Gửi Thời Đơn Thuần Đẹp Đẽ Của Chúng Ta

Sau ngày thứ ba của kì nghỉ hè bận rộn, tôi là người luôn lấy đại cục làm trọng, chuyện tình yêu tình báo gì đó ném sang một bên, cộng thêm khi đó gặp mưa sao băng đi qua, tôi liền quyết tâm theo đuổi đoạn tình cảm này.

Tôi kiên quyết xác định lấy việc theo đuổi Giang Thần làm mục tiêu của đời mình sau sáu tháng sau. Giống mọi buổi tối trước đây, mẹ tôi nói tôi “Làm thế nào mà mẹ có thể nuôi mày thành một đứa con gái với cái đầu heo quên trước quên sau thế.” Mẹ tôi chửi trong khi tôi vội vã đi tới nhà sách Học Hữu để mau cây bút chì 2B dùng cho ngày thứ hai.

Nhà sách Học Hữu tuy bề ngoài được gọi là nhà sách nhưng cái gì cũng bán, từ sách vở, đồ dùng văn phòng phẩm đến giấy, keo dán, mấy món đồ chơi của trẻ em. Tóm lại, học sinh đang phổ biến cái gì thì nó bán cái đó. Sau này, ra ngoài nhiều, tôi mới phát hiện hai chữ Học Hữu là để chỉ nhà sách dành cho cả người lớn và trẻ em, không phải một chuỗi các cửa hàng bán đồ văn phòng phẩm và các nhà sách cũng rất ưu ái cái tên này. Cũng không biết là thật ra cái tên này làm cho đông đảo các học sinh cảm giác giống như là bạn bè thân thiết hay là do mọi người quá lười để đặt cái tên khác. Nếu có ngày tôi quyết định quay về xã hội cũ, tôi cũng muốn mở một nhà sách Học Hữu cho riêng mình. Bên ngoài bán văn phòng phẩm nhưng thật ra là một trung tâm mai mối hẹn hò có đóng phí, chuyên môn là làm mai sinh viên nữ; nếu có nhu cầu đặc biệt, mua bán giá cao sẽ khuyến mại sinh viên nam.

Tôi đi vào nhà sách, lấy một cây bút chì 2B, khi ấy cái máy tính để thay đổi âm lượng mới được sửa. Tôi nghĩ, chẳng bao lâu sau cây bút chì 2B này cũng sẽ lên giá, tôi phải tích bút chì. Sự thật đã được chứng minh, bút chì chỉ lên có một tệ, nhưng mà cũng có không ít đồ chuyên dùng cho bút chì. Khi mọi người dùng đồ gọt bút chì tự động thì tôi vẫn đáng thương như vậy mà dùng dao gọt bút chì. Nghĩ lại vẫn thấy tủi thân.

Đúng lúc tôi cầm bút chì chuẩn bị đi trả tiền thì Giang Thần từ ngoài cửa đi vào. Có lẽ là xuất phát từ tuổi dậy thì kì lạ với tâm lí sợ bị bắt gặp, tôi theo bản năng từ giá sách trên cao rút đại xuống một quyển sách, che khuất khuôn mặt đang nhìn lén của mình.

Giang Thần từ cửa đi thẳng đến quầy thu ngân, bà chủ thấy cậu ấy thì cười híp mắt từ trong quầy đi ra, ôm lấy một chồng sách: “Cháu phải giữ kĩ bốn bức tranh và tứ đại tác phẩm nổi tiếng này đấy. Bác đặc biệt đi vào tận trong thành phố để lấy hàng cho cháu đấy.”

Giang Thần cười nói: “Cảm ơn bà chủ, bao nhiêu tiền đây ạ?”

“853 tệ, lấy cháu 850 tệ thôi.” Bà chủ nhận tiền của cậu ấy, “Thật ra thì bác chỉ lấy lại tiền đi xe thôi.”

Giang Thần cười gật đầu: “Cảm ơn bà chủ nhiều lắm.”

Khi ấy học phí một học kì của chúng tôi là 200 tệ, Giang Thần dùng tiền hai năm là bốn học kì đi mua vài cuốn sách không ra gì, nhiều tiền để không như thế còn không bằng… Thực ra tôi cũng không biết còn không bằng cái gì, lúc đó tôi cũng không có quá nhiều tiền, cho nên tôi cũng không hiểu được. Nhớ lại trước đây, từng có người kể cho tôi nghe một câu chuyện cười:

Phóng viên hỏi một góa phụ ở sâu trong núi:

– Nếu tôi cho bà mười vạn tệ bà muốn làm cái gì?

Góa phụ đáp:

– Mỗi ngày đều ăn bún.

Người phóng viên hỏi tiếp:

– Thế nếu hai mươi vạn tệ thì sao?

Góa phụ trả lời:

– Mỗi ngày đều ăn thịt.

Cuối cùng người phóng viên lại hỏi:

– Thế nếu bây giờ chúng tôi cho bà một trăm vạn tệ thì bà sẽ làm gì?

Góa phụ nói:

Mỗi ngày tôi sẽ ăn bún với thịt.

Nếu tôi trong tình cảnh của người góa phụ đó sẽ rất cảm động.

“Anh ơi, anh ơi!” Không biết ở đâu chui ra một đứa bé kéo lấy ống quần Giang Thần gọi.

Giang Thần ngồi xổm xuống, xoa đầu thằng bé, nháy mắt hỏi nó: “Bạn nhỏ, em là trai hay gái?”

Đứa trẻ mút lấy ngón út, rất nghiêm túc nói: “Em là con trai.”

Giang Thần chán ghét: “Anh không thích con trai.”

Cậu ấy đang muốn đứng dậy, đưa bé vội vàng kéo quần áo anh: “Em là con gái.”

Giang Thần mỉm cười: “Hóa ra là con gái! Được rồi, em gọi anh có việc gì thế?”

Đứa bé lấy từ trong túi quần yếm ra một hộp bút màu rực rỡ cùng hai tờ tiền một tệ nhăn nhúm, giơ cao cao ý bảo nó không với tới quầy tính tiền: “Em muốn mua cái này.”

Giang Thần cầm lấy, đứng lên đưa cho bà chủ: “Bà chủ, bao nhiêu tiền ạ?”

“Mười tệ.”

Giang Thần lấy ra mười tệ thanh toán cho đứa bé, xong lại ngồi xổm xuống đưa cho nó, xoa xoa đầu nó, nói: “Đây, bút tô màu rực rỡ của em.”

Đứa bé cười khúc khích nhận lấy: “Cảm ơn anh ạ!”

Giang Thần nói xong, không khách sáo chuẩn bị đứng dậy, đứa bé đó lại kéo kéo gấu quần cậu ấy, cậu ấy buộc lòng phải ngồi xổm xuống lần nữa. Trẻ con chân tay vụng về mở hộp bút tô màu, lấy ra một cây bút chì màu hồng, nói: “Tô màu bức tranh sẽ rất đẹp.”

“Anh không tô màu cho bức tranh.” Giang Thần cười: “Em giữ lại bút tô màu đi.”

Đứa bé lắc đầu, chỉ chỉ vào quyển sách trên tay cậu ấy nói: “Không phải là tô màu.”

Giang Thần hơi ngạc nhiên, cười vang, rút ra một quyển Tam Quốc diễn nghĩa đưa đến trước mặt nó.

Đứa bé cầm lấy quyển sách ngồi bệt trên mặt đất, cúi đầu chăm chú vẽ bức tranh gì đó, miệng lẩm bẩm, cuối cùng, vỗ vỗ bàn tay nhỏ bé nói: “Tốt lắm!”

Tôi kiễng chân ló đầu ra ngoài nhìn lén, cái bức tranh kia vừa nhìn thì giống như thỏ, nhưng nhìn kĩ thì giống như chó, thần vận ở giữa lại để lộ ra là con cọp.

Giang Thần cầm lấy, nhìn chăm chú một chút, lát sau thành thật nói: “Em vẽ con chó rất đẹp, cảm ơn nha.”

Đứa bé tròn xoe mắt, ngơ ngác đáp: “Là con mèo mà.”

Giang thấn ngạc nhiên, cười: “Thì ra là mèo.”

Tôi nhìn thấy lúm đồng tiền của cậu ấy, vừa thật mà lại vừa ảo, tôi thật muốn đi tới đó đâm cậu ấy một phát.

Cái gì gọi là tuyệt đẹp. Cái gì gọi là bi thương. Lý Bích Hoa từng nói, đã là cảnh quan tuyệt đẹp, hoàn hảo, xuất hiên chỉ một chút nhưng có thể nhìn thấy được. Nhưng tôi không thấy được, từ nay về sau tôi tiếp tục đánh bóng cho hai vai diễn này trong tâm trí, sau khi điều chỉnh hệ thống video clip, lấy góc hình, thay đổi ánh sáng, cùng với âm thanh…

“Em còn muốn ngồi ở cổng bệnh viện bao lâu nữa?”

“Hả?” Tôi đang cắt đoạn video hậu kì đó, có một chút bối rối và thiếu kiên nhẫn nhìn vào mặt Giang Thần và kêu lên.

“Đứng lên.” Anh chìa ra một tay kéo tôi từ dưới đất lên, sau đó kéo tôi đi về hướng xe cấp cứu. Thật ra tôi rất muốn hỏi anh đã thực sự quên hay không, còn có phải thận hư rồi hay không mà tay lại đầy mồ hôi như vậy…

Lên xe cấp cứu, người lái xe và mẹ tôi đồng thời lô ra vẻ mặt bắt gian tại giường. Tôi miễn cưỡng nhấp nháy mí mắt, hơi lo lắng mà liếc nhìn Giang Thần. Trái lại, anh ấy không bị ảnh hưởng chút nào, ngồi xuống cạnh tôi: “Tiểu Lý, chạy xe.”

Sau đó, quay đầu lại nhìn mẹ tôi nói: “Cô ơi, cháu đã bàn bạc với các đồng nghiệp khoa chỉnh hỉnh cả rồi, tới bệnh viện sẽ chụp siêu âm lại, nếu không có vấn đề gì thì chiều nay phẫu thuật. Cô cứ yên tâm, đồng nghiệp của cháu là bác sĩ giỏi nhất của khoa chỉnh hình.”

Mẹ tôi không ngừng vừa cười vừa gật đầu, cười đến trẹo cả hàm: “Thật là làm phiền cháu rồi.”

“Không phiền ạ, là việc cháu nên làm.” Giang Thần cũng cười như đứa con có hiếu.

“Ầm ĩ chết mất.” Bố tôi đột nhiên lớn tiếng.

Bố tôi kể từ lúc biết được chúng tôi muốn Giang Thần giúp chuyển viện thì vẫn liên tục cáu gắt. Sau khi mẹ đi khỏi liền mắng tôi một trận, nội dung cũng không có gì hơn hai chữ – nhu nhược. Bố tôi biết năm ấy mẹ Giang Thần có thành kiến với tôi như thế nào, bảo tôi tốt nhất là nên rời xa anh. Tốt nhất là khi gặp mặt anh thì phun một đống nước bọt sau đó bày ra bộ mặt khinh thường. Bây giờ lại còn nhận sự giúp đỡ của anh.

Ba năm trước đây, tôi tốt nghiệp khoa thiết kế nghệ thuật từ trường X. Giang Thần học y hệ liên thông bảy năm, nhưng vì biểu hiện tốt nên từ năm thứ tư đã bắt đầu đến thực tập tại các bệnh viện trực thuộc trường X.

Khi đó Giang Thần đối với tôi rất tốt, vừa thấy tôi lấy được bằng tốt nghiệp đã nói muốn kết hôn. Đương nhiên chủ yếu cũng là do tôi, vì tôi nên anh ấy lúc nào cũng loay hoay trong hàng tá rắc rối, rồi bịa đặt một đống cái không có căn cứ gọi là một xã hội tốt nhất. Ví dụ như anh ấy nói mỗi ngày sẽ giúp tôi mở cửa giám sát (sự thật là cửa an ninh của chúng tôi đã được đổi lại, và tôi quên mang theo thẻ truy cập cửa cũ), quản lí cũ gửi hoa cho tôi (thật ra hoa là của tầng dưới, tôi phài làm thêm giờ vào ban đêm, quản lí gặp anh ở tầng dưới đúng lúc đang định bỏ hoa đi, anh xin về cho ta dùng), mời tôi di coi bộ phim của khách hàng (cái này là sự thật, tôi đã đi xem phim sau đó viết review về bộ phim cho hắn)… Nghệ thuật sáng tác cần nguyên hình.

Giang Thần vừa nghe thấy tôi được hoan nghênh như thế thì sốt ruột nói đại học của anh ấy tặng bốn năm ăn bữa sáng, không thể tặng không. Vẫn là kết hôn đi.

Tôi không biết xấu hổ đã đồng ý, tâm tư của tôi rất đơn giản. Hệ thống đại học X đứng đầu cả, Giang Thần hàng năm đều đạt được học bổng lớn nhất, chính là anh ấy một chút cũng không hề lo lắng về khả năng của mình. Tôi phải mau chóng chăm sóc tận tình cho anh ấy để anh ấy đạt được thành tích ưu tú cũng chính là lúc hoạn nạn vợ chồng có nhau, dám để tôi ra phòng khách tôi liền phân chia một nừa tài sản với anh.

Đương nhiên, tâm tư đơn giản nhất là tôi rất yêu anh, bởi tôi rất sợ Giang Thần bị người ta cướp đi. Có lần, tôi đi tới bệnh viện Giang Thần thực tập để tìm anh ấy. Trong vòng một giờ nhìn thấy ba bệnh nhân đến để lại danh thiếp cho anh, trong đó có một cái là của đàn ông. Xã hội ngày nay thật đáng sợ mà, sức quyến rũ của Giang Thần tựa vừa chinh phục được cả con trai vừa giết chết được cả con gái.

Chẳng qua là khi đó tôi bị ti vi và tiểu thuyết đầu độc làm cho không phận biệt được, tôi cứ nghĩ là tình yêu của tôi sẽ vượt qua được tất cả, không gì cản nổi. Mà mẹ Giang Thần khiến tôi hiểu được tình yêu một khi đã có tranh cãi thì có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào.

Mẹ Giang Thần thăm hỏi mẹ tôi vào đúng buổi trưa của một ngày trời trong nắng ấm. Mẹ tôi là chủ gia đình, ở nhà địa vị có thể so với Võ Tắc Thiên, nhưng lần đầu tiên gặp mặt, mẹ tôi uy nghiêm như kia cũng tỏ ra vô cùng lúng túng, tự giác mà ăn nói vô cùng nhỏ nhẹ. Nói một cách công bằng, mẹ Giang Thần không nói gì quá đáng, cũng không lôi ra một tờ chi phiếu rồi bảo con gái bà mau rời khỏi con trai tôi, muốn bao nhiêu tiền cũng được. Bà ấy rất lạnh lùng khi bàn bạc chuyện kết hôn và một phần tập tuc. Thế nhưng, chính thái độ của bà ấy thân là người cao quý lại hạ mình xuống mức tầm thường cho mẹ tôi nơm nớp lo sợ. Tôi ngồi bên cạnh thấy mẹ tôi xoa tay căng thẳng nói chúng tôi sẽ phối hợp, nước bọt trong miệng như giấm ngâm lâu năm làm cho cả người tôi bủn rủn.

Mẹ Giang Thần gặp riêng tôi nói chuyện, đưa cho tôi một xấp giấy rồi bảo tôi xem cho thật kĩ, nếu đồng ý thì kí tên. Là bản thỏa thuận trước hôn nhân, đại khái nội dung là nói tôi và Giang Thần kết hôn không phải vì tiền nhà cậu ấy, sau này nếu như li hôn tôi cũng không được phân chia tài sản gì.

Tôi lúc đó rất tức giận, bố của anh ấy cũng chỉ là một trưởng trấn nhỏ thì có bao nhiêu tiền chứ? Đến mức còn cùng nhau diễn kịch xem như chưa có chuyện gì. Sau này trưởng thành tôi mới hiểu được.

Tôi đã quên lúc ấy tôi suy nghĩ cái gì, có thể là tình yêu và tự trọng cái nào quan trọng hơn. Sau này không chú ý lại đi hỏi ý kiến bố tôi, tôi chỉ có thể nói những việc đã qua là một sai lầm, đây gọi là sai một li đi một dặm.

Bố của Giang Thần không phải là lãnh đạo trực thuộc, bố tôi cảm thấy ngày thường bị những vị lãnh đạo này chèn ép cũng đủ uất ức, đằng này người nhà lãnh đạo này lại đi ức hiếp người yêu của con trai mình, đây là chuyện hết sức vô lí. Vì thế, bố tôi nói ngay nếu như tôi có gan kí tên thì bố tôi sẽ đoạn tuyệt cha con với tôi, sẽ có cả giấy chứng nhận.

Thế là tôi lại làm một chuyện ngu xuẩn khác là đưa bản thỏa thuận cho Giang Thần, để anh ấy đưa lại cho mẹ anh ấy. Giang Thần giận tím mặt, về nhà ầm ĩ một trận với mẹ. Mẹ anh ấy hôm sau gọi điện cho tôi, đại ý bảo tôi và Giang Thần mà dám kết hôn thì bà ấy sẽ chết ở hôn lễ cho tôi xem. Khi ấy, xã hội chưa từng có những việc đê tiện như vậy, ngay lập tức tôi liền bị bà ấy đe dọa hoàn toàn, không nghĩ tới còn có những cách giải quyết khác, chẳng hạn như nói với bà ấy là không tổ chức hôn lễ làm cho bà ấy tìm không được lí do để chết…

Chuyện kết hôn cứ như vậy không giải quyết được gì, sau này cũng không biết làm thế nào. Có lẽ, từ lúc công việc bắt đầu trở nên bận rộn, tôi thì vì công việc bận bịu mà hay bị quản lí mắng, Giang Thần thì bận học rồi đi thực tập. Hơn nữa, có lẽ là do có khúc mắc trong lòng, tôi không ngừng tìm Giang Thần làm phiền, từ những chuyện nhỏ nhặt cho tới cố tình gây sự, mục đích là để thăm dò thái độ của anh đối với chuyện tình yêu của chúng tôi.

Khi tôi nói với Giang Thần, chúng ta chia tay đi.

Giang Thần im lặng rất lâu, mãi sau mới nói em không được hối hận. Sau đó đóng cửa rầm một tiếng bỏ đi.

Tôi tưởng rằng hai người yêu nhau mà muốn chia tay ít nhất cũng phải vì mấy chuyện to lớn hệ trọng như có kẻ thứ ba xen vào, hay là bỗng nhiên tôi không còn tình cảm với con trai, hoặc là tôi mắc bệnh hiểm nghèo gì đó… Nhưng thật ra không cần, bất an, bận rộn, mệt mỏi cũng đủ để tình yêu tự chết.

Chúng tôi như vậy thực ra rất kì lạ, trong sách nói hai người yêu nhau suốt đời, trong chớp mắt lại chẳng cón quan hệ gì với nhau. Trong một khoảng thời gian dài, tôi luôn nghi ngờ không biết có phải có người nào đó đem chúng tôi ra chơi đùa, hại tôi đổ vào một ít không an phận để đến cái kết cục như này.

Tôi và Giang Thần chia tay, bố tôi là người vui nhất, ông cảm thấy đây là ông cùng lãnh đạo giai cấp chạm trán giành được thắng lợi. Nhưng mà, sau chuyện này tôi vẫn không tìm được bạn trai, việc này khiến tôi cảm thấy thắng lợi cũng không hẳn là tốt.

Cho nên, tôi đoán bố tôi với Giang Thần là cảm giác phức tạp khó nói. Một mặt bố tôi mong có người tiếp nhận hàng ế là tôi. Một mặt thì bố tôi thà để tôi ế chỏng chơ cũng không muốn người mua là Giang Thần. Nội tâm của bố tôi nói giống như trong sách chính trị của trung học, là ở thời kì đem sữa đỗ ra sông mà không phân biệt được người nghèo và tư bản. Thật là khổ mà!

Thật ra tôi không muốn nói cho bố tôi biết, nhà người ta không hề có ý nghĩ mua sẽ mua thôi.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui