Gió Lạnh Đêm Hè


Kiều Lê Vân được bác sĩ tới tận nhà chích thuốc bổ dưỡng, vì nàng bỏ cơm đã nhiều ngày.
Hôm ấy, trời mưa gió ủ ê, như cũng thương cảm với người khổ não mà sụt sùi nhỏ lệ. Kiều Lê Vân đang nằm liệt trong buồng bỗng nghe tiếng chuông reo. Nàng chồm dậy, đòi chạy ra mở cổng.
Bà Văn vội nắm giữ:
- Con! Để ba ra mở cho.
Và bà gọi chồng:
- Anh Văn ơi! Mau ra mở cổng. Cũng có thể là cô Bình đấy. Cô ấy có gọi điện thoại, hẹn đến thăm con Vân mà.
Kiều Lê Vân kêu lên:
- Má ơi! Đã một năm qua, con không được thấy mặt anh Thủy nữa. Phải không hả má?
- Chỉ mới có mười ngày thôi mà!
- Mười ngày? Mười ngày sao dài quá? Sao lâu quá vậy? Má nói dối con phải không?
Lát sau, bỗng có tiếng ông Văn gọi ríu rít ở ngoài phòng khách:
- Mình ơi! Mình à! Thu Thủy đã về nè! Anh Thủy về đây này!
Lập tức Kiều Lê Vân chồm dậy, đòi mẹ dìu ra ngoài để giáp mặt người yêu. Nhưng khi bà Văn kéo đôi dép đến chân giường cho nàng, nàng bỗng lại đổi ý:
- Má hãy ra trước đi, xem anh ấy thế nào? Con ở trong này nhìn trộm nghe lén chút. Biết đâu anh ấy đã đổi khác. Thu Thủy hôm nay không còn là Thu Thủy của hôm nọ?
Bà Văn bước ra ngoài. Tới phòng khách, bà đứng khựng lại, khẽ kêu:
- Ồ! Thủy cháu?
Thì ra Khang Thu Thủy bỏ đi mấy ngày, quần áo đã nhầu nếp, dơ bẩn, đầu tóc rối bù, râu ria đâm ra tua tủa xồm xồm. Thấy bà Văn giật mình ngẩn ngơ, Khang Thu Thủy vội quỳ xuống tạ lỗi:
- Bác ơi! Con... con tìm kiếm khắp nơi, mà không thấy Vân đâu! Con thật có tội! Xấu hổ quá! Con là đứa vô dụng, đáng chết đi cho rồi!
ông bà Văn đang dỗ dành an ủi Thủy, thì bỗng Kiều Lê Vân từ trong buồng chạy ra. Nàng gào lên vì xúc động. Thế là đôi trẻ ôm chầm lấy nhau, kể lể líu lo ầm nhà ầm cửa. Ông bà Văn lặng lẽ rời khỏi phòng khách, để mặc cho Vân với Thủy tình tự khóc than.
Mười ngày xa cách, đối với đôi tình nhân, dài như cả một thế kỷ. Thôi thì mặt nhìn mặt, tay cầm tay, nói đi rồi nhắc lại... Cuối cùng, họ đi đến chỗ quyết tâm: Quyết không xa rời nhau nữa. Khang Thu Thủy cam kết với người yêu rằng nếu cha mẹ hắn còn cấm cản hoặc chưa chịu chấp nhận cuộc hôn nhân, thì hắn sẽ có biện pháp quyết liệt.
Rồi Kiều Lê Vân đi lấy quần áo của cha, trao cho người yêu thaỵ Khang Thu Thủy tắm rửa, cạo râu chải tóc, và nghỉ tại nhà nàng. Hắn được chăm sóc còn hơn ở nhà hắn nữa.
o0o
Đã mười ngày qua, nhà họ Khang như bị mây sầu sương thảm bao trùm. Thỉnh thoảng lại có một cuộc bàn luận sôi nổi tại phòng khách, để rồi chẳng đi đến đâu. Ông Viễn lo rối ruột. Bà Viễn uất quá, nên hay nói dỗi: Không thiết đứa con trai hư đốn nữa! Về thì về, đi thì cho đi luôn!
Cho đến buổi họp nhau bàn kế hôm ấy, ông bà Viễn mới được cô con gái hiến cho biện pháp thứ ba:
- Ba má hãy nghe con nói đây: Anh Cả thế nào rồi cũng phải về, nhưng về rồi, vẫn đâu hoàn đấy. Anh ấy đã mắc vào vòng đam mê si dại rồi. Nếu má còn nóng giận, quyết liệt la rầy cấm cản, thì đổ vỡ gia đình, chẳng được ích gì. Vậy, theo ý con nghĩ thì...
- Thì cho chúng nó lấy nhau?
- Kìa, má! Má lại nổi nóng rồi. Hãy để con nói hết đã! ý kiến của con là: trong lúc tình thế gay go quá, phải tạm dùng kế hoãn binh.
ông Viễn lập tức khen con gái:
- Hay! ý kiến hay lắm. Rồi trong thời gian hoãn binh, sẽ từ từ tính biện pháp giải quyết.
- Trong tình thế quá căng thẳng này, chỉ còn cách chấp nhận cho hai người lấy nhau. Cố nhiên là phải có điều kiện.
Bà Viễn nóng nảy:
- Điều kiện thế nào?
- Buộc anh Cả phải chờ đến ngày tốt nghiệp Đại học, rồi lại phải thi hành quân dịch đầy đủ, bấy giờ mới được cưới vợ.
- Thì năm này nó thi tốt nghiệp rồi đó!
Nghe vợ nói, ông Viễn lại sực nhớ ra, lắc đầu bảo con gái:
- Nếu vậy ba má không thể ngăn cản nó được nữa. Mà nếu nó vì yêu đương đến nỗi học không được, thi không đậu, thì lại chẳng phải là chuyện haỵ Nói ra thêm chán, chẳng đáng cầu mong.
Bà Viễn hỏi thêm:
- Và sau quân dịch thì sao?
Nhưng Khang Tiểu Mai láu lém xúi:
- Má à! Đừng lo gì. Ba má có thể buộc anh Cả xuất ngoại du học.
- Nhưng trước khi ra đi, chắc chắn nó đòi cưới con què ấy trước đã!
- Cưới thì cứ cưới. Rồi đợi khi anh Cả ra nước ngoài chúng ta sẽ lập kế làm cho đôi bên phải bỏ nhau. Vả lại, cái mã ngoài đẹp trai hấp dẫn của anh ấy, một khi ra ngoại quốc, lo gì không có một cô du học sinh thật đẹp phải lòng? Lúc ấy chẳng cần phải khuyên anh Cả bỏ vợ nữa.
ông Viễn có vẻ nghi ngại:
- Rồi còn con Vân ở nhà? Chúng ta giải quyết cách nào?
Bà Viễn nghiến răng rít lên:
- Thì mặc xác nó! Nó sống hay chết, ai thèm quan tâm! Chỉ vì nó mà nhà chúng mình cơ khổ bấy lâu nay.
Sau khi ưng dùng mưu kế của con gái, sắc mặt của bà Viễn chưa tươi lên được phút nào, đã lại buồn rười rượi.
ông Viễn dư hiểu lòng vợ, nên nói ngay:
- Còn thằng Thủy, đến hôm nay nó vẫn chưa về, phải làm sao đây?
- Thử đăng báo "nhắn tin", gọi anh ấy về, ba ạ!
Bà Viễn lập tức phản đối:
- Không được! Tao không muốn cho ai đọc thấy. Trừ phi, từ nay đến chết, tao không bước chân ra khỏi nhà, không nhìn mặt một ai nữa.
ông Viễn chiều ý vợ ngay:
- Không đăng thì thôi. Nhưng tôi tin chắc, rồi thằng Thủy sẽ tự động trở về.
Bà Viễn và Khang Tiểu Mai im lặng không nói gì nữa.
o0o
Sau mười ngày bỏ nhà ra đi, Khang Thu Thủy mệt mỏi rã rời. Hôm ấy, hắn về nhà Kiều Lê Vân. Sau khi tắm rửa, cạo râu chải tóc, ăn uống no nê, hắn nằm quay ra giường nhà người yêu mà ngủ. Nàng âu yếm kéo chăn nhè nhẹ đắp lên mình hắn; chăm chú nhìn ngắm gương mặt tuấn tú nhưng đã gầy gò hốc hác của hắn, lòng rạt rào thương hại, xúc động sâu xạ Bà Văn dìu con gái ra khỏi phòng khách, nhỏ nhẹ bảo:
- Con cũng nên về buồng riêng, ngủ một giấc cho đỡ mệt.
Nàng ngoan ngoãn vâng lời. Nàng nằm trên giường, mắt nhìn theo mẹ đang bước ra khỏi buồng... rồi bỗng nàng lại khẽ kêu:
- Má ơi! Khi nào anh ấy thức dậy, má vào gọi con dậy nhé!
Bà Văn nhẹ bước lui ra. Chính bà cũng đã quá mệt mỏi vì những công việc lặt vặt.
o0o
Sáng hôm sau, Khang Thu Thủy thức giấc, cảm thấy khỏe khoắn trở lại, hắn mạnh dạn trở về nhà. Chị Lưu ra mở cổng trông thấy hắn, chị giật mình và mừng rỡ, khẽ kêu:
- A, Chú đã về!
- Chị Lưu ơi, ba má tôi đâu?
- Đang ngồi rầu rĩ trong nhà kia. Chú về, thì ổn ngay.
Mở cổng cho Thủy rồi, chị Lưu vừa bước vào vừa nói lớn:
- Thưa ông! Thưa bà! Chú Thủy về đây này!
ông bà Viễn ngồi trong nhà, vẫn còn nghi ngờ lỗ tai của mình nghe lầm. Cho tới khi nghe rõ tiếng cậu con cưng, ông bà mới dám tin chắc:
- Ba ạ! Má ạ!
ông Viễn nói với giọng vui vẻ hài lòng:
- Ba cũng biết chắc con sẽ về mà.
Bà Viễn lòng mừng rộn lên nhưng ngoài mặt cố giả bộ thản nhiên:
- Mấy ngày qua, mày đi đâu vậy?
Khang Thu Thủy thẳng thắn đáp:
- Lê Vân bỏ nhà ra đi, nên con đi khắp nơi tìm kiếm.
- Số tiền trong ngăn kéo, chính mày lấy đem đi?
- Vâng. Con không thể ra đi với túi rỗng, tay trắng.
- Thế thì hết chỗ nói rồi.
Bà Viễn lại tức giận mắng con:
- Chỉ vì một đứa con gái tàn phế, mày đã bất chấp nỗi lo âu thắc mắc của cha mẹ, mày không thèm nói một lời, bỏ ra đi biệt tích bấy nhiêu ngày!
- Chính vì cô ấy tàn tật, mà con không thể không đi tìm.
- Thế, có tìm thấy không?
- Tìm được rồi.
Bà Viễn cười nhạt:
- Hừm! Cố nhiên là phải tìm ra. Một con què thì bỏ đi xa được mấy nỗi?
- Má! Con van xin má đừng nói như thế nữa.
Bấy giờ ông Viễn phải đảo mắt ra dấu ngầm với vợ. Nhưng bà Viễn không buồn để ý. Ông đành phải gọi bảo con:
- Thủy! Nếu vậy, mày phải trình bày năn nỉ với má mày cho khéo. Ba tin rằng má mày có thể cho phép đấy.
Khang Thu Thủy liền xuống giọng đau khổ van lơn:
- Má ơi! Má chỉ cần chấp nhận cho con lấy Vân, là hết thảy mọi việc khác, má bảo làm gì, con cũng xin vâng.
Bà Viễn thừa dịp thay đổi thái độ:
- "Anh" nói thật đấy chứ?
- Con đâu dám nói dối? Bất cứ việc gì khác, con đều không dám trái ý má với ba.
- Rồi. Tao bằng lòng.
Khang Thu Thủy mừng rỡ như điên, rối rít nói:
- Má! Má ơi! Má tốt quá! Má thương con vô cùng. Cho phép con quỳ xuống tạ Ơn má đi.
- Nhưng tao chấp nhận với điều kiện.
- Chỉ cốt được lấy Lê Vân, rồi điều kiện gì con cũng xin vâng nhận.
- Mày hãy ngồi vào ca- na- pê kia, rồi tao nói. Tao đã chết đâu mà cần mày quỳ lạy cúng vái!
ông Viễn nhíu mày, nhăn da trán khẽ kêu: "Kìa, mình!"
Khang Thu Thủy vâng lời mẹ, bước đến ngồi vào ca- na- pê:
- Thưa má, được như vầy, trọn đời con luôn luoôn hiếu kính ba má, và chắc chắn Lê Vân cũng biết ăn ở đúng đạo như vậy.
Suy nghĩ một lát, rồi quả nhiên bà Viễn thi hành mưu kế của con gái:
- Tao đồng ý cho chúng mày lấy nhau, nhưng không chấp nhận hỏi cưới ngaỵ Mày phải làm sao cuối năm tốt nghiệp đại học, lại phải đi thi hành quân dịch đầy đủ, lúc bấy giờ...
Khang Thu Thủy ngắt ngang như "cướp" lời mẹ:
- Dạ! Xin vâng. Con xin tuân hành đúng mọi ý muốn của má.
Đến đây, và bắt đầu từ đây, trước mặt Khang Thu Thủy, bà Viễn thôi không dùng danh từ "con thọt", "con què" hoặc "con nhỏ tàn phế" nữa. Bà nói:
- Mày không được vì "con Vân" mà nhụt ý chí tiến thủ, mà gác bỏ việc xuất ngoại du học. Trái lại, mày phải cố gắng hơn trước, chăm chỉ hơn trước, để xuất dương. Đã làm phiền lòng cha mẹ một lần rồi, nay con phải đền bù lại bằng cách ấy.
- Vâng. Tốt nghiệp rồi, con xin đi du học. Con không để ba má thất vọng.
ông Viễn thở ra một hơi nhẹ nhõm:
- Được rồi. Cứ quyết định như thế. Bây giờ là phần của con, phải làm sao tạo lại niềm vui vẻ cho gia đình như cũ.
Khang Thu Thủy cũng thừa thế, tiến thêm một bước:
- Thưa ba má, ba má đã có lòng thương con, thì thương cho trót: Từ nay, xin cho phép con được đưa Vân về nhà chơi. Lâu dần rồi ba má sẽ thấy mến thích "nó".
Bà Viễn đã trót rồi, đành chịu luôn:
- Được rồi. Vì tương lai của mày, vì muốn cứu vớt mày, ba má đành bao dung nhẫn nại hết thảy. Chỉ có điều là: mặt khác, mày phải gắng tranh đua với người ta.
- Cảm ơn má! Cảm ơn ba! Con nhất quyết cố gắng.
Dứt lời, Khang Thu Thủy bỏ ra ngoài, lao mình chạy đi. Bà Viễn lớn tiếng kêu:
- Mày đi đâu đó?
- Con đến báo tin cho Vân haỵ Chắc Vân cảm động vì lòng thương của ba má ghê lắm!
Tiếng nói còn văng vẳng, nhưng bóng người đã biến mất. Bà Viễn thở dốc lên, mặt cau có nhìn chồng:
- Ông thấy con ông chưa? Nó chạy lẹ không? Hừm! Đẻ con trai ra mà được tích sự gì!
- Mình à! Hãy rộng rãi một chút cho lòng đỡ bực tức. Con nó lớn khôn rồi, giống như con ngựa khỏe tuột giây cương, nó chạy lung tung khắp nơi, làm sao ghìm giữ cho được?
- Tại sao ông lại để cho nó tuột dây cương? Nói đi nói lại, chung qui chỉ tại ông chẳng được tích sự gì hết! Đến tuổi này mới thấy chăm nuôi con trai không bằng chăm nuôi con gái... Nếu không có con Mai, liệu ông có nghĩ ra được cái kế "hoãn binh" này chăng?
Lát sau, Khang Tiểu Mai trở về, và cô gái biết nay tin sốt dẻo.
ông Viễn bảo con gái:
- Kìa, Mai! Má mày vừa mới khen mày đó.
- Thật ư? Má?
Cô gái sà ngay đến bên mẹ, ngồi xổm xuống, ôm lấy đầu gối mẹ:
- Má khen con thật ư? Má khen về việc gì?
- Anh mày nó về rồi đấy.
- Thật ư! Anh ấy đâu rồi?
- Lại đi tìm cái con què ấy rồi. Chả là vì tao đã nói chấp nhận cho chúng lấy nhau mà! Vì muốn cứu vớt nó, tao bất đắc dĩ phải dùng kế hoạch của mày vậy.
Khang Tiểu Mai đắc ý vô cùng:
- Đó là cách duy nhất! Ngoài ra không còn kế nào hơn nữa. Má à! Giờ má cứ yên lòng. Dẫu có bắt họ tự tử để cùng "sống thác với tình", họ cũng lắc đầu quầy quậy!
- Giỏi! Đáng lý, nên ày theo học khoa tâm lý.
ông Viễn khen con gái một câu, trong khi Khang Tiểu Mai mỉm cười sung sướng, rồi cứ kề miệng vào tai mẹ mà ton hót lia lịa, ríu rít như con khướu bách thanh...
o0o
Một khi tinh thần phấn khởi vì tin vui, thì con người dù đang đau yếu, cũng cảm thấy khỏe khoắn hăng hái lên!
Khang Thu Thủy đến nhà Kiều Lê Vân báo tin: mẹ hắn chấp thuận cho hắn kết hôn với nàng; chẳng những nàng mừng rỡ sung sướng, mà đến cha mẹ nàng cũng tươi vui rộn ràng. Mọi người cười nói liền liền. Thật là một tin tốt lành sung sướng đệ nhất, một ngày không thể quên trong đời.
Riêng Kiều Lê Vân, nàng cảm động tới ứa nước mắt, sụt sịt khóc. Đây hoàn toàn không phải khóc vì buồn, mà chính là trường hợp "lạc cực sinh bi" vậy.
Sau một hồi chuyện trò hả hê, Khang Thu Thủy nói:
- Thưa hai bác, để ăn mừng cái ngày đắc thắng vui sướng này, con xin hai bác cho phép đưa em Vân đi chơi ạ.
ông Văn nói vội như tranh lời vợ:
- Được rồi. Anh em cứ đi!
Bà Văn hân hoan mỉm cười:
- Phải. Nên ra ngoài dạo chơi, cho thư thái. Cháu Thủy à! Có cháu đi kèm em Vân, hai bác mới yên lòng.
- Hai bác tin cậy, cháu cảm động khôn xiết.
- Vân ơi! Hãy vào đây, má giúp con thay áo. Ai cũng vậy, mỗi khi thay đổi áo quần, sửa soạn tóc tai một chút, đều phấn chấn tinh thần, trông rạng rỡ con người lên...
ông Văn với Khang Thu Thủy ngồi ở phòng khách tiếp tục nói chuyện. Một già một trẻ vui vẻ cười nói như quên hẳn mọi sự bên ngoài.
Độ nửa giờ sau, Kiều Lê Vân và mẹ nàng từ nhà trong bước ra. Đôi trẻ líu riú ngỏ lời chào ông bà Văn để ra đi. Ông Văn còn vui vẻ dặn thêm:
- Rồi. Đi đi. Và anh em có thể ăn bữa tối ở một nơi vừa ý nào đó cho tiện.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui