia lại trao nó cho Long Tuấn. Nhưng sao lại chỉ có một thanh?"

Mọi người nghe vậy thì cùng ồ lên, nhìn về Long Tuấn đầy vẻ kinh ngạc.

Đồng thời cùng lúc đó, Ngọc Khánh cũng rút song kiếm của mình ra. Hai thanh kiếm của người này cũng rất kỳ lạ. Một thanh dài, mỏng, mũi nhọn trông rất u nhã. Thanh kia thì hơi cong, bản nhỏ, chỉ có một lưỡi sắc bén (katana).

Chợt lại có người reo lên:

"Kìa kìa, hai thanh kiếm đó. Là Lưu Tinh và Trần Ai. Tuyệt bộ song kiếm trong kiếm phổ, xếp hàng thứ năm."

Cả đám người quan chiến lẫn tỷ thí đều kinh ngạc không thôi. Không ai ngờ rằng, ngay trận đấu đầu tiên đã có thể chứng kiến những binh khí trong thần thoại như thế này. Quả là dịp may hiếm gặp.

Riêng Quảng Mục Thiên cũng không khỏi ngạc nhiên. Hắn có thể cảm nhận được huyết khí sôi sục đang tản ra từ ngọn giáo mà Long Tuấn đang cầm. Truy Hồn Ngũ Tinh giáo vốn là bảo vật của võ lâm thời trước. Nhuốm máu huyết của không biết bao nhiêu nhân mạng, trên thân mỗi ngọn giáo đều mang huyết khí nặng nề. Chỉ có những chiến binh trải qua trăm ngàn trận chiến, đối mặt với tử vong như cơm bữa mới có thể sử dụng được năm ngọn giáo đó. Long gia này, ắt hẳn phải là một gia tộc chuyên chinh chiến nơi sa trường đẫm máu.

Long Tuấn chống trường thương lên mặt đất, ánh mắt nhìn sang thấy Ngọc Khánh tay phải cầm thanh "Lưu Tinh" kiếm đưa lên ngang trước ngực, tay trái cầm ngược "Trần Ai" giấu sau lưng, tựa hồ như không dùng đến, liền đoán được đây là cách chào hỏi của đối phương. Gã cũng không chần chừ, chân trái bước lên trước một bước, trường thương đưa lên ngang đầu, mũi thương hơi chếch xuống mặt đất, biểu lộ kính ý.

Hai người cùng hô một tiếng "Thỉnh" rồi lao vào nhau.

Chỉ thấy lúc đó, Ngọc Khánh chân điểm nhẹ, thân hình vọt tới trước Long Tuấn. Y vừa phóng được nửa đường, bỗng dưng xoay người qua bên phải một vòng thật nhanh.

Tay phải Ngọc Khánh đang cầm thanh "Lưu Tinh" kiếm, từ phía dưới chém xiết lên, nhắm vào cổ Long Tuấn. Đồng thời tay trái cầm thanh kiếm "Trần Ai" luồn qua bên dưới đâm nhanh ra, thành thế của chiêu song kiếm, một chém một đâm lợi hại vô bì.

Trời là dương, trăng là âm, cùng nhau di chuyển, liên miên bất tuyệt. Đây chính là chiêu "Nhật Nguyệt Đồng Chuyển." Trong bộ Nhật Nguyệt Đồng Luân kiếm của phái Huyền Cơ.

Long Tuấn thấy y xuất thủ bất phàm, thoáng hoảng sợ, vội đưa trường thương ra gạt đỡ "Lưu Tinh" kiếm. Đồng thời nghiêng người sang trái tránh khỏi thanh kiếm "Trần Ai" đang đâm tới. Trường thương khoa lên một vòng rồi rít lên hai tiếng veo véo nhằm đâm vào bụng dưới và trên đầu Ngọc Khánh.

Nào ngờ Ngọc Khánh kia chiêu số rất mau lẹ, không đợi cho Long Tuấn sử hết chiêu. Trần Ai đang đâm tới liền chém ngang một cái. Đồng thời Lưu Tinh từ phía trên cũng chém xuống khiến Long Tuấn trước mặt trên đầu đều có hàn quang bao phủ, hai chiêu giáp kích một trước một sau nhưng lại đồng thời chém tới, rất khó tránh khỏi.

Long Tuấn điểm chân phải một cái, thân hình như tên rời cung vọt lại phía sau biến chiêu cứu nguy, thân thủ rất mau lẹ phi thường. Ngọc Khánh kêu lên một tiếng:

"Giỏi lắm. Nhanh lắm!"

Nói rồi liền phi thẳng tới ra chiêu, không chờ cho hai chân Long Tuấn chạm đất đã tiếp tục phóng Trần Ai đâm tới.

Long Tuấn đang trên không liền cắm phập trường thương xuống đất. Rồi nắm chặt cán thương, dùng sức uốn cong đi, đợi Ngọc Khánh phi tới liền buông ra, cho cán thương đập vào mặt y. Đó là lối lấy thủ làm công, khiến đối phương bất ngờ.

Ngọc Khánh không ngờ Long Tuấn ứng biến kỳ lạ như thế, khi cán thương đập tới liền giơ chéo song kiếm lên đón đỡ. Chỉ nghe "choang" một tiếng vang dội. Ngọc Khánh bị bật ngược trở lại, loạng choạng lùi về sau năm sáu bước bấy giờ mới đứng vững.

Ngọc Khánh đánh ra ba chiêu mau lẹ phi thường, mà Long Tuấn ra ba chiêu tránh né, ứng biến cũng mười phần linh hoạt, người nào cũng ngấm ngầm khâm phục đối phương, đưa mắt nhìn nhau một cái.

Toàn trường chứng kiến cảnh hai người so đấu đầy kịch tính, không nhịn được mà hò reo cổ vũ trợ uy.

Long Tuấn huyết khí trong người sục sôi, giơ thương lên hét lớn:

"Các hạ thử đỡ thêm một chiêu này của ta."

Nói rồi vũ động Truy Hồn Ngũ Tinh giáo (đây mới chỉ 1 thanh trong 5 thanh trường thương thôi) thành hàng nghìn đạo ngân quang, từ từ ép tới. Trường thương đó dài đã hơn hai trượng, bây giờ múa lên, kết hợp với khí công, uy lực bao trùm phải chín mười trượng chung quanh.

Long gia thương pháp sở trường ở chỗ khí thế mãnh liệt, hùng hồn như thiên binh vạn mã chạy ầm ầm. Ở trên sa trường dùng để giết kẻ thù. Nên những chiêu thức sử dụng đều nhắm vào trung và thượng bàn, cốt sao cho gây sát thương lên địch nhân là lớn nhất.

Còn "song kiếm pháp" của Huyền Cơ môn lại tuyệt diệu ở chỗ, nhẹ nhàng như cánh én, nhưng lại liên miên bất tuyệt. Chiêu này vừa xong chiêu khác lại tới, khiến đối phương không kịp trở tay thay quần áo.

Thấy Long Tuấn múa thương lao tới, Ngọc Khánh cũng hừ một tiếng, đáp:

"Để ta cho các hạ biết, Lưu Tinh Trần Ai này sắc bén đến cỡ nào!"

Nói rồi giơ kiếm lên đón đỡ.

Nhất thời, Long Tuấn và Ngọc Khánh tỷ đấu trên đài mỗi lúc một hào hứng. Cả hai người đều thi triển hết tài năng cùng những chỗ kỳ diệu trong kiếm pháp lẫn thương pháp của bản phái để chống chọi với đối phương.

Đã edit.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui