Giang Hồ Tham Án Truyền Kỳ

Phương Bạch Thạch khom lưng lại, đầu cũng không dám nhấc lên một chút nào. Phương Bạch Thạch bước từng bước nhỏ, bước nhanh một mạch, leo lên từng bậc từng bậc thang.

Tô Chuyết nhìn từ xa, Phương Bạch Thạch khom người đứng một lát bên cạnh chiếc kiệu màu vàng kia, rồi quay trở lại, vẫn như cũ khom người, bước nhanh từ trên bậc thang xuống dưới.

Bậc thang này vốn chỉ có hai ngàn bậc, lấy thân thủ của Phương Bạch Thạch, nhảy hai bước liền có thể xuống dưới. Thế nhưng Phương Bạch Thạch lại chịu bỏ thời gian công sức mà đi xuống từng bước.

Tô Chuyết thở dài, trong lòng sinh ra vô hạn bi ai, thở dài:

- Không ngờ một hán tử thanh danh hiển hách như vậy mà lại bị hoàng quyền ép cho cong lưng!

Vệ Tú nói:

- Trên đời có được mấy người không khom lưng trước hoàng quyền đây?

Nói xong, thâm tình nhìn xem Tô Chuyết.

Tô Chuyết gật đầu, nói:

- Kỳ thật Vô Ngã, sư phụ huynh, phụ thân muội, những người này ai mà không phải muốn thu hoạch được quyền lực vô hạn, mà cuối cùng trả giá bằng tính mạng của mình chứ?

Vệ Tú cười nói:

- Cho nên người xưa mới có câu nói, tri túc giả thường nhạc (biết đủ thì vui mãi). Ngũ Liễu tiên sinh cũng có câu thơ: hữu chủng đậu Nam Sơn hạ, du nhiên kiến Nam Sơn (1). Có thể thấy được, không phải tất cả mọi người đều sẽ rơi vào trong vòng xoáy hoàng quyền.

Hai người nhìn nhau cười một tiếng, cả hai cũng đã hiểu rõ tâm ý trong lòng đối phương.

Phương Bạch Thạch đi xuống dưới bậc thang, lớn tiếng nói với Tô Chuyết:

- Tô Chuyết, ngươi có biết tội của ngươi chưa?

Tô Chuyết mỉm cười:

- Thế nào? Hoàng đế cũng không muốn gặp ta sao?

Phương Bạch Thạch trợn trừng hai mắt, mặt mày run lên, cả giận nói:

- Ngươi đừng có nói hươu nói vượn! Bệ hạ hỏi ngươi, ngươi có biết tội của ngươi chưa?!

- Xin lắng tai nghe!

Tô Chuyết không kiêu ngạo không tự ti đáp.

Phương Bạch Thạch ngang nhiên nói:

- Tô Chuyết, ngươi phạm tổng cộng có ba tội nghiệt! Thứ nhất là kết bè kết cánh, cấu kết đám dân ngu muội, ý đồ bất chính! Thứ hai là nhiễu loạn giang hồ, gây nên hỗn loạn, làm cho thiên hạ đại loạn! Thứ ba là giả tạo binh phù, tư điều đại quân, phạm thượng làm loạn! Tô Chuyết, ngươi có nhận tội không?

Tô Chuyết biết, chỉ cần một tội trang mà Phương Bạch Thạch đọc là cũng đủ để Tô Chuyết bị lăng trì xử tử. Nhưng muốn gán tội cho người khác sợ gì không có lý do. Tô Chuyết cười nhạt một tiếng, nói ra:

- Phương Bạch Thạch, ngươi là tổng bổ Hoàng Thành Ti. Nếu ngươi đã nói đây là tội trạng của ta, vậy thì ta nhận đi!

Phương Bạch Thạch khẽ giật mình, lúc trước cũng không dự đoán được Tô Chuyết sẽ thừa nhận một cách sảng khoái. Hắn đoán là Tô Chuyết nhất định sẽ phản bác, những câu bác bỏ đã chuẩn bị từ trước vậy mà giờ phút này cũng không cách nào nói được một câu.

Trầm mặc một lát, Phương Bạch Thạch lại hỏi một câu:

- Tô Chuyết, ngươi nghĩ thông suốt chưa? Ngươi nhận tội thật chứ?

Tô Chuyết liếc mắt nhìn Vệ Tú, cười nói với hắn:

- Ngược lại cho dù ta không nhận tội, các ngươi cũng sẽ không từ bỏ ý đồ. So với phí nhiều nước bọt với các ngươi, không bằng nói nhiều hai câu với Vệ Tú thì hơn.

Phương Bạch Thạch nặng nề hừ một tiếng. Vệ Thắng lớn tiếng nói:

- Phương Bộ đầu, Tô Chuyết đã nhận tội, còn không đem hắn hành quyết tại chỗ?!

Răng miệng của hắn bị mẻ một mảng lớn, mở miệng lọt gió, trông vô cùng quỷ dị.

Trong lòng Phương Bạch Thạch cực kỳ xem thường kẻ này, ngược lại có kết giao không cạn với Tô Chuyết, nhất thời mâu thuẫn vạn phần. Phương Bạch Thạch lạnh lùng nói với Vệ Thắng:


- Ở đây có phần cho ngươi lên tiếng à?

Vệ Thắng muốn lấy lòng mà bị mất mặt, hậm hực trừng mắt nhìn Tô Chuyết.

Phương Bạch Thạch thở dài, nói với Tô Chuyết:

- Chờ ở đấy đi!

Nói xong, lại xoay người, khom lưng, nhanh chân bước từng bước nhỏ lên bậc thang.

Tô Chuyết đợi một lúc lâu, lúc này mới thấy Phương Bạch Thạch lại lần nữa trở về. Phương Bạch Thạch nói:

- Tô Chuyết, bệ hạ hỏi ngươi, ngươi không còn gì khác muốn nói sao?

Tô Chuyết sững sờ:

- Còn nói cái gì nữa?

Rốt cuộc Tô Chuyết hiểu được lòng vua khó dò là có nghĩa gì, lúc trước nghe người ta nói, gần vua như gần cọp, quả nhiên là không sai. Bởi vì bất cứ lúc nào cũng phải phỏng đoán tâm tư của hoàng đế, quả thật phiền phức cực kỳ.

Phương Bạch Thạch nói:

- Một thời gian trước Thổ Phiên, Đảng Hạng, Khiết Đan liên hợp xuất binh, Giang Nam cũng phát sinh rối loạn. Những chuyện này rốt cục dần dần chìm xuống, nội tình trong đó bệ hạ đều rõ ràng. Tô Chuyết, nếu như ngươi muốn nói gì thì không ngại nói thẳng ra đi!

Tô Chuyết bừng tỉnh đại ngộ, rốt cuộc hiểu rõ hoàng đế muốn mình nói cái gì. Tô Chuyết cười cười, hỏi ngược lại:

- Nếu bệ hạ đã rõ cả rồi, còn muốn ta nói gì nữa?

Phương Bạch Thạch cứng lại, trong lòng bốc hỏa, thầm nghĩ: Tô Chuyết ơi Tô Chuyết, là ta muốn giữ cho ngươi một mạng, nhưng ngươi lại không lĩnh tình đấy nhé!

Mấy người ở đây dây dưa hồi lâu, dính dáng không rõ. Người trên bậc thang hình như có chút mất kiên nhẫn, chỉ thấy một lão thái giám hơi cúi người chạy xuống bậc thang, dùng tiếng nói bén nhọn nói ra:

- Phương Bạch Thạch, rốt cục ngươi có nói rõ chưa?

Phương Bạch Thạch kinh sợ, đáp:

- Lương công công, hạ quan còn đang trần thuật lợi và hại cho Tô Chuyết...

Lương công công vung phất trần lên, liếc mắt lườm Tô Chuyết, nói:

- Ngươi chính là Tô Chuyết?

Tô Chuyết âm thầm cười, làm bộ nói:

- Đúng vậy! Thảo dân chính là Tô Chuyết!

Lương công công cười lạnh nói:

- Tô Chuyết, lai lịch của ngươi không nhỏ đâu!

Tô Chuyết sững sờ, không biết hắn nói vậy là có ý gì. Chỉ thấy Lương công công móc ra mấy quyển tấu chương từ trong ngực, tiện tay lật xem, mở miệng nói ra:

- Đầy đều là tấu chương đưa tới trong mấy ngày nay, có Trấn Tây đại tướng quân Vương Thành, có tổng bổ Tần Lôi khu vực Giang Nam, vân vân. Còn có chưởng môn các môn phái giang hồ hợp danh viết thư. Nhiều người như vậy muốn cầu tình cho ngươi! Mặt mũi của ngươi thật là không nhỏ nha!

Tô Chuyết khẽ giật mình, trong lòng bỗng nhiên dâng lên xúc động khó tả. Rốt cuộc Tô Chuyết minh bạch Chu Thanh Liên và Ngọc Nương tại sao ở thời điểm đại quân trở về liền mất tích. Nhất định là hai người trông thấy hành vi của quân canh giữ Chân Định phủ, đoán được mánh khóe trong đó, liền đến các nơi truyền tin tức, để mọi người liên thủ cầu tình.

Tô Chuyết cảm giác được bàn tay Vệ Tú nắm thật chặt, lòng bàn tay cũng chảy ra mồ hôi.

Lương công công lại nói:

- Tô Chuyết, bệ hạ thấy có nhiều người cầu tình cho ngươi như vậy, cũng có lòng tha cho ngươi một mạng. Chỉ cần ngươi chịu trung tâm làm việc cho bệ hạ, về sau tất nhiên làm tể làm tướng, tiền đồ vô lượng!

Tô Chuyết ngậm miệng, trầm mặc không đáp. Lương công công thấy bộ dáng của Tô Chuyết như thế, giận mà không chỗ phát tiết, nặng nề hừ một tiếng:

- Tô Chuyết, nếu ngươi không biết điều, chỉ có một con đường chết mà thôi!

Vệ Thắng thấy thế, vội vàng quỳ rạp xuống dưới chân hắn, cười bồi nói:


- Lương công công, Tô Chuyết không biết điều, nhưng thảo dân thì trung thành tuyệt đối! Cầu Lương công công nói giúp vài câu trước mặt bệ hạ!

Lương công công cười lạnh một tiếng:

- Tốt! Bệ hạ sớm đã có tâm đề bạt ngươi. Có ai không, mang Vệ công tử đi tịnh thân, sau này có thể trung tâm phục thị hoàng thượng rồi!

Vệ Thắng biến sắc, vội vàng lùi về phía sau. Nhưng mà hai tên cấm quân đưa tay đè hắn xuống, liền lôi đi.

Cuối cùng Lương công công lại trừng mắt nhìn Tô Chuyết, không nói một lời, xoay người bước lên bậc thang. Mặt trời đã xuống phương tây, ánh tà dương đỏ quạch như máu, cửa cung cũng chậm rãi đóng lại. Bên trong hoàng cung tĩnh mịch, chỉ để lại cảnh tượng xơ xác tiêu điều...

Sáng sớm, trời mới vừa tờ mờ sáng. Trên một dòng sông nhỏ vùng ngoại ô, một chiếc thuyền con lướt qua mặt nước. Đứng ở đầu thuyền là một thiếu phụ xinh đẹp, áo váy vải bố, ôm một đứa bé trong ngực. Đuôi thuyền là một hán tử, chậm rãi chống cây sào trúc.

Thiếu phụ bỗng nói:

- Tại sao ngày đó hoàng đế không giết chúng ta?

Hán tử cười nói:

- Muội thông minh như vậy, lẽ nào không đoán ra sao?

Thiếu phụ nghĩ nghĩ, nói:

- Nhất định là hoàng đế sợ sau khi giết huynh, thiên hạ lần nữa đại loạn, hoàng đế cũng không biết dùng người nào!

Hán tử thở dài, nói:

- Ở trong đó nhân tố phức tạp, chúng ta cần gì suy nghĩ nhiều.

Thiếu phụ như có điều suy nghĩ, thay đổi đề tài, hỏi:

- Hôm đó hoàng đề rốt cuộc muốn huynh nói cái gì?

Hán tử cười ha ha một tiếng:

- Hoàng đế muốn huynh chính miệng biểu thị hiệu trung, vậy mới có thể giành được lòng người trong thiên hạ. Chỉ tiếc huynh đã quen nhàn vân dã hạc, muốn huynh cung cung kính kính giống như Phương Bạch Thạch, so với muốn mệnh của huynh còn đáng sợ hơn!

Thiếu phụ nở nụ cười xinh đẹp, nói:

- Đáng tiếc, nếu không thì không chừng muội còn có thể vớt vát một chức nhất phẩm phu nhân, cũng hưởng thụ quãng thời gian sinh hoạt không lo ăn lo uống rồi.

Hán tử biết nàng đang nói đùa, cũng cười nói:

- Về sau huynh phê chữ đoán mệnh, viết chữ bán tranh, tóm lại sẽ không để mẹ con hai người chịu đói.

Thiếu phụ cũng cười nói:

- Huynh có thể phê chữ đoán mệnh, chẳng lẽ muội không thể học Trác Văn Quân nấu rượu bán rượu hay sao?

Nàng cười một hồi, lại thở dài sâu xa, nói:

- Kỳ thật lấy thanh thế của huynh hiện giờ, cho dù muốn làm võ lâm minh chủ, chỉ sợ cũng không thành vấn đề. Bây giờ huynh vừa lui ẩn, e là trong núi không có hổ, bầy khỉ đều muốn ra ngoài xưng vương rồi!

Hán tử mỉm cười, nói:

- Thiên hạ thái bình, đã không cần Tô Chuyết!

Hắn dùng sức chống cây sào, con thuyền nhỏ trượt về phía trước. Hán tử khoan thai ngâm:

- Sự liễu phất y khứ, thâm tàng công dữ danh (Việc xong rũ áo ra đi; xoá nhòa thân thế, kể gì tiếng tăm) (2)...

Thiếu phụ bật cười:

- Bảnh chọe!


Hán tử cũng cười ha ha, nói ra:

- Thiên hạ quá nhiều chuyện phiền lòng, huynh muốn quản cũng không quản được mà!

- Ha ha...

Tiếng cười quanh quẩn trên mặt sông. Nơi xa một cơn gió thổi lên sương khói mờ mịt, mang đến hơi thở của mùa xuân...

(Quyển sách « giang hồ tra án truyền kỳ » đến nơi đây liền muốn nói tạm biệt cùng mọi người. Cảm tạ các bằng hữu làm bạn một năm nay, quyển sách này cuối cùng mới có thể kết cục. Tiểu Xuyên đang có sách mới trong ý nghĩ, tin tưởng rất nhanh liền có thể gặp mặt mọi người, nhất định sẽ mang đến kinh hỉ không trùng lặp cho mọi người. Hi vọng các bằng hữu tiếp tục ủng hộ, tiếp tục cổ vũ!)

---------------------------------------------------------------------------------------

(1) Thơ Đào Tiềm (Đào Uyên Minh) - 陶潛

Ẩm tửu

Kết lư tại nhân cảnh,

Nhi vô xa mã huyên.

Vấn quân hà năng nhĩ,

Tâm viễn địa tự thiên.

Thái cúc đông ly hạ,

Du nhiên kiến Nam sơn.

Sơn khí nhật tịch giai,

Phi điểu tương dữ hoàn.

Thử hoàn hữu chân ý,

Dục biện dĩ vong ngôn.

Uống rượu kỳ 5

Cất nhà trong cảnh nhân gian

Ngựa xe chẳng vướng bụi trần vào đây

Hỏi ông sao được như vầy?

Tâm hồn cao viễn, đất này hẹp thôi

Rào đông hái cúc chiều nay

Xa trông thấy núi Nam ngay trước nhà

Đẹp thay sắc núi chiều tà

Đàn chim về tổ la đà cánh bay

Bao chân ý - cảnh sắc này

Muốn tìm ngôn ngữ giãi bày, lại quên.

(2) Hiệp khách hành 俠客行 - Lý Bạch

Triệu khách mạn hồ anh,

Ngô câu sương tuyết minh.

Ngân an chiếu bạch mã,

Táp đạp như lưu tinh.

Thập bộ sát nhất nhân,

Thiên lý bất lưu hành.

Sự liễu phất y khứ,

Thâm tàng thân dữ danh.

Nhàn quá Tín Lăng ẩm,

Thoát kiếm tất tiền hoành.


Tương chích đạm Chu Hợi,

Trì thương khuyến Hầu Doanh.

Tam bôi thổ nhiên nặc,

Ngũ nhạc đảo vi khinh.

Nhãn hoa nhĩ nhiệt hậu,

Ý khí tố nghê sinh.

Cứu Triệu huy kim chuỳ,

Hàm Đan tiên chấn kinh.

Thiên thu nhị tráng sĩ,

Huyên hách Đại Lương thành.

Túng tử hiệp cốt hương,

Bất tàm thế thượng anh.

Thuỳ năng thư các hạ,

Bạch thủ Thái huyền kinh.

Dịch:

Khách nước Triệu phất phơ giải mũ

Gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương

Long lanh yên bạc trên đường

Chập chờn như thể muôn ngàn sao bay

Trong mười bước giết người bén nhạy

Nghìn dặm xa vùng vẫy mà chi

Việc xong rũ áo ra đi

Xoá nhòa thân thế, kể gì tiếng tăm

Rảnh rang tới Tín Lăng uống rượu

Tuốt gươm ra, kề gối mà say

Chả kia với chén rượu này,

Đưa cho Châu Hợi, chuốc mời Hầu Doanh.

Ba chén cạn, thân mình xá kể!

Năm núi cao, xem nhẹ lông hồng

Bừng tai, hoa mắt chập chùng,

Mống tuôn hào khí mịt mùng trời mây

Chùy cứu Triệu vung tay khảng khái,

Thành Hàm Đan run rẩy, kinh hoàng

Nghìn thu tráng sĩ hai chàng

Tiếng tăm hiển hách, rỡ ràng Đại Lương.

Thân dù thác, thơm xương nghĩa hiệp;

Thẹn chi ai hào kiệt trên đời.

Hiệu thư dưới gác nào ai?

Thái huyền, trắng xoá đầu người chép kinh.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận